Tình người muôn điệu

Một phần của tài liệu Cái nhìn nghệ thuật về cảnh và người miền núi trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 60 - 81)

Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình là con người, tác phẩm văn chương phải đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người với cộng đồng, giữa con người với tự nhiên, quan trọng hơn

nữa là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu tình cảm của con người, phát hiện ra tính nhân văn cao cả có thể tác động đến nhận thức thẩm mỹ của người đọc. Tâm tư tình cảm của người miền núi cũng được đề cập trong nhiều tác phẩm văn học. Tuy nhiên để có cái nhìn sâu sắc, tường tận thì chưa có được nhiều. Điều này không phải là do nhà văn không có tài năng, mà quan trọng hơn, họ không có đủ kinh nghiệm và vốn sống để viết cho hay, cho đặc sắc, nhất lại là viết về nơi rừng núi với “những cuộc đời là những bí mật phủ sương mờ” không dễ gì nắm bắt. Lan Khai sinh ra ở vùng cao, tiếp xúc với con người nơi đây từ rất sớm. Người ta thường nói tình yêu hơn hết ở duyên phận. Tình yêu của Lan Khai dành cho đất và người nơi đây cũng là do cái duyên cái nợ này. Khi đi vào phân tích, lí giải đời sống tình cảm của đồng bào các dân tộc miền ngược, Lan Khai trở thành một nhà tâm lí học. Với Lan Khai, đồng bào dân tộc chưa bao giờ là những người thô kệch, mông muội, xấu xí, đói rách, theo nghĩa miệt thị, khinh thường. Câu châm ngôn Các Mác ưa thích là: “Không gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi” cũng chính là nhận thức tác giả muốn nói với chúng ta. Cuộc sống đầy vất vả trong khắc nghiệt, nhận thức còn nhiều hạn chế cùng với tập tục mang tính cộng đồng bó buộc, thử hỏi tránh sao được những cổ hủ, lạc hậu. Nhưng ẩn trong bề ngoài xù xì, thô ráp ấy, Lan Khai vẫn tìm ra được những hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn tình cảm của người miền núi (mượn cách nói của Nguyễn Minh Châu) để từ đó chúng ta thấy được tình người muôn điệu thắp sáng những trang viết của nhà văn “Lâm Tuyền Khách”.

Cùng với tính cộng đồng cao, người miền núi luôn biết yêu thương nhau, đoàn kết trong những lúc vui cũng như lúc đau buồn. Vui là lúc họ cùng chung một buổi chợ phiên; cùng nhau chúc tụng đôi lứa kết hôn; cùng nhau ném “còn” trong ngày Tết năm mới...Buồn là lúc họ đưa người chết về nơi an nghỉ cuối cùng giữa thiên nhiên. Cùng với sự gắn bó với núi rừng, người miền núi yêu cây cỏ, chim muông, yêu quê hương bản quán. Peng - Lang trong “Tiếng gọi nơi rừng thẳm” ngỡ đã tìm được hạnh phúc cuối cùng bên Hoài

