1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai

121 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 588,5 KB

Nội dung

Trong bộ tiểu thuyết này “ Hữu Mai đã tạo được một bút pháp trẻ trung mềm mại khá hấp dẫn bằng cách kết hợp các yếu tố anh hùng ca và tình ca, hiện thực và lãng mạn … Người đọc luôn luôn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MAI ANH

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỮU MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN – 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MAI ANH

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỮU MAI

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 60.22.23

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG

NGHỆ AN – 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài .1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ SỰ NGHIỆP TIỂU THUYẾT HỮU MAI 8

1.1 Khái niệm tiểu thuyết và ưu thế của thể loại 8

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 8

1.1.2 Đặc điểm và ưu thế của tiểu thuyết 12

1.2 Nhìn chung về con người và sự nghiệp sáng tác của Hữu Mai 16

1.2.1 Con người Hữu Mai 16

1.2.2 Sự nghiệp văn học 17

1.3.Tiểu thuyết trong sự nghiệp văn học của Hữu Mai 18

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TIỀU THUYẾT HỮU MAI NHÌN TRÊN

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 27

2.1.Lựa chọn đề tài 27

2.1.1 Đề tài người chiến sĩ quân đội 28

2.1.2 Đề tài đất nước, nhân dân 35

2.2 Cảm hứng sáng tác 41

2.2.1 Cảm hứng sử thi 42

2.2.2 Cảm hứng lãng mạn 48

Trang 4

2.2.3 Cảm hứng hiện thực 56

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỮU MAI NHÌN TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 66

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 66

3.1.1 Miêu tả ngoại hình 67

3.1.2 Miêu tả hành động 72

3.1.3 Miêu tả nội tâm 80

3.2 Giọng điệu 88

3.2.1 Giọng ngợi ca 88

3.2.2 Giọng trữ tình thiết tha sâu lắng 93

3.2.3 Giọng chiêm nghiệm, triết lý 96

3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 100

3.3.1.Sử dụng lớp ngôn ngữ đại chúng 100

3.3.2.Sử dụng lớp ngôn ngữ quân sự, chính trị 104

3.3.3.Sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ 108

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Hữu Mai được xem là nhà văn chiến sĩ, ông được biết tới như một cây

bút trưởng thành trong khói lửa của cách mạng, kháng chiến Ông là người đã

chấp bút những bộ hồi ức trứ danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như: Từ

nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên, Điện Biên Phủ lịch sử

và điểm hẹn, Chiến đấu trong vòng vây… Nhắc đến Hữu Mai người ta cũng nhắc

tới những bộ tiểu thuyết đồ sộ, vang tiếng một thời như: Cao điểm cuối cùng (1960), Vùng trời (3 tập, 1975, 1976, 1980), Đất nước (1984), Ông cố vấn (3 tập,

1985, 1987, 1990), Người lữ hành lặng lẽ (2003)…cùng những bộ phim sử thi hoành tráng như: Hoa ban đỏ, Ông cố vấn, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông…Tìm

hiểu tiểu thuyết Hữu Mai, chúng ta sẽ hiểu hơn nền văn xuôi cách mạng trên chặng đường vận động hơn nửa thế kỷ

1.2 Có thể nói thành công lớn nhất trong sự nghiệp văn học của Hữu Mai

phải kể đến các tác phẩm tiểu thuyết, thể loại chủ công của văn xuôi Tiểu thuyết của ông khá đa dạng: tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết thế sự Hữu Mai là một nhà tiểu thuyết tình báo, có chân trong hiệp hội Quốc tế những nhà tiểu thuyết tình báo Tuy vậy, cho đến nay vẫn thiếu những công trình

nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tiểu thuyết của ông Tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai là đề tài cần thiết góp phần khẳng định sự nghiệp cầm bút của nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc

2 Lịch sử vấn đề

Hữu Mai là một nhà văn được nhiều thế hệ độc giả quan tâm và yêu mến Tác phẩm của ông được xem như những thước phim lịch sử sống động, hấp dẫn Đọc tiểu thuyết của Hữu Mai người ta không thấy đau đầu và khó hiểu mà đọc

Trang 6

đến đâu hiểu trọn ý tác giả đến đó Hữu Mai không giỏi về tiểu thuyết tâm lí Thành công của ông có thể nói là việc đưa những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch

sử trở nên sống động hấp dẫn hơn với người đọc Qua những tiểu thuyết của ông, chúng ta như xem lại những thước phim chân thật về sự kiện, con người lịch sử

Đó là những câu chuyện đầy kịch tính về cuộc đời, số phận người anh hùng được tái hiện chân thực, sống động với các chi tiết chọn lọc

Trong số những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Hữu Mai ta phải kể

đến lời giới thiệu bộ tiểu thuyết Vùng trời của Phan Cự Đệ, in trong Phan Cự Đệ

tuyển tập, tập 1 Bài viết dài 23 trang có nhan đề Bộ tiểu thuyết Vùng trời của Hữu Mai đã đánh giá một cách tổng quát nhất những đặc điểm nội dung và nghệ

thuật của bộ tiểu thuyết Vùng trời Đây cũng được xem là một công trình nghiên

cứu lớn nhất về tiểu thuyết của Hữu Mai mà chúng tôi có Phan Cự Đệ đưa ra

vấn đề cốt lõi nhất của Vùng trời là trả lời được câu hỏi lịch sử lớn nhất một thời

đó là: “Vì sao mà không quân Việt Nạm lại có khả năng đánh thắng không quân

Mỹ trên mảnh đất của mình bằng cách đánh của người Việt Nam? Vì sao chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lại có một sức mạnh vô địch, có khả năng đánh bại cuộc chiến tranh hủy diệt của đế quốc Mỹ” [11, 670] Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng chủ đề của tác phẩm là “lí tưởng yêu nước bắt nguồn từ tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được phát triển lên đỉnh cao của Chủ nghĩa xã hội là nguồn gốc sức mạnh Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng chống Mỹ giải phóng

và thống nhất đất nước” [11, 670] “Chúng ta chiến thắng vì chúng ta có những thế hệ không quân yêu nước và anh hùng, vì có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn và sáng tạo, vì có sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân” [11, 670] Trong bộ tiểu thuyết này “ Hữu Mai đã tạo được một bút pháp trẻ trung mềm mại khá hấp dẫn bằng cách kết hợp các yếu tố anh hùng ca và tình ca, hiện thực và lãng mạn (…) Người đọc luôn luôn được thay đổi thực đơn, thay đổi cảm giác, luôn luôn bị hút vào những cuộc phiêu du hấp dẫn trên bầu trời, dưới mặt biển, những cuộc khám phá của khoa học đang tiến tới chinh phục những thế

Trang 7

giới thiên nhiên kỳ lạ” [11, 688] Vùng trời đã sử dụng một khối lượng tư liệu

phong phú, chính xác Với tư cách là một cuốn tiểu thuyết, nó không dừng ở sự việc mà cố gắng đi sâu vào những mối quan hệ giữa người và người, nêu lên những vấn đề về hạnh phúc, tình yêu, lý tưởng, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa

Thượng tướng Đào Đình Luyện đánh giá cao Vùng trời với giá trị lịch sử

“giá trị của bộ tiểu thuyết sử thi này là ở tính chân thật lịch sử”

Bàn về tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng, Thượng tướng Hoàng Văn Thái

đánh giá cao tính chân thật lịch sử và diễn biến, nhân vật đã tạo nên sức cuốn hút người đọc: “Cuốn sách đã rung động tôi vì nó đã phản ánh được khá trung thực cuộc chiến đấu và những con người đã viết nên một trang sử chói lọi của dân tộc Tính chân thật đặc biệt của bối cảnh lịch sử, sự việc diễn biến và các nhân vật được xây dựng nên trong cuốn tiểu thuyết đã làm cho nó trở nên hấp dẫn, lôi

cuốn người đọc, đồng thời tạo ra cho Cao điểm cuối cùng trong một chừng mực

nào đó giá trị một sử liệu” Ông cũng thẳng thắn nhận xét: “Tuy nhiên trong khi miêu tả phân tích tinh vi những diễn biến tâm lí, tình cảm của các nhân vật cán

bộ, đặc biệt là cán bộ tiểu tư sản, Hữu Mai đã tỏ ra còn bị hạn chế khi đi sâu vào tâm hồn của những cán bộ, những chiến sĩ xuất thân từ những thành phần cơ bản Điều đó đã hạn chế một phần sự thành công của anh” Đây là những lời nhận xét của Thượng tướng – một người từng tham gia chỉ đạo chiến dịch Điện

Biên Phủ – về Cao điểm cuối cùng được nhà xuất bản văn học đăng làm lời tựa

mở đầu cho cuốn sách Trong Cao điểm cuối cùng, có mặt từ người chiến sĩ đến

đồng chí Tổng tư lệnh với tư cách là nhân vật văn học Cuốn sách không chỉ ngợi ca những người lính Việt Nam anh hùng mà còn đề cập đến những ác liệt

và mất mát trong chiến tranh mà trước đó văn học vẫn né tránh Tiểu thuyết ra đời năm 1960 khi đất nước còn đang gồng mình chống Mỹ, khi mà hầu hết các tác phẩm văn học đều mang âm hưởng sử thi ca ngợi nhưng Hữu Mai đã mạnh dạn đề cập đến những mảng tối kị Đó là khó khăn, mất mát, là sự nhụt chí trong

Trang 8

tư tưởng người lính, là sự đào ngũ khi không còn giữ được lập trường Đây cũng

là một nét mới và một sự mạo hiểm trong văn học thời kì này

Tiếp theo Cao điểm cuối cùng, Vùng trời với những thành công vang dội, Hữu Mai cho xuất bản Đất nước, cũng viết về đề tài chiến tranh cách mạng

Cuốn tiểu thuyết này tuy được đánh giá cao nhưng không vượt qua nổi hai bóng

lớn là Cao điểm cuối cùng và Vùng trời Nói về Đất nước, một tác giả đã nhận

xét: “Chiến tranh được miêu tả bằng một ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt, có mặt sáng tối, đi đôi với cái nhìn tổng quát, những lời bình giá của tác giả giúp người đọc hiểu rõ những biến cố lịch sử của cuộc sống hòa quyện với biện chứng nhỏ tâm hồn hồn các nhân vật tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm” [39,6]

Tiểu thuyết Ông cố vấn xuất hiện được xem là một hiện tượng chưa từng

có, là của hiếm của văn học Việt Nam Xung quanh tác phẩm này có rất nhiều

những lời khen ngợi và những đánh giá khác nhau Ông cố vấn có khi được xem

như một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhưng cũng có khi được nhắc đến là một tiểu thuyết tình báo Với tác phẩm này ông được bạn đọc trong nước và quốc tế biết đến với tư cách là một nhà tiểu thuyết tình báo, một nhà văn viết truyện trinh thám tầm cỡ Đây là một hiện tượng “chưa từng thấy trong lịch sử văn học những năm sau đổi mới” (Ngô Vĩnh Bình) Một số nhà nghiên cứu như Nguyễn

Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân…xem Ông cố vấn rất có giá trị ở phương diện một tiểu thuyết tình báo (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà

trường).

