Những hình tượng con người hiện thân của cái xấu, cái ác

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Những hình tượng con người hiện thân của cái xấu, cái ác

Đây là những nhân vật được Lan Khai khắc họa khá rõ nét với những việc làm đen tối, sống vô thủy, vô chung, lừa thầy phản bạn. Những thế lực này luôn tìm mọi cách để ngăn cảng tình yêu của các đôi trai gái trong làng hoặc vì lợi ích của bản thân mình. Điều này được thấy rỏ qua các nhân vật như Ma Vạn Thắng, Yến Xuân Đỉnh non thần, Tô Chố Dấu ngựa trên sương

và nhân vật tên quan trạng trong Tiền mất lực, tên quan chánh trạng trong

Rừng khuya.

Trong Rừng khuya ta thấy tên quan Chánh đại diện cho giai cấp thống trị luôn dùng quyền uy và thế lực của minh để ngăn cảng tình yêu của Mai Kham và Dua Phăn, dùng uy quyền để ép cha của Dua Phăn đồng ý gả Dua Phăn cho hắn. Luôn rình mò như một tên trộm, là một kẻ thô lỗ độc ác, dùng mọi thủ đoạn như bắn tên, chuốc rượu cho Mai Kham say để không cho

chàng đi gặp người yêu. Chính hắn là thủ phạm đã dẫn đến cái chết bi thảm cho đôi trai gái trong động Đèo Hoa. Hay trong tiểu thuyết Dấu ngựa trên sương, ta bắt gặp Tô Chố một kẻ độc ác đã dùng thế lực của đồng tiền để cứu nguy cho gia đình Tum Đìang và làm đám tang cho người cha. Nhưng khi công việc xong xuôi thì Tô Chố lộ rõ ý đồ của mình, liên tục đến đòi tiền Tum Đìang, không cho Tum Đìang thiếu đến mùa, mặc dù hắn thừa biết gia cảnh của Tum Đìang lúc này rất khó khăn không thể trả đủ tiền nên Tô Chố đã chỉ cho Tum Đìang biết là chỉ có cách phải để cho Tsi Na về làm vợ của hắn. Lúc này Tum Đìang mới hiểu rỏ được bộ mặt của Tô Chố. Hành vi của hắn hết sức thô bỉ và hèn hạ, dựa vào quyền lực đồng tiền để o ép những người dân lương thiện mà cuối cùng lại quay lưng với họ. Từ âm mưu đến hành động, Tô Chố đã hiện nguyên hình là một con ác quỷ đang hoành hành và gieo rắc kinh hoàng cho người dân vùng núi. Bên cạnh hình tượng những người lao động miền núi cùng cực, Lan Khai cũng thể hiện sinh động hình tượng những kẻ đại diện cho những thế lực đen tối. Đó chính là những kẻ thuộc tầng lớp thống trị miền núi, những kẻ đã tạo ra và nắm giữ cường quyền nhằm đè nén, bóc lột, cướp đoạt tự do hạnh phúc của những con người lương thiện. Đồng thời qua đây Lan Khai cũng muốn nói rằng miền núi, vùng cao xa xôi trong xã hội cũ là một bóng đêm dầy đặc mà ở đâu cũng xuất hiện những thế lực độc ác hoành hành, gieo rất nhiều đau khổ cho con người.

Bên cạnh những thế lực đen tối luôn tìm mọi cách để bốc lột sức lao động của con người thì còn có những nhân vật độc ác hơn và với những âm mưu thâm độc hơn. Vì mưu đồ nghiệp lớn mà nỡ ra tay sát hại chủ tướng của mình qua hình ảnh Ma Vạn Thắng trong Đỉnh non thần. Trước hết hắn sát hại chủ tướng của mình bằng cách lôi kéo Yến Xuân người vợ yêu của chủ tướng cùng tham gia vào kế hoạch “đồng tâm phản phúc”. Một mặt Vạn Thắng hẹn với Đoàn Thọ đem quân tới phá, một mặt cho Yến Xuân chuốc rượu cho chồng say. Còn hắn nửa đêm lẻn vào chặt lấy thủ cấp đem dâng nộp cho địch,

kết quả hắn đã thực hiện được ý đồ của mình và làm cho gia đình của Bàn Văn Nhị nhà tan cửa nát. Còn hắn vừa cướp được vợ vừa giết được chủ tướng, lại được triều đình phong cho làm quan đại tiết chế ở vùng châu Đại Nam. Với ý đồ bá chủ Vạn Thắng không chịu dừng ở đó mà hắn tiếp tục bòn rút sức dân, xây thành, đắp lũy, cho quân lính đi đánh chiếm đất đai ở nhiều nơi trong vùng. Gây ra cảnh máu chảy, đầu rơi diễn ra ở khắp nơi. Tội ác của Vạn Thắng ngày một chất chồng không thể tha thứ được. Cuối cùng hắn phải trả giá cho việc làm của mình là bị Bàn Tựu Nghĩa cắt đầu trả thù cho chủ. Đồng thời mộng bá vương của hắn cũng bị đập tan. Cái chết của Vạn Thắng là tất yếu bởi hắn đã đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, ngược lại với truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

Ngoài những nhân vật như Tô Chố, tên quan Chánh hay Ma Vạn Thắng luôn gieo nhiều tội ác cho nhân dân. Thì trong tiểu thuyết Đỉnh non thần nhân vật Yến Xuân cũng hiện nguyên hình là một người đàn bà vô thủy, vô chung đã làm trái với luân thường đạo lý. Chỉ gì một chút tham vọng làm một bà chúa giang sơn mà nhẫn tâm ra tay sát hại chồng mình, một vị chủ tướng tài ba để đi theo Ma Vạn Thắng. Hành động giết hại người chồng mà bấy lâu nay cùng đầu ấp tay gối với mình đã đi ngược lại với luân thường đạo lý làm người, với thuần phong mỹ tục và bị người đời sau lên án. Không dừng lại ở đó mà Yến Xuân còn nỡ bỏ đi người con “giữa khi còn trứng nước” trong cảnh dầu sôi lửa bỏng để đi theo một tham vọng thấp hèn. Yến Xuân là một con người không làm tròn bổn phận của một người vợ và cũng không làm tròn bổn phận của một người mẹ. Cho nên cuộc tình giữa Yến Xuân và Vạn Thắng chỉ là một cuộc hôn nhân chắp vá dựa trên tội ác và tham vọng. Cuối cùng Vạn Thắng phải chịu sự trừng phạt dẫn đến cái chết, còn Yến Xuân thì đau khổ tột cùng cả về tâm hồn lẫn thể sát phải đón nhận cái chết trong tủi nhục, trong bi thảm do chính bàn tay tội lỗi của mình gây ra. Nàng đã dùng dao đâm vào giữa ngực mình để kết thúc cuộc đời vô

nghĩa. Đó cũng là một kết thúc dành cho những kẻ bất nhân, bất nghĩa, sống trái với đạo lý làm người.

Qua cách thể hiện các nhân vật trên, ta thấy Lan Khai đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống nhân vật sống động như hiện thực. Có thể nói đây là một thành tựu to lớn của ông xuất phát từ sự hiểu biết về đặc điểm và tính cách của con người niền núi. Qua tác phẩm của mình Lan Khai muốn xóa đi những hàng rào ngăn cách giữa con người với con người, giữa các dân tộc khác cũng sống chung trên một mảnh đất Việt Nam yêu dấu. Tác giả muốn đem lại một thế giới thiên nhiên tươi đẹp mà ở đó chỉ có con người với con người đối xử với nhau như anh em trong một đại gia đình.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w