Anh và sống an nhàn nơi thành thị, nhưng “đã đành nàng yêu Hoài Anh lắm, nhưng bảo nàng bỏ cảnh Sơn lâm thì nàng thực không thể sao bỏ được. Những lời êm ái dù đằm thắm đến đâu cũng chẳng bằng tiếng con vàng anh hót giữa khoảng trời yên lặng. Những sự nâng niu êm ái đến bậc nào cũng vẫn kém xa làn gió xuân êm dịu thoáng qua trên khuân mặt vuốt ve hai gò má hồng hồng...và miếng cao lương sao có thể thay hẳn được những giờ mờ mộng bên bờ suối trong xanh...” [12;16]. Dường như, thiếu núi rừng, họ thiếu ôxi để sống tiếp cuộc sống. Người miền núi cũng là những người yêu thương gia đình, cha mẹ, anh em. Chàng trai Tuyết Hận trong “Đỉnh non Thần” là nhân vật hội tụ tất cả các vẻ đẹp của một người con yêu thương cha mẹ, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn và có tình yêu tha thiết. Chàng biết mẹ là người tham lam, phản bội gia đình, đi theo Ma Vạn Thắng, kẻ đã giết cha chàng “nhưng lòng chàng vẫn đau như cắt”, “không khỏi xót thương cảm động”, “chàng nghĩ đến những khi sài đẹn trứng nước mẹ ấp ủ ở trong lòng” [12;408]. Tình yêu với nàng Nhạn lúc nào cũng ở trong tim chàng, nhưng với tư cách một người con, chàng phải trả thù cho cái chết của cha và chỉ dám nhìn tình yêu của mình ở xa. Với người chú Bàn Văn Tam, người đã thay cha nuôi chàng khôn lớn, chàng rất mực kính trọng và không hề muốn chú buồn hay thất vọng. Tuyết Hận cũng là một chàng trai có chí khí anh hùng. Đi theo tiếng gọi của những phong trào yêu nước dưới xuôi chống lại bọn Pháp mới vào xâm lược, chàng đã xông pha trong các cuộc chiến đấu và hi sinh một cách ngoan cường “ngực bị thủng vì đạn của quân Pháp đến cứu viện bắn” [12;497]. Bàn Tuyết Hận chính là một biểu tượng biểu trưng cho sức mạnh, tình yêu muôn điệu của con người miền núi Riêng ở trong giới hạn đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu, phân tích, lí giải rõ hơn về đời sống tâm tư tình cảm của con người miền núi trong tình yêu đôi lứa - một mảng màu đa dạng và rất thành công trong bức tranh toàn vẹn về cuộc sống của đồng bào các dân tộc của nhà văn.

Viết về tình yêu của lứa đôi miền núi đầy màu sắc có lẽ cũng là một sự khai phá mới mẻ. Trong thế giới truyện kì ảo của Đái Đức Tuấn có tình yêu của ma với người, cũng có tình yêu của cô gái người Mường và một chàng trai miền xuôi. Nhưng nàng Oanh Cơ và chàng Trọng Việt dường như mang dáng dấp anh hùng cứu mỹ nhân mà chưa phải là hình ảnh phản chiếu con người dân tộc như đúng bản chất của họ. Còn Lan Khai, bằng rung cảm của một nhà văn gắn bó, am hiểu tường tận về người dân tộc vùng cao, tình yêu có trăm nghìn cung bậc tình cảm khác nhau. Mỗi câu chuyện trong tập “Truyện đường rừng” lại kể về một tình yêu. Chẳng câu chuyện nào giống nhau như một nghìn lẻ một câu chuyện tình nàng Xêhêrazát đã kể cho vua nghe mà truyện nào cũng hấp dẫn. Tình yêu có những lối đi của riêng mình nhưng tác giả cũng cố gắng nắm bắt một cách chi tiết nhất, đầy đủ nhất. Tình yêu của đôi lứa miền núi rất trong sáng và hồn nhiên, mới buổi đầu còn e ấp, bối rối: khi Mai Kham chợt nghe tiếng hát của ai đó gợi nhớ quãng thời thơ ấu xa xôi rồi gặp lại Dua Phăn sau bao nhiêu năm tha hương trở về, tình yêu đã đến với hai người khiến chàng “như người quáng lửa, vẫn nhìn ngây dại trong lúc nàng thướt tha lại gần” [12;22], rồi “tự mỉm cười, nhắc thầm một cách âu yếm: Dua Phăn!” [12;23]. Còn Dua Phăn thì “hai má đỏ bừng”, “cười một cách tình tứ, rút khẽ cánh hoa mua trên búi tóc đưa cho Mai Kham” [12;23]. Ở tác phẩm “Tiếng gọi nơi rừng thẳm”, khi Cang - Ngrào gặp lại Peng - Lang, bốn năm không làm thay đổi khuân mặt người mình yêu “Peng - Lang vẫn thướt tha yểu điệu, xiêm áo vẫn thướt tha theo chiều gió thổi. Đôi nụ hoa vẫn thổn thức dưới lần yếm mỏng và chiếc khăn thêu vẫn làm rạng rỡ gương mặt trắng hồng” [12;105] và đến khi “Peng Lang lại gần. Chiếc khăn bịt tóc bỗng bị gió thổi bay xuống đất” đã làm cầu nối để tình yêu lên tiếng. “Dưới lần vải mỏng, mười ngón tay gặp nhau, hai linh hồn rung động. Cang - Ngrào muốn nhân dịp ấy ngỏ lời cầu thân, nhưng chỉ ấp úng được một câu “Peng - Lang à! Peng - Lang nhìn Cang - Ngrào và rút cái trâm ngà đưa cho, đoạn thủng thỉnh xuống đồi” [12;105]. Không cần phải nói gì nhiều, tình yêu

