1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái nhìn nghệ thuật về cảnh và người miền núi trong truyện đường rừng của lan khai

81 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 428,5 KB

Nội dung

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN -------- HOÀNG DIỆU THUỲ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ CẢNH NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC VINH - 2010 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN -------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ CẢNH NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC Người hướng dẫn : TS. Phan Huy Dũng Sinh viên thực hiện : Hoàng Diệu Thuỳ Lớp : 47B1 - Ngữ văn VINH - 2010 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Phan Huy Dũng, người thầy đã trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng phản biện đã đọc có những nhận xét quý báu cho khoá luận này. cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Vinh, gia đình, bạn bè đã động viên em hoàn thành khoá luận. Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Hoàng Diệu Thuỳ 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giai đoạn 1930 - 1945 là chặng đường đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Những tác giả lớn về văn xuôi, kịch, thơ có thể kể đến ở thời điểm này có Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính .Và khi nói tới các tác giả viết về đề tài miền núi thì không thể không nhắc tới Lan Khai. Là một cây bút dồi dào năng lực, luôn muốn thay đổi, hoàn thiện mình, Lan Khai đã tìm đến mảng đề tài này đã gặt hái được rất nhiều thành công. Thành tựu nổi bật nhất của ông chính là các tác phẩm thuộc đề tài “truyện đường rừng”. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống về truyện đường rừng của Lan Khai. Với đề tài này, chúng tôi muốn tái hiện, phân tích, lí giải cái nhìn nghệ thuật đối với cảnh người miền núi của một nhà văn tài năng có vốn sống phong phú, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số suốt đời hi sinh vì nghệ thuật, từ đó làm sáng tỏ những nét đặc thù của loại “truyện đường rừng” (vốn nằm trong mảng sáng tác về đề tài miền núi) của văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề “Truyện đường rừng” của Lan Khai là một trong những thành tựu xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại được nhiều học giả quan tâm ngay từ đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX. Trước Cách mạng tháng Tám, có một 4 số bài viết một số tác giả quan tâm đến Lan Khai như Trần Huy Liệu, Trương Tửu, Hải Triều, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan . Đương thời, Trương Tửu trong bài “Ba nhà văn tả cảnh” đăng trên báo Loa, số 79 thứ năm 22 Aout 1935 đã gọi Thế Lữ, Lưu Trọng Lan Khai là “ba nhà văn mới mẻ” vì đã cách mạng lối tả cảnh trong văn học Việt Nam hiện đại ở nhiều bình diện; đồng thời cũng tiên đoán rằng: “Tiểu thuyết của ba ông nên được hoan nghênh như một tân trào văn học tên tuổi ba ông sẽ bắt buộc nhà văn học sử đặt lên một trang danh dự” [9;255]. Ưu ái hơn với Lan Khai, trong bài “Văn Lan Khai” cũng đăng trên báo Loa, số 83 thứ năm 19 September 1935, ông đánh giá cao thành tựu mà Lan Khai đạt được, gọi ông là “nhà nghệ thuật của rừng rú” vì “đã mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy rẫy những hình trạng nhiệm màu đột thú. Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm vị trí đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát” [9;255]. Trong các thành tựu nghệ thuật của Lan Khai, ông đề cao ngôn từ nghệ thuật mà nhà văn Lan Khai sử dụng trong tác phẩm. Giai đoạn tiếp theo, người ta đón đọc “Nhà văn hiện đại” (1942) Vũ Ngọc Phan cũng nhận ra sự đề cao của ông đối với tập “Truyện đường rừng” của Lan Khai. Theo Vũ Ngọc Phan, Lan Khai đã “dắt người ta một cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán, cho người ta thấy những tâm tính dị kỳ” [15;298]. Ông cho rằng sở trường của Lan Khai là những mảng đề tài viết về miền núi: “Mặc dầu Lan Khai viết nhiều loại từ trước đến nay, ông chỉ đáng được nổi tiếng về tiểu thuyết đường rừng hơn cả” [15;298]. Cũng như Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan đã đi vào nhận xét về cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong các truyện đường rừng của Lan Khai. Công trình tiếp theo có thể kể đến là công trình biên khảo “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (1965 - Tập III) của tác giả Phạm Thế Ngũ. Đến đây, Phạm Thế Ngũ đã đặc biệt đề cao khả năng quan sát của Lan Khai: “Ông có một vị trí quan sát tinh tế, được phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác, khúc chiết, nhiều khi giàu những hình ảnh tân kì. Ở những tiểu thuyết 5 đường rừng, khi thì ông huyễn hoặc người đọc bằng những bức tranh thiên nhiên đầy những ấn tượng, hình sắc, âm thanh. Khi thì ông đưa cây bút tả thật bình dị vào những cảnh sinh hoạt, giới thiệu cho chúng ta một cách tinh tế, chính xác, lắm nét phong tục dân thượng” [7;529]. Như vậy trong vòng ba mươi năm (1935 - 1965), “Truyện đường rừng” đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi đề cao. Tiếp đó, do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài những vấn đề tế nhị, di sản của Lan Khai đã bị thất lạc khá nhiều nên hoạt động nghiên cứu phê bình về tác giả bị hạn chế. Gần đây, trong nhiều công trình đã đi vào khảo sát nghiên cứu một cách sâu rộng toàn diện hơn về các tác phẩm của Lan Khai, trong đó chiếm đa số là các công trình nghiên cứu về “Truyện đường rừng” của nhà văn. Mới đây nhất có thể kể đến là cuốn “Truyện đường rừng, tác phẩm chuyên khảo” (2004), hai tác giả là Trần Mạnh Tiến Nguyễn Thanh Trường đã đưa ra những nhận xét với thành công hạn chế trong các tiểu thuyết đường rừng ở cả bình diện nội dung hình thức. Điểm lại tình hình nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về cảnh người miền núi của Lan Khai trong hệ thống truyện đường rừng, chúng tôi thấy đây là vấn đề đã được đề cập nhưng chưa được nghiên cứu toàn diện. Vì vậy, khoá luận này của chúng tôi là công trình đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về cảnh người miền núi của Lan Khai trong các tiểu thuyết “Truyện đường rừng”. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu đóng góp của khoá luận 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của khoá luận là Cái nhìn nghệ thuật về cảnh người miền núi trong “truyện đường rừng” của Lan Khai. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một cách có hệ thống sáu truyện tiêu biểu được đưa vào “Truyện đường rừng, 6 tác phẩm chuyên khảo” (2004) do Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Trường sưu tầm, nghiên cứu tuyển chọn gồm: - Rừng khuya - Mọi rợ - Tiếng gọi của rừng thẳm - Hồng thầu - Suối Đàn - Đỉnh non Thần 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Xác định vị trí “truyện đường rừng” của Lan Khai trong loại “truyện đường rừng” của văn học Việt Nam hiện đại. 3.2.2. Phân tích, lý giải cái nhìn nghệ thuật về thế giới thiên nhiên trong các tiểu thuyết “Truyện đường rừng” của Lan Khai. 3.2.3. Đánh giá nét độc đáo trong cái nhìn nghệ thuật của Lan Khai về con người miền núi thể hiện qua những “truyện đường rừng”. 3.3. Đóng góp của khoá luận Đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về cảnh người miền núi trong những truyện đường rừng của nhà văn Lan Khai, góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của Lan Khai cho văn học nước nhà ở đề tài miền núi. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Cấu trúc của khoá luận Ngoài Mở đầu, Kết luận Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận sẽ được triển khai trong ba chương: 7 Chương 1. Vị trí “truyện đường rừng” của Lan Khai trong loại “truyện “đường rừng” của văn học Việt Nam hiện đại. Chương 2. Cái nhìn nghệ thuật về thiên nhiên miền núi trong “Truyện đường rừng” của Lan Khai. Chương 3. Cái nhìn nghệ thuật về con người miền núi trong “Truyện đường rừng” của Lan Khai. Chương 1 VỊ TRÍ “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI TRONG LOẠI “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Khái niệm “truyện đường rừng” “Truyện đường rừngtruyện viết về miền núi, dưới hình thức phiêu lưu, sẵn sàng dung nạp những yếu tố thần kỳ, ma quái” [12;528]. Nó tập trung quan sát, thể