1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai

91 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 504 KB

Nội dung

Gần đây, vớicái nhìn cởi mở hơn về các vấn đề đời sống cũng như văn học, người ta đã bắtđầu chú ý đến Lan Khai và triển khai những nghiên cứu chuyên sâu về ông.Với luận văn này, chúng tô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN THƯƠNG

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của luận văn 5

7 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 LOẠI HÌNH TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG VÀ TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG TRONG VĂN NGHIỆP LAN KHAI 6

1.1 Loại hình truyện đường rừng 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Lược sử truyện đường rừng trong văn học Việt Nam hiện đại 7

1.1.3 Một số đặc điểm thi pháp của truyện đường rừng 9

1.2 Truyện đường rừng trong văn nghiệp Lan Khai 14

1.2.1 Con người, cuộc đời Lan Khai 14

1.2.2 Sự nghiệp văn học của Lan Khai 16

1.2.3 Vị trí truyện đường rừng trong di sản văn học của Lan Khai 17

Chương 2 ĐẶC SẮC TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG LAN KHAI TRÊN PHƯƠNG DIỆN TẠO DỰNG HÌNH TƯỢNG VỀ CẢNH VÀ NGƯỜI MẠN NGƯỢC 23

2.1 Thiên nhiên mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan Khai 23

2.1.1 Một thiên nhiên đẹp tươi mà kỳ bí 23

2.1.2 Một thiên nhiên có trật tự - quy luật tồn tại riêng 26

2.1.3 Một thiên nhiên vừa hiện thực vừa mang tính biểu trưng 30

2.2 Con người mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan Khai 34

2.2.1 Những hình tượng con người mang bản chất tốt đẹp của núi rừng 34

2.2.2 Những hình tượng con người hiện thân của cái xấu, cái ác 40

Trang 3

2.3 Một vài so sánh 46

2.3.1 So sánh quy mô bức tranh đường rừng trong truyện Lan Khai với các tác giả khác 46

2.3.2 Nét khác biệt trong điểm nhìn về cảnh và người mạn ngược giữa Lan Khai với các tác giả khác 49

2.3.3 Nét độc đáo ở cách thể hiện không gian rừng núi trong truyện của Lan Khai so với các tác giả khác 54

Chương 3 ĐẶC SẮC TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI Ở CÁCH SỬ DỤNG YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ XỬ LÝ NGÔN NGỮ 59

3.1 Yếu tố kỳ ảo trong truyện đường rừng của Lan Khai 59

3.1.1 Khái niệm yếu tố kỳ ảo 59

3.1.2 Cội nguồn của yếu tố kỳ ảo trong truyện đường rừng của Lan Khai 62

3.1.3 Liều lượng và tính thẩm mỹ của yếu tố kỳ ảo trong truyện đường rừng của Lan Khai 66

3.2 Nghệ thuật xử lý ngôn ngữ người mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan Khai 68

3.2.1 Dùng ngôn ngữ người mạn ngược như một cách tạo không khí đặc trưng cho truyện 68

3.2.2 Ngôn ngữ người mạn ngược đối với việc thể hiện tính cách nhân vật 71

3.2.3 Sự dung hoà đẹp đẽ giữa tính cá biệt và tính toàn dân của ngôn ngữ trong truyện đường rừng của Lan Khai 73

3.3 Một vài so sánh 76

3.3.1 Nét độc đáo trong cách sử dụng yếu tố kỳ ảo của Lan Khai so với các nhà văn viết truyện đường rừng khác 76

3.3.2 Nét độc đáo trong cách xử lý ngôn ngữ của Lan Khai so với các nhà văn viết truyện đường rừng khác 79

3.3.3 Ý nghĩa thời sự của vấn đề 81

KẾT LUẬN 84

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Lan Khai là nhà văn hết sức tài năng và có số phận khá đặc biệttrong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 Ông sáng tác khánhiều, đủ thể loại Suốt một thời kỳ dài, do nhiều thành kiến và ngộ nhận, sựnghiệp văn học của ông chưa được đánh giá một cách thấu đáo Gần đây, vớicái nhìn cởi mở hơn về các vấn đề đời sống cũng như văn học, người ta đã bắtđầu chú ý đến Lan Khai và triển khai những nghiên cứu chuyên sâu về ông.Với luận văn này, chúng tôi muốn tham gia vào quá trình nhận chân nhữnggiá trị bị khuất lấp của văn học quá khứ, cụ thể là góp phần làm sáng tỏ thêmtầm vóc của Lan Khai trong lịch sử văn học, thông qua nghiên cứu một mảngsáng tác rất đặc sắc của ông: truyện đường rừng

1.2 Lan Khai không phải là nhà văn duy nhất viết truyện đường rừngnhưng là người có công đầu trong việc khẳng định tư cách tồn tại của loạihình sáng tác đặc thù, có hệ thống thi pháp riêng biệt này Qua tìm hiểu đặcsắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai, chúng tôi muốn có đượcđiểm tựa để tìm hiểu toàn bộ loại hình truyện đường rừng trong văn họcViệt Nam hiện đại - một loại hình sáng tác có thành tựu không nhỏ vớinhững tên tuổi sáng giá như Lan Khai, Thế Lữ, TchyA Đái Đức Tuấn, LýVăn Sâm, Vũ Hạnh…

1.3 Truyện đường rừng không thể được đồng nhất với truyện viết về đềtài miền núi Với luận văn này, chúng tôi mong có được một sự biện biệttương đối sáng rõ về các khái niệm này để có thể hiểu sâu sắc hơn về tính đadạng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại cũng như thưởng thức được những

Trang 5

cái hay mà loại truyện đường rừng, truyện viết về tài miền núi (vốn được dạyhọc khá nhiều trong chương trình Ngữ văn trung học) mang lại.

2 Lịch sử vấn đề

Truyện đường rừng của Lan Khai là một trong những thành tựu xuấtsắc của nền văn học Việt Nam hiện đại được nhiều học giả quan tâm ngay từđầu những năm ba mươi của thế kỷ XX Trước Cách mạng tháng Tám, có một

số bài viết và một số tác giả quan tâm đến Lan Khai như Trần Huy Liệu,Trương Tửu, Hải Triều, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan

Đương thời, Trương Tửu trong bài Ba nhà văn tả cảnh đăng trên báo

Loa, số 79 thứ năm 22 Aout 1935 đã gọi Thế Lữ, Lưu Trọng Lư và Lan Khai

là “ba nhà văn mới mẻ” vì đã cách mạng lối tả cảnh trong văn học Việt Namhiện đại ở nhiều bình diện; đồng thời cũng tiên đoán rằng: “Tiểu thuyết của baông nên được hoan nghênh như một tân trào văn học và tên tuổi ba ông sẽ bắtbuộc nhà văn học sử đặt lên một trang danh dự” Ưu ái hơn với Lan Khai,

trong bài Văn Lan Khai cũng đăng trên báo Loa, số 83 thứ năm 19 September

1935, ông đánh giá cao thành tựu mà Lan Khai đạt được, gọi ông là “nhànghệ thuật của rừng rú” vì “đã mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạlùng, đầy rẫy những hình trạng nhiệm màu đột thú Trong phạm vi ấy ông vẫnchiếm vị trí đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”.Trong các thành tựu nghệ thuật của Lan Khai, ông đề cao ngôn từ nghệ thuật

mà nhà văn Lan Khai sử dụng trong tác phẩm [31]

Giai đoạn tiếp theo, người ta đón đọc Nhà văn hiện đại (1942) Vũ Ngọc Phan và cũng nhận ra sự đề cao của ông đối với tập Truyện đường

rừng của Lan Khai Theo Vũ Ngọc Phan, Lan Khai đã “dắt người ta một

cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán, và cho người ta thấy những tâmtính dị kỳ” [23] Ông cho rằng sở trường của Lan Khai là những mảng đề tàiviết về miền núi: “Mặc dầu Lan Khai viết nhiều loại từ trước đến nay, ông

Trang 6

chỉ đáng được nổi tiếng về tiểu thuyết đường rừng hơn cả” [23] Vũ NgọcPhan đã đi vào nhận xét về cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong các truyệnđường rừng của ông

Công trình tiếp theo có thể kể đến là công trình biên khảo Việt Nam

văn học sử giản ước tân biên (1965 - Tập III) của tác giả Phạm Thế Ngũ Đến

đây, Phạm Thế Ngũ đã đặc biệt đề cao khả năng quan sát của Lan Khai: “Ông

có một vị trí quan sát tinh tế, được phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác,khúc chiết, nhiều khi giàu những hình ảnh tân kì Ở những tiểu thuyết đườngrừng, khi thì ông huyễn hoặc người đọc bằng những bức tranh thiên nhiên đầynhững ấn tượng, hình sắc, âm thanh Khi thì ông đưa cây bút tả thật bình dịvào những cảnh sinh hoạt, giới thiệu cho chúng ta một cách tinh tế, chính xác,lắm nét phong tục dân thượng” [22]

Như vậy trong vòng ba mươi năm (1935 - 1965), truyện đường rừngcủa Lan Khai đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi đề cao Tiếp

đó, do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài và những vấn đề tế nhị, di sản của LanKhai đã bị thất lạc khá nhiều nên hoạt động nghiên cứu phê bình về tác giả bịhạn chế Gần đây, có nhiều bài viết đã đi vào khảo sát và nghiên cứu môt cáchsâu rộng và toàn diện hơn về các tác phẩm của Lan Khai, trong đó chiếm đa

số là các công trình nghiên cứu về Truyện đường rừng của nhà văn Mới đây nhất có thể kể đến là cuốn Truyện đường rừng, tác phẩm và chuyên khảo

(2004), hai tác giả là Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường đã đưa ranhững nhận xét với thành công và hạn chế trong các tiểu thuyết đường rừng ở

cả bình diện nội dung và hình thức

Ngoài ra, cũng cần phải kể đến những tài liệu sau có đề cập từng mặtcủa đề tài mà luận văn chúng tôi thực hiện:

- Trần Mạnh Tiến (2006), “Người đầu tiên tìm ra “kho báu” chốn sơn

lâm”, Tạp chí Dân tộc, (6).

Trang 7

- Lê Thị Tâm Hảo (2005), Ngôn từ nghệ thuật trong Truyện đường

rừng của Lan Khai, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Lê Thị Tâm Hảo (2006), “Bút pháp miêu tả các nhân vật phản diện

trong Truyện đường rừng của Lan Khai”, Lan Khai - Nhà văn hiện thực xuất

sắc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

Nhìn chung, tất cả những công trình nghiên cứu kể trên đều chứa đựngnhững thông tin đáng tin cậy về con người, văn nghiệp và đặc biệt là giá trịlớn, độc đáo của mảng truyện đường rừng của Lan Khai Những thông tin đó

giúp ích cho chúng tôi rất nhiều khi đi vào nghiên cứu đề tài Đặc sắc nghệ

thuật truyện đường rừng của Lan Khai.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiêncứu của chúng tôi trong luận văn này là Đặc sắc nghệ thuật truyện đườngrừng của Lan Khai

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát: Chúng tôi chủ yếu khảo sát 5 truyện được

đưa vào mục Truyện đường rừng trong Tuyển tập Lan Khai, tập 1 là: Rừng

khuya, Dấu ngựa trên sương, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn, Chiếc nỏ cánh dâu Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm các truyện được xếp vào

mục Tiểu thuyết lịch sử trong Tuyển tập Lan Khai, tập 2 là Ai lên phố Cát,

Đỉnh non Thần, bởi các truyện này cũng vẫn thường được các nhà nghiên cứu

dùng làm dẫn chứng khi nói tới truyện đường rừng của Lan Khai

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Giới thuyết khái niệm truyện đường rừng và xác định vị trí mảngtruyện đường rừng trong sự nghiệp văn học rất phong phú của Lan Khai

4.2 Tìm hiểu đặc sắc của truyện đường rừng của Lan Khai trên phươngdiện tạo dựng hình tượng về cảnh và người mạn ngược

Trang 8

4.3 Phân tích nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo và sử dụng ngôn ngữtrong truyện đường rừng của Lan Khai.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương phápnghiên cứu sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp loại hình,phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp…

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số đặc sắc nghệ thuật củatruyện rừng Lan Khai trên các phương diện: tạo dựng hình tượng về cảnh vàngười mạn ngược, sử dụng yếu tố kỳ ảo và vận dụng vốn từ ngữ của ngườimiền núi một cách tài hoa, đầy tính nghệ thuật

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khả, nội dung chính của luận

văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1 Loại hình truyện đường rừng và truyện đường rừng trong

văn nghiệp Lan Khai

Chương 2 Đặc sắc truyện đường rừng của Lan Khai trên phương

diện tạo dựng hình tượng về cảnh và người mạn ngược.