vốn là lẽ tự nhiên, trong phút chốc, họ nhận ra mình thuộc về nhau. Thế là đủ. Tình yêu của họ có những nhớ mong, chờ đợi, vì vậy, khi gặp nhau, niềm vui đã biến thành những giọt nước mắt “Hai giọt nước mắt chảy xuống má, một tiếng thổn thức lọt qua làn môi hé mở” [12;27]. Trong tác phẩm “Hồng Thầu”, tình yêu của những người phụ nữ cũng vô cùng trong sáng. Họ hồn nhiên như cỏ cây của rừng; quan niệm về tình yêu, hôn nhân cũng hồn nhiên và giản đơn như suy nghĩ của họ. Tự bao đời, với họ hôn nhân chỉ là việc trao cho ai đó ghế ngồi của mình, chàng trai nhận lời tức là họ đồng lòng. Và như thế họ có thể sống suốt đời vì chồng “tin cậy ở chồng, cứ vui cười như một đứa trẻ thơ” [12;238]. Tình yêu nam nữ miền ngược thuần khiết và không giấu giếm. Những chàng trai cũng chẳng hề ngần ngại khi nói đến chuyện tình yêu. Trái lại họ rất sôi nổi: “Anh nào cũng góp được một câu. Anh thì khéo sắm cho tình nương bộ vòng cổ, hay đôi nụ tai. Anh thì nhất quyết sẽ mua tặng bạn yêu đương chiếc ô máy lụa. Có anh ca ngợi cô nàng của mình không như ai thích trang điểm loè loẹt, chỉ ham mải việc cấy trồng, nhưng kết cục, anh vẫn định bụng khi ở chợ về sẽ tặng ai một chiêc dây lưng nhiễu quan lục hay nhất phẩm hồng. Câu chuyện cứ thế mà nở như gạo rang, điểm thêm những tiếng cười đắc chí, những cái nháy mắt tinh ranh hay những vẻ mơ màng êm ái. Có anh đang nói dở câu chuyện, vùng chạy ra một xó, ôm kèn thổi một khúc tự tình, như muốn đem cả bầu tâm sự gửi theo làn gió thoảng tặng ai xa” [12;47]. Trong tình yêu, họ cũng bộc lộ khao khát yêu đương mãnh liệt, có những say đắm, nồng nàn “cả linh hồn chàng mở đón lấy tình yêu, cũng như nụ hoa gặp luồng gió xuân ấm áp”, “trong khung cửa tờ mờ sáng, hai bóng đen chập lấy nhau. Sự yêu đương như chìm đắm cả hai linh hồn, một sự yêu đương nồng nàn thấm thía đến nỗi cả hai người quên hẳn đi đam mê nhục thể, xoắn xuýt lấy nhau và yên lặng rất lâu trong cái yên lặng của đêm thanh. Dưới vầng trăng lạnh, trái tim Dua Phăn đập mạnh bên trái tim chàng. Thân thể nàng thổn thức trong hai cánh tay khoẻ mạnh” [12;47]. Những say đắm, nồng nàn không phải là tất cả những xúc cảm trong tình yêu.

