Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 126 - 134)

6. Giả thuyết khoa học

3.4.2. Phân tích định lượng

Quá trình sử dụng các bộ công cụ là bài kiểm tra, phiếu quan sát, phiếu hỏi, hồ sơ học tập và phiếu tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học của lớp thực nghiệm đã đem lại những hiệu quả nhất định: thúc đẩy quá trình tự học, học sinh tự đánh giá năng lực của mình, tích cực hơn trong học tập, do đó góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, điều này thể hiện qua kết quả của bài kiểm tra khảo sát. Việc phân tích định lượng dựa trên kết quả của

bài kiểm tra khảo sát được học sinh thực hiện trong đợt thực nghiệm như bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tần số điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điểm

Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN (10ª2) 0 0 3 1 1 8 7 6 2 3 2

ĐC (10ª3) 1 2 2 4 5 10 2 2 2 2 1

Biểu đồ 3.1: biểu thị kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Biểu đồ cột của lớp thực nghiệm nằm bên phải và cột của lớp đối chứng nằm bên trái, Biểu đồ cho thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng, nhất là tỉ lệ học sinh khá giỏi, quá trình học tập trên lớp diễn ra sôi nổi, học sinh năng động hơn.

* Những kết luận rút ra từ thực nghiệm:

- Việc sử dụng các bài kiểm tra được xây dựng theo qui trình ở chương 2, việc áp phiếu quan sát, phiếu tự đánh giá và hồ sơ học tập vào đánh giá kết quả học tập của học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, học sinh năng động, sáng tạo hơn có ý thức học cao hơn, giáo viên đánh giá chính xác năng lực từng học sinh, đề ra biện pháp kịp thời, do đó nâng cao được kết quả giảng dạy của mình.

- Việc thực hiện các bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được xây dựng trong chương 2 là khả thi.

Kết luận chương 3

Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm, với các kết quả thu được qua thực nghiệm sư phạm bước đầu có thể kết luận được: Mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các bộ công cụ đánh giá kết quả học sinh đã được khẳng định, các bộ công cụ đã đề ra là hợp lý, không những có tác dụng tốt trong việc đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh mà còn giúp học sinh phát huy năng lực của mình, nâng cao khả năng tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy cũng như công tác kiểm tra đánh ở trường phổ thông.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thu được, việc thực hiện hồ sơ học tập ở các trường vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, đa số học sinh và ngay cả giáo viên đôi khi còn e ngại.

KẾT LUẬN

1. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với sự cần thiết

của việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Luận văn nêu được một số định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và cũng trình bày được các nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2. Luận văn đã trình bày chi tiết các bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm: Bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; phiếu quan sát, phiếu hỏi; hồ sơ học tập và phiếu tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Luận văn đã xây dựng ví dụ mẫu về các bộ công cụ trên trong dạy học môn Toán lớp 10 ở trường phổ thông.

3. Đã tiến hành Thực nghiệm sư phạm và kết quả thu được cho phép chúng tôi khẳng định tính khả thi của đề tài.

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, Nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và Giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài Liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 Toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

4. Phạm Xuân Chung (2012), Chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm Toán học ở trường Đại học tiến hành hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Vinh. 5. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyển Văn Đoành, Trần Đức Khuyên (2006), Sách giáo khoa hình học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyển Văn Đoành, Trần Đức Khuyên (2006), Sách giáo viên hình học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài (2006), Sách giáo khoa đại số 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài (2006), Sách giáo viên đại số 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Ngô Long Hậu, Mai Trường Giáo, Hoàn Ngọc Anh(2012), Kĩ năng làm đề thi và kiểm tra toán 10, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

10. Nguyễn Dương Hoàng (2009), Phương pháp dạy học đại cương môn Toán, Bài giảng, Trường Đại học Đồng Tháp.

11.Trần Kiều (2006), Nghiên cứu xây dựng phương thức và một số bộ công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kỷ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