Chương 3 Đặc sắc truyện đường rừng của Lan Khai ở cách sử dụng

yếu tố kỳ ảo và xử lý ngôn ngữ

Trang 9

Chương 1 LOẠI HÌNH TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG VÀ TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG

TRONG VĂN NGHIỆP LAN KHAI

1.1 Loại hình truyện đường rừng

1.1.1 Khái niệm

“Truyện đường rừng là những truyện viết về miền núi, dưới hình thứcphiêu lưu, sẵn sàng dung nạp những yếu tố thần kỳ, ma quái” [31, 528] Đó lànhững truyện đi sâu vào thế giới của rừng thẳm, đi sâu vào đời sống văn hóacủa các dân tộc thiểu số Nhưng không phải bất kì sáng tác nào về đề tài miềnnúi cũng được gọi là “Truyện đường rừng” Trong những năm ba mươi củathế kỷ XX xuất hiện nhiều cây bút viết về đề tài miền núi như Lan Khai,TchyA, Thế Lữ, Lý Văn Sâm v.v… Tuy mỗi người có cách viết khác nhaunhưng tất cả điều thể hiện cái mới, cái lạ về thế giới rừng thẳm

Nói đến tiểu thuyết đường rừng là nói đến những truyện có sự kết hợpyếu tố lãng mạn với yếu tố hiện thực, đôi khi xen cả yếu tố truyền kì làm chocâu chuyện thêm hấp dẫn Có truyện nghiêng về phong tục, có truyện thiên vềlịch sử và có loại truyền kỳ (mang nhiều yếu tố kinh dị) Loại truyện truyền kì

là những truyện lạ đường rừng, cũng lấy bối cảnh rừng núi nhưng ở đó xuấthiện yếu tố kì ảo làm cho người đọc có cảm giác sợ hãi Những câu chuyện

của Lan Khai như: Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hóa hổ,

Gò thần là những câu chuyện dị kì, ít nhiều mang dấu vết của truyện cổ dân

gian Truyện Gò thần kể chuyện một con bò của Long Vương lên cạn bị giết,

Vua Thủy Tề liền dâng nước phá tan gò Yên Ngựa để trả thù Kì dị hơn là

truyện Đôi vịt con: một chàng trai Kinh cưới một cô gái Thổ làm vợ Khi

chàng nhận được tin của người nhà phải về quê có việc gấp thì người vợ đemlòng sinh nghi Người vợ dùng thuật chài (một lối yểm bùa) làm cho anh tatiêu mòn sinh lực rồi thổ ra huyết đến chết, khi vừa tắt thở thì có “đôi vịt con

Trang 10

từ bụng chui qua cuống họng ra ngoài rồi biến mất” Ghê rợn hơn là truyện

Người hóa hổ, anh chàng Mèo đen (H’mông) có mẹ già tự nhiên hóa hổ, xé

xác cháu ăn thịt rồi trốn vào rừng sâu, mất hóa quần áo, toàn thân lông lá mọcđầy… Đó là một pho truyện lạ đầy màu sắc truyền kỳ và kinh dị nửa hư nửathực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kỳ và kích thích trí tò mò của người đọc.Tác giả TchyA thì có biệt tài kể truyện ma quái, ta bắt gặp cảnh ma sốngchung với con người lâu ngày mà không biết, đến khi phát hiện thì đã quámuộn Ngoài ra, đến với TchyA người đọc còn bắt gặp những cái chết bất đắc

kỳ tử Muốn đầu thai kiếp khác phải bắt người khác chết thế mình Peng Slaochính là con ma trành nàng đã quyến rũ được anh chàng họ Đèo vào ngôi nhàsàn của mình để ân ái Sau cuộc ân ái đó Peng Slao đã được giải thoát Hay

đến với Thế Lữ tác giả của Vàng và máu ta cũng bắt gặp những cái chết đầy

bí ẩn Phần lớn các nhà văn như Đái Đức Tuấn, Thế Lữ đều viết loại “truyệnđường rừng” này Trong những câu truyện của họ, dường như sự sống củacon người hoàn toàn chìm khuất giữa núi rừng Ở đây Đái Đức Tuấn và Thế

Lữ quan tâm nhiều đến chi tiết gây sự giật gân, kinh dị nên ít nhiều đã bỏ quanhững khung cảnh nên thơ, êm đềm của con người miền núi

Qua những ý kiến trên, có thể kết luận: “Truyện đường rừng là khotàng truyện lạ đầy màu sắc truyền kì và kinh dị, nửa thực nửa hư, có khả năngkhơi dậy tính hiếu kì của độc giả, kích thích trí tưởng tượng của người đọc

Và tất nhiên, đằng sau những câu chuyện có màu sắc truyền kỳ, có những yếu

tố kì ảo đó nhà văn luôn phản ánh hiện thực cuộc sống của con người, nhất lànhững người miền núi” [34, 12]

1.1.2 Lược sử truyện đường rừng trong văn học Việt Nam hiện đại

Văn học Việt Nam trong những năm 1930-1945 rất phát triển Có thểnói đây là thời kì rất hưng thịnh của nền văn học Các nhà văn, nhà thơ sángtác rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau Nhưng có sức hấp dẫnđặc biệt đối với độc giả lúc bấy giờ là những truyện viết về đề tài miền núi

Trang 11

Đây là mảng đề tài rộng lớn giúp các nhà văn, nhà thơ tự do bay lượn và thảhồn mình vào những điều kì bí, mới lạ.

Những tác phẩm viết về rừng núi trong giai đoạn đầu có thể nói đến là

Vàng và máu của Thế Lữ Tuy viết về đề tài rừng núi nhưng Thế Lữ lại tập

trung miêu tả những cái chết rất kì quái để kích thích trí tò mò của độc giả.Ông ít chú ý đến những phong tục tập quán hay những cảnh thiên nhiên sinh

đẹp của núi rừng Còn khi đến với TchyA qua tác phẩm Thần Hổ, Ai hát giữa

rừng khuya thì người đọc như được hòa mình vào thế giới cổ tích, thần thoại

mà trong đó chứa đựng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, hoang đường, gợi ramột không gian chứa bao điều hư thực về cuộc sống huyền bí của thế giới đạingàn Nhìn chung những truyện thời kì này mang đậm tính truyền kì Các nhàvăn còn có cái nhìn xa lạ, e dè với thiên nhiên miền núi, vốn hiện lên như mộtthế giới huyền bí, linh thiêng, đầy hiểm nguy và bất trắc, vừa gợi trí tò mòkhám phá vừa gây cảm giác ghê sợ Thời gian trong những câu chuyệnthường diễn ra vào ban đêm, nên mọi sự nguy hiểm điều rình rập chungquanh con người Ở đây con người như một người khách viễn du vào chốnrừng xanh, mọi tiếng động, âm thanh cũng trở nên xa lạ và bí ẩn Cảnh rừngnúi, mây, suối, cỏ cây được các tác giả hình dung như những con quái vật ẩnchứa bao bí mật và đầy khủng khiếp Nhưng khi đến với Lan Khai thì thế giớirừng thẳm không còn xa lạ với con người, mà nó trở nên gần gũi Nhà văn đã

đi vào khám phá từng ngõ ngách của rừng núi Có thể nói Lan Khai đã đưangười đọc đến với xứ sở thiên nhiên hùng vĩ, gần gũi với đời sống đồng bào

các dân tộc thiểu số với các tác phẩm tiêu biểu như: Rừng khuya, Suối Đàn,

Tiếng gọi của rừng thẳm,… Khi viết về đề tài miền núi Lan Khai không phải

là một người khách viễn du mà ông viết bằng cả tấm lòng của mình Mọi sựvật, hiện tượng dưới cái nhìn của Lan Khai điều có sức sống mãnh liệt bởiông sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,… Mộtnét độc đáo của Lan Khai so với các nhà văn khác là ông rất am hiểu ngôn

Trang 12

ngữ của người dân tộc thiểu số Trong các tác phẩm của mình thì ông sử dụngkhá nhiều lời ăn tiếng nói của người dân tộc thiểu số Điều này giúp ngườiđọc am hiểu thêm về tính cách của người dân tộc thiểu số thông qua ngôn ngữgiao tiếp của họ.

Đến với giai đoạn văn học cách mạng thì mảng đề tài về miền núi vẫnđược các nhà văn tiếp tục khai thác Ở đây ta bắt gặp hình ảnh những conngười đầy gan dạ, dũng mảnh Họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ rừngthẳm, bảo vệ làng bảng của mình Có thể nói truyện đường rừng ở giai đoạnnày phát triển thêm một bước mới Các nhân vật hành động không vì mụcđích cá nhân mà vì lợi ích của cộng đồng, họ biết dựa vào Đảng đấu tranh để

tìm ra lối đi cho mình tiêu biểu với các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,…

Ngày nay trước sự phát triển của kinh tế thị trường, những tác phẩmviết về đề tài miền núi là hết sức cần thiết, để nhà nước có những chính sách

hỗ trợ kịp thời về tinh thần lẫn vật chất cho con người vùng cao Bên cạnh đó,

nó còn để đáp ứng nhu cầu của các người đọc, thích tìm ra cái mới, cái lạ, cáimình chưa biết Đồng thời, truyện đường rừng còn là đề tài rộng lớn đối vớicác nhà văn, nhà thơ thích phiêu lưu vào thế giới rừng thẳm

1.1.3 Một số đặc điểm thi pháp của truyện đường rừng

Các nhà văn đường rừng thường đem người đọc đến với một thế giới

rừng núi đầy hoang sơ và bí ẩn Trong Tiếng gọi của rừng thẳm (Lan Khai) ta

gặp một không gian hoang sơ mà sự sống như ngưng lại: “Trời mây ủ rủ, cây

cỏ phai màu, những dải núi xa thăm thẳm, chìm ngập trong khoảng sương mù.Rừng không lặng lẽ xác xơ Mặt đồng không phơi gốc rạ, trống rỗng đìu hiu.Thỉnh thoảng, con quạ đen thẳng cánh bay xa, kêu mấy tiếng thì trong tâmhồn người ta cũng như trên cảnh vật, cái cảm giác về sự chết càng bângkhuâng, man mác.” [13,575] Cũng có lúc người đọc bắt gặp một không gianđầy bí ẩn của đêm tối, với những nỗi sợ hãi thấm vào tận xương thịt con

Trang 13

người: “Sự im lặng tựa hồ thấm vào giác quan ta bằng cây rừng suối chảy,hùm, gấu kêu và giun dế nỉ non dưới cỏ rậm…” [13,758].

Gần gũi và gắn bó với thiên nhiên nên cảnh rừng núi đã in đậm trongtâm hồn của nhà văn Lan Khai khi viết về truyện đường rừng Do đó, thế giớikhông gian được tác giả thể hiện rất rõ nét: đó là không gian của đêm tối,không gian của hùm, beo và thú dữ hay không gian của những ngày mưa gióbất thường Không gian rừng núi trong nhiều truyện đường rừng của LanKhai cũng là môi trường sống thực sự, luôn chan hòa ánh sáng để bù đắp

những mất mát cho người đô thị Trong Tiếng gọi của rừng thẳm, Hoài Anh

đã chán ghét cuộc sống nhộn nhịp nơi đô thành, chàng tìm đến cảnh vật nơimiền sơn dã Từ đó ta thấy ngoài không gian hoang sơ, bí ẩn Lan Khai cònđem đến cho người đọc một không gian đẹp đẽ, tràn đầy sinh khí cho cuộcsống tự do với núi rừng bạt ngàn

Thời gian trong các tác tác phẩm đường rừng mang yếu tố hư cấu, thờigian qua rất nhanh khiến cho mọi vật như không kịp đoán nhận ánh nắng củangày mới “Ngày mùa Đông, thời giờ qua như chớp Dưới nền mây thấp sắcchì, thoáng cái chỉ còn ghi chút ánh đỏ lờ mờ trên đỉnh non tây.” [13, 514] Ở

đây tác giả đặc biệt chú ý đến thời gian của ban đêm Trong Chiếc nỏ cánh

dâu thời gian của đêm tối làm cho mọi vật như hiện lên trước mặt “sự im lặng

của cảnh vật rõ rệt đến có thể rờ mó được” [13, 715]

Con người trong truyện đường rừng là con người của rừng núi sống gầnvới tự nhiên Giữa con ngườn và tự nhiên có sự hòa quyện với nhau, nhưngcũng có khi thế giới tự nhiên tỏ ra khắc nghiệt với con người, tác động vàocon người để cùng tồn tại Thế giới tự nhiên luôn tác động vào mỗi giác quancủa con người để rồi gây ra những ấn tượng, những cảm giác những suy tư

trong tâm hồn con người Đó là cảnh một buổi chiều trong Suối Đàn mà ở đó

có sự giao cảm tuyệt vời giữa con người với tự nhiên Thế giới tự nhiênkhông chỉ được cảm nhận qua lăng kính tâm hồn của con người mà qua đó nó