Tiểu thuyết Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết cuối cùng trong sự

nghiệp cầm bút của Hữu Mai Cuốn tiểu thuyết được ra đời trong cuộc “vận động sáng tác về đề tài chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân” (2001 - 2004) Nó trở thành một trong mười cuốn sách xuất sắc nhất được Tổng

cục chính trị tặng bằng khen Ông đang sửa lại bản thảo Không phải huyền thoại lần hai thì lâm bệnh nặng và qua đời Không phải huyền thoại được đến với độc

giả là do nhà thơ, nhà báo Hữu Việt (con trai nhà văn) cung cấp cho nhà xuất bản

Trang 9

Quân đội để in lần đầu tiên Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết lịch sử

đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống

Pháp và cao trào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Nhận định về Không phải

huyền thoại ta phải kể đến những bài viết Không phải huyền thoại đăng trên www.baomoi.com, Không phải huyền thoại và những tiết lộ thú vị đăng trên www.tinmoi.vn cùng một số bài đăng trên báo Tuổi trẻ, báo Quân đội nhân dân

Bài viết Không phải huyền thoại trên www.baomoi.com nhận xét đây là “một

quyển sách công phu và chân thực khiến người đọc tưởng như cảm thấy hơi thở

của lịch sử rất gần đây” Còn bài viết Không phải huyền thoại và những tiết lộ

thú vị của báo www.tinmoi.vn nói về cuộc trò chuyện của phóng viên với con trai

cố nhà văn Hữu Mai – nhà văn, nhà báo Hữu Việt xung quanh cuốn tiểu thuyết

cuối cùng của nhà văn quân đội Hữu Mai Hữu Việt thân mật chia sẻ: “Các nhân vật lịch sử trong những cuốn tiểu thuyết trước đây thường có độ lùi rất xa so vời

thời gian chúng ta Nhưng với cuốn tiểu thuyết lịch sử Không phải huyền thoại

mà cha tôi đã viết chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm trung tâm thì hình ảnh của Đại tướng được tôn trọng tuyệt đối, dù đã được tiểu thuyết hóa Hơn nữa, cha tôi may mắn có nhiều năm giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện những hồi ức về chiến tranh chống Pháp Ông cũng từng sống và lăn lộn ở chiến trường Điện Biên Phủ nên những gì ông viết trong cuốn tiểu thuyết được xem như một góc nhìn riêng của nhà văn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp” Bài báo đã có những tiết lộ thú vị về hình ảnh vị Đại tướng trong cuốn tiểu thuyết và những điểm nhấn của nó

Các tác phẩm của Hữu Mai hầu hết là tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Các tác phẩm đó đều được xâu chuỗi bởi cảm hứng lãng mạn, hiện thực và lí tưởng cách mạng Phần lớn nhân vật của ông đều đẹp về tâm hồn và nhân cách “Họ đúng như ta từng biết, từng tưởng tượng và thú vị thay họ cũng chả phải như ta nghĩ Họ là người khác thường độc đáo và họ cũng là người bình thường” (Nguyên An)

Trang 10

Hữu Mai là một nhà văn có tài và có tâm trong sự nghiệp văn học Ông khiêm tốn chỉ coi “những trang viết của mình là việc “ghi lại” những gì đã biết

về một thời kì lịch sử hiếm có, rất đẹp và rất phong phú của dân tộc mà mình may mắn vừa là nhân chứng vừa là người trong cuộc” (Ngô Vĩnh Bình) Dù chỉ

là ghi lại nhưng bất cứ ai khi đã đọc tác phẩm của Hữu Mai đều không thể phủ nhận tài năng và cái duyên của ông với văn học, với tiểu thuyết Những bài viết

về Hữu Mai cũng như về những tác phẩm của ông không nhiều nhưng đó thật sự

là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên luận văn đã chỉ ra, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở công trình này là “Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai”

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của Hữu Mai như:

- Cao điểm cuối cùng (2007), NXB Văn học

- Vùng trời (3 tập, 1994), NXB Quân đội nhân dân

- Đất nước (2003), NXB Quân đội nhân dân

- Ông cố vấn (3 tập, 1988), NXB Quân đội nhân dân

- Không phải huyền thoại (2010), NXB Trẻ

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nhằm tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của tiếu thuyết Hữu Mai trên một số yếu tố thuộc bình diện nội dung và nghệ thuật Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp của Hữu Mai trên văn đàn Việt Nam ở phương diện tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp xã hội-lịch sử

Trang 11

- Phương pháp phân tích-tổng hợp

- Phương pháp so sánh

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của

luận văn được triển khai thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về sự nghiệp tiểu thuyết của Hữu Mai

Chương 2: Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai nhìn trên phương diện nội dung Chương 3: Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai nhìn trên phương diện nghệ

thuật

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ SỰ NGHIỆP TIỂU THUYẾT CỦA HỮU MAI

1.1 Khái niệm tiểu thuyết và ưu thế của thể loại

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết

Tiểu thuyết là thể loại chủ yếu của loại hình văn xuôi tự sự Tiểu thuyết có tên gọi tiếng Anh là Novel Ở Trung Quốc trước đây, tiểu thuyết được dùng chỉ chung cho các thể loại truyện (đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết) Người Việt Nam quen gọi các truyện dài có quy mô lớn là tiểu thuyết, còn truyện vừa và truyện ngắn thì gọi chung là truyện.Trong lịch sử văn học nhân loại, tiểu thuyết đạt nhiều thành tựu rực rỡ Những pho tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, những bộ tiểu thuyết cổ điển đồ sộ của phương Tây đã trở thành nguồn mạch dồi dào góp phần làm cho diện mạo của thể loại tiểu thuyết ngày càng phong phú, đa dạng Ở Việt Nam, thời kì trung đại chỉ xuất hiện vài ba tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán Khái niệm tiểu thuyết mãi đến những năm đầu thế kỉ XX mới thực sự hình thành cùng với sự phát triển của thể loại Tuy xuất hiện muộn nhưng tiểu thuyết sớm đạt những thành tựu so với các thể loại khác Sự xuất hiện của tiểu thuyết đánh dấu một bước tiến trong lịch sử văn học và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của những người yêu thích văn chương

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định Xung quanh khái niệm tiểu thuyết có nhiều vấn đề phức tạp, không dễ thống nhất Đi tìm một định nghĩa đầy đủ về tiểu thuyết có thể đáp ứng cho mọi trường hợp trong thực tế văn học là điều khó

Trang 13

có thể thực hiện được Theo từng góc độ, khía cạnh khác nhau, nhấn mạnh những đặc điểm này hay đặc điểm kia của tiểu thuyết mà người nghiên cứu đưa

ra những quan điểm khác nhau về tiểu thuyết Có nhiều định nghĩa về tiểu thuyết Galaieve cho rằng: “Tiểu thuyết là một hình thức tự sự lớn mô tả đời sống riêng của con người trong mối quan hệ rộng lớn của xã hội” Theo Biêlinxki: “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư”, “tái hiện hiện thực với sự trần trụi của nó” Turghênhep lại nhấn mạnh “tiểu thuyết là lịch sử cuộc sống” Theo M.Bakhtin: “Tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó

nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực” [3, 27] và tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người, là thành quả rực rỡ có giá trị như một bước ngoặt nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới” [3, 8] Cũng theo Bakhtin, tiểu thuyết là “thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa định hình Những lực cấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt chúng ta, thể loại tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thiên thanh bạch nhật của lịch sử Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng

ta chưa thể sự đoán khả năng uyển chuyển của nó [3, 21] Giáo sư Nguyễn Văn

Trung trong Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết thì cho rằng: “Không có một thẩm

mỹ học tổng quát bao gồm những tiêu chuẩn phổ biến cho mọi công trình xây dựng tiểu thuyết, vì bất cứ một thẩm mỹ học nào về tiểu thuyết cũng chỉ là một trong nhiều quan niệm thẩm mỹ học khác”

Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống Nó vừa có khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể của xã hội, vừa đi sâu khám phá số phận cá nhân Milan Kunđêra, một nhà tiểu thuyết gia lớn đã có nhiều điểm tương đồng với Bakhtin khi ông cho rằng: Tiểu thuyết phải khám phá cuộc sống đằng sau tấm màn giả trang bị xé rách, tức là tiểu thuyết phải bóc trần tất cả những gì diễn ra đằng sau tấm màn hào nhoáng che phủ thế giới Lẽ dĩ

Trang 14

nhiên việc bóc trần này không chỉ đơn giản là mô tả hiện thực ở những góc khuất tối, tiêu cực Tiểu thuyết hiện đại không chủ trương khai thác bề mặt sự kiện mà chú tâm truy tìm những tầng sâu của ý thức con người trước vấn đề xã hội Thế giới bên trong con người không phải chỉ là một cõi nhỏ nhoi và bị khép kín trong những định chế của ý thức hệ và văn hóa Ngược lại, nó có thể là một thế giới cực kì phong phú, chứa đựng tất cả những mảnh đa sắc của hiện thực thế giới vô biên bên ngoài Tiểu thuyết không chỉ là một thể loại mà còn là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật con người về thế giới Cả M Bakhtin và

