Một thiên nhiên có trật tự quy luật tồn tại riêng

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 29)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Một thiên nhiên có trật tự quy luật tồn tại riêng

Hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm của Lan Khai được miêu tả với những thời điểm khác nhau, lúc sáng sớm, lúc chiều buông và những đêm tối đến rợn người. Tất cả đều tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và có trật tự. Khi thì ta thấy cảnh vật ban ngày đầy sức sống và thơ mộng nhưng vào thời điểm tối đến là cả một sự nguy hiểm đang rình rập chung quanh. Bức

tranh thiên nhiên hiện lên qua tác phẩm khi gần, khi xa nhưng nó rất phù hợp với tâm trạng của nhân vật. Bên cạnh đó tác giả cũng tập trung miêu tả sự thay đổi của các mùa trong năm theo một trật tự nhất định.

Thiên nhiên trong những trang viết của Lan Khai gắn liền với các thời điểm khác nhau của ngày. Thời điểm nào cũng ứng với màu sắc của cảnh vật ấy. Đó là vào lúc sáng sớm: “Cuộc sống của muôn loài hình như phải chờ đợi cái tia nắng đầu tiên mới bắt đầu” [13, 548]. Trong rừng xanh hình ảnh tia nắng đem lại sự sống cho muôn loài, ánh nắng chiếu vào làm cho muôn loài trở nên thức tỉnh sau một đêm dài. Lúc này mọi sự vật đều vươn mình ra đón nhận sự sống của một ngày mới, nên làm cho cảnh thiên nhiên trở nên đẹp lộng lẫy: “Cái cảnh bên trong một khu rừng rậm. Khi mặt trời vừa lên, quả là một cảnh tượng của chiêm bao” [13, 719]. Khi buổi trưa ánh nắng chói chang bao trùm lên vạn vật tạo ra muôn nghìn thanh sắc làm cho cảnh đẹp và hấp dẫn người đọc hơn bao giờ hết. Lúc chiều đến: “Cảnh vật tươi cười thảnh thơi, sung sướng, sắc cây xanh bóng điểm những màu hoa rỡ ràng, nổi rõ trên nền mây trắng rãi rác khắp bầu trời trong vắt” [13, 620]. Buổi chiều càng đẹp hơn với cảnh: “Rừng cây căng lên chân trời một tấm màn sa dài màu úa sẫm” [13, 634]. Thời gian ban ngày đã qua đi để nhường chỗ cho đêm tối, cả khu rừng như chìm trong một lớp khói dày “Sương mù tỏa xuống, làm cho sự vật như bọc một lớp khói dày” [13, 757]. Rừng vào đêm càng trở nên đẹp đẽ bởi sự xuất hiện của các vì sao “Sao mai như giọt lệ” và “Mặt trăng như cặp sừng trâu, nằm vắt vẻo trên ngọn núi đằng xa” [13, 535]. Thời gian càng về khuya thì khu rừng càng trở nên đáng sợ, bởi sự xuất hiện của những âm thanh khác nhau: tiếng suối chảy, tiếng côn trùng, tiếng chim kêu và đặc biệt là sự xuất hiện của chúa sơn lâm “Đêm tức là giờ của sơn lâm thức dậy, rình mò, xạo xụng, cắn xé, giết chóc” [13, 528]. Khi miêu tả về thiên nhiên tác giả còn chú ý đến sự thay đổi của các mùa trong năm và sắp xếp theo một trật tự nhất định. Điều này giúp người đọc dễ cảm nhận được sự thay đổi của thiên nhiên

ở miền sơn cước. Mùa xuân cảnh vật tràn trề sức sống, mọi vật như khoác cho mình một tấm áo mới “bờ cỏ xanh non, những cánh rừng xa thẳm chạy dài tít tắp chân trời”. Tác giả đặc biệt chú ý tới mùa thu với hai sự cảm nhận khác nhau. Buổi sáng mùa thu “trời đẹp, khí hậu ấm áp. Vòm không trong xanh. Muôn tiếng chim ngàn đua hót làm rung rinh cái yên tĩnh bao trùm lên sự vật” 13, 536], buổi chiều “những cây phong bắt đầu thay sắc lá, đỏ rực một vùng. Những bông hoa lạ cuối mùa nở tung cố phô vẻ đẹp màu tươi trước ngày mưa phùn, gió bấc…” [13, 409]. Qua sự cảm nhận đó ta thấy mùa thu không khí trong suốt, dể chịu. Mùa đông có sự thay đổi về thời gian “ngày mùa đông, thời giờ qua như chớp. Dưới nền mây thấp sắc chỉ thoáng cái chỉ còn ghi chút ánh đỏ lờ mờ trên đỉnh non tây” [13, 514]. Ngoài sự qua nhanh của thời gian, cảnh vật ngày mùa đông cũng thay đổi: “Trời lờ mờ nước gạo, núi rừng như tan trong một bụi phấn tỏa mơ hồ, gió bấc chạy lướt từng cơn, đem theo không khí lạnh lẽo len lỏi vào mãi tận rừng sâu” [14, 371]. Với sự hiểu biết của mình về rừng núi, Lan Khai đã cho chúng ta thấy được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Một bức tranh tuân theo trật tự của quy luật biến đổi. Từ đó người đọc cảm nhận được những nét độc đáo nơi rừng núi.

