7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Những hình tượng con người vừa “phi thời gian”, vừa mang tính lịch sử cụ
tính lịch sử cụ thể
Trong những truyện đường rừng của Lan Khai, ta thường bắt gặp những hình tượng con người “phi thời gian” (đây là khái niệm ước lệ để chỉ những hình tượng con người không biết được sinh ra trong thời kỳ lịch sử cụ thể nào. Họ vừa như là con người của ngàn xưa lại vừa như là con người của thời hiện tại. Hành xử và nếp sống của dường như là một cái gì có tính thiên định. Ta chỉ biết họ sinh ra và sống ở miền núi, họ khác người miền xuôi, thế thôi). Miêu tả những con người như thế này là một đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn vốn ít chú ý tới sự tương tác giữa tính cách và hoàn cảnh xã hội, ít quan tâm tái hiện các tương quan lịch sử cụ thể.
Trong Tiếng gọi của rừng thẳm ta thấy Peng Lang là một cô gái xinh đẹp của núi rừng, một bông hoa của miền sơn cước đã từ bỏ trốn rừng xanh vượt qua lễ giáo của bản làng mới bằng lòng đến với Hoài Anh, theo chàng về chốn đô thành, nhưng rồi cuộc sống nhộn nhịp nơi đây đã làm cho Peng Lang cảm thấy nhớ núi rừng và nhận ra một điều mình là con đẻ của núi rừng nên không thể nào sống xa rừng thẳm được. Từ đó nàng từ bỏ cuộc sống nơi đô thị mà trở về miền sơn dã. Hay trong Hồng Thầu người đọc lại thấy hình ảnh
những thiếu nữ đường rừng ở đây hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp tươi trẻ khỏe khoắn hồn nhiên. Họ là những cô gái vừa quen vừa lạ: “tuy áo chàm chân không mà tươi đẹp lạ thường”, “mắt họ sáng ngời, má ửng đỏ, miệng cười tươi và thấp thoáng dưới tấm xiêm chàm là những đôi bắp chân bước nhịp nhàng vừa chắc nịch vừa trắng nõn” [31, 179]. Nhưng đằng sau vẻ đẹp về ngoại hình tràn đầy sức sống là những tính cách hồn nhiên trong sáng ngây thơ. Trong tiếng gọi giục giã của con tim yêu thương, những cô sơn nữ này đã chủ động tìm đến với tình yêu rất hồn nhiên. Họ cứ tin, cứ vui, tin ở sự trói buộc của những sợi tơ đào, tin ở sự kết thành cho hạnh phúc của mình qua những cuộc kén rể theo tục lệ của bản làng để rồi khi nắm bắt được hạnh phúc trong tay thì họ sẵn sàng gửi trọn tình cảm, tình yêu cho người mình thương: “Tin cậy ở chồng, vui cười hồn nhiên như một đứa trẻ”. Niềm tin, tình cảm chân thành, tình yêu vợ chồng đó là tất cả những gì thiên liêng nhất không thể thiếu được trong đời sống tâm hồn của mỗi con người. Khi đọc Suối Đàn
người đọc sẽ bất gặp hình ảnh Ẻn là một người con gái đẹp người, đẹp nết nên được bản làng cử làm cô Then: “Cô Then là đem lời ca tiếng hát phục vụ cho đồng bào mình, là mang lại những giờ phút sinh hoạt văn hóa tinh thần cho cuộc sống của con người chốn rừng núi thâm u” [13, 659]. Hình ảnh cô Ẻn trẻ trung tràng đầy sức sống nhưng hạnh phúc không mỉm cười với cô. Khi nàng yêu phải một chàng trai bị tàn tật không thể đem lại hạnh phúc đến cho mình. Tuy vậy Ẻn vẫn: “Không nỡ thấy người cũ tàn tật mà phụ bạc”. Nhưng trước sự xuất hiện của chàng trai người Kinh hào hoa phong nhã, tâm hồn nàng xao động. Cô đã tự bộc lộ tình cảm của mình. Tuy nhiên sau những phút giây hạnh phúc bên chàng trai người Kinh cô đã quay về với thực tại. Cô thấy rằng mình không thể phụ bạc mối tình đầu với Phù. Thất vọng và đau khổ nên nàng đã tìm đến ngôi nhà người tình cũ mà khóc. Việc đặt nhân vật vào một trạng thái tâm lý hết sức phức tạp cho thấy Lan Khai đã có một quan niệm mới về tình yêu đôi lứa, không phân biệt ranh giới giữa các dân tộc mà nên có