M Kunđêra đều xem tiểu thuyết là thể loại tiếp xúc với khu vực hiện tại đang diễn ra, chưa định hình, còn nhiều biến đổi do đó nó phản bỏ khoảng cách sử thi,

nó dân chủ trong quan hệ thẩm mĩ với hiện thực, với đối tượng, với độc giả

Các nhà lí luận của Việt Nam cũng có nhiều ý kiến bàn về tiểu thuyết

Trong bài Bàn về tiểu thuyết đăng trên báo Nam Phong (1921), Phạm Quỳnh đã

diễn đạt cách hiểu tiểu thuyết của mình theo nhiều hình thức: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi, viết ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích kì lạ, đủ làm cho người đọc có hứng thú” Cách hiểu của ông toát lên sự khẳng định tiểu thuyết là một kiểu văn hư cấu từ những hoàn cảnh thực Cũng với một cách cắt nghĩa theo kiểu báo chí phù hợp với công chúng bình dân

và trình độ hiểu biết lí luận của văn chương quốc ngữ buổi đầu như vậy, Phạm Quỳnh đã tập trung nhiều hơn cho một chỉ dẫn tương đối cụ thể về kết cấu và

phô diễn cốt lõi nhất của nghệ thuật viết tiểu thuyết hiện đại Sau khi Bàn về tiểu

thuyết xuất hiện, một hình thức văn chương vừa mới nhen nhóm trong đời sống

văn chương hiện đại Việt Nam đã được cấp cho một tên gọi với những nội hàm

cụ thể, rành mạch và cũng có thể thấy hầu hết những luận bình về tiểu thuyết sau này đều nương theo cách hình dung và quan niệm của Phạm Quỳnh để nhìn nhận, đánh giá các tác phẩm thuộc thể tiểu thuyết vừa ra đời Các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục chỉ rõ sự kế thừa những đóng góp mang tính vạch đường của

tiểu luận này cho cả đời sống sáng tác cũng như nghiên cứu văn chương Bàn về

Trang 15

tiểu thuyết của Phạm Quỳnh có tính chất như một cương lĩnh dẫn đường chỉ lối

cho các cây bút Việt Nam tiếp tục bình luận và viết về thể loại này Sau này Nguyễn Công Hoan hiểu “Tiểu thuyết là một truyện bịa ý như thật Nhà tiểu thuyết là người biết bịa truyện” Còn Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: Tiểu thuyết

là thể loại mang tính tổng hợp nên nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhiều ngành nghệ thuật khác nhau Ông cho rằng người viết tiểu thuyết là người vẽ lên hình ảnh của sự vật như một họa sỹ và đi trong tâm hồn của con người mà diễn đạt những tình cảm vô hình như một nhà thơ hoặc một nhạc sỹ Người viết tiểu thuyết điều khiển các nhân vật và các nhân vật va chạm với nhau như một người viết kịch hoặc như một đạo diễn điện ảnh Người viết tiểu thuyết kể lại các sự việc như một phóng viên và tìm hiểu đánh giá sự việc như một nhà bình luận Vũ Bằng lại cho rằng bổn phận của nhà tiểu thuyết là tả chân cuộc đời, tả chân tư tưởng người đời Các ý kiến trên đã cho chúng ta có một cái nhìn khá đầy đủ hơn

về tiểu thuyết

Trong Lí luận văn học, tập 2 có bàn về thuật ngữ tiểu thuyết Tên gọi tiểu

thuyết xuất hiện từ rất sớm Thuật ngữ này xuất hiện ở Trung Quốc dùng chỉ chung cho các thể loại truyện (đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết) Ở phương Tây, tiểu thuyết có tên là novel (Anh), roman (Pháp), fiction (Mỹ), nhấn mạnh tới các truyện mới lạ, tân kì, giàu tưởng tượng, hư cấu Ở Việt Nam đến đầu thế kỉ XX, người ta mới sử dụng thuật ngữ tiểu thuyết như Trung Quốc Tuy nhiên cách hiểu của ta lại mang nội hàm hiện đại của thể loại văn học châu Âu Trong tiếng Việt hiện đại, người ta dùng thuật ngữ này để chỉ các tác phẩm truyện có quy mô lớn

Mục Tiểu thuyết trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tiểu thuyết

là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng [51, 328] Định nghĩa này đã nói được khả năng bao

Trang 16

quát rộng của tiểu thuyết qua những đặc trưng cơ bản: Cái nhìn cuộc sống từ góc

độ đời tư ; tái hiện cuộc sống không thú vị hóa, lãng mạn hóa mà miêu tả cuộc sống như thực tại vốn có; nhân vật trong tiểu thuyết là những con người nếm trải; cốt truyện không chỉ duy nhất đóng vai trò chủ yếu mà cả những yếu tố

“thừa” chứa trong nó thành phần chính yếu; khoảng cách người trần thuật và nội dung người trần thuật được rút ngắn

Tiểu thuyết là thể loại chủ công của văn học Tiểu thuyết mang đến cho người đọc một bức tranh tổng thể về cuộc sống đa màu đa diện Đây là thể loại

có vị trí đặc biệt trong loại hình văn xuôi tự sự Nhiều nhà văn đã tìm đến với thể loại này và gặt hái được rất nhiều thành công Tiểu thuyết cũng mang đến những giải thưởng và làm nên tên tuổi của nhiều cây bút, trong đó có nhà văn Hữu Mai

1.1.2 Đặc điểm và ưu thế của tiểu thuyết

Tiểu thuyết là loại hình tiêu biểu căn bản của văn xuôi ở mỗi thời kì văn học So với các thể loại khác, truyện ngắn chỉ thỏa mãn con người bởi những câu chuyện được hạn định bằng vấn đề và số lượng nhân vật Kịch đem lại cho con người thưởng thức những thời khắc đầy xung đột, căng thẳng, còn tiểu thuyết đem đến một bức tranh tổng thể về cuộc sống, có khả năng lôi cuốn và dẫn độc giả đi từ khởi đầu đến kết thúc, chứa đựng nhiều sự tò mò Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi Tiểu thuyết mang trong mình những đặc điểm riêng và trở thành những điểm ưu thế đưa tiểu thuyết trở thành thể loại chủ công của văn học

Tiểu thuyết mang trong mình những đặc trưng riêng về cả nội dung lẫn hình thức

Nhìn từ phương diện thi pháp, M Bakhtin cho rằng thể loại tiểu thuyết có

ba đặc trưng cơ bản: Một là tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện rong tiểu thuyết Hai là sự thay đổi cơ bản của các tọa độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết Ba là khu vực mới, nơi xây dựng văn chương tiểu thuyết chính là khu vực tiếp xúc tối đa

Trang 17

cái hiện tại ở thì không hoàn thành của nó Còn nói về các thành tố tạo nên tiểu thuyết, ông cho rằng đó là sử thi (tự sự), văn hùng biện và văn hóa carnaval Tiểu thuyết chứa trong mình tất cả các loại hình tự sự Biểu hiện cơ bản của văn hùng biện là tinh thần đối thoại và tính chất đa thanh được thể hiện trong ngôn ngữ tiểu thuyết Tiếng ồn ào, cười cợt, giễu nhại vốn rất quen thuộc trong các lễ hội carnaval thì cũng trở thành tinh thần cơ bản của thể loại này.

Các nhà nghiên cứu sau này đã chỉ ra năm đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết

So với các thể loại khác của loại tự sự như ngụ ngôn, sử thi thì đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn đời sống từ góc độ đời tư Đặc trưng này thoạt đầu được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại Càng về sau, đời tư càng trở thành yếu tố tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết Tùy theo từng thời kì phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức thể hiện được hoặc kết hợp được các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc Những yếu tố đời tư càng phát triển thì tính chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà

Nét tiêu biểu thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và anh hùng ca là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống với những chi tiết giống như thật, không thi vị hóa, không lãng mạn hóa, lí tưởng hóa Trong thơ trường thiên, người ta chỉ có thể miêu tả con người bằng thủ pháp ước lệ và khái quát Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời bao gồm cả cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười,

bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ Chính chất văn xuôi đã mở ra một vùng tiếp xúc tối

đa với hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn trong nội dung phản ánh

Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại là ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải” trong khi

Trang 18

các nhân vật kia thường là nhân vật hành động, nhân vật nêu gương đạo đức Nhân vật “con người nếm trải” luôn tư duy, chịu đau khổ, dằn vặt của cuộc đời Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang biến đổi trong hoàn cảnh, con người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo Con người được miêu tả trong hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh một cách giả tạo, không cô lập cũng như không cường điệu sức mạnh của nó Trong khi hành động, nhân vật của tiểu thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời M Bakhtin nhận xét: Con người trong tiểu thuyết khác với con người trong sử thi là không đồng nhất với chính nó Trong sử thi, con người có địa vị như thế nào thì hành động như thế ấy, phù hợp với cương vị, địa vị của mình Trái lại, trong tiểu thuyết, một người có địa vị cao nhưng có thể hành vi lại rất thấp hèn, một người ở dưới đáy xã hội lại có thể có hành động rất cao thượng Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là một phương diện rất đặc trưng cho tiểu thuyết Gắn với đặc điểm này, kinh nghiệm sống cá nhân của nhà văn có vai trò đặc biệt Thomas Wolf, một nhà tiểu thuyết nổi danh người Mỹ cho rằng: Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều có tính chất tự truyện Một người muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tái hiện trong cuộc sống của mình.

Thứ tư, điều làm cho tiểu thuyết khác với các thể loại khác là ở thành phần của nó Thành phần chính chủ yếu của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tính cách nhân vật như ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ Ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả sự tư duy của nhân vật về thế giới, về con người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết mối quan hệ giữa người với người

Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật như một khoảng cách về giá trị của anh hùng ca để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật Tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người bình thường, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình Người viết tiểu

Trang 19

thuyết có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, nhiều điểm nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói Tiểu thuyết hấp thụ mọi loại lời nói khác nhau của đời sống Ngôn ngữ tiểu thuyết là một hiện tượng đa ngữ, một bộ bách khoa thư về ngôn ngữ Cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì đó chưa xong xuôi Kết cấu của tiểu thuyết cũng là kết cấu ngỏ Việc xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình.

Bàn về đặc trưng hình thức của tiểu thuyết M Bakhtin nhận định: hình thức của tiểu thuyết chưa xong xuôi, nó không đông cứng thành những quy phạm của thể loại đã hoàn thành Các yếu tố cơ bản mà tác phẩm tự sự nào cũng

có như nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, chi tiết, kết cấu lời văn tiểu thuyết lại được phát triển phong phú nhất và không ngừng thay đổi

Theo quan niệm truyền thống, so với các thể loại văn học khác, nhân vật tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người sống Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lí, từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng, tự mặt xã hội đến mặt sinh học…Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt được tính toàn vẹn Tiểu thuyết không chỉ viết về một số người mà còn viết về cả một gia tộc, một thế hệ, thậm chí nhiều hơn thế Bức tranh tiểu thuyết không có giới hạn Chính vì vậy tiểu thuyết phải mang cho mình một dung lượng lớn Sự không hạn định này cho phép tiểu thuyết miêu tả một tập thể hàng trăm nghìn người, hoạt động ở mọi miền không gian rộng lớn

từ miền biển đến miền núi hay đồng bằng, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

So với các thể loại khác, cốt truyện của tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay

đa tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian Cách trần thuật của tiểu thuyết cũng đa dạng nhiều ngôi Cốt truyện của thể loại này tự do, linh hoạt Ngôn ngữ phong

Trang 20

phú, đa dạng trong trần thuật…Những đặc điểm này làm cho hình thức của tiểu thuyết đạt được trình độ phát triển cao nhất trong văn học tự sự.

