Ngôn ngữ người mạn ngược đối với việc thể hiện tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ người mạn ngược đối với việc thể hiện tính cách nhân vật

nhân vật

Những truyện đường rừng của Lan Khai thu hút người đọc không chỉ bởi cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời thường. Mà ở đó người đọc còn bắt gặp được hình ảnh của những con người hiền lành chất phác “nghĩ sao nói vậy”. Họ chỉ ao ước có được cuộc sống bình thường, không màng danh lợi, sống gắn bó với nhau, quan tâm lẫn nhau như một đại gia đình.

Tiếp xúc với những nhân vật của Lan Khai ta thấy họ rất thật thà, hiền lành và chất phác. Trong những cuộc nói chuyện họ thường sử dụng những từ ngữ như: “mày”, “tao”, “nó”, “thằng…” để xưng hô với nhau. Trong

Tiếng gọi của rừng thắm để phản đối mối tình giữa Peng Lang và Cang Ngrào, Bà Trương đã dùng những lời lẻ hết sức thô sơ, mộc mạc, thể hiện được tính cách của người miền núi, họ nghĩ gì là nói vậy: “Ừ, tao không phải nói nhiều. Tao là mẹ, là chủ cái nhà này. Sau khi tao chết, Peng Lang làm gì tùy ý. Nhưng tao còn, tao muốn Peng Lang phải vâng lời. Đồ gái hư: Tao vất vả nuôi con, giờ con khôn lớn, con cải vả đay chăng?” [13, 573]. Với bản tính con người miền núi Peng Lang đã lên tiếng bênh vực cho Cang Ngrào, bác bỏ những ý nghĩ xấu của mẹ mình về Cang Ngraò: “Cang Ngrào không phải thằng đồ khốn đâu nè!”; “Cang Ngrào tươi lắm! Cang Ngrào rất yêu con!” [13, 573].

Nhân vật của Lan Khai là những con người sống rất thủy chung có trước, có sau. Họ chung thủy với mối tình của mình và sẵn sàng chết để được bên nhau. Trong Rừng khuya ta bắt gặp một mối tình tuyệt đẹp của Dua Phăn và Mai Kham. Họ là một đôi trai tài gái sắc của động Đèo Hoa. Nhưng tên quan Chánh trong làng đã cậy quyền thế mà ép cha của Dua Phăn phải gả Dua Phăn cho hắn. Cuối cùng để thoát được tên Chánh Dua Phăn đã tìm đến Mai Kham và hai người đã chọn cái chết để được ở bên nhau: “Dứt lời và không để cho Mai Kham kịp đỡ, nàng rút con dao đầu nhọn đâm mạnh vào ngực. Nàng phục xuống, máu tươi phun bắn cả lên mặt Mai Kham. Mai Kham kêu lên một tiếng, vội cướp lấy con dao của Dua Phăn rồi cũng đâm thẳng vào cổ họng mình” [13, 524]. Hay đến với Suối Đàn người đọc sẽ bắt gặp một cô Ẻn đẹp người, đẹp nết lại có giọng hát hay nên được cả làng cử làm cô then. Nhưng thật trớ trêu một người con gái như vậy lại không được hưởng hạnh phúc. Từ khi gặp Khải nàng Ẻn đã đem lòng cảm mến, nhưng nàng không thể nói ra được bởi trước đó con tim nàng đã yêu Phù. Giờ đây nhìn người xưa bị

tàn tật nàng không thể phụ bạc nên nàng đã tìm đến cái chết để giữ trọn tình nghĩa với Phù.

Không chỉ mộc mạc thật thà trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà trong tình yêu cũng vậy, họ rất chân thật. Hầu hết các truyện tình của các đôi trai gái trong truyện điều mượn câu hát để thể hiện tâm tư tình cảm của mình. Họ không cầu kì trong việc bài tỏ tình cảm của lòng mình mà thường bài tỏ trực tiếp trước đối phương về tình cảm đó. Như Mai Kham, Dua Phăn trong Rừng khuya,Cang Ngrào, Peng Lang trong Tiếng gọi của rừng thẳm, Mai Khâm, Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu.

Với sự hiểu biết của mình về ngôn ngữ của các dân tộc tiểu số Lan Khai đã rất thành công trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Các nhân vật thường hành động theo những suy nghĩ của họ. Mặc dù đó là những suy nghĩ bình thường, không trau chuốt. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về tính cách giữa người miền xuôi và người miền ngược.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w