Vai trò tổ chức, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân sản

Một phần của tài liệu Hội nông dân tỉnh thái nguyên trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá (giai đoạn 1997 – 2007) (Trang 59 - 63)

1. 2 Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Thái Nguyên qua các thời kì

3.2.2Vai trò tổ chức, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân sản

nông dân sản xuất, nâng cao đời sống

Mở rộng các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp là một trong các chức năng của Hội Nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện chức năng đó, vai trò của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh ở thời kì này được thể hiện rõ. Các cấp Hội tổ chức các hoạt động dịch vụ để giải quyết các nhu cầu về vốn, vật tư, hàng hóa cho nông dân. Tổ chức tiêu thụ nông sản, hàng hoá cho nông dân.

Trong giai đoạn 1997 - 2007, vấn đề cơ khí hoá nông nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra rất chậm và chưa đáp ứng được tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Một phần do nông dân thiếu vốn đầu tư, một phần do dịch vụ cung ứng vật tư, máy nông nghiệp chỉ phát triển ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi. Đứng trước tình hình đó, Hội Nông dân đã lập chương trình và có kế hoạch cụ thể phối hợp với các Công ti phân bón, các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, máy móc đảm bảo chất lượng cho nông dân theo hình thức trả chậm không tính lãi.

Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh mở rộng dịch vụ thông tin giúp nông dân tiếp cận thông tin về đường lối, chính sách, các qui định của pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thông tin về khoa học kĩ thuật, giá cả vật tư nông nghiệp….

Trong những năm đầu sau khi tái lập tỉnh, tuy sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, nhưng phần lớn nông sản chưa có thương hiệu, mẫu mã bao bì chưa phù hợp, đặc biệt là sản xuất chủ yếu ở dạng sơ chế, sản phẩm có giá trị cạnh tranh thấp. Chính vì lí do đó, Hội Nông dân đã chủ động tuyên truyền, phối hợp với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá để tăng tính cạnh tranh. Các thương hiệu: “Chè an toàn”, “Chè Thái Nguyên”, “Chè

Quân Chu” …với mẫu mã bao bì đẹp, kiểu dáng công nghiệp, chất lượng sản

phẩm được khách hàng ưa thích trên phạm vi cả nước, là kết quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hội đã tiến hành xây dựng mạng lưới tham gia tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua hệ thống Trung tâm Dạy nghề của tỉnh, Trung tâm đào tạo nông dân và đã thí điểm xây dựng kho bảo quản nông sản, tiếp cận cách bảo quản nông sản sau thu hoạch….

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư, các cấp Hội Nông dân đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ cho nông dân, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và thông tin thị trường, giá cả. Các cấp Hội tổ chức dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho một bộ phận lao động và con em nông dân để chuyển nghề nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động; tham gia phối hợp xây dựng mô hình và hướng dẫn phát triển các hợp tác xã và các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.

Bước đầu Hội đã tổ chức được một số hoạt động dịch vụ có hiệu quả, thiết thực, giúp nông dân nghèo không có tài sản thế chấp tháo gỡ được khó khăn, nhất là khâu đầu vào của sản xuất như: vốn, vật tư nông nghiệp, đưa tiến bộ khoa học- kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, làm tăng năng suất, sản lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá nông sản, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.

Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nông dân, nông thôn, nông nghiệp đang đối diện với nhiều thách thức nghiệt ngã: nền nông nghiệp trong tỉnh cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, chưa phát triển, tỉ suất hàng hóa, kĩ thuật sản xuất, sức cạnh tranh và thương hiệu hàng hóa còn thấp. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, công bằng, dân chủ, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một nhiệm vụ to lớn của tất cả các ban ngành trong tỉnh, trong đó trách nhiệm của Hội Nông dân là rất nặng nề. Trước yêu cầu của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đất nước, mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trọng điểm, Hội Nông dân tiếp tục đổi mới để vươn lên xứng đáng với vai trò nòng cốt của phong trào nông dân trong thời kì mới.

Để tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên phát triển sản xuất, các cấp Hội Nông dân đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân trên cơ sở đề nghị cấp trên tiếp tục bổ sung kinh phí và huy động từ nhiều nguồn. Hội tiếp tục xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân ở các cơ sở; đồng thời thí điểm đầu tư quỹ này vào việc xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo qui mô lớn hoặc mô hình kinh tế tập thể.

Hội Nông dân phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội giúp nông dân vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả thông qua các tổ vay vốn do Hội Nông dân thành lập.

Các cấp Hội chủ động giúp nông dân xây dựng các dự án khả thi để tổ chức sản xuất, hỗ trợ nông dân về trình tự thủ tục để người dân tiếp cận với các nguồn vốn theo qui định.

Để hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kĩ thuật và công tác quản lí trong sản xuất, kinh doanh; Hội xây dựng nhiều mô hình trình diễn để nông dân tham gia học tập. Do trình độ của nông dân còn có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến qua sách báo, tài liệu và các phượng tiện thông tin đại chúng. Cho nên cách tiếp cận tốt nhất đối với nông dân là học tập qua các mô hình trình diễn cụ thể, thông qua mô hình nông dân mắt thấy, tai nghe và làm theo. Hội Nông dân đã tiến hành lựa chọn các mô hình trình diễn điển hình, có sức thuyết phục, có hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong địa phương để trình diễn cho nông dân học tập.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất. Người dân rất cần được hỗ trợ chuyển giao khoa học kĩ thuật. Việc này phải được gắn liền với hoạt động sản xuất của họ và được xuất phát từ những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khâu đơn giản: Kĩ thuật chọn giống, kĩ thuật canh tác, kĩ thuật bảo quản sau thu hoạch, kĩ thuật chế biến nông sản … cách chuyển giao kĩ thuật đã được Hội Nông dân thực hiện qua mô hình sản xuất và thực tế trên đồng ruộng và chuồng trại trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Hội nông dân tỉnh thái nguyên trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá (giai đoạn 1997 – 2007) (Trang 59 - 63)