Đến với những tác phẩm của Lan Khai ta thấy thiên nhiên ở đây còn tuân theo quy luật nhất định “quy luật của rừng núi”. Con người muốn tồn tại được thì phải thâm nhập vào thiên nhiên. Sống gần gũi, gắn bó và thân mật với thiên nhiên. Nếu không con người sẽ trả giá cho sự không hiểu biết của mình. Trở thành một kẻ cô độc giữa trốn rừng xanh, mà ở đó mọi sự nguy hiểm lúc nào cũng ở xung quanh. Cũng nhờ nắm được quy luật của thiên nhiên mà Bàn Văn Tam đã đánh bại được quân của Hòang Tất Liệt. Lợi dụng lúc đêm tối có mây mưa và gió mạnh mà ông ta đã đánh úp làm cho Hoàng Tất Liệt trở tay không kịp: “Đêm hôm ấy sau khi mặt trời lặn bỗng có cơn mưa. Mây đen tỏa mù mịt, xa xa thỉnh thoảng lòe một tia chóp nhoáng; sấm chuyển ù ù..” [14, 390]. Sự thắng lợi của Bàn Văn Tam cho thấy nếu chúng ta

sống hòa đồng với thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ như một người bạn hiền lành luôn giúp đỡ mọi người. Bên cạnh đó, sự thất bại của Hoàng Tất Liệt là sự thất bại của một người không nắm bắt được quy luật của thiên nhiên. Dựa vào thiên nhiên mà người ta có thể tránh né được mọi sự nguy hiểm, Mùn Sẩu đã dựa vào đêm tối mà tránh được sự phát hiện của lính canh để hạ thuốc độc giết Bàn Văn Tam: “Bỗng người thấy nguy, vội trèo thật nhanh lên một cây to, ôm chặt lấy nửa thân cây chìm khuất trong tối” [14, 440]. Hay dựa vào kinh nghiệm của mình mà họ có thể biết được điều lành dữ”. Hễ gặp chim diều hâu bắt rắn bay từ tay mặt qua tay trái là tốt” [13, 730]. Sống trong rừng núi chúng ta không tuân theo quy luật của thiên nhiên thì sẽ trả giá rất đắt cho sự không hiểu biết của mình. Mọi âm thanh, tiếng động lúc đêm tối cũng làm cho con người ta ghê sợ, đặc biệt là tiếng con chim “báng”. Đêm tối ở rừng núi làm cho con người ta không thể nào yên giấc được, nên họ đã lợi dụng những giờ thức khuya để làm việc và cốt để trấn an cho tinh thần của mình: “Họ lợi dụng những giờ thức đêm dài đằng đẳng và đầy lo sợ vẩn vơ ấy để làm những việc lặt vặt như xe sợi, đan giỏ mây, vót tên nỏ” [13, 711]. Do có sự hiểu biết về thiên nhiên nên cách sinh hoạt của con người miền núi rất đơn giản: “Họ lấy tre luồng đục thủng mắt nối liền lại với nhau, một đầu bắc ghé vào nước mới ở lòng đất phun ra kẽ đá, một đầu ghé vào máng ở đầu nhà. Cái máng có khi dài bằng hai ba cây số đặc lên những cái gạc bằng gốc vầu già hoặc bằng cành nhội là những thứ chịu được sương nắng lâu ải” [14, 441]. Với cách lấy nước này mà người miền núi có nước sạch uống quanh năm”.

Lan Khai là một cây bút viết về đề tài miền núi rất độc đáo. Bằng sự hiểu biết của mình về thiên nhiên ông đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới lạ về thiên nhiên mạn ngược. Một thiên nhiên đầy trật tự với cảnh núi non trùng điệp, hoa lá muôn màu và xen vào đó là hình ảnh của sông suối của những màn sương mỏng lúc chiều buông. Cùng với sự thay đổi của thời gian ngày mùa. Tất cả đều diễn ra theo một trật tự nhất định. Đặc biệt là sự vận

động của núi rừng và tạo vật theo sự biến đổi của cuộc sống tự nhiên. Những sự biến đổi này đã đem lại sự sống cho vạn vật trong rừng, nhưng nó không đi ra khỏi quy luật của rừng thẳm. Ở đây con người muốn tồn tại được thì phải thâm nhập vào thiên nhiên, phải tìm hiểu thiên nhiên. Nếu không chúng ta sẽ bị thiên nhiên loại ra khỏi cuộc chơi và sẽ trở thành một kẻ cô độc giữa chốn rừng xanh.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 29)