Dùng ngôn ngữ người mạn ngược như một cách tạo không khí đặc trưng cho

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Dùng ngôn ngữ người mạn ngược như một cách tạo không khí đặc trưng cho

khí đặc trưng cho truyện

Đến với những tác phẩm đường rừng của Lan Khai, ta thấy việc xử lí lời ăn tiếng nói của người dân tộc thiểu số trong tác phẩm của ông rất hợp lí và sinh động. Có được điều này là do nhà văn sống gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số nên ông rất am hiểu cách nghĩ, cách nói cũng như những phong tục tập quán của họ. Lan Khai đã đem đến cái mới, cái lạ cho người đọc, đồng thời tạo được sự hấp dẫn riêng cho tác phẩm của mình và giúp người đọc có cơ hội hiểu thêm về ngôn ngữ của người miền núi.

Những truyện đường rừng của Lan Khai thu hút người đọc không chỉ ở cốt truyện đơn giản, gần gũi với con người mà ông còn dùng lời ăn tiếng nói của người dân tộc tiểu số vào trong tác phẩm của mình. Để bày tỏ tâm sự của

mình nàng Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu đã cất tiếng hát khi tương tư chàng Mai Khâm:

Bih hre Kơrung Klang ping Kơbăn Tăng Xuan tơno Kang blo tơdrah…

(Chàng đẹp như rắn hoa mai Như con trĩ bạch theo vòi gió nam Như cái điếu ngà An Nam

Như cây cổ thụ trong ngàn núi xanh) [13, 723-733].

Hầu hết các cuộc tình của những đôi trai gái miền núi, khi họ đến với nhau điều thể hiện qua lời hát để giãi bày tình cảm. Chàng Mai Kham trong Rừng khuya đã mượn lời hát để nói lên tâm trạng của mình khi gặp lại Dua Phăn:

Mười năm, lại trở về ngàn

Mười năm lại gặp mặt nàng hôm qua Gặp nàng, lòng những ước mơ

Ngoài hiên trong nhện vương tơ mà sầu [13, 494].

Và để đáp lại tấm lòng của Mai Kham thì Dua Phăn cũng cất giọng hát để nói lên tâm trạng của mình:

Rượu cần uống ít mà say

Giọng vàng nghe thoáng đã ngây ngất tình Mặt nàng trong khoảng đêm thanh

Hỡi người lên tiếng ghẹo mình là ai ? [13,495].

Ngoài việc dùng lời hát để bày tỏ tình cảm, người dân tộc thiểu số còn thể hiện ngôn ngữ rất riêng của mình trong sinh hoạt hằng ngày, với cách gọi tên sự vật như tên núi, tên sông, tên làng… Khi là tiếng đệm, khi lại là lối xưng hô trong quan hệ gia đình, bạn bè. Trong Tiếng gọi của rừng thẳm Lan

Khai đã mượn lời ăn tiếng nói của người dân tộc thiểu số rất nhiều như: lộn (lợn), dà (nhà), diều (nhiều), tước (trước), đợc (được), nộ (nợ), Gia sẳng Cang Ngrào (Tôi yêu Cang Ngrào), Gia ssẳng Peng Lang (tôi yêu Peng Lang), Dơ (Dưa), lá vè (lấy về).

Phần lớn sáng tác của Lan Khai điều lấy bối cảnh từ rừng núi, con người cũng là con người của rừng núi nên việc sử dụng lời ăn tiếng nói của người dân tộc thiểu số là rất nhiều, thể hiện một ngôn ngữ rất riêng của họ. Ta hãy theo dõi đoạn sau để thấy được tài năng của Lan Khai trong việc thể hiện ngôn ngữ người miền núi:

“Peng Lang cau mày nghĩ ngợi, nào chuyện dị cô ngăn trở việc nhân duyên của cô với Cang Ngrào, chuyện anh chàng lạ mặt ngoài tỉnh đã gọi trai Đèo Hoa là một lũ ngợm, chuyện Cang Ngrào bị hắt hủi vì chẳng giàu có bằng ai…

Bấy nhiêu tâm sự ngổn ngang, khiến cho Peng Lang không giữ nổi vẻ buồn sầu hiện trên nét mặt.

- Peng Lang à! Ngồi ăn với Peng Lang, gia vui sướng lắm nè… cứ nhìn nhau cũng đủ no.

Peng Lang nhìn Cang Ngrào một cách ái ngại: - Gia cũng vui sướng lắm, Cang Ngrào ọ! Ông Khán Thi nháy mắt bảo hai người:

- Eng chị vui lắm à?... Côông cổ con lộn đấy nè! - Nói đoạn ông bê cả một cái chân giò đưa lên miệng gặm.

Peng Lang đỏ mặt!

- Phấy! Ông Kháng Coóng lảo bệ! Cang Ngrào nắm tay Peng Lang cười: - Gia sẳng mề!

Cô gục đầu vào vai anh, âu yếm: - Gia sẳng Cang Ngrào!...” [13, 584]

Với việc sử dụng ngôn ngữ người dân tộc tiểu số trong tác phẩm của mình, Lan Khai đã tạo ra được sự riêng biệt hết sức độc đáo, so với các nhà văn viết truyện đường rừng, ông đã làm cho người đọc có cơ hội hiểu thêm về những ngôn ngữ người miền ngược và những phong tục tập quán nơi đây.

Để ca ngợi vẻ đẹp của cô Ẻn trong Suối Đàn, Sẩu đã hát:

Mèng hai đắc đuổi hoa phống bỏng Pi a là điếp nặm phòng sinh

(Bướm kia chết mệt vì hoa

Lá kia đợi nước thẫn thờ lòng khe)

Điếp noọng lại, thương noọng lại Điếp noọng bố kin ngài kin chầu Chần ngài kin tỷ tón

Điếp noọng khao ón điếp noọng lại!

Yêu thương xiết kể bao nhiêu

Yêu thương đến nổi sớm chiều quên ăn Sớm chiều mấy bữa quên ăn

Ngồi mơ cái vẻ trắng xinh hơn đời [LK, 638-639].

Trong tác phẩm của Lan Khai ta bắt gặp rất nhiều câu hát của các dân tộc khác nhau. Tất cả đều đem đến một không khí vui tươi cho chuyện, gây hứng thú cho người đọc.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w