hiện cái lạ của cảnh người miền này. Không phải mọi sáng tác về đề tài miền núi đều là “truyện đường rừng”. Những tác phẩm như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây” của Tô Hoài, “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao” của Nguyên Ngọc, “Vùng biên ải”, “Đồng bạc trắng hoa xoè” của Ma Văn Kháng, “Lạc rừng” của Trung Trung Đỉnh… khó được coi là “truyện đường rừng”, theo nghĩa ban đầu của khái niệm. Có lẽ trong một thời kỳ mà phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa được độc tôn, người ta cảm thấy e ngại khi miêu tả cảnh người miền núi theo lối “lạ hoá” hay thần bí hoá. Theo đó, khái niệm “truyện đường rừng” cũng bị thay thế bằng một khái niệm khác là truyện viết về đề tài miền núi. Trong khoá luận này, chúng tôi muốn phục nguyên khái niệm “truyện đường rừng” dùng nó để chỉ bộ phận sáng tác về đề tài miền núi theo kiểu những truyện đã ra đời trước cách mạng được các nhà văn, nhà nghiên cứu thời đó gọi là “truyện đường rừng”. Mạch truyện này về sau vẫn được tiếp tục với các tác giả như Lý Văn Sâm (Kòn Trô), Vũ Hạnh (Cô gái Xà niêng, Lửa rừng) . 8 “Truyện đường rừng có dung lượng quy mô phản ánh hiện thực khác nhau tuỳ thể loại mà nhà văn chọn lựa như tiểu thuyết, truyện vừa hay truyện ngắn” [12;528]. Có loại nghiêng về phong tục, có loại thiên về lịch sử có loại truyền kì (mang nhiều yếu tố kinh dị). Về loại được nói sau, có thể lấy ví dụ từ Lan Khai với những “Người lạ”, “Ma thuồng luồng”, “Đôi vịt con”, “Người hoá hổ”, “Gò thần”. Truyện “Ma thuồng luồng” kể cảnh một con mãnh thú từ hang sâu chui lên cưỡng hiếp vợ một anh phù thuỷ người Dao. Truyện “Người hoá hổ” là truyện ghê rợn về anh chàng Mèo đen (HMông) có mẹ già tự nhiên hoá hổ, xé xác cháu ăn thịt rồi chạy trốn vào rừng sâu, bị mất hết quần áo, còn toàn thân lông lá mọc đầy… Hay trong các tác phẩm của TchyA xuất hiện loại ma trành, hoá thân của những cái chết bất đắc kỳ tử. Những cái chết ấy không được siêu thoát, đầu thai. Muốn đầu thai kiếp khác phải bắt người khác thế mình. Dân gian còn gọi đó là “dớp” (dớp nhà). Peng Slao chính là con ma trành, về sau thoát được cảnh làm tôi tớ cho thần Hổ do đã tìm được người thay thế, người rơi vào cái dớp của kẻ trước: Slao có tiền duyên với Đèo Lâm Khẳng, một người của gia tộc lớn nhất vùng rừng núi Thạch Thành (Thanh Hoá). Nàng đã quyến rũ được anh chàng họ Đèo vào ngôi nhà sàn của mình để ân ái. Sau cuộc ân ái cuồng si giữa một kẻ là người một kẻ là ma, Peng Slao được giải thoát. Đó là kho tàng truyện lạ đầy màu sắc truyền kinh dị, nửa thực nửa hư, có khả năng khơi dậy tính hiếu kì của độc giả, kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Phần lớn các nhà văn như Đái Đức Tuấn, Thế Lữ đều viết loại “truyện đường rừng” này. Trong những câu chuyện này, dường như sự sống của con người hoàn toàn chìm khuất giữa núi rừng. Ở đây, Đái Đức Tuấn Thế Lữ quan tâm nhiều hơn cả vào những chi tiết gây sự giật gân, kinh dị nên ít nhiều đã bỏ qua những khung cảnh nên thơ, những cuộc sống êm đềm giản đơn cũng không kém phần màu sắc của con người vùng cao. 1.2. “Truyện đường rừng” trong văn học Việt Nam hiện đại 9 Đề tài miền núi luôn là khoảng trời hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà thơ Việt Nam muốn tự do bay lượn kiếm tìm những điều mới lạ, thú vị. Ngay từ buổi đầu, giai đoạn 1930-1945, các truyện đường rừng có thể kể đến là “Vàng máu” của Thế Lữ, “Thần Hổ”, “Ai hát giữa rừng khuya” của TchyA - Đái Đức Tuấn cùng với các truyện lịch sử, phong tục miền núi của Lan Khai… Những truyện thời kì này mang đậm tính truyền kì. Đặc điểm chung của nhiều truyện đường rừng giai đoạn này là cái nhìn còn xa lạ, e dè đối với thiên nhiên miền núi. Trong các truyện, miền núi hiện lên như là một thế giới bí ẩn, linh thiêng, đầy hiểm nguy bất trắc, vừa gợi trí tò mò khám phá vừa tạo cảm giác ghê rợn. Không gian truyện thường xuất hiện bóng tối những hình ảnh, âm thanh có sức tác động, kích thích mạnh vào cảm giác của người đọc. Các từ "âm u", "huyền bí", "bí mật", "rùng rợn", "ghê rợn", "kinh dị", "khủng khiếp", "lạnh lẽo", "lạnh buốt" . lối miêu tả với các cụm từ như “sự