Trang 14

còn khơi dậy hồn người Đó là khi: “Ngày mỗi lúc một xuống dần, chìm trongcái màu vàng úa của hoàng hôn Gió đã im hơi trước đêm từ từ tiến lại Tôinhìn xa, phong cảnh trước mặt Đồi ruộng, rừng cây đấy những tĩnh mịch.Những chỏm rừng xa căng lên đường chân mây đỏ như những mảng ren màu

úa thắm Tâm hồn tôi bị xâm chiếm bởi cái êm ái của sự vật Tôi thấy tương

tư tất cả” [13,653] Nhưng cũng có lúc tự nhiên cũng xa lánh con người

“Chung quanh cây cỏ vẫn thờ ơ Dòng suối vẫn rì rầm kể chuyện Cây đàovẫn mỉm cười qua trăm nụ thắm Tôi cảm thấy lòng tê tái bởi cái cảnh cô độccủa mình giữa sự thờ ơ của cả vũ trụ” [13,674] Cũng có khi chỉ thoáng quavài nét cảnh vật nhưng lại là những dấu ấn gọi những kì niệm sâu sắc trongtâm thức của con người Đó là hình ảnh chàng trai trẻ H’mông trong tiểu

thuyết Dấu ngựa trên sương đứng lặng nhìn “con đường đất thắm” vẫn là con

đường với những cảnh vật quen thuộc hàng ngày mà sao giờ đây trước mắtanh “Con đường mở ra hun hút và trên đó có bao nhiêu đoàn phu tải, trong số

có cha anh nửa đã đi qua và hát vang lừng Lại cũng trên con đường này, mẹanh đã đẻ rơi anh trên ngựa” [13,530] Cũng có khi tác giả đưa người đọc đếnnhững âm thanh trong trẻo của tiếng suối như những cung đàn muôn điệuđang giãi bày về một kỷ niệm đẹp đã trở thành dư âm buồn, bởi cái tình thân

thiết của đôi lứa giữa chàng trai người Kinh và cô gái Tầy trong Suối Đàn đã

bị chia phôi khiến cho lòng người bàng hoàng đau đớn khôn nguôi: “Đêmnằm nghe tiếng Suối Đàn lơ lửng trong sương, lòng tôi khỏi sao nhớ thươngnão nùng, thương nhớ người mà tôi ước ao không được !” [13, 678] Đâychính là giây phút Lan Khai đã đưa nhân vật của mình đến với tự nhiên, hòanhập với tự nhiên Để rồi, họ tự tìm cho mình những phút tạm lãng quên hiệnthực để sống với quá khứ tươi đẹp, để có được chút hạnh phúc dù chỉ trongkhoảnh khắc ngắn ngủi

Truyện đường rừng nhấn mạnh tính chất độc đáo khác thường của đốitượng miêu tả, từ những cảnh núi non trùng điệp bao la, hùng vĩ tới những

Trang 15

cảnh sắc tươi sáng trong trẻo của bầu trời và vạn vật, những hương thơm củahoa rừng, những lay động dịu êm của cây cỏ, những nét trẻ trung tràn đầy sứcsống của muôn loài Và xen vào đó là hình ảnh của sông, suối, của nhữngmàn sương mỏng lúc chiều buông, của những ánh nắng vàng tươi rói baotrùm lên cả một không gian rộng lớn Âm thanh của tiếng chim kêu, gió thổirừng cây xào xạc, của sông, suối của mưa nguồn thác đổ Và bên cạnh những

âm thanh diệu kì ấy là biết bao màu sắc sặc sỡ của cỏ cây hoa lá, của cácnguồn ánh sáng ở những thời điểm khác nhau, khi bình minh, lúc chiều tà, khitrăng xế, lúc đêm khuya Bên cạnh đó thì hình ảnh con người hiện lên trong

tác phẩm cũng hết sức độc đáo qua ngòi bút của Lan Khai Trong Rừng

khuya, Mai Kham là một chàng trai người Dao khỏe đẹp hát hay, có đời sống

nội tâm phong phú, yêu quê hương làng bản, là một người đa cảm yêu cảnhvật: “Mai Kham mỗi lần đánh trâu xuống tắm vẫn tần ngần nhìn suối nướcthao thao, cuồn cuộn như mải miết đi tìm bờ mộng, bến xa…” [13,486] Anhđến với tình yêu chân thành và dũng cảm, sẵn sang chết cùng người yêu

Trong Tiếng gọi của rừng thẳm, Cang Ngrào là một chàng trai có thân hình

khỏe mạnh, say lao động, yêu cô gái Peng Lang cùng động Đèo Hoa một cáchhồn nhiên chân thành, có diễn biến tâm lý phức tạp, đau khổ xót xa khi ngườiyêu lạc bước, sống thủy chung với người yêu và cũng chết vì tình yêu Khi

viết về người phụ nữ, Hồng Thầu ta lại thấy hình ảnh những cô thiếu nữ

đường rừng ở đây hiện lên rất đẹp; một vẻ đẹp tươi trẻ, khỏe khoắn hồnnhiên; một tâm hồn trong sáng, bình dị cùng một tình yêu say đắm Họ lànhững cô gái “vừa quen, vừa lạ” tuy “áo chàm chân không mà tươi đẹp lạthường”; “mắt họ sáng ngời, má ửng đỏ, miệng cười tươi và thấp thoáng dướitấm xiêm chàm là những đôi bắp chân bước nhịp nhàng vừa chắc nịch vừatrắng nõn” [31, 197] Nhưng ẩn sau vẻ đẹp về ngoại hình tràn đầy sức sống ấy

là tính cách hồn nhiên trong sáng thơ ngây Nét tính cách đó chứa chất trong

Trang 16

mỗi tâm hồn, cùng những ước muốn giản dị của đời người và một cuộc sống,tình yêu, hạnh phúc gia đình.

Trong truyện đường rừng, các nhà văn thường sử dụng yếu tố kì

ảo tiếp thu được từ văn học dân gian Những truyện này thu hút người đọc bởinhững yếu tố thần kì, ma quái Đó là một sự đền đáp ơn nghĩa hay là sự trả

thù của các con vật Đến với những chuyện Người lạ, Ma thuồng luồng, Con

bò dưới thủy tề, Đôi vịt con, Người hoá hổ, Con thuồng luồng của nhà họ ma… người đọc bắt gặp những câu chuyện dị kì mang đầy màu sắc truyền kì

và kinh dị Chẳng hạn như Ma thuồng luồng gợi ra một hình trạng khủng

khiếp, khi con vật mang hình hài kinh dị từ hang sâu chui lên cưỡng hiếp vợ

một anh phù thuỷ người Dao Truyện Con bò dưới thủy tề kể chuyện một con

bò của Long Vương lên cạn bị giết, Vua Thuỷ Tề liền dâng nước phát tan gò

Yên Ngựa để trả thù Kì dị hơn là truyện Đôi vịt con, một chàng trai Kinh

cưới một con gái Thổ (Tày) làm vợ nhưng lại bạc tình bỏ về xuôi, bị gia đìnhngười vợ dùng thuật chài làm cho tiêu mòn sinh lực thổ ra huyết rồi chết, khivừa tắt thở thì có: “Đôi vịt con từ bụng chui qua cuống họng ra ngoài rồi biến

mất” [14, 557] Ghê rợn hơn là truyện Người hoá hổ, anh chàng Mèo đen

(H’mông) có mẹ già tự nhiên hoá hổ, xé xác cháu ăn thịt rồi trốn vào rừngsâu, “mất hết quần áo, toàn thân lông lá mọc đầy” Bên cạnh cái ác còn có cáithiện, đó là sự đền ơn của con thuồng luồng đối với con người Trong truyện

Con thuồng luồng của nhà học ma ta thấy thuồng luồng đã đền đáp cái ơn

nuôi dưỡng bằng cách ngày nào cũng cho người nuôi mình bắt được thậtnhiều cá Tất cả những truyện này, ngoài mục tiêu chính nhằm thỏa mãn nhucầu giải trí còn muốn nhắc nhở con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, vì conngười là một phần của thế giới đó Khám phá cuộc sống về con người miềnnúi trên nhiều bình diện khác nhau, người nghệ sĩ đã phản ánh cái hiện thực

vô hình của cuộc sống tự nhiên, đồng thời hướng tới mục tiêu thoả mãn nhucầu thẩm mỹ của người thưởng thức

Trang 17

1.2 Truyện đường rừng trong văn nghiệp Lan Khai

1.2.1 Con người, cuộc đời Lan Khai

Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, cha ông là Nguyễn Đình Chức

- người đã hưởng ứng phong trào Cần Vương nên chạy từ Huế ra Hương Sơn(Hà Tĩnh) tham gia cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng Khi căn cứ tan rã,Phan Đình Phùng qua đời, ông Chức đã phải chạy lên tận miền sơn cước VĩnhLộc, Chiêm Hóa để náu thân Tại nơi sơn lâm này, ông đã chọn nghề dạy học,bốc thuốc để mưu sinh và để đức cho đời

Do đức tín của nghề thuốc và nghề thầy, lại thêm tinh thần nghĩa sĩ vốncuộn chảy nên ông Nguyễn Đình Chức nhanh chóng trở thành người có uy tíntrong vùng và được một gia tộc bề thế trên đây gả cho cô con gái yêu của họ

là Lê Thị Thục Sự kết duyên đó đã cho ra đời ông Nguyễn Đình Khải, nhàvăn nổi tiếng Lan Khai sau này

Lan Khai là người rất thông minh Người ta đồn rằng cha mẹ ông choông cắp sách đến đâu học ông cũng nhanh chóng "lấy được hết chữ", "lấyđược hết kiến thức" của người dạy mình, đó là còn chưa kể đến tài vẽ vời, làmthơ, viết văn của ông Ấp ủ những điều chưa làm được cho đời của mình, coichữ nghĩa và kiến thức là trên hết nên cha ông đã bạo gan đưa ông xuốngtrường Bưởi để học Đây là một việc làm táo bạo, hết lòng vì con của cha mẹông Vì ngày ấy, ở nơi heo hút, nghèo khó như Tuyên Quang, một gia đìnhgiáo viên kiêm nghề bốc thuốc như ông Chức mà dám đem tiền đưa conxuống Hà Nội học là chuyện "lạnh người"

Học xong trường Bưởi, năm 18 tuổi ông thi đỗ Trường Cao đẳng Mỹthuật Đông Dương, một trường có tiếng của chế độ bảo hộ Pháp quốc lúc bấygiờ Đây cũng là ngôi trường đào tạo ra nhiều người nổi tiếng sau này Năm

21 tuổi, trong dặm đường đi về giữa Hà thành và xứ Tuyên ông đã gặp và kết

Trang 18

duyên với bà Hà Thị Minh Kim, một người con gái có nhan sắc, nết na vànhân hậu có một không hai của xứ Tuyên Quang

Lấy vợ xong, ông để vợ lại xứ Tuyên Quang còn ông lại về Hà Nội tiếptục công việc học hành Nhưng học dưới mái trường của chế độ bảo hộ, mộtphần bị bức ép, thêm phần nữa với sự khinh miệt dân An Nam của một sốngười lúc bấy giờ nên ông đã quyết định bỏ học, về xứ Tuyên êm đềm và thơmộng để dạy học, dịch sách và viết văn

Với tài năng của mình cùng với duyên bút mực, tuy ở chốn thâm uthượng ngàn nhưng chỉ 5 năm sau ông đã thành danh với các thể loại, tiếngtăm vang cả đến giới văn chương Hà Nội lúc bấy giờ Trên đà này, để có môitrường và những giao lưu trong sáng tác, ông đã quyết định đưa cả 8 ngườitrong gia đình mình về Hà Nội thuê nhà viết văn kiếm sống Các tờ báo có tên

tuổi lúc bấy giờ như: Loa, Ngọ Báo, Đông Tây, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ

thông bán nguyệt san… liên tục đăng bài của ông Sau khi lựa chọn, năm

1938 ông quyết định về với Tiểu thuyết thứ bảy.

