7. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Sự dung hoà đẹp đẽ giữa tính cá biệt và tính toàn dân của ngôn ngữ trong
ngôn ngữ trong truyện đường rừng của Lan Khai
Ngôn ngữ là chất liệu vô cùng quan trọng để nhà văn truyền tải những ý tưởng của mình đến với người đọc. Tất cả những gì nhà văn muốn nói cho chúng ta biết điều thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ này. Mỗi nhà văn khác nhau sẽ xây dựng những lớp từ riêng cho mình, qua mỗi đề tài khác nhau lại có những lớp từ riêng. Càng viết nhiều mỗi nhà văn càng bồi đắp cho kho từ vựng của mình thêm phong phú và đặc sắc.
Là một nhà văn viết truyện đường rừng, nhưng Lan Khai không quá lạm dụng ngôn ngữ của người miền núi vào trong tác phẩm của mình. Nhà văn chỉ sử dụng một bộ phận rất nhỏ như cách đặt tên cho các nhân vật của mình ta cũng thấy mang đậm dấu ấn người miền núi. Đó là những Peng Lang, Cang Ngrào, Mai Kham, Cô Ẻn v.v… Khi miêu tả tính cách của các nhân vật miền núi, nhà văn cũng sử dụng ngôn ngữ rất bình thường, giản dị gần gũi với
người đọc. Trong những đoạn miêu tả những cuộc nói chuyện của các nhân vật nhà văn có sử dụng ngôn ngữ của người miền núi nhưng với số lượng rất ít. Điều này nó không làm mất đi cái riêng biệt của người miền núi mà ta thấy có sự dung hòa đẹp đẽ với ngôn ngữ của người miền xuôi ta hãy theo dõi đoạn đối thoại sau:
“Peng Lang ôm mặt khóc.
Ông Trương đi thăm lần nước vừa về thấy vậy hỏi: - Cái gì thế Peng Lang?...
Bà Trương rít lên:
- Cái gì à?... Tôi bảo nó… tôi nghĩ kỹ rồi… không bằng lòng gả nó cho Cang Ngrào… nó cãi nhau với tôi… xấu lắm! Mun sả!
- Phá (cha) xem! Dị (mẹ) bảo Cang Ngrào là đồ ăn cắp, con bảo nội Đèo Hoa chẳng ai bằng Cang Ngrào…
- Ừ, Cang Ngrào nết na, thật thà lắm! Nhưng thôi, Peng Lang hãy xuống bảo nó cho trâu về, cho lợn ăn và đuổi vịt vào chuồng đi nè. Để phá nói chuyện với dị [13, 573].
Với sự thông hiểu về ngôn ngữ của người miền xuôi nên khi tiếp chuyện với Hoài Anh một chàng trai của thị thành Peng Lang đã không dùng những từ ngữ địa phương của mình mà dùng ngôn ngữ toàn dân để trả lời từng câu nói của Hoài Anh. Ta hãy theo dõi đoạn đối thoại sau giữa nhân vật miền xuôi và miền núi để thấy được nét độc đáo của Lan Khai trong việc sử dụng hệ thống ngôn từ:
“- Thưa cô cái, gò sắn ở khu rừng kia là của ông Trương nhà ta phải không?
- Phải đấy.
- Cả cái đầm lớn dưới chân gò? - Cả cái đầm.
- Tôi không biết, ông muốn mua à?
- Tôi muốn dựng trên gò ấy một cái nhà mùa đông thỉnh thoảng có vào đây săn đêm lấy chỗ chú chân.
- Ông thích săn bắn à? Chẳng lạ mặt cười: - Thích lắm!
- Mai ông lại hỏi phá tôi xem.
- Vâng, mai tôi đến. Nhưng phần cô, cô cũng nói giúp tôi nhé.
- Nói giúp ông? Tôi biết thế nào mà nói giúp được. Tôi quen biết ông bao giờ! Peng Lang lúc ấy đã hết rụt rè, nhìn thẳng vào mặt người lạ.
- Cô không quen tôi nhưng tôi quen cô lắm!
- Mai ông cứ chịu khó đến nói chuyện với phá tôi lần nữa. - Chịu khó? Cô làm như tôi ở tỉnh vào đây vất vả lắm? - Đường xa mà khó đi thật đấy chứ.
- Đường xa đã có ngựa. Vả lại cô không biết đó thôi, tôi mến cảnh Đèo Hoa, vì Đèo Hoa có một vài vật quý giá vô cùng…
Peng Lang ngạc nhiên hỏi: - Vật quý giá ấy là gì…?
- …Là cặp mắt đẹp nhất đời của Peng Lang!” [13, 577].
Tác phẩm của Lan Khai viết phần lớn cho người miền xuôi đọc. Nên khi nhà văn gọi tên các sự vật, sự việc cũng dùng ngôn ngữ của người miền xuôi. Khi miêu tả về những âm thanh, tiếng động hay những địa danh nhà văn có sự so sánh để giúp người đọc dễ hình dung về sự vật đó: “Nào tiếng nước lần chảy róc rách, nhiều khi giống như một chuỗi cười của giống ma quỷ. Nào tiếng gió lướt trên lá cây, thoáng nghe như những tiếng thở dài của một oan hồn nào đó.” [13,714]. Cách gọi tên các địa danh trong tác phẩm của Lan Khai cũng rất gần gũi: xóm Mèo, Nặm tỉ, động Đèo Hoa, Châu Đại Man, sông Gấm v.v… “Khoảng giữa Bắc quang - Hoàngtsưphì, ngay bên con đường núi dốc, có một
xóm Mèo tên gọi là Nặm tỉ. Dân cư đếm vỏn vẹn chừng đâu non chục bếp. Họ chuyên nghề mã phu và sống trong những túp lều bám cheo leo vào vách đá, như những tổ diều hâu” [13,526]. Khi nhắc đến các loài chim trong truyện, tác giả đặc biệt chú ý đến loài chim báng. Đây là loài chim mà người miền núi rất sợ bởi tiếng kêu của nó thường đem đến sự nguy hiềm cho con người: “Thì ra con chim báng đã kêu. Tiếng nó gào vang một cách ghê tợn và lâu lâu còn vùng ra làm sóng sánh bầu không khí yên lặng” [13, 533].
Như vậy, với việc sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số vào trong tác phẩm để gọi tên các sự vật hiện tượng thiên nhiên, gọi tên địa danh hay cách xưng hô hằng ngày trong giao tiếp, Lan Khai đã tạo nên một sự dung hòa đẹp đẽ về ngôn ngữ giữa miền xuôi với miền ngược. Tuy nhiên tác giả không lạm dụng nhiều ngôn ngữ người miền núi. Điều này khiến việc tiếp nhận tác phẩm sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa truyện đường rừng của ông chỉ kể chuyện xảy ra ở miền núi nên nhà văn không nhấn mạnh đến các chi tiết kì bí như các tác giả khác, nhưng vẫn có sức hấp đẫn lớn đối với người đọc. Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, Lan Khai đã góp phần xóa bỏ ranh giới giữa miền xuôi và miền ngược.
3.3. Một vài so sánh