14.Trần Thị Bích Liễu (2007), Nội dung - phương pháp - kĩ thuật đánh giá chất lượng giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Lộc (Chủ biên),Trần Quang Tài, Mai Xuân Đông, Lê Ngọc Hải, Trịnh Minh Lâm, Nguyễn Văn Tình (2009), Kiểm tra đánh giá trắc nghiệm và tự luận Toán 10 chương trình chuẩn và nâng cao, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Văn Lộc (Chủ biên),Trần Quang Tài, Mai Xuân Đông, Lê Ngọc Hải, Trịnh Minh Lâm (2009), Toán bồi dưỡng trắc nghiệm và tự luận hình học 10 nâng cao, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

17. Luật giáo dục năm 2005.

18. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông (2006), Sách giáo khoa đại số 10 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Văn Như Cương (Chủ biên), Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị (2006), Sách giáo khoa hình học 10 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Đào Tam (2005), Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, NXB đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Đào Tam (2005), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán, NXB đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Nguyễn Thế Thạch (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Quách Tú Chương, Nguyễn Trung Hiếu, Đoàn Thế Phiệt, Phạm Đức Quang, Nguyễn Thị Quý Sửu (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Lâm Quang Thiệp (2011), Đo lường trong giáo dục – Lí thuyết và ứng dụng,

Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

24. Lê Xuân Trường (2009), Phương pháp giảng dạy toán, Bài giảng, Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp.

25. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần XI của Đảng (2011).

26. Viện nghiên cứu sư phạm Trường Đại học sư phạm Hà Nội(2009), Kỷ yếu hội thảo đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

27. Vụ giáo dục trung học (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Toán cấp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

28.James H. McMillan (2001), Đánh giá lớp học - những nguyên tắc và thực tiễn để giảng dạy hiệu quả, Viện đại học quốc gia Virginia.

PHỤ LỤC

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT 45 PHÚT (CHƯƠNG III – HÌNH HỌC LỚP 10 (CƠ BẢN)) Phần I:(Trắc nghiệm) ( 3 điểm)

Câu 1: Tọa độ vectơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm A (-3; 2) và

B(1,4) là:

A.(4;2) B. (2;4) C. (-1;2) D. (2; -1)

Câu 2: Phương trình nào dưới đây là phương trình của đường tròn

A. x2+y2− − + =x y 9 0 B. x2+y2− =x 0

C. x2+y2−2xy− =1 0 C. x2−y2−2x+3y− =1 0

Câu 3: Đường (E) 2 2 1

16 7

x y

+ = có tiêu cự bằng

A. 6 B.18 C. 3 D. 9

Câu 4: Cho đường thẳng ∆ có phương trình tổng quát: 2x + 3y – 4 = 0. Toạ độ của vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ là:

A. (2; 3) B. (2;-3) C. (-3; -2) D. (-6; 4).

Câu 5: Bán kính của đường tròn tâm A (1; 3) và tiếp xúc với đường thẳng (d) 3x

– 4 y + 1= 0 là:

A. -8 B. -8

5 C. 8

25 D.8 5

Câu 6: Đường tròn (C) có phương trình 3x2 + 3y2 + 6x – 12 y – 60 = 0 có tâm là: A. I (3;-6) B. I (-3;6) C. I (-1; 2) D. I(1;-2)

II. Phần II: (Tự luận) ( 7 điểm)

Câu 1: Cho ∆ ABC có A (-1; - 1); B (1; 9); C (9; 1).

b. Viết phương trình tổng quát của đường đi qua A và song song với BC. (1,5điểm)

c. Viết phương trình đường tròn đường kính AB. (2điểm)

Câu 2: Cho A a;0 ;B 0;b( ) ( ) với a; b là 2 số thực dương thỏa:a b2+ 2 =3. Xác định a; b sao cho khoảng cách từ góc tọa độ O đến đường thẳng AB lớn nhất. (2điểm)

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 126 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w