Một năm sau, năm 1939, Vũ Đình Long, "trùm xuất bản" gạo cội củangành báo và tạp chí ở Hà Nội lúc bấy giờ đang làm chủ Nhà xuất bản Tân

Dân có sáng kiến xin giấy phép ấn hành Tạp chí Tao Đàn Đây là tạp chí đầu

tiên chuyên ngành về văn học của làng báo nước ta lúc bấy giờ Để có tờ tạpchí ghi dấu ấn trong lịch sử làng báo, ông Long đã đi tìm người tài Và cáitâm, cái tầm của Lan Khai đã được ông chú ý Lan Khai được ông Vũ ĐìnhLong rủ về và đặt ngay cương vị Tổng thư ký Bộ biên tập mà ngày nay gọi làTổng biên tập lúc ông mới bước sang tuổi 33

Được ông Vũ Đình Long ưu ái nhưng với cách quản lý tiền của ôngLong nên tuy nổi tiếng nhưng ông Lan Khai ngày ấy vẫn đói lắm Và để kiếm

đủ tiền thuê nhà, nuôi 8 miệng ăn, mỗi tháng ngoài cộng tác với báo và cáctạp chí khác thì ngay ở Nhà xuất bản Tân Dân thôi ông Lan Khai cũng phải

Trang 19

viết được một cuốn sách dày 100 trang với tư cách làm thuê cho ông Long.Mỗi trang lúc đó ông Long trả ông Lan Khai 8 hào.

Nhưng kỳ lạ thay, chính trong thời kỳ khốn khó này, Lan Khai lại tỏasáng và viết được nhiều tác phẩm nhất trên văn đàn 17 năm cầm bút, ông đã

để lại cho đời tới 50 cuốn sách thuộc các thể loại như: tiểu thuyết, tiểu thuyếtlịch sử, tiểu thuyết tâm lý xã hội, nghiên cứu lý luận và phê bình văn học,dịch sách, làm thơ (thơ ông lấy bút danh là Lâm Tuyền Khách) Riêng tập

Truyện đường rừng của ông đã hút hồn nhiều người, làm mê mẩn bao thiếu

nữ Hà Nội lúc bấy giờ

1.2.2 Sự nghiệp văn học của Lan Khai

Năm 1939, Lan Khai làm tổng thư ký Tạp chí Tao Đàn là tạp chí tiêu biểu nhất trong các ấn phẩm của nhà xuất bản Tân Dân và ông là cây bút chủ lực của

nhà xuất bản này Đồng thời, tên tuổi Lan Khai xuất hiện đều đặn trên các tờ

báo: Loa, Ngọ báo, Đông tây, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông báo nguyệt san

Năm 1928, tác phẩm Nước Hồ Gươm với bút danh Lan Khai xuất hiện

trên văn đàn đã gây được sự chú ý của độc giả đương thời Về thể tài, đây là

cuốn ái tình tiểu thuyết, ra đời sau cuốn Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ba

năm Kể từ tác phẩm đầu tay này cho đến cuốn tiểu thuyết lịch sử cuối cùng

nhan đề Việt Nam người về đâu?, Lan Khai đã có gần 50 cuốn sách gồm nhiều thể loại và nhiều lĩnh vực như: tiểu thuyết lịch sử, lí luận và phê bình, phóng

sự và dịch thuật, sưu tầm văn học dân gian, thơ và câu đối cùng một số bức tranh phong cảnh và ký họa với nhiều ghi chép còn nằm trong bản thảo…

Đương thời, Lan Khai được nhà văn Vũ Ngọc Phan xem là một nhà văn đatài: “Ông đã nhúng tay vào hầu hết các loại tiểu thuyết, rồi ông lại muốn ngả

cả về mặt dịch thuật nữa” [23,982]

Lan Khai đặt chân vào làng tiểu thuyết đầu tiên với thể tài tâm lý xã hội

với các tác phẩm: Nước Hồ Gươm (1928), Cô Dung (1928 - 1938), Lầm

Than (1929 - 1934 xuất bản 1938), Mực mài nước mắt (1938) ….

Trang 20

Nhưng ưu thế làm nên thành tựu đặc sắc trong sự nghiệp văn học của

Lan Khai phải kể đến các Truyện đường rừng của ông Sáng tác của Lan Khai

có thể chia thành hai loại: tiểu thuyết và truyện ngắn Về tiểu thuyết có các tác

phẩm: Dấu ngựa trên sương (1939), Hồng thầu (1194), Suối Đàn (1941),

Tiền mất lực (1940)…Về truyện ngắn đáng chú ý là loại truyền kỳ, có những

tác phẩm chính sau: Người lạ, Gò thần, Đôi con vịt…

Bên cạnh công việc sáng tác, Lan Khai còn tham gia nhiều hoạtđộng khác như nghiên cứu về triết học, văn học và nghệ thuật, dịch thuật,phỏng vấn…

Như vậy, sự xuất hiện cây bút Lan Khai trên trường văn nghệ thời kỳ

1930 - 1945 là sự xuất hiện của một người hoạt động văn hóa sôi nổi có ảnhhưởng mạnh mẽ tới sinh hoạt nghệ thuật đương thời Việc nghiên cứu các disản văn học của Lan Khai không thể tách rời các quan niệm nghệ thuật củaông, bởi các quan niệm đó có tác động tới thực tiễn văn học dân tộc trong thời

kỳ hiện đại hóa nền văn học Việt Nam ở thế kỷ XX

1.2.3 Vị trí truyện đường rừng trong di sản văn học của Lan Khai

1.2.3.1 Con đường Lan Khai đến với truyện đường rừng

Lan Khai sinh ra tại một vùng rừng núi hoang vu bên bờ sông Gấm, tạiBản Luộc, xã Vĩnh Lộc, châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang Hơn hai mươinăm sau, người con của xứ sở áo chàm đó bằng tài năng và nghị lực đã trởthành một cây bút nổi tiếng trên văn đàn cả nước với bút danh Lan Khai được

nhiều người kính trọng Đương thời, với những truyện đường rừng, ông được

Trương Tửu gọi là “nghệ sĩ của rừng rú”, “là đàn anh trong thế giới sơn lâm”,

“là cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát” Về năng lực sáng tạo, ông được

Vũ Ngọc Phan phong “là lão tướng trong làng tiểu thuyết” Với cuộc đời chưatròn bốn mươi tuổi (1906 - 1946) và mười tám năm cầm bút, ông đã để lạihàng trăm tác phẩm đủ các đề tài và thể loại như: tiểu thuyết tâm lý xã hội,

Trang 21

tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết “đường rừng”, truyện ngắn, ký, thơ, hội hoạ vàdịch thuật, các tác phẩm nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học

Lan Khai sinh ra nơi núi rừng phía Bắc của Tổ quốc, trong tiếng đưanôi đã có cả tiếng vi vu của gió ngàn, tiếng khướu bách thanh, tiếng rì rào củanhững đàn ong đi kiếm mật Thời thơ ấu, Lan Khai sống gần gũi và gắn bóvới cộng đồng các dân tộc Việt Bắc như: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, ĐeoTiền, Hà Nhì Nơi đây có đường sang Bắc Cạn, đi Cao Bằng và Hà Giang,sang Yên Bái Cái xứ sở mà Lan Khai cho rằng: “ Phần nhân tạo luôn luôn

có cơ bị lấn bởi phần thiên nhiên bao bọc tứ phía mà cái màu xanh xanh bấtdiệt không những thôi cả sang quần áo dân bản thổ còn ánh lên cả da mặt kẻngụ cư nữa” Đó là những năm tháng đẹp đẽ nuôi dưỡng tâm hồn và chất vănchương của nhà văn Lớn lên chút nữa, chàng trai Chiêm Hoá học hành vàsống nơi Hà thành đô hội, nhưng cái chất “đường rừng” vẫn không thể mất đi.Mỗi kì nghỉ hè, Lan Khai lại trở về nơi núi Thần sông Gấm gặp lại bạn bè xưa

và có những cuộc phiêu lưu kì thú vào những làng bản Khải đã tham dựnhiều cuộc vui làng bản bên bếp lửa hồng nghe già bản kể những câu chuyện

xa xưa, được nghe những điệu hát then, ngắm những cô gái bản múa lượn với

“hai bàn chân trắng thấp thoáng dưới đôi ống quần lĩnh hoa chanh cứ rập rờn,chờn vờn, như bước bâng khuâng trên những đợt sóng thanh âm khoannhặt” Nguyễn Đình Khải nhận ra chất “đường rừng” khó lòng mất đi dù ông

có đến bất cứ nơi nào Hơn hết cả, đọng lại trong ông ngoài những ngọt bùicủa món cơm lam, giấc ngủ yên bình dưới mỗi nếp nhà sàn, mùi ngai ngáithơm của cỏ cây mật ngọt khắp đại ngàn là tình người chân chất mà ấm áp,cùng sẻ chia đói no, cùng chung tay một lòng chống lại kẻ thù của tất cả cácdân tộc anh em Sau này, khi phải trở về quê hương do bước đường lập thândang dở, chàng trai trẻ vẫn không dứt nổi cái “say tình” với miền núi Bậnvào mình bộ quần áo chàm quen thuộc, kèm theo chiếc giá vẽ và tập giấy,ông đã đắm chìm vào cuộc sống và con người vùng cao để rồi từ đó đã phác

Trang 22

hoạ ra hàng trăm bức tranh về thiên nhiên tươi đẹp, về những cuộc “sinhhoạt âm thầm bí mật” của đồng bào các dân tộc anh em phía Bắc đất nước.Tình yêu với rừng núi được ông thể hiện mộc mạc mà nặng nghĩa tình quanhững vần thơ:

Ta yêu cảnh non cao rừng thẳm Với những chòm cây xanh tốt Những vách đá chênh vênh

Ta yêu tiếng suối rơi thánh thót năm canh Tiếng chim mừng hoa sớm, vượn đón trăng thanh

Ta yêu sắc hoa bướm trắng tinh Sắc hoa mua tím phớt

Ta yêu những ruộng lúa mênh mông Những nương ngô bát ngát

Những trâu bò dê ngựa thả đầy ngàn

Ta yêu những dịp krèng, điệu hát nồng nàn Những đêm lạnh mơ màng quanh bếp lửa [31, 21-22].

Qua bài thơ ta cũng thấy rằng cái duyên, cái nợ của Lan Khai với miềnngược là rất lớn Trong những truyện đường rừng, vị thế của ông luôn làngười con rể của đồng bào, người bạn của chốn non xanh nước biếc, ngườinghệ sĩ luôn muốn khám phá cái đẹp ẩn chứa trong rừng núi Những khungcảnh và những con người vùng cao lọt vào con mắt xanh của Lan Khai bỗngtrở nên thật gần gũi, lấp lánh chất thơ, chất nhân văn cao đẹp

1.2.3.2 Sự thăng hoa của ngòi bút Lan Khai với truyện đường rừng

Truyện đường rừng của Lan Khai là bức tranh đặc sắc về thế giới thiênnhiên muôn màu muôn vẻ của một nhà văn, một hoạ sĩ tài hoa Theo lời nhậnxét của Nguyễn Vỹ dành cho Lan Khai: “Nhà văn đường rừng” là biệt hiệucủa anh em làng văn Bắc Hà đã tặng cho Lan Khai, vì anh chuyên viết cáctruyện về mạn ngược, nghĩa là về các vùng Thượng du Bắc Việt, nơi anh đã

Trang 23

sinh ra Anh bỏ nghề giáo viên, cũng chỉ vì anh mải nghe tiếng gọi của “rừngthẳm”, tiếng gọi mà anh ghi chép say sưa thành những bóng vang huyền bítrong các tác phẩm văn chương và trong các nét họa của anh” đã cho thấy cáisay sưa, yêu con người và thiên nhiên miền núi đến thế nào của Nguyễn Đình

Khải” Thời kì ấy, sau ông còn dấy lên phong trào viết về miền núi như Đi

săn khỉ của Vũ Trọng Phụng, Lan rừng của Nhất Linh, Đỉnh non Tản của

Nguyễn Tuân, nhưng rồi tất cả đều lắng xuống để nhường chỗ cho “một cây

đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát” là Lan Khai như Trương Tửu từng nhận

xét Những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên các tờ báo: Đông Pháp, Đông

Phương, Tao Đàn đã xuất hiện những tác phẩm: Gió núi trăng ngàn (1934), Những câu hát xanh (1937) của tác giả Lâm Tuyền Khách - bút danh mới của

Lan Khai Đó là “món quà thanh thú” nơi “rừng xanh đất đỏ” - là di sản vănhóa dân gian của các dân tộc mà nhiều thế kỷ qua “kho báu” đó bị khuất lấpsau đám mây mù của lịch sử Lan Khai có gần ba mươi năm sống gắn bó vớicộng đồng các dân tộc thiểu số, am hiểu sâu sắc nhiều ngôn ngữ và phong tụctập quán của đồng bào cùng với những cuộc hành trình trong thế giới sơn lâm