Tình yêu của họ cũng có những day dứt, những mâu thuẫn xung đột. Cô gái Peng - Lang trong “Tiếng gọi nơi rừng thẳm” vốn yêu chàng trai miền núi Cang - Ngrào rất chăm chỉ, chịu khó. Cũng như biết bao nhiêu tình yêu trên miền đất này, ít thi vị, ít lãng mạn và những lời nói bay bổng, tình yêu của hai người như những sự vật đang tồn tại trong rừng. Cang - Ngrào giống như một cây rừng to lớn, khoẻ mạnh, Peng - Lang giống như cây hoa dưới bóng cây rừng to lớn ấy, sinh ra đã ở cạnh bên nhau. Có một ngày, có một người từ miền xuôi lên đây với cách ăn nói hình ảnh, nhẹ nhàng, Peng - Lang đã chợt xao lòng, “chưa bao giờ cô nghe ai nói với mình như thế. Người ta lại biết cả tên cô nữa. Peng - Lang cảm động, linh hồn nàng như thoảng qua một trận gió xuân. Cô nghĩ đến những câu nói của Cang - Ngrào so với lời người lạ, một đằng êm đềm khéo léo, một đằng thô kệch nặng nề biết chừng nào! Cô ngẫu nhiên so sánh như thế, chứ thực ra chẳng có ý gì” [12;113]. Trong cô đã có sự so sánh ít nhiều “Cuộc đời bên ngoài sao mà nhọc nhằn, cực khổ, thảm đạm, ủ ê! Chẳng bù với trong nhà này, mỗi vật như một bài hát nhỏ ca ngợi sự an nhàn sướng thích”, “Tại sao ở đây, bọn ta sống vất vả thế mà, nơi khác họ lại sống sung sướng nhường kia?” [12;125], “không bao giờ Peng - Lang thấy Cang - Ngrào tầm thường quá như hôm ấy! Ngô, đậu, lúa nếp, lúa tẻ, kéo phân, tháo nước! Suốt đời có lẽ Cang - Ngrào chỉ loanh quanh có từng ấy ý nghĩ. Peng - Lang một khi đã thấy những bàn ghế đẹp, những cốc chén quý, những rượu thơm ngon, những nước hoa ngào ngạt thì những cái chết giẫm kia, cô chẳng thấy đủ cung sự sướng thích cho đời người. Cuộc đời bình dị giờ cô coi là một cảnh nhem nhuốc bần cùng” [12;139]. Chỉ cần thế thôi là tất cả những êm đẹp trong tình yêu đã không còn nữa. Cang - Ngrào rơi vào rất nhiều những trạng thái cảm xúc khác nhau. Người con trai miền núi đã yêu là yêu thắm thiết, sâu nặng. Nghĩ đến sự đổi thay của Peng - Lang, anh rất buồn: “Trong đám đông ai cũng vui cười ấy, Cang - Ngrào thành ra một kẻ lẻ loi. Anh thẩn thơ khắp bãi cầu, chỗ nào các cô tụ họp, anh cũng lần đến tìm tòi. Hơi thấy bóng người thiếu nữ nào ở xa đi tới, trái tim Cang - Ngrào cũng đập