một tình yêu tự do cho con người ở đây. Cũng xuất phát từ sự tự do trong tình yêu nên từ cái nhìn đầu tiên Tuyết Hận đã yêu nàng Nhạn một tình yêu chân thành cao đẹp. Để rồi đến lúc nhận ra cha của nàng Nhạn là kẻ thù của mình, đã đẩy Tuyết Hận vào một hoàn cảnh hết sức éo le: một bên là người yêu còn bên kia là thù nhà phải trả. Sự éo le này đã làm cho đầu óc chàng bị “Ám ảnh bởi một dĩ vãng đầy nước mắt, mà trong đời chàng không bao giờ phai nhòa được” [14, 401]. Rồi Tuyết Hận chán ghét cuộc sống hiện tại, mơ ước cuộc sống bình thường: “Một cảnh đời khuất nẻo ở núi rừng vắng vẻ nào đó, trong một túp liều tranh sạch sẽ, đầy ánh sáng tươi cười, bên một dòng suối nô giỡn trong lòng cát sỏi, chàng muốn sống với những ngày bình dị, không tham lam không thù oán” [14, 410]. Nhưng cuộc đời đã không cho Tuyết Hận làm vậy, chàng phải sống và chiến đấu cho lẽ phải. Chàng phải là người đứng ra hòa giải sự thù hằn giữa hai nhà. Hình tượng Tuyết Hận còn nổi bật hơn khi chàng đã góp sức mình vào để bảo vệ quê hương đất nước, dũng cảm sông pha trên chiến trường giết giặc lập công. Còn Mai Pha trong Chiếc nỏ cánh đâu là một chàng trai khỏe mạnh, thông minh có tài thiện xạ.Trước cái chết của cha, chàng rất đau đớn nhưng chàng đã bình tĩnh mà tìm ra kẻ thù đó chính là Mat Nar một thủ lĩnh của bộ lạc Djarai. Ở Mai Pha người đọc sẽ nhận thấy sự dũng cảm của chàng khi lãnh đạo bộ lạc mình chống lại kẻ thù. Đây là hình ảnh người anh hùng của rừng núi. Một người anh hùng của mọi thời đại đã đứng lên chống lại cái ác bảo vệ sự yên bình cho bộ lạc mình.
Bên cạnh những con người “phi thời gian” thì trong tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai còn có hình ảnh những con người sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nghe kể chuyện đời họ, độc giả tức khắc nghĩ tới thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc. Nhân vật trong Đỉnh non thần là những con người như thế. Thời gian họ sống là thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta. Họ đã lớn lên nơi rừng núi và đã chứng kiến các cuộc xâm lược của kẻ thù như Bàn Văn Tam, Tuyết Hận. Là một chàng trai lớn lên trong thời loạn lạc được
người chú nuôi dạy từ nhỏ nên chàng rất giỏi võ và có một tâm hồn trong sáng. Sống ở nơi rừng núi làm bạn với thiên nhiên, nhưng cuộc đời chàng lại gập rất nhiều bất hạnh: cha mất, mẹ bỏ đi theo kẻ thù. Tuy không sống trong tình mẫu tử nhưng Tuyết Hận có một hoài bão lớn là quyết đem sức mình để bảo vệ quê hương đất nước. Khi giặc Pháp sang xâm lược thì chàng đã gia nhập vào triều đình để chống lại giặc Pháp. Trên chiến trường, Tuyết Hận chiến đấu anh dũng và lập được rất nhiều chiến công. Có thể nói Tuyết Hận là mẫu người lí tưởng tiêu biểu cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên yêu nước trong thời loạn lạc. Trong Đỉnh non thần người ta không thể nào quên nhân vật Bàn Tựu Nghĩa, một người gan dạ, dũng cảm và rất trung thành với chủ tướng. Bàn Tựu Nghĩa đã không ngần ngại nguy hiểm xông vào sào nguyệt của kẻ thù để trả thù cho chủ. Chính Tựu Nghĩa đã đứng ra quán xuyến mọi việc khi Bàn Văn Tam qua đời.
Bằng sự hiểu biết của mình về con người miền núi, Lan Khai đã cho ta thấy được một hệ thống nhân vật rất gần gũi. Đọc những truyện đường rừng của ông, ta thấy các nhân vật xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Có khi gặp những con người này trong quá khứ, cũng có khi gặp họ ở tương lai như Peng Lang, cô Ẻn, nàng Nhạn và cũng có lúc họ gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc như Tuyết Hận, Bàn Tựu Nghĩa. Tất cả đều tạo nên những hình tượng đẹp về con người miền núi.