ở mọi miền đất nước từ Việt Bắc tới Tây Nguyên, đã tạo nên nguồn nhựasống dồi dào qua từng trang viết

Có thể xem Lan Khai là người mở đường vào thế giới sơn lâm và tìm ra

được một con đường cách tân tiểu thuyết, tiêu biểu với các tác phẩm Rừng

khuya, Mọi rợ, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn, Hồng Thầu Ông đã cho

người đọc thấy được trọn vẹn hơn cuộc sống và con người miền núi Ở đókhông chỉ có u tối, khổ đau và đầy rẫy những nguy hiểm cạm bẫy mà còn có

sự tươi sáng, sống động của tạo vật con người Cùng với non nước hữu tình làtình người ấm áp, trong sáng đoàn kết yêu thương nhau của các dân tộc anh

em Đặc điểm chung trong phần tiểu thuyết đường rừng này là lối miêu tảchân thực song cũng không kém phần bay bổng về chuyện tình của những đôi

nam nữ yêu nhau hồn nhiên, tha thiết như trong truyện Rừng khuya, Suối đàn,

Trang 24

Đỉnh non Thần, nhưng rồi tất cả các cuộc tình nồng thắm ấy đều bị chia rẽ

bởi những lí do rất khác nhau làm màu sắc cuộc sống miền núi càng trở nên

phong phú Nếu so sánh với truyện Vàng và máu của Thế Lữ, độc giả chỉ thấy

trên núi rừng, người ta tranh giành nhau sự sống Những tính toán, giết hạinhau cũng chỉ vì sự giành giật vật chất mà thôi Sức hấp dẫn của tiểu thuyết

Truyện đường rừng biểu hiện ở bức tranh phong cảnh đặc sắc, những phong

tục mang đậm dấu ấn bản làng, qua đó làm nổi bật lên chân dung sống độngcủa con người nơi đây Lan Khai là một nghệ sĩ tài ba đã vận dụng cả nhạc,hoạ, thơ ca để có thể miêu tả cho hết cái đẹp tuyệt mỹ của hoá công ban tặngcho núi rừng Có thể nói ngòi bút của ông đã chạm vào mọi vật trong rừng từnhững ngọn cây, lá cỏ, muôn chim đến đất trời, mây gió Trong đó sâu lắngnhất là tâm trạng con người trước thiên nhiên và tình người muôn điệu màcàng đi sâu quan sát càng thấy yêu, thấy thấm thía Xét ở thể loại tiểu thuyếtđường rừng, Lan Khai được coi là người đi tiên phong mở đường và là ngườithành công nhất trong giai đoạn 1930 - 1945 Ông cũng là người đi trước TôHoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Nguyễn Huy Thiệp

về mặt thời gian trong mảng văn học miền núi Thành công này có được làbởi ông đã sớm lựa chọn cho mình một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên,con người miền núi bằng cả tấm lòng và lí trí

1.2.3.3 Truyện đường rừng và truyện “bán đường rừng”

Truyện đường rừng là những truyện viết về đề tài miền núi, nhưngkhông phải truyện nào viết về đề tài miền núi cũng được xem là truyện đườngrừng Để biết được truyện đường rừng thì chúng ta phải xét trên phương diệncốt truyện, bối cảnh, không gian, thời gian, và nhân vật trong tác phẩm Từ

đó, chúng ta có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hailoại truyện này

Trong truyện đường rừng có cả một không gian, thời gian, nhân vật rấtkhác lạ Nhiều khi nó hấp dẫn người đọc ở sự rùng gợn Phần lớn những

Trang 25

truyện của Lan Khai được được chúng tôi khảo sát trong luận văn này làtruyện đường rừng.

Truyện “bán đường rừng” là những tác phẩm cũng viết về đường rừngmhưng không quá nhấn mạnh vào sự hoang sơ, bí ẩn, mai quái của bối cảnh,của cuộc sống con người Trong nhiều trường hợp, rừng núi thuần túy chỉhiện lên như một không gian cụ thể của các sự kiện lịch sử, các câu chuyệnthế sự Trong hệ thống tiểu thuyết của Lan Khai cũng có loại truyện được

gọi ước lệ là “bán đường rừng này” như truyện Đỉnh non thần Trong nhiều

bảng liệt kê tác phẩm của Lan Khai ở nhiều tài liệu, truyện này khi thì đượcxếp vào ô truyện lịch sử, khi thì được xếp vào ô truyện đường rừng Theochúng tôi, cảm hứng lịch sử ở truyện này đậm hơn cảm hứng tô đậm vẻ đẹphay nét kỳ bí của miền sơn dã Tuy nhiên, qua nó, ta hoàn toàn có thể tìmthấy những ví dụ sinh động để minh họa cho các đặc điểm nổi bật của truyệnđường rừng

Trang 26

Chương 2 ĐẶC SẮC TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG LAN KHAI TRÊN PHƯƠNG DIỆN TẠO DỰNG HÌNH TƯỢNG VỀ CẢNH

VÀ NGƯỜI MẠN NGƯỢC

2.1 Thiên nhiên mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan Khai

2.1.1 Một thiên nhiên đẹp tươi mà kỳ bí

Lan Khai là một cây bút viết về đề tài miền núi rất thành công Ông đãđem đến cho người đọc một cảm giác mới lạ về cảnh núi rừng ở đây Đó lànhững cảnh núi non trùng điệp bao la, hùng vĩ là những cảnh sắc tươi sángtrong trẻo của bầu trời và vạn vật những hương thơm của hoa rừng, những layđộng dịu êm của cây cỏ, những nét trẻ trung tràn đầy sức sống của muôn loài.Bên cạnh đó còn có hình ảnh của những con suối, những màn sương mỏng lúcchiều buông, những ánh nắng vàng tươi gọi lên những khu rừng làm cho sựvật như bừng sáng lại sau một hồi ngủ say Lan Khai còn đặt biệt chú ý đến

âm thanh của tiếng chim kêu, tiếng suối chảy, tiéng gió thổi và tiếng rì ràocủa rừng cây… Cảnh đẹp thiên nhiên ở đây được Lan Khai miêu tả rất sinhđộng và hấp dẫn đó là cảnh lúc bình minh, lúc chiều tà, khi trăng xế, lúc đêmkhuya Nhưng núi rừng còn đẹp đẽ hơn bởi sự vận động của quy luật tự nhiêntheo thời gian qua các mùa Bởi vậy khi đến với những tác phẩm của Lai Khaingười đọc đã bước vào một thế giới thiên nhiên tươi đẹp làm say đắm lòng

người với những tác phẩm: Rừng khuya, Tiếng gọi của rừng thẳm, Đỉnh non

thần, Dấu ngựa trên sương, Suối Đàn…

Thế giới thiên nhiên trong những “Truyện đường rừng” của Lan Khaihiện lên thật tươi đẹp Cái đẹp ở đây rất gần gũi, đó là cái đẹp của thiên nhiêntạo ra chứ không phải do một bàn tay con người nào cả “Dưới ánh chiềusương, cảnh vật tươi cười, thảnh thơi, sung sướng Sắc cây xanh bóng điểmnhững màu hoa rỡ ràng nổi rõ trên nền mây trắng rải rác khắp bầu trời trong

Trang 27

vắt” [13, 620] Cảnh vật ở đây như có linh hồn nhập vào sự sống của conngười, để tạo nên một thiên nhiên tuyệt mĩ Mọi cảnh vật trong tác phẩm đềuđược Lan Khai quan sát rất tinh tế, tỉ mỉ từ những chi tiết rất bé nhỏ để đưavào bức tranh thiên nhiên của mình Đó là cảnh vật của một buổi sáng sớmkhi: “Trên cỏ cây tha thướt dấu sương mù”, “chim chóc trên cành đua nhauhót Trong không khí mát rượi thơm tho, vạn vật đều tưng bừng với ánh sáng,với sự thông thoáng, sự thu hút, sự vẫy vùng giữa cái khung cảnh mỹmiều….” [13, 569] Mọi sự vật chỉ bắt đầu hoạt động khi tia nắng mặt trờixuất hiện: “Cuộc sống của muôn loài hình như phải chờ đợi cái tia nắng đầutiên mới bắt đầu” [13, 548] Thiên nhiên đẹp ở đây còn được tác giả tập trungchú ý đến những khoảnh khắc biến đổi của ngày mùa Sự qua nhanh của thờigian đã làm cho mọi vật trở nên thay đổi: “Ngày mùa đông, thời gian qua nhưchớp Dưới nền mây thấp sắc chì, thoáng cái chỉ còn ghi chút ánh đỏ lờ mờtrên đỉnh non tây [13, 514] Đó là sự qua nhanh của thời gian vào mùa đông,nhưng đến mùa thu thì mọi vật trở nên đẹp đẽ và thời tiết trở nên ấm áp làmcho cảnh vật tràn đầy sự sống: “Một buổi sớm về cuối thu Tươi đẹp, khí hậu

ấm áp Vòm không xanh trong Muôn tiếng chim ngàn đua hót làm rung rinhcái yên tĩnh trùm lên sự vật” [13, 536] Thời gian vào mùa thu được tác giảmiêu tả rất kĩ với cả hai buổi trong ngày Buổi sáng thời tiết ấm áp, dễ chịu.Còn buổi chiều thì: “Không khí trong suốt, trời nhẹ lâng lâng và đằng phíatây, sau dãy núi tím mờ, nhuộm phớt màu lòng trứng…” [13, 527 Cảnh chiềuthu đã làm cho mọi vật trở nên đẹp đẽ hơn bởi sự pha trộn của màu sắc thiênnhiên dưới ánh nắng vàng: “Những cây thông bắt đầu thay sắc lá đỏ rực mộtvùng Những bông hoa lạ cuối mùa nở tung, cỏ phô vẻ đẹp màu tươi trướcnhững ngày mưa phùn gió bấc… trong cái tranh tối tranh sáng của khu rừngtĩnh mịch những con gà lôi lông trắng Những con vẹt mỏ đỏ lông xanh baythấp thoáng Những tiếng chim hót đua nhau… gần xa chung quanh, trong cácbụi rậm chốc thoáng đưa những tiếng xì xào bí mật, cảnh rừng sáng dội lên”

Trang 28

[14, 408-409] Đặc biệt là cảnh chiều được tác giả phác thảo với những nétbút nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa đầy tâm sự với với những nỗi nhớ thương: “Ấy

là một buổi chiều cuối đông, trời cũng vẩn mây như chiều nay và gió bấccũng chạy lướt từng cơn trên ngàn lau hoa trắng Lưng chừng không, một convạc lẻ bỏ rơi những tiếng kêu buồn” [13, 263]

Ngoài một thiên nhiên tươi đẹp đầy sức sống, Lan Khai còn đem đếncho người đọc một thế giới thiên nhiên hiện lên với dáng vẻ hoang sơ kỳ bí inđậm màu sắc của núi rừng Đó là thế giới của đêm tối với bao bí ẩn hiện ratrong đêm mà con người không thể đoán trước được: “Đêm tức là giờ của sơnlâm thức dậy, rình mò, xạo xục, cắn xé, giết chóc” [13, 528] Sự nguy hiểmlúc nào cũng rình rập quanh mình, có thể vì một phút mất cảnh giác mà chúng

ta cũng có thể bỏ mạng bởi những lá cây ngọn cỏ xung quanh mình Thế giớiban đêm của rừng xanh đầy sự bí ẩn bởi sự xuất hiện của các loài vật: hổ, báo,cọp v.v… làm cho cảnh vào đêm càng trở nên rùng rợn hơn Nhưng bên cạnh

đó còn có âm thanh của một loài chim mà người ta cho rằng khi nó kêu là mộtđiềm chẳng lành một tai họa ập xuống, đó là tiếng kêu của chim bang: “Tiếngcon chim quái gở điềm sự bất thường ấy lâu lâu còn làm cho không khí rungrinh gợn sóng” [13, 488] Trong đêm tối thì sự xuất hiện của một đống lửa làhết sức cần thiết cho cái không gian tĩnh mịch đầy bí ẩn đó Nhưng trái lại sựxuất hiện đó không làm mất đi sự bí ẩn mà nó còn tăng thêm sự rùng rợn Sựxuất hiện của đóng lửa là “Chỗ hội họp cho các vong linh lưu lạc” [13, 537].Cùng với sự xuất hiện của những đống lửa trong đêm tối là hình ảnh: “Nhữngbụi rậm, những thân cổ thụ những hình thù quái gở, những đoạn dây leo tobằng bấp chân đột ngột hiện ra trong vùng sáng đỏ nom như ma quỷ hiệnhình” [14, 440] Không những cảnh khu rừng vào đêm còn bí ẩn mà kể cảnhững đám mây cũng tô đậm thêm sự bí ẩn đó: “Mây đen ngổn ngang từngđám như những con quái vật nằm yên” [13, 574] Sự bí ẩn của thiên nhiênkhông chỉ thể hiện vào lúc đêm xuống mà nó còn được thấy lúc ban ngày với