thình thình, hi vọng bóng thướt tha kia tức là người mình đang mong đợi” [12;130], “Peng - Lang không đến thì Cang - Ngrào vui với ai?” [12;130]. Hồi tưởng lại quá khứ “Anh nhớ rằng cũng ngày này năm ngoái, khi hai người chưa hỏi nhau, Peng - Lang đã đến bãi còn sớm nhất, để tặng anh cái nụ cười đầu tiên của mùa xuân mới” [12;130] để cảm thấy “đau đớn rằng cái hạnh phúc đời anh đang gặp bước nguy nan” [12;132]. “Cang - Ngrào (...) chỉ trơ trọi một mình với một khối sầu. Đêm đêm muốn tìm sự khuây khoả trong giấc ngủ cũng không sao được. Anh trằn trọc thâu canh, mắt thường nhìn theo mảnh trăng cô độc giữa trời...” [12;143]. Trong phút chốc anh nghĩ đến sự phản bội của cô gái anh yêu. Không tính toán gì nhiều, anh muốn đi giết chết Hoài Anh, kẻ đã phá hoại tình yêu của mình. Nhưng anh chỉ suy nghĩ thế thôi. Yêu Peng - Lang đến tận cùng tình yêu, Cang - Ngrào thấy xấu hổ khi nghi ngờ người yêu, “anh vùng chạy biến vào quãng tối như một kẻ bất lương” [12;147] và anh đã chọn cái chết như là sự kết thúc tất cả. Peng - Lang cũng gửi gắm tình yêu của mình cho Hoài Anh, nhưng cô đã thực sự nhận ra mình không thuộc về nơi ấy. Hai cha con cô đã trở về với núi rừng ngay sau lễ cưới. Trước mắt cô cảnh quê hương “đáng yêu, đáng yêu quý biết ngần nào!... Trên cành sim, con sơn ca bỗng tung tiếng gọi, những tiếng gọi huyền bí của sơn lâm...”. Mai Kham và Dua Phăn trước sự ngăn cản của tên thầy cúng TsiNèng, một người rất có thế lực đối với đồng bào dân tộc vùng cao cũng phải dằn vặt đau khổ. Dằn vặt vì họ không được tự do yêu đương, lúc nào cũng phải lén lút hẹn hò. Dua Phăn bị cha mẹ bắt ép gả cho TsiNèng mong muốn bỏ đi với Mai Kham đến một vùng đất mới để sống hạnh phúc. Còn Mai Kham vì yêu Dua Phăn nên không muốn cô bị cha mẹ, họ hàng chê trách vì lấy Dua Phăn không đàng hoàng. Bao nhiêu mâu thuẫn và trước áp lực đe doạ của tên thầy cúng hiểm độc, họ lựa chọn cho mình cái chết bi thảm nhưng mãi mãi ở bên nhau: “Dứt lời và không để cho Mai Kham kịp đỡ, nàng rút con dao đầu nhọn đâm mạnh vào giữa ngực. Nàng phục xuống, máu tươi phun bắn cả lên mặt Mai Kham. Mai Kham kêu lên một tiếng, vội cướp lấy

con dao của Dua Phăn rồi cũng đâm thẳng vào cổ họng. Đôi tình nhân thế là giữ trọn lời ước hẹn. Mà cũng từ đấy trong rừng khuya, người ta bắt đầu nghe có tiếng chim ai oán gọi đàn… Giống chim khảm khắc này ban ngày vốn liền đôi với nhau, nhưng hễ lặn mặt trời, mỗi con lại bay đi một phương, rồi suốt năm canh lại ra rả gọi nhau, đến sáng bạch mới gặp gỡ. Người ta bảo đó là oan hồn của đôi tình nhân xấu số đã hoá đôi chim để muôn nghìn năm ca khúc hận tình dưới trời đêm lạnh” [58]. Tình yêu của nàng Nhạn và chàng Tuyết Hận trong “Đỉnh non Thần” cũng là tình yêu nhiều giằng xé. Tuyết Hận tình cờ cứu nàng Nhạn khi đang một mình chiến đấu với mấy người và bị thương. Tình yêu trong lần gặp ấy đã nhem nhóm lên trong tâm hồn đôi trẻ. Lan Khai đã rất tinh tế khi thấy những biến đổi tinh vi trong tâm tư của Tuyết

Một phần của tài liệu Cái nhìn nghệ thuật về cảnh và người miền núi trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 60 - 81)