Với các đặc điểm và ưu thế cả về nội dung và hình thức đã làm cho tiểu thuyết trở thành thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác Chính hiện tượng này đã làm cho tiểu thuyết luôn luôn vận động và không ngừng biến đổi Nó cũng làm cho tiểu thuyết vững vàng là thể loại chủ công của văn học trong mọi thời đại

1.2 Nhìn chung về con người và sự nghiệp sáng tác của Hữu Mai

1.2.1 Con người Hữu Mai

Nhà văn Hữu Mai tên thật là Trần Hữu Mai Ông sinh năm 1926 (tại thành phố Thanh Hóa), mất năm 2007 (tại Hà Nội) Quê gốc của ông ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Ông sáng tác văn học với hai bút danh chính là Hữu Mai và Trần Mai Nam

Hữu Mai là con một gia đình viên chức nhỏ Thời học trung học , ông còn phải đi dạy kèm chữ cho trẻ con Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia

tự vệ thành, chiến đấu ở Hà Nội Sau đó ông vào bộ đội, phụ trách báo Quân

Tiên Phong (báo của đại đoàn 308) Ông tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó

có chiến dịch Điện Biên Phủ Năm 1956, ông chuyển về tham gia thành lập rồi

làm biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, trưởng phòng Văn nghệ Quân đội Năm

1983, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn với cấp hàm Đại tá Ông là Ủy viên Ban thư kí thường trực Ban chấp hành của Hội khóa III, khóa IV Ngoài ra ông còn là thành viên của Hiệp hội Quốc tế những nhà văn viết truyện trinh thám (AIEP, thành lập tại Mêhicô năm 1989)

Hữu Mai là một người có tài và có tâm Ông là người suốt đời trút tâm lực cho văn học, luôn hướng về cái đẹp, cái thiện ở đời Khi được hỏi về sự nghiệp cầm bút, ông đã thẳng thắn giãi bày.“Viết đối với tôi không chỉ là trách nhiệm đối với một thời kỳ lịch sử đẹp nhất của dân tộc, mà còn là một nhu cầu tự thân Khi không sáng tác, tôi thấy mệt mỏi hơn khi làm việc Mỗi lần viết một cuốn

Trang 21

sách, tôi đều dành hết tâm lực của mình để mong nó tới được với người đọc Nhưng không may thay, tôi chỉ có một lượng thời gian nhất định.(…)Tôi chỉ mong ghi lại được nhiều những gì mình đã biết, đã chiêm nghiệm trong cuộc sống Làm việc chính là cái mang lại cho tôi sức khỏe và niềm vui" [20].

Nghĩ về Hữu Mai là nghĩ tới những trang viết của một con người suốt đời

đi tìm cái đẹp, cái đẹp trong sự nghiệp đấu tranh vì một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất và thịnh vượng, là tưởng nhớ tới một con người nhân hậu, giàu tình yêu thương và một tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, kiên cường Dù đã có tuổi, nhưng ngày nào nhà văn Hữu Mai cũng cần mẫn “cày bừa” trên cánh đồng chữ nghĩa Ông là một người vô cùng kĩ lưỡng trong việc cầm bút Chỉ một bài báo nhỏ viết về ông, nhưng ông đã rất cẩn trọng xem rồi sửa rất tỉ mẩn Thậm chí, ông vẫn còn tiếp tục trao đổi cho đến khi bài báo đã lên khuôn Những điều đó cũng đủ cho ta thấy được thái độ nghiêm túc của nhà văn trong công việc Có lẽ chính tinh thần này đã là thế mạnh của ông, giúp ông thành công khi dựng những bộ tiểu thuyết đồ sộ mang tính lịch sử Ông không bao giờ tuyên ngôn hay tự đắc về những gì mình đã làm Lúc nào ông cũng sống và làm việc một cách nghiêm túc, say mê đầy khiêm tốn và hết lòng

Hữu Mai đã ra đi ở tuổi 81, tròn 50 năm là hội viên Hội nhà văn Việt Nam Một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn đã ra đi, để lại một khoảng trống vắng không gì có thể bù đắp được trên bầu trời văn học nước nhà Nhưng những tác phẩm của ông vẫn còn đó, mãi tỏa sáng trong lòng độc giả

1.2.2 Sự nghiệp văn học

Trong cuộc đời gần 60 năm cầm bút của mình, nhà văn Hữu Mai đã có khoảng 60 tác phẩm được xuất bản Con số ấy không phải bất cứ nhà văn nào cũng có được, thậm chí là họ còn phải ước mơ Trưởng thành từ trong quân đội, nhà văn Hữu Mai có nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và về lực lượng vũ trang được công chúng biết đến và mến mộ

Trang 22

Ông thành công trên khá nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ký, hồi ký,…

Về truyện ký, ông có Dải đất hẹp, Trận đánh cuối cùng, Bưu ảnh từ những vùng

đất mới… Ông cũng là người chấp bút những bộ hồi ức trứ danh của Đại tướng

Võ Nguyên Giáp như: Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào

quên, Chiến đấu trong vòng vây, Những chặng đường lịch sử… Có thể nói thể

loại thành công lớn nhất trong sự nghiệp văn học của Hữu Mai là tiểu thuyết Nhiều tiểu thuyết đã xuất bản của ông như những điểm mốc đánh dấu son trong

lịch sử dân tộc: Những ngày bão táp (1957), Cao điểm cuối cùng (1960), Vùng

trời (3 tập – 1975, 1976, 1980), Đất nước (1984), Ông cố vấn (3 tập – 1985,

1987, 1990), Người lữ hành lặng lẽ (2003), Không phải huyền thoại (2007)…

Với những cống hiến của mình, nhà văn Hữu Mai đã vinh dự nhận Giải

thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001 cho các tác phẩm: Cao điểm cuối cùng, Vùng trời, Ông cố vấn Trước đó, ông cũng đã nhận nhiều giải

thưởng như: Giải thưởng văn học Bộ quốc phòng ( 1989), Giải A văn xuôi Hội

nhà văn (1990), Giải A văn học về đề tài an ninh Bộ Công An – Hội Nhà văn Việt Nam.

Hữu Mai là một cây bút tài năng về đề tài chiến tranh người lính Những tác phẩm của ông như những thước phim lịch sử sống động về một thời chiến đấu oanh liệt của dân tộc ta Để có được điều này trước hết phải nói tới vốn sống phong phú của một người chiến sĩ luôn xông pha trên mọi trận chiến Sau đó là tài năng, tâm huyết của một nhà văn tha thiết muốn ghi lại thật nhiều những gì mình đã chứng kiến, đã biết, đã sống trong thời kỳ lịch sử đó Chọn cho mình một quan niệm viết văn riêng, Hữu Mai đã miệt mài lao động và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cầm bút Những tác phẩm lừng lẫy một thời cùng những giải thưởng danh giá đã làm cho tên tuổi Hữu Mai sống mãi

1.3 Tiểu thuyết trong sự nghiệp văn học của Hữu Mai

Tiểu thuyết Việt Nam ra đời muộn nhưng sớm đạt thành tựu Ngay từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bước phát

Trang 23

triển đột biến, đánh dấu bằng những sáng tác của Tự lực văn đoàn như: Đoạn

tuyệt, Lạnh lùng (Nhất Linh), Nửa chừng xuân, Thoát ly (Khái Hưng) và các

tiểu thuyết hiện thực phê phán như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Sống mòn (Nam Cao),

Giông tố, Số đỏ ( Vũ Trọng Phụng)…

Từ sau 1945, đất nước phải trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc Hiện thực kháng chiến là đề tài chủ yếu của các tác phẩm văn học Hàng

loạt các tiểu thuyết nổi tiếng ra đời như: Xung kích (Nguyễn Đình Thi ), Vượt

Côn Đảo, Tuổi thơ dữ dội ( Phùng Quán), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh

Châu), Hòn Đất (Anh Đức)…

Sau năm 1975, lịch sử văn học Việt Nam bước sang một giai đoạn mới Từ đây cũng xuất hiện những dòng cảm hứng văn học mới Có nhiều tác phẩm viết

về chiến tranh và người lính cách mạng với mạch cảm hứng cũ – cảm hứng sử thi Có tác phẩm cũng viết về đề tài này nhưng lại mang một nhận thức mới mẻ

như: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)…với mạch cảm

hứng thế sự đời tư

Với tư cách là một nhà văn chiến sĩ, trưởng thành trong bom lửa cách mạng, Hữu Mai vẫn tuyệt đối trung thành với quan điểm sáng tác và định hướng nghề nghiệp của mình, viết về đề tài đất nước, nhân dân cùng người lính cách

mạng Hữu Mai tâm sự: “Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay về chiến tranh Cao

điểm cuối cùng, tôi đã chọn cho mình cách viết là tái tạo lại một cách chân thực

hiện thực lịch sử chiến tranh Trong tiểu thuyết, phạm vi sáng tạo của người viết đúng là rất rộng rãi nhưng tôi không sử dụng cái quyền này Tôi không có nhiều tham vọng văn chương, chỉ mong ghi lại thật nhiều những gì mình đã chứng kiến, đã biết cũng như đã sống trong thời kì lịch sử vừa qua” [21] Cũng từ đó, ngòi bút của Hữu Mai rất nhất quán và luôn trung thành với đề tài chiến tranh người lính Ông luôn miệt mài đi tìm cái đẹp trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc Tuy nhiên, ông không miêu tả người lính một chiều và ca ngợi bằng những ngôn từ bóng bẩy Đọc tác phẩm của ông, chân dung những người

Trang 24

lính cách mạng hiện lên rõ nét qua hành động, nội tâm và qua những sự kiện chân thực, sinh động Vẻ đẹp của họ hiện lên qua sự chiêm nghiệm của chính độc giả Nhà văn luôn cố gắng hết sức đảm bảo tác phẩm của mình tiếp cận gần nhất với bản chất, cái lõi sự thật của lịch sử