Trang 29

những cảnh vật xung quanh: “Trên mặt đầm, mưa bay mù mịt, Cây cối ủ rũ;chốc chốc rùng mình trước làn gió lạnh thì lại tuôn ra những giọt nước nhỏrào rào” hay “cảnh trời ủ dột, sương mù buông kín sự việc như một bức màn

xô trắng Khí hậu thấu đến tận cõi lòng Chim muông cây cỏ đều im lặng, cái

im lặng vô cùng của sự tịch diệt” [13, 589] Bên cạnh cái kì bí của cảnh vậtthì sự thay đổi bất thường của thời tiết cũng làm cho cảnh vật chung quanh trởnên đáng sợ: “Vòm không u ám hẳn lại; không khí lạnh lẽo; từng dãy mâyđen lờ mờ nối tiếp hiện ra, quằn quại giữa không trung như mấy con quái vậtrời nhau rồi, vụt cái, bay bổng lên mù khơi” [13, 536] Lúc này, sự thay đổicủa thời tiết đã làm cho cảnh vật trở nên hoang sơ cằn cỗi: “Rừng cây lặng lẽxác xơ Mặt đồng không phơi gốc rạ, trống rỗng đìu hiu…” [13, 575] Thiênnhiên có lúc hoang sơ, nhưng cũng có lúc đầy bí ẩn bởi sự thay đổi của vạnvật: “Tiếng gió lướt trên lá cây, thoáng nghe như những tiếng thở dài của mộtoan hồn nào đó” [14, 436]

Bằng sự am hiểu của mình, Lan Khai đã đem đến cho người đọc mộtthiên nhiên đẹp tươi mà kì bí Đó là thiên nhiên với những thời điểm khácnhau của ngày mùa Bên cạnh đó Lan Khai cũng làm nổi bật được sự bí ẩncủa thiên nhiên qua hình ảnh của đêm tối và sự thay đổi của thời tiết đã làmcho thế giới thiên nhiên biến đổi không ngừng Có được những trang viết đầysức hấp dẫn này Lan Khai đã cho người đọc thấy được cái tài của mình vềnghệ thuật miêu tả thiên nhiên Bên cạnh đó là sự gắn bó rất mật thiết của ôngvới rừng núi, một sự am hiểu về các quy luật hoạt đông của thế giới tự nhiên

2.1.2 Một thiên nhiên có trật tự - quy luật tồn tại riêng

Hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm của Lan Khai được miêu tả vớinhững thời điểm khác nhau, lúc sáng sớm, lúc chiều buông và những đêm tốiđến rợn người Tất cả đều tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và có trật

tự Khi thì ta thấy cảnh vật ban ngày đầy sức sống và thơ mộng nhưng vàothời điểm tối đến là cả một sự nguy hiểm đang rình rập chung quanh Bức

Trang 30

tranh thiên nhiên hiện lên qua tác phẩm khi gần, khi xa nhưng nó rất phù hợpvới tâm trạng của nhân vật Bên cạnh đó tác giả cũng tập trung miêu tả sựthay đổi của các mùa trong năm theo một trật tự nhất định.

Thiên nhiên trong những trang viết của Lan Khai gắn liền với các thờiđiểm khác nhau của ngày Thời điểm nào cũng ứng với màu sắc của cảnh vật

ấy Đó là vào lúc sáng sớm: “Cuộc sống của muôn loài hình như phải chờ đợicái tia nắng đầu tiên mới bắt đầu” [13, 548] Trong rừng xanh hình ảnh tianắng đem lại sự sống cho muôn loài, ánh nắng chiếu vào làm cho muôn loàitrở nên thức tỉnh sau một đêm dài Lúc này mọi sự vật đều vươn mình ra đónnhận sự sống của một ngày mới, nên làm cho cảnh thiên nhiên trở nên đẹplộng lẫy: “Cái cảnh bên trong một khu rừng rậm Khi mặt trời vừa lên, quả làmột cảnh tượng của chiêm bao” [13, 719] Khi buổi trưa ánh nắng chói changbao trùm lên vạn vật tạo ra muôn nghìn thanh sắc làm cho cảnh đẹp và hấpdẫn người đọc hơn bao giờ hết Lúc chiều đến: “Cảnh vật tươi cười thảnhthơi, sung sướng, sắc cây xanh bóng điểm những màu hoa rỡ ràng, nổi rõ trênnền mây trắng rãi rác khắp bầu trời trong vắt” [13, 620] Buổi chiều càng đẹphơn với cảnh: “Rừng cây căng lên chân trời một tấm màn sa dài màu úa sẫm”[13, 634] Thời gian ban ngày đã qua đi để nhường chỗ cho đêm tối, cả khurừng như chìm trong một lớp khói dày “Sương mù tỏa xuống, làm cho sự vậtnhư bọc một lớp khói dày” [13, 757] Rừng vào đêm càng trở nên đẹp đẽ bởi

sự xuất hiện của các vì sao “Sao mai như giọt lệ” và “Mặt trăng như cặp sừngtrâu, nằm vắt vẻo trên ngọn núi đằng xa” [13, 535] Thời gian càng về khuyathì khu rừng càng trở nên đáng sợ, bởi sự xuất hiện của những âm thanh khácnhau: tiếng suối chảy, tiếng côn trùng, tiếng chim kêu và đặc biệt là sự xuấthiện của chúa sơn lâm “Đêm tức là giờ của sơn lâm thức dậy, rình mò, xạoxụng, cắn xé, giết chóc” [13, 528] Khi miêu tả về thiên nhiên tác giả còn chú

ý đến sự thay đổi của các mùa trong năm và sắp xếp theo một trật tự nhấtđịnh Điều này giúp người đọc dễ cảm nhận được sự thay đổi của thiên nhiên

Trang 31

ở miền sơn cước Mùa xuân cảnh vật tràn trề sức sống, mọi vật như khoác chomình một tấm áo mới “bờ cỏ xanh non, những cánh rừng xa thẳm chạy dài títtắp chân trời” Tác giả đặc biệt chú ý tới mùa thu với hai sự cảm nhận khácnhau Buổi sáng mùa thu “trời đẹp, khí hậu ấm áp Vòm không trong xanh.Muôn tiếng chim ngàn đua hót làm rung rinh cái yên tĩnh bao trùm lên sự vật”

13, 536], buổi chiều “những cây phong bắt đầu thay sắc lá, đỏ rực một vùng.Những bông hoa lạ cuối mùa nở tung cố phô vẻ đẹp màu tươi trước ngày mưaphùn, gió bấc…” [13, 409] Qua sự cảm nhận đó ta thấy mùa thu không khítrong suốt, dể chịu Mùa đông có sự thay đổi về thời gian “ngày mùa đông,thời giờ qua như chớp Dưới nền mây thấp sắc chỉ thoáng cái chỉ còn ghi chútánh đỏ lờ mờ trên đỉnh non tây” [13, 514] Ngoài sự qua nhanh của thời gian,cảnh vật ngày mùa đông cũng thay đổi: “Trời lờ mờ nước gạo, núi rừng nhưtan trong một bụi phấn tỏa mơ hồ, gió bấc chạy lướt từng cơn, đem theokhông khí lạnh lẽo len lỏi vào mãi tận rừng sâu” [14, 371] Với sự hiểu biếtcủa mình về rừng núi, Lan Khai đã cho chúng ta thấy được một bức tranhthiên nhiên tuyệt đẹp Một bức tranh tuân theo trật tự của quy luật biến đổi

Từ đó người đọc cảm nhận được những nét độc đáo nơi rừng núi

Đến với những tác phẩm của Lan Khai ta thấy thiên nhiên ở đây còntuân theo quy luật nhất định “quy luật của rừng núi” Con người muốn tồn tạiđược thì phải thâm nhập vào thiên nhiên Sống gần gũi, gắn bó và thân mậtvới thiên nhiên Nếu không con người sẽ trả giá cho sự không hiểu biết củamình Trở thành một kẻ cô độc giữa trốn rừng xanh, mà ở đó mọi sự nguyhiểm lúc nào cũng ở xung quanh Cũng nhờ nắm được quy luật của thiênnhiên mà Bàn Văn Tam đã đánh bại được quân của Hòang Tất Liệt Lợi dụnglúc đêm tối có mây mưa và gió mạnh mà ông ta đã đánh úp làm cho HoàngTất Liệt trở tay không kịp: “Đêm hôm ấy sau khi mặt trời lặn bỗng có cơnmưa Mây đen tỏa mù mịt, xa xa thỉnh thoảng lòe một tia chóp nhoáng; sấmchuyển ù ù ” [14, 390] Sự thắng lợi của Bàn Văn Tam cho thấy nếu chúng ta

Trang 32

sống hòa đồng với thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ như một người bạn hiền lànhluôn giúp đỡ mọi người Bên cạnh đó, sự thất bại của Hoàng Tất Liệt là sựthất bại của một người không nắm bắt được quy luật của thiên nhiên Dựa vàothiên nhiên mà người ta có thể tránh né được mọi sự nguy hiểm, Mùn Sẩu đãdựa vào đêm tối mà tránh được sự phát hiện của lính canh để hạ thuốc độcgiết Bàn Văn Tam: “Bỗng người thấy nguy, vội trèo thật nhanh lên một cây

to, ôm chặt lấy nửa thân cây chìm khuất trong tối” [14, 440] Hay dựa vàokinh nghiệm của mình mà họ có thể biết được điều lành dữ” Hễ gặp chimdiều hâu bắt rắn bay từ tay mặt qua tay trái là tốt” [13, 730] Sống trong rừngnúi chúng ta không tuân theo quy luật của thiên nhiên thì sẽ trả giá rất đắt cho

sự không hiểu biết của mình Mọi âm thanh, tiếng động lúc đêm tối cũng làmcho con người ta ghê sợ, đặc biệt là tiếng con chim “báng” Đêm tối ở rừngnúi làm cho con người ta không thể nào yên giấc được, nên họ đã lợi dụngnhững giờ thức khuya để làm việc và cốt để trấn an cho tinh thần của mình:

“Họ lợi dụng những giờ thức đêm dài đằng đẳng và đầy lo sợ vẩn vơ ấy đểlàm những việc lặt vặt như xe sợi, đan giỏ mây, vót tên nỏ” [13, 711] Do có

sự hiểu biết về thiên nhiên nên cách sinh hoạt của con người miền núi rất đơngiản: “Họ lấy tre luồng đục thủng mắt nối liền lại với nhau, một đầu bắc ghévào nước mới ở lòng đất phun ra kẽ đá, một đầu ghé vào máng ở đầu nhà Cáimáng có khi dài bằng hai ba cây số đặc lên những cái gạc bằng gốc vầu giàhoặc bằng cành nhội là những thứ chịu được sương nắng lâu ải” [14, 441].Với cách lấy nước này mà người miền núi có nước sạch uống quanh năm”

Lan Khai là một cây bút viết về đề tài miền núi rất độc đáo Bằng sựhiểu biết của mình về thiên nhiên ông đã đem đến cho người đọc một cái nhìnmới lạ về thiên nhiên mạn ngược Một thiên nhiên đầy trật tự với cảnh núinon trùng điệp, hoa lá muôn màu và xen vào đó là hình ảnh của sông suối củanhững màn sương mỏng lúc chiều buông Cùng với sự thay đổi của thời gianngày mùa Tất cả đều diễn ra theo một trật tự nhất định Đặc biệt là sự vận

Trang 33

động của núi rừng và tạo vật theo sự biến đổi của cuộc sống tự nhiên Những

sự biến đổi này đã đem lại sự sống cho vạn vật trong rừng, nhưng nó không đi

ra khỏi quy luật của rừng thẳm Ở đây con người muốn tồn tại được thì phảithâm nhập vào thiên nhiên, phải tìm hiểu thiên nhiên Nếu không chúng ta sẽ

bị thiên nhiên loại ra khỏi cuộc chơi và sẽ trở thành một kẻ cô độc giữa chốnrừng xanh

2.1.3 Một thiên nhiên vừa hiện thực vừa mang tính biểu trưng

Thiên nhiên trong “Truyện đường rừng” của Lan Khai hiện lên thậttươi đẹp và mang tính hiện thực gần gũi với đời sống của con người miền núi.Khi thì tác giả đưa ta chiêm ngưỡng những cảnh đẹp đầy sức sống của cỏ cây

