Nét độc đáo trong cách xử lý ngôn ngữ của Lan Khai so với các nhà văn viết

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 82)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Nét độc đáo trong cách xử lý ngôn ngữ của Lan Khai so với các nhà văn viết

các nhà văn viết truyện đường rừng khác

Lan Khai như chúng ta đã biết là một nhà văn sống gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số trong một thời gian dài nên ông rất am hiểu về cách ăn nói, cách nghĩ, cách làm của họ. Sự am hiểu này đã giúp Lan Khai đưa ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số vào trong tác phẩm của mình rất nhiều. Qua đó, màu sắc thiên nhiên hiện lên rất đậm nét trong từng trang viết của ông. Nó vừa thể hiện tính cách, vừa tạo được nét đặc sắc riêng trong ngôn ngữ của người dân tộc.

Khi miêu tả bức tranh thiên nhiên ta thấy Lan Khai sử dụng rất nhiều tính từ chỉ màu sắc và tính chất của sự vật. Khi nói về màu trắng của sự vật thì ông diễn tả rất nhiều màu khác nhau: màu sáng trắng như bạc, trắng tinh như ngọc, trắng ngần, trắng lờ lờ màu nước gạo. Khi nói đến màu vàng thì nhà văn sử dụng nào là vàng rực, vàng da cam. Màu đỏ, màu hồng cũng được ông sử dụng khá nhiều: Nào là đỏ tía, đỏ son, đỏ lờ mờ. Khi nói đến màu hồng thì: hồng thẫm, phản phớt hồng. Có thể nói Lan Khai là một nghệ sĩ hội họa, ông đã tập chung được rất nhiều màu sắc vào trong tác phẩm của mình. Trong bảng màu của Lan Khai thì màu vàng cũng được ông thể hiện khá độc đáo. Ấy là màu “vàng già lửa đỏ”, “men vàng lóng lánh”, “màu phấn kim nhũ pha màu tím”. Màu sắc mà Lan Khai sử dụng làm toát lên vẻ đẹp tươi sáng cho núi rừng. Đồng thời cho thấy quan niệm của ông về núi rừng không phải là nơi rừng thiêng nước độc mà đó là một phong cảnh hữu tình, xinh đẹp, đầy hấp dẫn. Bên cạnh những tính từ chỉ tính chất của sự vật Lan Khai còn sử

dụng rất nhiều từ láy như: mơ màng, tần ngần, rung rinh, lâng lâng, rầu rĩ, rực rỡ,…Đây là lớp từ có giá trị biểu cảm rất cao. Lan Khai cũng sử dụng rất nhiều từ láy để miêu tả âm thanh rì rầm, róc rách, xì xào của suối, thánh thót, lanh lảnh của những loài chim… Với hệ thống từ láy này người đọc sẽ bắt gặp một thế giới âm thanh chân thực, phong phú và hết sức gần gũi với con người. Lớp từ tượng hình cũng được Lan Khai sử dụng làm cho tất cả như hiện ra trước mắt ta. Hình ảnh của dãy núi hiện ra “sừng sững trên nền chân mây vàng rực, nom mơ màng như một thi sĩ già ngồi tư lự giữa mớ hào quang…” [14, 454], mặt trăng thì: “Như cặp sừng trâu, nằm vắt vẻo trên ngọn núi đằng xa” [13,535], dòng suối thì: “Hiền từ phẳng lặng, chạy lười biếng qua hai rặng bờ cỏ xanh non mơn mởn” [14, 454]. So với các tác giả viết truyện đường rừng như Thế Lữ hay Đái Đức Tuấn, thì có thể thấy bức tranh thiên nhiên của Lan Khai về rừng núi rất nhiều màu sắc và âm thanh tươi đẹp. Đến với tác phẩm Vàng và máu của Thế Lữ ta thấy bức tranh thiên nhiên đầy bí ẩn và kì quái. Khi đến với Đái Đức Tuấn ta thấy thiên nhiên ở đây báo hiệu sự chết chóc nơi rừng thiêng nước độc: “Một khi tàu chui qua khỏi núi ra tới nơi đất phẳng thì lại chỉ là một khoảng đất mênh mông bát ngát, lởm chởm những đá, trên mọc xanh um kín mít những thứ cây nhỏ không tên tuổi, lan rộng khắp vùng; trông bụi không ra bụi, đồng không ra đồng, chỉ thuần một màu xanh thẫm, không thấy mặt đất đâu nữa. Thứ cây đó chả hiểu là những loại gì, nó thấp lè tè, quá mặt đất độ hơn nửa thước, mọc chen lẫn với lau và sậy, với cỏ, với rêu, biến quãng bình địa ra một khu hoang vu xanh thẫm, rừng cây không ra rừng cây, nội cỏ chẳng ra nội cỏ. Trong muôn vàn thứ cây đó, thứ mọc nhiều nhất là cây săng, cây sim; có thứ lại có hoa trắng và hoa tím, điểm một nét diễm lệ trên vẻ trơ tẻ cằn cỗi của ngàn lau” [27]. Với việc lựa chọn những từ ngữ miêu tả có tính chất quyết định để đạt được mục đích của mình, Lan Khai còn sử dụng những biện pháp tu từ để làm cho bức tranh thiên nhiên hấp dẫn, đó là so sánh và nhân hóa. So sánh là một biện pháp cụ

thể hóa đối tượng, giúp cho người đọc hình dung được đối tượng mà nhà văn muốn nói đến. Ông so sánh “Mặt trăng, như cặp sừng trâu, nằm vắt vẻo trên ngọn núi đằng xa” [13, 535] gợi lên vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạng của đêm khuya. Ông so sánh: “Dòng nước từ trên dội xuống, rẽ làm hai và réo quanh thạch bàn như một khúc nhạc tươi vui, mát mẻ” [13, 656], gợi ra một không gian bao la rộng lớn. Nhưng cũng có lúc cảnh vật làm cho con người ta sợ hãy: “Cảnh vật bên ngoài im lặng đến nỗi người ta có cảm tưởng như sự sống trên thế gian đã ngừng hẳn lại” [13, 714]. Ấn tượng nhất có lẽ phải kể đến là sự so sánh màu sắc của những cây to bắt đầu vàng lá trên nền xanh và “những cây Kroơng nở hoa đỏ rực” làm cho “từng mảnh rừng trở nên như một tấm áo của thi sĩ lãng mạn cổ thời bị những vết hoen ố sau một tiệc lớn ở nơi lầu hồng có nhiều gia nhân, nhiều thơ và rượu [32, 183]. Bên cạnh đó là biện pháp nhân hóa làm cho cảnh vật trở nên sinh động và có hồn hơn. Chúng cũng biết ủ rũ, biết buồn bã, biết rầm rì kể những chuyện đem từ nơi xa lạ đến.

Như vậy, với tài năng của mình Lan Khai đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Ông đã chứng minh điều đó bằng hệ thống ngôn ngữ với cách so sánh, nhân hóa của riêng mình. Có thể nói Lan Khai đã chạm được vào những cái tinh vi nhất của cảnh sắc rừng núi, do đó đã tạo được dấu ấn riêng trong mảng đề tài viết về miền núi và để lại trong lòng người đọc một dấu ấn khó phai.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w