Cuốn tiểu thuyết đầu tay về đề tài người lính cách mạng của Hữu Mai là

Cao điểm cuối cùng (1960) Cuốn tiểu thuyết này tuy là tác phẩm hư cấu nhưng

lại được đánh giá “mang giá trị của một sử liệu” ( Thượng tướng Hoàng Văn Thái) Cuốn tiểu thuyết miêu tả rất chân thực, tỉ mỉ về trận đánh Điện Biên Phủ lừng lẫy của dân tộc Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào của Việt Nam Nó mở ra một trang chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm

của nhân dân ta và trở thành đề tài của nhiều nhà văn, nhà thơ Với Cao điểm

cuối cùng, Hữu Mai đã làm sống lại khung cảnh hùng vỹ, khốc liệt và vô cùng

anh dũng của Điện Biên Phủ mùa xuân 1954 Làm nên chiến thắng này là sự lãnh đạo của Đảng, là sự chỉ huy sáng suốt và đầy tinh thần trách nhiệm của cán bộ ta, là trí tuệ, công sức của quần chúng và tinh thần quyết chiến quyết thắng, là máu của quân đội ta Thượng tướng Hoàng Văn Thái, tham mưu trưởng trực tiếp

chỉ đạo chiến dịch khi đọc Cao điểm cuối cùng đã nhận xét : “Hữu Mai không

chỉ có phản ánh cuộc chiến đấu, anh còn muốn tìm tòi phân tích giải thích vì sao chúng ta giành được chiến thắng (…) Anh đã chứng minh được yếu tố quyết định thắng lợi của quân đội ta là con người, là tinh thần hy sinh chiến đấu cho chính nghĩa” [40,9] Bản anh hùng ca về Điện Biên Phủ đã nói thêm một cách hùng hồn rằng không có một quân đội xâm lược thiện chiến nào có thể chiến thắng và khuất phục một dân tộc khi họ đã đoàn kết và quyết tâm đấu tranh vì chính nghĩa giành lại độc lập tự do

Trong lần kể chuyện viết Cao điểm cuối cùng nhà văn đã tâm sự: “Miền

Bắc được giải phóng, tôi có điều kiện viết cuốn sách mình đã chuẩn bị Lúc này, đã trở thành người viết chuyên nghiệp, tôi bắt đầu quan tâm đến việc tìm hình thức cho tác phẩm đầu tiên về chiến tranh Tôi muốn tránh con đường người

Trang 25

khác đã đi nhất là những nhà văn đã đạt đỉnh cao Tôi nghĩ lối thoát là bám sát sự thật, mọi sự thật rất phong phú mà cuộc chiến đấu đã mang lại, như tôi đã biết, vượt lên mọi sự tưởng tượng Tôi gặp lại những đồng đội cũ, cán bộ, chiến sĩ 308 và giành nhiều thời gian trở lại chiến trường Điện Biên Phủ, gặp những cán bộ chiến sĩ đại đoàn 316, những người đã sống chết với những cao điểm A1, C1 tại phía Đông sau khi cuộc chiến kết thúc đã ở lại Điện Biên Phủ xây dựng nông trường Tôi thu thập những chất liệu từ thực tế, tạo nên một câu chuyện, tìm một bố cục, một cách diễn đạt phù hợp nhằm diễn đạt được tối đa chủ để mình đã xác định Sự thật lịch sử được tôn trọng nghiêm ngặt đến từng chi tiết Tôi không chỉ tìm nguyên mẫu cho các nhân vật trong cuộc sống mà còn tôn trọng cả không gian, thời gian trận đánh Cũng cần nói, trận đánh đã được viết lại đúng như nó đã diễn ra, nhiều người có thể nhận nhân vật A, nhân vật B trong truyện chính là hình ảnh của mình, nhưng chúng vẫn phần nào mang tính chất những nhân vật

tiểu thuyết cổ điển vì chúng đã được tái tạo (…) Với Cao điểm cuối cùng đã

hình thành một cách viết về đề tài chiến tranh của riêng tôi: tôn trọng sự thật lịch sử một cách tối đa Tôi nhận thấy mình có khả năng đi vào những đề tài lịch sử có quy mô” [42]

Tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng là tiểu thuyết có vị trí vững chắc trong

danh mục các tiểu thuyết về đề tài chiến tranh có giá trị cao Một số nhà sử học nước ngoài như: Georges Boudarel, Bernard Fall đã viện dẫn nhiều chi tiết

trong Cao điểm cuối cùng để minh họa cho những công trình nghiên cứu về Điện

Biên Phủ Điều này phần nào cho thấy giá trị sử liệu hiếm có trong một cuốn tiểu thuyết

Sau thành công của Cao điểm cuối cùng, Hữu Mai vẫn tiếp tục đi theo đề

tài mà mình đã chọn Và ông không ngừng đổi mới hình ảnh người lính của mình Ông thể nghiệm mình trên nhiều lĩnh vực và đều rất chắc tay với vốn kiến

thức uyên bác về các lĩnh vực quân sự Bộ tiểu thuyết ba tập Vùng trời ra đời tiếp

tục gây được nhiều sự chú ý Đây là bộ tiểu thuyết dày dặn nhất, công phu nhất

Trang 26

về đề tài bộ đội không quân trong chiến tranh phá hoại Phan Cự Đệ cho rằng:

“Vùng trời đánh dấu một bước ngoặt có tính chất đột biến trong quá trình sáng tác của nhà văn Hữu Mai Nó kết tinh những kinh nghiệm và vốn sống từng trải qua nhiều năm, nó kết hợp lối viết chính xác, nóng hổi tính thời sự của bút ký tường thuật với lối viết nâng cao bởi tầm khái quát và chiều sâu trí tuệ, nó ghi nhận một bước phát triển mới của một phong cách” [11,690] Ông cũng khẳng

định: “Ấn tượng chung khi đọc tiểu thuyết Vùng trời là một sự xúc động ngọt

ngào và thi vị trước những mặt lí tưởng, mặt anh hùng của cuộc sống trong những năm đánh đế quốc Mỹ” [11,684] Thượng tướng Đào Đình Luyện (Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân chủng không quân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sao Đỏ) lại dành những tình cảm đặc biệt cho cuốn tiểu thuyết này Ông cho rằng: “Giá trị của bộ tiểu thuyết sử thi này là ở tính chân thật lịch sử, là những chất liệu trong đời sống, những sự kiện, những con người thật, nhà văn đã tái tạo thành hệ thống hình tượng văn học đầy sức truyền cảm Nhiều cán bộ, chiến sĩ không quân đã coi bộ sách là một pho sử sống động về đơn vị mình.Vùng trời không chỉ thân thiết với các chiến sĩ lái máy bay tiêm kích, các cán bộ, nhân viên phục vụ trong không quân mà con đối với đông đảo bạn đọc, đặc biệt là thanh niên, lớp người giàu lý tưởng ước mơ cao

đẹp” (Tựa Vùng trời) Vùng trời đã làm cho chúng ta yêu mến, cảm phục con

người Việt Nam anh hùng và tự hào về một cách đánh Việt Nam thông minh,

mưu trí, dũng cảm tuyệt vời của chiến sĩ không quân Chủ đề của Vùng trời thể

hiện qua ba tập khá rõ ràng Chiến tranh cách mạng đã khơi dậy những sức mạnh tinh thần tiềm tàng trong mỗi con người, đoàn kết tất cả lại thành một khối Khi chúng ta chiến đấu cho một lý tưởng lớn, chúng ta sẽ xích lại gần nhau hơn

Vùng trời còn đi sâu vào những vấn đề chiến thuật của không quân Việt Nam, đã

viết về một cách đánh riêng của không quân ta, chưa có tiền đề trong lịch sử chiến tranh Bộ tiểu thuyết đã giúp người đọc thấy rõ không quân ta đã chiến đấu trong một hoàn cảnh rất gay go, gian khổ và thiếu thốn nhưng vẫn dành chiến

Trang 27

thắng Tác phẩm còn đi sâu vào những mối quan hệ giữa người với người, nêu lên những vấn đề về hạnh phúc tình yêu, tình bạn, lý tưởng và đạo đức mới xã

hội chủ nghĩa Với Vùng trời, một lần nữa Hữu Mai thể hiện vốn sống, vốn tư

liệu phong phú của mình Chúng ta thấy hiển hiện ra quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội không quân trẻ tuổi anh hùng trong thời kì chống chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ I của đế quốc Mỹ với miền Bắc nước ta

Thành công không chỉ dừng lại ở đó, Hữu Mai còn làm nên sự mới lạ trong ngòi bút của mình và cho văn học Việt Nam bằng bộ tiểu thuyết ba tập

Ông cố vấn Việc xuất bản bộ Ông cố vấn- hồ sơ một điệp viên đã được xem như

một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử văn học những năm sau đổi mới Nó được in với một lượng lớn chưa từng thấy (400.000 bản chỉ trong năm 1989) và

đã làm chao đảo thị trường sách Là người được tiếp cận với những tài liệu quý cũng như các nhân chứng đặc biệt của lịch sử, dưới ngòi bút của mình, nhà văn Hữu Mai đã đem đến cho người đọc một chân dung chân thực và nhiều góc cạnh

của những người làm nên lịch sử Bộ tiểu thuyết Ông cố vấn - hồ sơ một điệp

viên viết về nhà tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ – một trong bốn gián điệp nổi

tiếng của Đảng Cộng Sản Cuốn tiểu thuyết đã kể về những hoạt động tình báo của vị Thiếu tướng này trong lòng công giáo Phát Diệm ở Sài Gòn Bằng tài năng và may mắn ông đã từ một tù binh trở thành cố vấn cho Ngô Đình Nhu, Nguyễn Văn Thiệu và phò tá cho sự lên ngôi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa của Dương Văn Minh Ông đã bố trí mạng lưới tình báo A22 vào những chức vụ cao cấp của chế độ cộng hòa để khai thác tin tức chiến lược phục vụ đấu tranh cách mạng Với bộ tiểu thuyết này ông được bạn đọc trong nước và quốc tế biết tới trong tư cách một nhà tiểu thuyết tình báo, một nhà văn viết truyện trinh thám tầm cỡ Ông đã trở thành thành viên của Hiệp hội Quốc tế những nhà tiểu thuyết tình báo (AIEP) thành lập tại Mêhicô năm 1989

Trang 28

Cao điểm cuối cùng, Vùng trời, Ông cố vấn, là ba tác phấm được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001.