ở đây với những bờ cỏ xanh non chạy dài như một chuỗi ngọc bích, cùng vớinhững cây đào mỉm cười qua trăm nụ thắm và “những chòm núi đầy hoa rócmay non chẳng khác từng bó đuốc khổng lồ cháy rực dưới vòm không xanhbiếc” [13, 536] Lúc thì tác giả đưa người đọc chiêm ngưỡng những cảnh đẹpcủa màn đêm buông xuống với ánh sáng của trăng sao: “Sao mai như một giọt

lệ đã long lanh hiện ra đằng phương đông, trên nền trắng đục” [14, 360] Bêncạnh đó, sự xuất hiện của mặt trăng càng làm cho cảnh vật đêm tối trở nênđẹp đẽ: “Mặt trăng, như cặp sừng trâu, nằm vắt vẻo trên ngọn núi đằng xa”[13, 535] Khi thời gian đêm tối đã qua đi thì lúc mặt trời xuất hiện: “Góc trờiđông sáng rực, vàng thẫm rồi vầng mặt trời hiện ra tráng lên chỏm rừng câyxanh mướt một màu vàng lấp lánh” [14, 375] Sự xuất hiện của ánh sáng mặttrời làm cho mọi vật đầy sức sống: “Những cây phong bắt đầu thay sắc lá, đỏrực một vùng Những bông hoa lạ cuối mùa nở tung, cố phơi vẽ đẹp màu tươitrước ngày mưa phùn, gió bấc” [14, 409] Thiên nhiên trở nên hiền hòa gầngũi: “Dòng sông Gấm lại trở nên hiền từ, phẳng lặng, chảy dưới biếng qua hairặng bờ của xanh non mơn mởn điểm hoa sim” [14, 454] “Dòng nước từ phíatrên dội xuống, rẽ làm hai và réo quanh thạch bàn như một khúc nhạc tươivui, mát mẻ” [13, 656] Khi một ngày đã hết dưới ánh nắng chiều mọi vật:

Trang 34

“Tươi cười thảnh thơi, sung sướng, sắc cây xanh bóng điểm những màu hoarực rỡ ràng, nổi rõ trên nền mây trắng rải rác khắp trời trong vắt” [13, 620].

Đẹp nhất là những chiều thu trong tiểu thuyết Dấu ngựa trên sương: “Không

khí trong suốt, trời nhẹ lâng lâng và phía đằng tây những dãy núi tím mờnhuộm phớt màu lòng trứng” [13, 527] Ngay cả khi vào những ngày cuối thuthì bầu trời vẫn không hề phai sắc màu vẫn trong trẻo, nồng ấm tràn trề sứcsống của cảnh vật: “Trời đẹp, khí hậu ấm áp Vòm không xanh trong Muôntiếng chim ngàn đua hót làm rung rinh cái yên lặng trùm lên cảnh vật” Dướivòm trời lúc nào cũng tươi sáng, rực rỡ sắc màu không kém, từng mảng rừngtrở nên như một tấm áo gấm của một thi sĩ lãng mạn

Mô tả bức tranh thiên nhiên Lan Khai còn đặc biệt chú ý đến những âmthanh tạo nên một thiên nhiên sôi động, mà chúng ta có thể cảm nhận đượcbằng giác quan Đó là âm thanh của tiếng ve kêu, tiếng gió thổi, tiếng tắc kè,tiếng cú kêu, tiếng gà gáy… Tất cả đều tạo nên một bản hòa âm đa thanh, đađiệu Khi réo rắt lúc trầm bổng ngân vang: “Con tắc kè đã kêu ba tiếng đềuđặn, ba tiếng như ba giọt nước lạnh rõ thánh thót trong lòng hang sâu” [14,436], “Gió chảy rì rào qua kẽ lá cây rung, hoa với tiếng suối róc rách trên lòngsỏi trắng” [13, 657], “Gió len theo màn đêm khuya động rừng đêm âm u tĩnhmịch”, “gió hiu hắt thổi làm rừng cây xào xạc lá” [14, 470] Đến với những

“Truyện đường rừng” của Lan Khai người đọc sẽ bắt gặp một thiên nhiên đầy

ấn tượng, hình sắc âm thanh được biến đổi tùy theo dòng chảy thời gian trongngày Lúc rạng đông: “Ánh sáng lộng lẫy, rừng cây man mác, chỗ nấp trongbóng tối dịu mát màu xanh, chỗ phơi ra ánh nắng rực rỡ vàng hoe Trên nềntrời phơn phớt hồng, những chòm núi xa in những nét thiên thanh nhạt Giọtsương mai long lanh trên ngọn cỏ như trăm ngàn hạt pha lê” [14, 380] Lúctrưa hè vừa ngớt: “Những đám mây trắng đục vẫn khắp bầu trời lắng xuốngmột thứ ánh sáng lạnh lung Những đám hơi nước uể oải kéo ngang sườn núi.Mặt nước dềnh lên như một mảnh gương mờ lộng bóng trời mây Gió hiu hắt

Trang 35

chốc chốc thoảng khí lạnh vào tâm hồn” [14, 569] Lúc giông tố cả khu rừngtrở gió: “Mây đen tỏa khắp trời, che khuất các vì sao, cỏ cây vật vã Bóng tốidựng đứng lên, một tiếng gầm từ trên cao tung xuống, chớp như lưỡi gươmrạch ngang trời Sét nổ khúc đê trên không vỡ nước đổ xuống ầm ầm” [14,140] Khi đêm xuống ta thấy cả không gian bao trùm sự tĩnh mịch của rừngđêm, đâu đó: “Rừng núi nổi từng đám đen quái gở, bí mật, vẻ lì lì như đangthầm tính những chuyện gì ghê gớm” [14, 436] Vẽ lên được những bức tranhthiên nhiên với những thời điểm khác nhau trong ngày: lúc rạng đông, lúctrưa, lúc đêm khuya, Lan Khai đã đem đến cho người đọc một cái nhìn kháchính xác về sự biến đổi của cuộc sống nơi rừng núi Ngoài sự cảm nhận tinh

tế về sự thay đổi của cảnh vật và thời gian Lan Khai còn cho người đọc thấyđược những khoảnh khắc trong ngày của mỗi mùa Đó là cảnh chiều xuân nơimiền sơn cước với: “Không khí mỗi lúc một trong sáng Mặt trời đã dầnxuống thấp Về phía Tây, những dãy núi tím trông như những con rắn khổng

lồ quằn quại trong đám lửa đỏ rực” [14, 475] Đó còn là cảnh chiều thu, dướinắng vàng: “Những cây phong bắt đầu thay sắc lá đỏ rực một vùng Nhữngbông hoa lạ cuối mùa nở tung, cố phơi vẻ đẹp màu tươi trước những ngàymưa phùn gió bấc… trong cái tranh tối, tranh sáng của khu rừng tĩnh mịch,những con gà lôi lông trắng, những con vẹt mỏ đỏ lông xanh bay thấp thoáng”[14, 409] Đặc biệt là cảnh chiều đông nơi miền sơn dã thời giờ qua rất nhanh:

“Dưới nền mây thấp sắc chì thoáng cái chỉ còn ghi chút ánh đỏ lờ mờ trênđỉnh non tây” [13, 514]

Là nhà văn sống gắn bó với núi rừng, Lan Khai không chỉ xây dựngđược những bức tranh thiên nhiên đầy hiện thực, sống động mà điều quantrọng thiên nhiên ở đây còn mang tính biểu trưng Tính hiện thực thống nhấtvới tính biểu trưng, làm cho điều được miêu tả mang ý nghĩa khái quát lớnnhưng không bị khô lại thành khái niệm Thiên nhiên vẫn là thiên nhiên ấynhưng nó còn bao hàm ý nghĩa của một thang bậc giá trị, một sự lựa chọn

Trang 36

cách sống ở đời Ngay việc tác giả ưa tả tỉ mỉ cảnh vật núi rừng đã cho ta thấytrong suy nghĩ của ông, thiên nhiên chính là hiện thân của vẻ đẹp nguyên sơthuần khiết mà con người phải hướng tới Ở một phía khác, việc tô đậmđường nét hoang dại của cảnh sơn cước lại có ý nghĩa làm nổi bật tính vô hạncủa những điều mà con người chưa biết và phải khám phá Bên cạnh đó, nócòn ám gợi tới một lực lượng kỳ bí của tạo vật tồn tại bên cạnh cuộc sống conngười như để giám sát, nhắc nhở và trừng phạt

Khi nói đến rừng thẳm người đọc sẽ nghĩ đó là một nơi đầy bí ẩn vớichim hót, vượn hú, ve kêu cùng với các loài hùm, beo, hổ, báo… Tất cả đềugợi ra sự nguy hiểm chết người Nhưng qua ngòi bút của Lan Khai thì sựnguy hiểm đó trở nên gần gũi, gắn bó với con người Chỉ có những ngườisống nơi miền sơn cước mới hiểu rõ cái giá trị của cảnh sắc thiên nhiên Do

đó khi sống ở chốn đô thị phồn hoa nhưng Peng Lang cảm thấy rất xa lạ mọivật xung quanh đều trở nên tầm thường không sánh được với cảnh đẹp củarừng xanh: “Những vật bày trong phòng vẫn hay đều quý giá cả bằng giườngđồng, gối thêu, màn tuyn, trướng gấm, gương đứng, nệm hoa Nhưng nếu đem

ra so sánh với cảnh trời xuân hớn hở, hoa cỏ tốt tươi, chim kêu vuợn hót, suốichảy thác reo thì lại rất tầm thường” [13, 629] Trước cảnh đẹp của thiênnhiên con người không khỏi chạnh lòng, nên một người sống ở thị thành nhưKhải cũng có những cảm nhận tinh tế về cảnh đẹp của núi rừng lúc chiềuxuống: “Ngày mỗi lúc một xuống dần, chìm trong cái màu vàng úa của hoànghôn Gío đã im hơi trước đêm đông từ từ tiến lại Tôi nhìn xa phong cảnhtrước mắt Đồi ruộng, rừng cây đầy những tĩnh mịch Những chỏm rừng xacăng lên đường chân mây đỏ như những mảng ren màu úa thẳm tâm hồn tôi bịxâm chiếm bởi cái êm ái vô cùng của sự vật Tôi thấy tương tư tất cả” [13,668] Còn qua con mắt của Cang Ngrào thì thiên nhiên như hiểu được tâmtrạng của con người, hòa nhập vào sự sống “cỏ cây, có lẽ tự biết là con cưngcủa thợ tạo, dù sao cũng chẳng cam lòng khuất phục hẳn người Nó vẫn rình

Trang 37

những lúc người trễ nhác, ngầm lẻn vào giữa hoa màu, lấn tiếp giống ngô lúaphủ kín hẳn vườn tược, len lỏi cả vào trong nhà cửa” [13, 570] Củng có khi chỉthoáng qua vài nét cảnh vật nhưng lại là những dấu ấn gợi những kỷ niệm sâusắc trong tìm thức con người Đấy là hình ảnh chàng trai trẻ H’mông đứng lặngnhìn “Con đường đất thăm” vẫn là con đường với những cảnh vật quen thuộchàng ngày mà sao bây giờ đây trước mắt anh “con đường mở ra hun hút và trên

đó có bao nhiêu đoàn phu tải, trong số đó có cha anh nữa đã đi qua và hát vanglừng Lại cũng trên con đường này, mẹ anh đã để rơi anh trên ngựa” [13, 530].Cũng có khi tác giả đưa người đọc đến những âm thanh trong trẻo của tiếngsuối như những cung đàn muôn điệu đang giãi bày về một kỉ niệm buồn, bởicái tình thân thiết của đôi lứa giữa chàng trai người Kinh và cô gái người Tày

“Đêm nào nghe tiếng Suối Đàn lơ lửng trong sương lòng tôi khỏi sao nhớthương não nùng, thương nhớ người mà tôi ước ao không được” [13, 696]

Với tài năng của mình Lan Khai đã viết lên những đoạn văn tả cảnhđầy ấn tượng và có sức rung động, cho người đọc thấy được bức ảnh về rừngnúi đầy ấn tượng và giàu sức hấp dẫn Lan Khai đã tái tạo và đem vào tácphẩm của mình sức sống kỳ diệu của thiên nhiên Bởi thế, mỗi trong viết vềthiên có sức sống mãnh liệt và biến đổi diệu kỳ Qua đó cho thấy mỗi bứctranh phong cảnh là một cái nhìn, một khám phá mới của Lan Khai về thế giớithiên nhiên Nó còn là sự kết tinh mọi cái đẹp tự nhiên vừa làm giàu thêm cho

vẻ đẹp vốn có của tâm hồn nghệ sĩ

2.2 Con người mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan Khai

2.2.1 Những hình tượng con người mang bản chất tốt đẹp của núi rừng

Đó là hình ảnh của những chàng trai, cô gái của núi rừng Họ sống hếtmình với tuổi trẻ, yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống chung quanh

và đặt biệt trong tình yêu, người con gái chủ động bày tỏ tình cảm của mìnhđối với chàng trai Họ là những cô gái Tày ở bản suối Đàn, là những cô gái

Trang 38

Dao sống trong động Đèo Hoa, động Hồng Thầu… Mỗi nhân vật một hoàncảnh khác nhau, tính cách khác nhau nhưng tất cả tập trung lại là một bứctranh chân thực về cuộc sống của người phư nữ miền núi.