dị thường lẩn quất”, “nhiều thanh âm gở lạ”, “những tiếng bí ẩn”, “tiếng hát quái dị, hình như không phải của người” . xuất hiện với tần số cao có tác dụng khơi gợi tính hiếu kì cảm giác rùng rợn trong một thế giới nửa hư nửa thực. Cảnh núi rừng, mây, suối thường được các tác giả hình dung như những quái vật ẩn chứa bao bí mật sự khủng khiếp. So với tác phẩm của TchyA các nhà văn đương thời khác, thế giới thiên nhiên trong tác phẩm của Lan Khai chân thực, phong phú gần gũi hơn. Bên những gam màu tối lạnh, còn không ít cảnh nên thơ, tươi sáng. Các truyện “Suối Đàn”, “Hồng thầu”, “Tiếng gọi nơi rừng thẳm”, “Rừng khuya”, . của Lan Khai cho thấy sự sống khá sinh động của nhiều loài thảo mộc cầm thú nơi hoang dã, với nhiều màu sắc ứng với nhiều khoảnh khắc thời gian. Đến giai đoạn văn học cách mạng, những vấn đề cơ bản nhất của hiện thực miền núi được chú ý khai thác. Ta bắt gặp ở đó những con người vững vàng, gang thép như những cây rừng cũng thuần khiết, trong sáng như cuộc đời của người vùng cao. Tiêu biểu có tác phẩm: “Đất nước đứng lên” 10 . Truyện đường rừng của Lan Khai. Chương 3. Cái nhìn nghệ thuật về con người miền núi trong Truyện đường rừng của Lan Khai. Chương 1 VỊ TRÍ “TRUYỆN ĐƯỜNG. truyện đường rừng của Lan Khai trong loại truyện đường rừng của văn học Việt Nam hiện đại. Chương 2. Cái nhìn nghệ thuật về thiên nhiên miền núi trong

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (2001), Chân dung văn học - Tiểu luận phê bình, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung văn học - Tiểu luận phê bình
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2001
2. Lan Khai (1941), Đường đi Cao Bằng, NXB Hương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường đi Cao Bằng
Tác giả: Lan Khai
Nhà XB: NXB Hương Sơn
Năm: 1941
3. Lan Khai (1944), Mưa xuân, NXB Hoạt động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mưa xuân
Tác giả: Lan Khai
Nhà XB: NXB Hoạt động
Năm: 1944
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. M. B. Khrápchenkô (1979), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: M. B. Khrápchenkô
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1979
6. Nguyễn Huy Thiệp (1989), Những ngọn gió Hua Tát, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngọn gió Hua Tát
Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
Nhà XB: NXB Văn hoá Dân tộc
Năm: 1989
8. TchyA Đái Đức Tuấn (2007), Ai hát giữa rừng khuya, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ai hát giữa rừng khuya
Tác giả: TchyA Đái Đức Tuấn
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2007
9. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
10.Trần Mạnh Tiến (biên soạn, 2006), Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
11. Trần Mạnh Tiến (sưu tầm, nghiên cứu và tuyển chọn, 2002), Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê bình văn học, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê bình văn học
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
12. Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Trường (sưu tầm, nghiên cứu và tuyển chọn, 2004), Truyện đường rừng, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện đường rừng
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
13. Trương Tửu (1935), “Ba nhà thơ tả cảnh”, Loa (số 79) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba nhà thơ tả cảnh”, "Loa
Tác giả: Trương Tửu
Năm: 1935
14. Trương Tửu (1935), “Văn Lan Khai”, Loa (số 83) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Lan Khai”, "Loa
Tác giả: Trương Tửu
Năm: 1935
15. Tuyển tập Thế Lữ (1995), NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Thế Lữ
Tác giả: Tuyển tập Thế Lữ
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1995
16.Vũ Ngọc Phan toàn tập (2008), tập II, III, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Ngọc Phan toàn tập
Tác giả: Vũ Ngọc Phan toàn tập
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2008
7. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử ước tân biên, tập III (giai đoạn 1862 - 1965), Anh Phương ấn quán, Sài Gòn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w