Đất nước cũng là một trong những tiểu thuyết thành công của ông về đề

tài chiến tranh cách mạng Tác phẩm viết về cuộc chiến đấu của nhân dân ta bảo

vệ thủ đô Hà Nội yêu dấu Qua Đất nước người đọc đã thấy mọi tầng lớp nhân

dân thủ đô đã dấn thân vào công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc như thế nào Đó là những người không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, giàu nghèo, đông đảo các thành phần: bộ đội, công nhân, học sinh, dân nghèo thành thị, nhạc công, đầu bếp những con người với những xuất xứ khác nhau đã trở thành những chiến sĩ

“quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” bảo vệ trái tim của đất nước Không chỉ có thế, tác giả còn cho thấy rõ họ làm như thế nào để tồn tại suốt 60 ngày đêm giữa vòng vây của kẻ thù, lớn lên thành một trung đoàn và rút ra an toàn Cũng những con người này sau đó đã hòa vào trong cuộc chiến đấu toàn dân tại Việt Bắc, Đông Bắc góp phần đánh bại cuộc tấn công lớn nhất vào căn cứ địa Việt Bắc,

đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp Ở Đất nước, người đọc

tìm thấy một cái nhìn toàn cảnh đối với cuộc kháng chiến Tác giả đã giới thiệu với người đọc tình hình cuộc chiến bằng một thực tế cụ thể, sinh động đồng thời mang tính khái quát làm nổi bật lên những nét đặc thù của cuộc kháng chiến những ngày đầu báo hiệu sự ra đời của nghệ thuật chiến tranh toàn dân Việt Nam Qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm, nhà văn đã phác họa quy luật hình thành tính cách con người Việt Nam trong chiến tranh

Tiểu thuyết Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp và cao

trào chiến dịch Điện Biên Phủ Báo Tuổi trẻ viết: “Người đọc có thể tìm thấy trong Không phải huyền thoại những tư liệu đầy đủ nhất, mới nhất về so sánh

binh lực hai bên, về tình hình cuộc chiến, về những gánh nặng, sức ép mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải mang trên vai khi nhận trọng trách làm Tổng tư lệnh Là một nhà văn quân đội, Hữu Mai còn có một sự thích thú đặc biệt khi tái

Trang 29

hiện các chiến dịch, các trận đánh với một sự am hiểu nghệ thuật quân sự mà

chắc chắn ông ảnh hưởng từ nhân vật của mình” [17] Còn báo Quân đội nhân

dân lại viết: “Những tư liệu từ phía Pháp thể hiện trong Không phải huyền thoại

giúp người đọc hiểu thêm quy mô của cuộc chiến Nhà văn đã đưa những huyền thoại như Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ lại gần với cuộc đời, những huyền thoại đó được tạo nên bởi đóng góp của những người giản dị, vô danh” [45] Người đọc từng biết đến hình ảnh vị Đại tướng Tổng tư lệnh qua những văn bản

lịch sử, những hồi ký và những thước phim tư liệu song phải đến Không phải

huyền thoại chân dung của ông mới hiện lên như một nhân vật văn học trọn vẹn

với những ưu tư và trách nhiệm của một con người được lịch sử lựa chọn Cuốn tiểu thuyết còn lột tả được những khía cạnh khắc nghiệt của chiến tranh, khốc liệt ở từng chiến hào, quyết liệt ở trên những căn hầm sở chỉ huy và không khoan nhượng ở bàn nghị sự quốc tế Cố nhà văn Hữu Mai đã tâm sự trước khi hoàn thành bản thảo cuối cùng về cuốn tiểu thuyết này: “Không mong đưa ra những phát hiện mới về lịch sử chiến tranh Việt Nam hiện đại, mà chỉ mong làm rõ thêm, bổ sung thêm, cụ thể hóa thêm thực tế cuộc chiến, may chăng có thể mang

lại điều gì đó bổ ích đối với những vấn để bạn đọc quan tâm" [18] Không phải

huyền thoại là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, ngoài nhân vật trung tâm là Đại

tướng Võ Nguyên Giáp, Hữu Mai còn giành nhiều trang viết về cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ ta, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, trong đó có các văn nghệ sỹ

Gần như chúng ta thấy sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng của Hữu Mai là ông đi sâu tập trung trả lời cho câu hỏi: Vì sao dân tộc Việt Nam lại có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh trường kì với những kẻ thù tàn bạo và hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần? Mỗi tác phẩm của ông là một cách thức trả lời câu hỏi riêng nhưng lại cùng chung một đáp án: Nhân dân Việt Nam đoàn kết, anh hùng, kiên cường, thông minh sáng tạo cùng với sự soi sáng, lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng Sản

Trang 30

Tuy trung thành với một cách viết là tôn trọng lịch sử, một chủ đề chiến tranh cách mạng nhưng mỗi cuốn tiểu thuyết của Hữu Mai là một sự đổi mới không lặp lại, không gây nhàm chán cho người đọc Ông không ngừng thể nghiệm ở những cách viết về người lính hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau Điều đó cho thấy Hữu Mai có một vốn sống vô cùng phong phú, một sự hiểu biết cặn kẽ chi ly từng ngành nghề, lĩnh vực, một tài năng sáng tạo cùng sự miệt mài lao động không ngừng nghỉ Nhắc đến Hữu Mai người ta nhắc đến những bộ tiểu thuyết thành danh, ghi dấu ấn một thời Mặc dù ông viết khá nhiều và thành công ở khá nhiều thể loại: Truyện ký, hồi ký, kịch bản văn học, tiểu

thuyết… nhưng phải khẳng định rằng thể loại chủ công của văn xuôi – tiểu

thuyết mới thức sự làm cho tên tuổi của Hữu Mai tỏa sáng

Tiểu kết chương 1

Với hành trình sáng tác gần 60 năm cần mẫn, say mê và một sức mạnh làm việc đôi khi đến kinh ngạc, Hữu Mai đã tạo dựng được một sự nghiệp văn chương đồ sộ, bề thế ở khá nhiều thể loại văn học Bằng cái Tâm và Tài, Hữu Mai đã đem đến cho người đọc những trang văn giàu giá trị Ông luôn khiêm tốn chỉ coi những trang viết của mình là việc ghi lại những gì đã biết về một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc Ông coi công việc là sức khỏe và niềm vui Sự khiêm tốn, tài năng và cần mẫn đã giúp Hữu Mai gặt hái được nhiều giải thưởng

to lớn và được độc giả trong và ngoài nước ái mộ Những giải thưởng này là sự ghi nhận công lao, đóng góp của ông cho văn học nước nhà nói chung và cho thể loại tiểu thuyết nói riêng

Trang 31

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỮU MAI NHÌN TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1 Lựa chọn đề tài

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, đề tài là "Khái niệm chỉ các hiện tượng

được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm văn học" [ 51, 110 ] Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát thành những chủ đề và xây những hình tượng, những tính cách điển hình Thực chất của đề tài là một khái niệm về loại hình của hiện tượng đời sống được miêu tả Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài Việc nhận thức đề tài phải chỉ ra bản chất xã hội của hiện tượng Nhưng trong tác phẩm văn học thường thấy sự không trùng khít giữa hiện tượng miêu tả và nội dung loại ở bên trong Đề tài tác phẩm văn học chẳng những gắn với hiện thực khách quan

mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống nhà văn quy định Việc lựa chọn đề tài bước đầu đã bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả Trong quy trình sáng tạo của mình, mỗi nhà văn đều có một vùng đề tài ưa thích và đôi khi chỉ có thể viết hấp dẫn về những đề tài đó mà thôi Như vậy, việc lựa chọn đề tài

là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác của mỗi nhà văn nhưng đề tài đó mới chỉ là nguồn tư liệu, yếu tố quan trọng, điều cốt yếu hơn là thái độ và cách xử lí đề tài, tức là cách chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống của mỗi nhà văn

Đọc những sáng tác của Hữu Mai, chúng ta thấy nó có một hình hài, diện mạo rất riêng Ngay từ những sáng tác đầu tay, Hữu Mai đã đến với người đọc trong tư cách là một nhà văn có ý thức trách nhiệm với văn học nghệ thuật Với

tư cách là một nhà văn chiến sĩ, trưởng thành trong bom lửa chiến tranh, Hữu

Trang 32

Mai đến với đề tài đất nước nhân dân cùng người lính cách mạng và ông tuyệt đối trung thành với quan điểm sáng tác, định hướng nghề nghiệp của mình Đây

là đề tài xuyên suốt hầu hết các tác phẩm của Hữu Mai, đặc biệt là tiểu thuyết

Ngay sau khi cuốn tiểu thuyết đầu tay về chiến tranh Cao điểm cuối cùng ra đời

Hữu Mai đã chọn cho mình cách viết là tái tạo lại một cách chân thực hiện thực lịch sử chiến tranh Ông miệt mài đi tìm cái đẹp trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc Tuy nhiên, ông không hề né tránh khi viết về những đau thương mất mát trong chiến tranh

2.1.1 Đề tài người chiến sĩ quân đội

Đề tài người chiến sĩ quân đội không phải là đề tài mới trong văn học Cách mạng tháng tám 1945 là một cột mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam Cuộc tổng khởi nghĩa vẻ vang này không chỉ có ý nghĩa đánh dấu những mốc sự kiện cách mạng tiêu biểu mà quan trọng hơn, đó còn là bước chuyển mình trong mọi lĩnh vực của đời sống lịch sử xã hội, trong đó có văn học Cách mạng trở thành cầu nối để nhà văn đến với hiện thực kháng chiến, giúp cho các nhà văn trước cách mạng "nhận đường", sáng tác phục vụ cho nhiệm vụ làm cách mạng, sáng tác theo quan điểm "sống rồi hãy viết" Chính vì vậy mà bức tranh văn học thời kỳ này đã có cùng chung một mục đích sáng tác, một chiến hào chiến đấu, cùng hướng ngòi bút về một tâm điểm của văn học là hiện thực cách mạng Điều này dẫn đến nhân vật trung tâm trong văn xuôi sau cách mạng

là nhân vật người chiến sĩ Sống trong hiện thực cách mạng với cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ như vậy, đề tài cách mạng có một sức hút mạnh mẽ thôi thúc các nhà văn cầm bút Vì một lẽ đơn giản văn chương cũng là vũ khí, các văn nghệ sĩ là các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa Nhà văn nào chưa viết về cách mạng, chưa viết về hiện thực chiến tranh, chưa viết về người chiến sĩ thì tự coi mình như là chưa từng được sống và chiến đấu bằng ngòi bút để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân tộc Chính vì thế mà hình ảnh người chiến sĩ quân đội trở thành nhân vật trung tâm cho rất nhiều tác phẩm Các nhà văn, bằng những liên tưởng,

Trang 33

bằng ngòi bút sắc sảo của mình tập trung khắc họa biết bao tấm chân dung mà ở

đó chứa đựng những nét tinh túy nhất của con người Việt Nam trong kháng chiến Tuy rằng mỗi nhà văn lại có những cách khai thác rất riêng, rất đặc trưng cho phong cách của mình, đặc trưng cho từng giai đoạn kháng chiến kiến quốc của dân tộc

Từ năm 1949 trở đi, ta bắt đầu có thơ và truyện ngắn viết hay về anh bộ

đội như: Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Nguyên Hồng), Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông), Trận phố Ràng (Trần Đăng),Trận đánh cuối cùng (Hữu Mai)…

Từ năm 1950 trở đi, tiểu thuyết có những bước đổi mới vượt bậc khi viết về đề

tài này Mở đầu là Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Trước giờ nổ súng (Lê Khâm),

Vượt Côn Đảo (Phùng Quán), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Hòn đất (Anh Đức), Cao điểm cuối cùng, Vùng trời (Hữu Mai), Đất Quảng, Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)…