Trong Rừng khuya Dua Phăn là một người con gái có vẻ đẹp thanh

thoát của một nàng tiên chốn rừng xanh, yêu lao động Cuộc tình giữa cô vớiMai Kham thật hồn nhiên trong sáng, nhưng đã bị tên Chánh ỷ quyền thế chiacắt để chiếm đoạt cô về làm vợ Khi đã nhận ra giá trị của tình yêu thì nàng đãcùng Mai Kham tự sát để được ở bên nhau và để bào toàn phẩm giá làm

người Tiếng gọi của rừng thẳm nói về mối tình tuyệt đẹp của đôi thanh niên

người Dao Peng Lang và Cang Ngrào Cang Ngrào là một thanh niên khỏeđẹp nhưng nhà nghèo Sự xuất hiện của chàng trai người Kinh Hoài Anh giàu

có đã xen vào mối tình của họ và cuộc tình ngây thơ, lầm lạc của cô gái PengLang với Hoài Anh kết cục không thành vì sự cảm nhận bề ngoài mà quên đitình yêu đích thực Yêu Hoài Anh cô đã dũng cảm vượt qua ranh giới của bảnlàng để đi theo nhịp đập của con tim, của sự khát khao hạnh phúc Lòng trànđầy hạnh phúc và mơ ước, hy vọng về một tương lai tươi đẹp cùng sánh bướcbên chàng trai người Kinh về chốn thị thành Nơi đây cô sẽ trở thành một “Bàchủ tiệm” giàu sang Nhưng điều đó không làm cho Peng Lang thấy hạnhphúc, mà trái lại cô càng nhớ về rừng núi Tình yêu, nỗi nhớ khắc khoải khônnguôi ấy đã giúp Peng Lang nhận ra được chính mình, con người mình là con

đẻ của rừng núi, của làng bản Nên cô đã không nuối tiếc cuộc sống sôi độngnơi phố phường, người con gái này đã trở về theo tiếng gọi của rừng thẳm:

“Bước chân vào lối cũ, hai cha con xúc động bồi hồi Mới đi ngày hôm qua

mà tưởng đâu xa cách rừng cây đã mấy năm trường? Nhất là Peng Lang trôngthấy vật gì cũng vồ vập như người lưu lạc khách đồng hương! Hoài Anh!Peng Lang thở dài nhắc đến tên chàng lần cuối và thầm nghĩ: Chàng tử tế thậtnhưng cảnh quê hương của tôi còn đáng yêu, đáng quý biết ngần nào!” [13,631] Đi theo tiếng gọi của tình yêu là thể hiện cuộc sống tự do yêu đương

Trang 39

của những người trẻ tuổi Khi trở về với quê hương làng bản của mình, trở vềvới cuội nguồn, cũng đều là những tình cảm hồn nhiên Peng Lang đã nhận racái giá trị đích tực của cuộc sống có ý nghĩa là quê hương xứ sở, là tình yêu,

là sự giao cảm giữa hai tâm hồn trẻ cùng sự gắn bó tha thiết với núi rừng yêudấu Hình ảnh cô sơn nữ sinh đẹp vượt núi đèo hồn nhiên đi theo tiếng gọi củatình yêu, rồi lại hồn nhiên trở về với rừng thẳm cũng nói lên những điều rấtthực trong cuộc sống con người Lan Khai đã ghi lại được những nét chânthực sinh động về tâm hồn, tính cách của con người miền núi Những conngười luôn gắn bó với môi trường sống, gắn bó với rừng xanh yêu thương.Nơi ấy, môi trường thiên nhiên rất tươi đẹp và hào phóng đã nuôi dưỡng conngười sẽ là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng của mỗi con người

Đọc những truyện đường rừng của Lan Khai ta thấy con người miền

núi hiện lên thật sống động như trong tiểu thuyết Đỉnh non thần Nhạn là một

người phư nữ đẹp, từ ngoại hình đến nội tâm đã gây ấn tượng sâu sắc tronglòng người đọc Xinh đẹp, trẻ trung có cá tính, Nhạn có cá tính rất mạnh mẽ

và một sở thích của người thanh niên “ham mê võ nghệ”, “thích cưỡi ngựabắn tên”, “thích những cuộc phiêu lưu oanh liệt” Niềm say mê đó cũng chính

là một phần tính cách của người miền núi nói chung và Nhạn nói riêng Đồngthời còn biểu hiện cho sức mạnh vốn có của người miền núi Với Nhạn vẻ đẹpthân thể còn được ánh lên từ dáng vẻ “yêu kiều như tơ liễu đương xuân” từ

“làn da trắng như ngọc” từ “cặp mắt bồ câu lượn sóng dưới đôi mày uốn conghình bán nguyêt” cùng “làn tóc mây” “buông xõa” ôm lấy bờ “cổ tròn, cao vàtrắng” Nhưng đằng sau cái vẻ đẹp “cao quý, êm ái như hoa rừng” là cả mộtthế giới tâm hồn phong phú tràn đầy sức sống, một sức sống mãnh liệt, khi

âm ỉ, khi bùng cháy và không có gì dập tắt nổi, ngay cả khi Nhạn phải đối mặtvới một sự thật đau đớn, sống trong sự giằng xé giữa tình thương và tội lỗi,giữa những tình cảm trái ngược nhau Một bên là người cha của nàng còn mộtbên là người yêu Nhạn đau khổ, nhưng biết vượt lên trên cảnh ngộ éo le, để

Trang 40

đi đến những hành động thể hiện rõ phẩm chất đạo đức, tình cảm lớn lao củamình Nàng đã bất chấp mọi nguy hiểm mà một mình đến động Phù Hiên đểcứu cha mình đang bị giam giữ trong hang sâu Hành động đó của Nhạn thểhiện chiều sâu tâm lý một con người, thương yêu cha mẹ luôn là bổn phận củacon cái Đến với hình ảnh Nhạn người đọc thấy vẻ đẹp con người cô còn được

tỏ sáng bởi một tình cảm, tình yêu say đắm thủy chung son sắt với ngườimình yêu Đây cũng là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp của tâm hồn

cô Nhạn được Tuyết Hận cứu thoát từ bàn tay của kẻ thù, từ kính phục đếnđem lòng yêu mến Nhưng khi tình yêu bắt đầu thì đúng là lúc nàng nhận ramối thâm thù giữa hai dòng họ Giờ đây nàng không còn được sống nhữngngày thanh thản vui tươi mà phải sống trong tâm trạng khổ đau: “Trời có thểnào như vậy được! Chàng đã cứu nàng khỏi nhục… nàng đã yêu bằng mốitình đầu tiên ấy là kẻ thù của cha nàng ư?” [14, 379] Tuyết Hận sẽ giết chanàng ư? Nàng sẽ cảm thấy đau đớn vì tình cảm của nàng phải đặt giữa ngã bacủa sự chia cắt Trong lòng Nhạn lúc này là cả một mâu thuẫn lớn tưởng nhưkhông thể nào giải tỏa Nhưng tình yêu đã làm nên sức mạnh diệu kỳ, đã giúpNhạn tìm lại được chính mình Tìm lại được tình cảm đích thực trong lòngmình: “Càng nghĩ đến Tuyết Hận là kẻ thù, Nhạn Kinh ngạc thấy lòng mìnhcàng yêu thiếu niên khôn tả xiết, yêu ngây ngất giữa khi quanh nàng hết thảy

là những hiểm nguy nếu không là tuyệt vọng” [14, 380] Tình cảm chân thànhcủa lòng người đã hướng cho tâm hồn con người ta đến với một tầm cao mới

“Khi lòng nàng yêu say đắm cuộc đời nàng lúc ấy chỉ có hai mục đích chính:Làm cách nào để giải tỏa được cái oan nghiệt của hai nhà; hết sức tránh cho

sự đổ máu cho lòng nàng khỏi vỡ nát” [14, 401] Từ đó cho thấy Nhạn là mộtngười biết hy sinh cái riêng để hướng đến cái chung, hướng đến cái đẹp củacộng đồng Lan Khai không chỉ đem đến cho người đọc cái nhìn chính xác vềcuộc sống con người miền núi với những vẻ đẹp khác nhau ở trong mỗi conngười, mà đồng thời qua đó còn hướng tới một quan niệm mới về tình yêu

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (2001), Chân dung văn học (tiểu luận phê bình), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoài Anh (2001), "Chân dung văn học
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb HộiNhà văn
Năm: 2001
2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên, 2001), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên, 2001), "Từ điển tác phẩm văn xuôiViệt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945
Nhà XB: Nxb Văn học
3. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm Banlzac, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Nguyên Cẩn (1999), "Cái kì ảo trong tác phẩm Banlzac
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1999
4. Phùng Hữu Hải, “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975”, http:// evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phùng Hữu Hải, “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từsau 1975”
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), "Từđiển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Lê Thị Tâm Hảo (2005), Ngôn từ nghệ thuật trong Truyện đường rừng của Lan Khai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Tâm Hảo (2005), "Ngôn từ nghệ thuật trong Truyện đường rừngcủa Lan Khai
Tác giả: Lê Thị Tâm Hảo
Năm: 2005
7. Lê Thị Tâm Hảo (2006), “Bút pháp miêu tả các nhân vật phản diện trong Truyện đường rừng của Lan Khai”, Lan Khai - Nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Tâm Hảo (2006), “Bút pháp miêu tả các nhân vật phản diệntrong Truyện đường rừng của Lan Khai”, "Lan Khai - Nhà văn hiện thựcxuất sắc
Tác giả: Lê Thị Tâm Hảo
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2006
8. Hội Nhà văn Việt Nam (2006), Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc (Trần Mạnh Tiến biên soạn), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội Nhà văn Việt Nam (2006), "Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Hội Nhà văn Việt Nam
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2006
9. Bùi Quang Huy (sưu tầm, chú thích và giới thiệu, 2002), Lý Văn Sâm toàn tập, tập I, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Quang Huy (sưu tầm, chú thích và giới thiệu, 2002), "Lý Văn Sâmtoàn tập, tập I
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
10. Bùi Quang Huy (sưu tầm, chú thích và giới thiệu, 2002), Lý Văn Sâm toàn tập, tập II, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Quang Huy (sưu tầm, chú thích và giới thiệu, 2002), "Lý Văn Sâmtoàn tập, tập II
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
11. Bùi Quang Huy (sưu tầm, chú thích và giới thiệu, 2002), Lý Văn Sâm toàn tập, tập III, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Quang Huy (sưu tầm, chú thích và giới thiệu, 2002), "Lý Văn Sâmtoàn tập
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
12. Bùi Quang Huy (2005), Lý Văn Sâm nhà văn đường rừng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Quang Huy (2005), "Lý Văn Sâm nhà văn đường rừng
Tác giả: Bùi Quang Huy
Nhà XB: Nxb Tổnghợp Đồng Nai
Năm: 2005
13. Lan Khai (2010), Tuyển tập, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Khai (2010)," Tuyển tập
Tác giả: Lan Khai
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
14. Lan Khai (2010), Tuyển tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Khai (2010), "Tuyển tập
Tác giả: Lan Khai
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
15. M. B. Khrapchenkô (1979), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M. B. Khrapchenkô (1979), "Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự pháttriển văn học
Tác giả: M. B. Khrapchenkô
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1979
16. Ngô Tự Lập (1999), Truyện kì ảo thế giới, Nxb Văn học, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Tự Lập (1999), "Truyện kì ảo thế giới
Tác giả: Ngô Tự Lập
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
17. Ngô Tự Lập, Lưu Sơn Minh (2001), Đêm bướm ma, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Tự Lập, Lưu Sơn Minh (2001), "Đêm bướm ma
Tác giả: Ngô Tự Lập, Lưu Sơn Minh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
18. Thế Lữ (1995), Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế Lữ (1995), "Tuyển tập
Tác giả: Thế Lữ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1995
19. Thế Lữ (1999), Vàng và máu (tập truyện), Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế Lữ (1999), "Vàng và máu
Tác giả: Thế Lữ
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Thành phốHồ Chí Minh
Năm: 1999
20. Thế Lữ, “Vàng và máu”, http://www.scribd.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế Lữ, “Vàng và máu”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w