"Xung kích" của Nguyễn Đình Thi được xem là mở màn cho những trang

hay nhất của tiểu thuyết viết về người lính Cuốn tiểu thuyết là bài ca hào hùng

về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp Viết lên bài ca đó là những tấm gương tiêu biểu như đội trưởng Na dũng cảm, lao lên ụ súng của địch giữa cơn mưa đạn để đẩy bằng được quả lựu đạn vào lô cốt của chúng Như trung đội phó Toại trong giờ phút khẩn cấp đã nắm chặt nòng súng nóng bỏng của giặc gạt sang một bên tạo cơ hội cho đồng đội xông lên Những con người ấy

đã "hóa thân cho dáng hình xứ sở”, tạo nên tượng đài hùng vĩ của dân tộc "Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"

Anh Đức với cảm hứng dồi dào về quê hương đất nước cùng ngòi bút đậm chất trữ tình đã miêu tả cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt, anh dũng của đội du

kích nơi hang Hòn trong Hòn Đất Tập trung cho vẻ đẹp của cuộc chiến ấy là chị

Sứ – một người phụ nữ anh hùng kết tinh những phẩm chất truyền thống của

người phụ nữ Việt Nam cùng tầm nhận thức của thời đại Ca ngợi cuộc chiến đấu

Trang 34

của nhân dân hòn Đất là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam Chị

Sứ là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng đó: thủy chung trong tình yêu, đằm thắm trong tình gia đình, trung nghĩa trong quan hệ xóm giềng, kiên trinh bất khuất trước kẻ thù

Nguyên Ngọc cũng là cây bút viết rất hay về đề tài người chiến sĩ cách

mạng Nổi bật lên là Đất nước đứng lên, Đất Quảng… Tiểu thuyết sử thi của

Nguyên Ngọc say sưa ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp vào nền văn học dân tộc một loạt bản anh hùng ca bất hủ về cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh Những tác phẩm tràn đầy nhiệt hứng của ông đã góp phần bồi đắp tinh thần cho nhiều thế hệ thanh niên, nâng bước họ trên con đường chiến đấu đầy hi

sinh, gian khổ Đất nước đứng lên là bản anh hùng ca bất tử về chủ nghĩa anh

hùng cách mạng của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp Điển hình là ý chí quyết chiến quyết thắng của của con người dân Tây Nguyên dám lấy tinh thần yêu chuộng tự do, độc lập để đánh bại kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều lần về kinh tế, quân sự Đọc tác phẩm này chúng ta như được chứng kiến tận mắt cuộc chiến đấu bền bỉ đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của buôn làng

Tây Nguyên Hình tượng nổi bật lên trong tác phẩm là anh hùng Núp – linh hồn

của dân làng Kông Hoa, hiện thân đầy đủ cho tinh thần quyết chiến thắng của dân tộc Việt Nam

Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu là bức phù điêu hoành tráng

về cuộc hành quân trùng điệp của bao chiến sĩ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước",

là những trận đánh dũng mãnh và tài hoa, những chiến công oanh liệt, những tấm gương dũng cảm của người lính chống Mỹ Bằng những trải nghiệm của một nhà văn, một người lính từng lăn lộn khắp nhiều chiến trường, Nguyễn Minh Châu

đã xây dựng hình tượng những người anh hùng tiêu biểu cho con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, từ cụ già đến thanh niên, từ nam đến nữ …

Đó là vẻ đẹp của Kinh, Lượng, Lữ, Khuê, bác Đảo, cụ Phang …

Trang 35

Đọc tiểu thuyết Hữu Mai, ta thấy chân dung người chiến sĩ quân đội hiện lên một cách chân thực và đầy đủ nhất Hữu Mai không chỉ viết riêng về người lính một thời kỳ, một lĩnh vực nào đó mà ông biết vươn ngòi bút ra tầm xa hơn, rộng hơn Hữu Mai viết rất hay về những người lính chống Pháp, những người lính phi công trong kháng chiến chống Mỹ và cả những người chiến sĩ tình báo Mỗi một tác phẩm, Hữu Mai đều làm cho người đọc say mê, hứng thú và ngỡ ngàng về vốn hiểu biết nghệ thuật quân sự của mình trong từng trang viết.

Cao điểm cuối cùng, Đất nước, Không phải huyền thoại là ba cuốn tiểu

thuyết lớn mà Hữu Mai viết về người lính chống Pháp Họ là những anh hùng

trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô (Đất nước), trong cuộc chiến Điện Biên Phủ oai hùng (Cao điểm cuối cùng, Không phải huyền thoại).

Cao điểm cuối cùng, Không phải huyền thoại miêu tả rất chân thực, tỉ mỉ

về trận đánh Điện Biên Phủ lừng lẫy của dân tộc Với Cao điểm cuối cùng, Hữu

Mai đã làm sống dậy khung cảnh hùng vĩ, khốc liệt và vô cùng anh dũng của Điện Biên Phủ mùa xuân năm 1954 với những chiến hào bùn lầy đọng máu Ở

đó những người chiến sĩ như Khỏe, Quân, Cương, Chu, Ngọ…đã không chịu lùi bước trước mọi thử thách hiểm nghèo, không ngần ngại hy sinh tính mạng để đánh chiếm cho bằng được những cứ điểm then chốt của chiến dịch Điện Biên

Phủ Những nhân vật trong Cao điểm cuối cùng là người chiến sĩ cũ, người chiến

sĩ mới đến những cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, các đồng chí

tư lệnh trưởng đại đoàn, những người chiến sĩ vô danh Họ đều là những con người bình thường, giản dị yêu cuộc sống nhưng không sợ hy sinh Họ đều cảm thấy tủi nhục khi phải lùi bước trước kẻ thù, xấu hổ khi thua kém bạn bè, đồng đội trong cuộc thi đua tiêu diệt bọn cướp nước Hữu Mai viết về những người lính ấy với một sự ngưỡng mộ và cảm phục Nhiều lần ông đã miêu tả tỉ mỉ hành

động của những người chiến sĩ vô danh – những con người làm nên chiến thắng

với lòng yêu mến, khâm phục Họ là những người bị lạc khỏi đơn vị trong khi đánh nhau, những người được bổ sung ra mặt trận giữa hai đợt chiến đấu Trong

Trang 36

lúc không có người chỉ huy, không có ai biết tên tuổi, họ vẫn chiếm giữ trong đồn địch, tìm súng đạn của chúng bổ sung cho mình, tìm thức ăn ăn cho đỡ đói,

tự mình tìm cách xông lên tiêu diệt kẻ thù Họ đã nêu cao tinh thần anh dũng, độc lập chiến đấu và họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không cần lịch sử phải ghi danh Những nhân vật anh hùng trong tác phẩm còn là những người chiến sĩ xuất thân từ tầng lớp nông dân như Khỏe, Chư, Ngọ…, những chiến sĩ tiểu tư sản như Tuấn, Vinh…Con đường họ đến với cách mạng tuy khác nhau, chông gai, quanh co nhưng cuối cùng họ vẫn đi tới đích và trở thành những người đồng chí dưới sự soi sáng của lá cờ Đảng Họ đã làm nên một tập thể anh hùng có sức mạnh vô song

Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng

Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp và cao trào chiến dịch Điện Biên Phủ Ngoài nhân vật trung tâm là vị Đại tướng tài giỏi, Hữu Mai còn dành nhiều trang viết về cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ ta Có thể

nói Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết lịch sử miêu tả đầy đủ nhất, chi

tiết nhất, sống động nhất về chiến dịch Điện Biên Phủ Ở đây, các mốc thời gian,

sự kiện được liệt kê một cách chính xác, cụ thể Đồng thời cuốn tiểu thuyết cũng cung cấp cho chúng ta những tư liệu mới nhất, đầy đủ về so sánh binh lực hai bên, về tình hình cuộc chiến và những gánh nặng sức ép trên vai người chỉ huy Thế giới nhân vật ở đây là những người hùng, từ Đại tướng, những người chỉ huy cho tới những chiến sĩ vô danh Họ được Hữu Mai miêu tả như những huyền thoại nhưng rất đỗi gần gũi, giản dị Cuộc chiến đấu càng khốc liệt khó khăn bao nhiêu thì tâm hồn, tình cảm, ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của những người lính này càng tỏa sáng bấy nhiêu

Không phải huyền thoại khắc họa nhân vật trung tâm là Đại tướng Võ

Nguyên Giáp Đại tướng hiện lên không phải là một huyền thoại của một tượng đài lịch sử mà là một con người với đúng nghĩa Chân dung của ông hiện lên như

Trang 37

một nhân vật văn học trọn vẹn với những ưu tư và trách nhiệm trong tư cách một con người bằng xương bằng thịt và con người được lịch sử lựa chọn.

Tiểu thuyết Đất nước nói về cuộc chiến đấu của nhân dân ta bảo vệ Thủ đô

Hà Nội yêu dấu những ngày đầu kháng chiến chống Pháp Họ là những người không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, giàu nghèo, nam, nữ Họ là những chiến sĩ cảm tử như: Nhã, Minh Tú, Tuyết Mai…luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn Họ là những lớp người trí thức trẻ, tiểu tư sản như Phong, tuy ngày đầu còn sống cá nhân, nghi ngờ sức mạnh nhân dân nhưng sau đó đã thấm hiểu lí tưởng cách mạng và bứt phá khỏi lợi ích của riêng mình để lên đường, tự nguyện hòa vào dòng người lên Việt Bắc tham gia chiến dịch

Không chỉ dừng lại ở những bài viết về hai người lính đánh bộ, Hữu Mai còn thể nghiệm ngòi bút của mình khi viết về những chiến sĩ không quân trong

kháng chiến chống Mỹ Bộ tiểu thuyết ba tập Vùng trời là thành quả của hướng

đi đó Vùng trời viết về những chiến sĩ lái máy bay vô cùng anh dũng, thông

minh, sáng tạo trong chiến thuật Mặc dù thua xa kẻ địch về kinh nghiệm và kiến thức về máy bay chiến đấu nhưng bằng sự kiên trì, ham học hỏi, rút kinh nghiệm

và sáng tạo cộng một chút mạo hiểm, họ đã làm nên những kì tích khiến kẻ thù phải khiếp sợ Hữu Mai viết về họ với tất cả sự say mê và cảm phục, yêu mến Ngoài đời họ là những người nhút nhát, ít nói nhưng trong cuộc chiến họ lại dũng cảm gan dạ lạ thường Họ là những người lính đầy hài hước trong lối sống những lại rất nghiêm túc trong công việc Họ sẵn sàng hy sinh cả cuộc sống riêng

để bảo vệ vùng trời Tổ quốc Hữu Mai đã xây dựng được những nhân vật đẹp tiêu biểu cho bộ đội không quân anh hùng Ở họ, mỗi người một tính nết nhưng khi là đồng chí họ lại có chung một lí tưởng sống cao đẹp Hữu Mai đã đi vào miêu tả chi tiết cuộc sống tính cách riêng của mỗi anh chiến sĩ ấy và không quên chỉ cho chúng ta thấy những tình cảm, đức tính cao đẹp trong tập thể những

người anh hùng này Trong Vùng trời, ta gặp nhiều đoạn khá lí thú khi người kể

chuyện thuyết minh về các nhân vật hay các nhân vật tự nhận xét về tính cách

Trang 38

của nhau Đông là người luôn suy nghĩ tính toán để khắc phục khó khăn và có nhiều sáng kiến bất ngờ Nét nổi bật của Đông là tư duy cách mạng tiến công, quyết tâm đánh thắng địch trong bất kì tình huống nào Bên cạnh đó anh cũng là người hay nổi nóng, là người đàn ông luôn lo toan cho gia đình bé nhỏ của mình Trong khi Đông hơi ồn ào, hiếu thắng, táo bạo, liều lĩnh thì Quỳnh lại ung dung, thản nhiên, trong sáng, trầm tĩnh Anh dường như ít khi nghĩ đến cái riêng của mình hoặc băn khoăn chuyện cái sống, cái chết Ở Quỳnh có một sức mạnh tiềm tàng, bề bỉ bên trong Với sức mạnh tinh thần đó, Quỳnh đã tiến bộ một cách thận trọng, vững chắc qua từng trận đánh Còn Hùng, anh lại mang một tính cách khác Anh thuộc thế hệ thứ ba trong số những người lái Anh không vô tư, hồn nhiên, thanh thản như Quỳnh mà có phần phức tạp hơn Ở anh, phần trí óc, phần

ý thức mạnh hơn những tình cảm bồng bột, tự nhiên buông thả Hùng phải làm chủ mình, phải lí trí hơn mới vượt qua được những khó khăn, phức tạp trong hoàn cảnh mới của chiến tranh

Mỗi chiến sĩ, mỗi người một vẻ nhưng điểm chung kết dính họ lại với nhau

là lí tưởng sống được soi sáng bởi lá cờ Đảng, là tinh thần, trách nhiệm với sự

bình yên của đất nước, là lòng tự tôn dân tộc không chịu cảnh nô lệ Vùng trời

tuy chỉ viết về một số chiến sĩ của một trung đoàn không quân nhưng đó cũng là một bức chân dung vẽ chung về một tập thể những chiến sĩ không quân nói riêng

và người lính cụ Hồ nói chung trong chiến tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc

Một nét mới lạ vô cùng độc đáo trong ngòi bút Hữu Mai khi viết về đề tài

những người chiến sĩ quân đội đó là bộ tiểu thuyết ba tập Ông cố vấn Bộ tiểu thuyết viết về người chiến sĩ tình báo Vũ Ngọc Nhạ – một trong bốn điệp viên

tên tuổi của của Đảng Cộng Sản ta hoạt động trong lòng địch Cuốn tiểu thuyết

kể về những hoạt động tình báo của vị Thiếu tướng này trong lòng công giáo Phát Diệm ở Sài Gòn và ở trong dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Sau đó,

Vũ Ngọc Nhạ nhanh chóng xây dựng, mở rộng mạng lưới tình báo A22, đưa

Trang 39

người của cụm cắm vào những vị trí chóp bu trong bộ máy chính quyền chế độ Cộng hòa để khai thác tin tức, đón đầu mọi hoạt động của địch nhằm phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn người đọc vì đã viết

về một đề tài mới lạ, hấp dẫn đồng thời lại thật đến từng chi tiết Những chiến sĩ tình báo của ta hiện lên đầy mưu trí, thông minh, dũng cảm Họ không run sợ trước ngai vàng quyền lực của chế độ Cộng hòa cũng như đầu hàng những đòn tra tấn dã man của địch Khi bị bắt, bị tra tấn, họ không nhụt chí mất niềm tin mà tìm cách chịu đựng, xoay chuyển tình thế để bảo đảm an toàn cho công việc và nghĩ kế hoạch hoạt động trở lại công khai trước mắt kẻ thù mà vẫn được chúng tin dùng Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là những cuộc đấu trí, phân tích tâm lí, tính cách của địch để nhanh chóng áp đảo kẻ thù, tạo dựng lòng tin nơi địch của Hai Long, của Hòe, Thắng, Trọng…Họ là hiện thân tiêu biểu cho thế hệ con người Việt Nam anh hùng, mưu lược, kiên trung trong cuộc chiến đấu chính nghĩa với

kẻ thù

Đề tài người lính tuy rằng đã quen thuộc, đã làm nên tên tuổi của nhiều cây bút những mỗi nhà văn lại có những lối đi riêng Hữu Mai cũng chọn cho mình một hướng đi riêng mình: viết thật, viết hay và viết về nhiều hình tượng người lính khác nhau: bộ binh, không quân, tình báo Và ở khía cạnh nào, ngòi bút của ông cũng say mê khám phá đưa lại cho người đọc nhiều chiêm nghiệm

và hứng thú Những tác phẩm của ông đã làm nên những thành công nhất định

về đề tài này

2.1.2 Đề tài đất nước, nhân dân

Hữu Mai không chỉ viết rất chân thực về người lính dũng cảm, mưu trí, không ngại hi sinh thân mình cho độc lập tự do của Tổ Quốc mà ông còn viết rất hay về những tập thể con người anh hùng Hầu hết trong tác phẩm của Hữu Mai, ông dành nhiều trang để ca ngợi sức mạnh nhân dân Ông tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, giàu truyền thống chống ngoại xâm, nơi sản sinh ra những tập thể và con người kiên trung, anh dũng Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ

Trang 40

của dân tộc, nếu thiếu vắng những tập thể ấy, thiếu những con người vô danh không phân biệt già trẻ, trai gái, tầng lớp xuất thân ấy, thiếu những hậu phương vững chắc ấy thì sẽ không có những thắng lợi Tuy ông không viết về họ nhiều nhưng họ hiện lên trong tác phẩm với tất cả vẻ đẹp, tinh thần con người Việt Nam với sự yêu mến và cảm phục.

Tiểu thuyết Đất nước, ngay từ trong nhan đề đã bộc lộ rõ ý đồ của nhà văn

Chúng ta đã có rất nhiều tác phẩm viết về những năm đầu chiến tranh Nhưng chỉ

ở Đất nước, người đọc mới nhìn thấy một cái nhìn toàn cảnh đối với cuộc kháng

chiến Qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm, Hữu Mai đã phác họa quy luật

hình thành tính cách con người Việt Nam trong chiến tranh Qua Đất nước,

người đọc thấy mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô đã dấn thân vào công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà không ngần ngại hiểm nguy Những con người ấy với xuất xứ và hoàn cảnh rất khác nhau nhưng họ đã sát cánh trở thành những chiến

sĩ quyết tử Họ đã chiến đấu anh dũng trong 60 ngày đêm giữa vòng vây kẻ thù

Và rồi, cũng chính họ đã hòa vào cuộc chiến đấu toàn dân tại Việt Bắc, Đông Bắc, đánh bại nhiều cuộc tiến công của địch Phải chăng, cũng chính người con của dân tộc anh hùng ấy dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng sẵn sàng xả thân cho hai tiếng độc lập Chính dân tộc anh hùng này đã góp phần làm nên mọi chiến thắng trước âm mưu cướp nước của Pháp và Mỹ

Hình ảnh đất nước và nhân dân hiện rõ nét qua những chiêm nghiệm và sự lớn dần về tình cảm trong con người Phong Anh cảm thấy mình "sẵn sàng hi sinh tính mệnh vì mọi người Mọi người cũng sẵn sàng hi sinh tính mệnh vì anh Những tư tưởng, tình cảm đẹp đẽ đã kết họ lại với nhau Ở đó, mọi người đều phải phấn đấu và đều tốt hơn lên" [39,256] Với Phong, những ngày tháng được sống và chiến đấu bên họ là lúc anh "tìm thấy một ý nghĩa mới trong cuộc sống" [39,256] Lúc này, Phong không còn sợ mất một cuộc sống êm đềm bên gia đình, bên người con gái anh yêu mà anh sợ "những người đồng đội cũ có lẽ đã quên anh" [11,256] Từ một người dân nơi khác tình cờ tham gia vào cuộc chiến đấu

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn An (2007), “Nếu không có Hữu Mai”, Văn nghệ Quân đội, (673), (674) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếu không có Hữu Mai”, "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Nguyễn An
Năm: 2007
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
3. Bakhtin. M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin. M
Năm: 1992
4. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
5. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới căn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới căn bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
6. Nguyễn Minh Châu (1987), “Người lính chiến tranh và nhà văn”, Văn nghệ Quân đội, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người lính chiến tranh và nhà văn”, "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1987
7. Đặng Ngọc Cường (2006), Thi pháp tiểu thuyết sử thi Nguyên Ngọc (qua Đất nước đứng lên, Đất Quảng), Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết sử thi Nguyên Ngọc (qua Đất nước đứng lên, Đất Quảng)
Tác giả: Đặng Ngọc Cường
Năm: 2006
8. Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài năng và người thưởng thức
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2001
9. Phan Cự Đệ (1976), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1976
10. Phan Cự Đệ (2003), “Tiểu thuyết sử thi trong thế kỷ XX”, Nhà văn, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết sử thi trong thế kỷ XX”, "Nhà văn
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2003
11.Phan Cự Đệ (2003), Phan Cự Đệ tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Cự Đệ tuyển tập
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
12. Phan Cự Đệ (2003), Phan Cự Đệ tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Cự Đệ tuyển tập
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
13. Phạm Văn Đồng (1969), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1969
14. Hà Minh Đức (1990), “Những chặng đường phát triển của văn xuôi cách mạng”, Văn nghệ, (27) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chặng đường phát triển của văn xuôi cách mạng”, "Văn nghệ
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1990
15. Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Văn học, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, "Văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2002
16.Võ Thị Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Tác giả: Võ Thị Thanh Hà
Năm: 2006
17. Thu Hà (2008), “Không phải huyền thoại”, http://tuoitre.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không phải huyền thoại”
Tác giả: Thu Hà
Năm: 2008
18. Ngọc Hà (2010), “Không phải huyền thoại”, http://www.baomoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không phải huyền thoại”
Tác giả: Ngọc Hà
Năm: 2010
19.Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngả đường vào văn học
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
20. Hiền Hòa (2003), “Nhà văn Hữu Mai: Văn chương đem lại cho tôi sức khỏe”, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Hữu Mai: Văn chương đem lại cho tôi sức khỏe”
Tác giả: Hiền Hòa
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w