Tài người chiến sĩ quân đội

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. tài người chiến sĩ quân đội

Đề tài người chiến sĩ quân đội không phải là đề tài mới trong văn học. Cách mạng tháng tám 1945 là một cột mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cuộc tổng khởi nghĩa vẻ vang này không chỉ có ý nghĩa đánh dấu những mốc sự kiện cách mạng tiêu biểu mà quan trọng hơn, đó còn là bước chuyển mình trong mọi lĩnh vực của đời sống lịch sử xã hội, trong đó có văn học. Cách mạng trở thành cầu nối để nhà văn đến với hiện thực kháng chiến, giúp cho các nhà văn trước cách mạng "nhận đường", sáng tác phục vụ cho nhiệm vụ làm cách mạng, sáng tác theo quan điểm "sống rồi hãy viết". Chính vì vậy mà bức tranh văn học thời kỳ này đã có cùng chung một mục đích sáng tác, một chiến hào chiến đấu, cùng hướng ngòi bút về một tâm điểm của văn học là hiện thực cách mạng. Điều này dẫn đến nhân vật trung tâm trong văn xuôi sau cách mạng là nhân vật người chiến sĩ. Sống trong hiện thực cách mạng với cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ như vậy, đề tài cách mạng có một sức hút mạnh mẽ thôi thúc các nhà văn cầm bút. Vì một lẽ đơn giản văn chương cũng là vũ khí, các văn nghệ sĩ là các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Nhà văn nào chưa viết về cách mạng, chưa viết về hiện thực chiến tranh, chưa viết về người chiến sĩ thì tự coi mình như là chưa từng được sống và chiến đấu bằng ngòi bút để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân tộc. Chính vì thế mà hình ảnh người chiến sĩ quân đội trở thành nhân vật trung tâm cho rất nhiều tác phẩm. Các nhà văn, bằng những liên tưởng,

bằng ngòi bút sắc sảo của mình tập trung khắc họa biết bao tấm chân dung mà ở đó chứa đựng những nét tinh túy nhất của con người Việt Nam trong kháng chiến. Tuy rằng mỗi nhà văn lại có những cách khai thác rất riêng, rất đặc trưng cho phong cách của mình, đặc trưng cho từng giai đoạn kháng chiến kiến quốc của dân tộc.

Từ năm 1949 trở đi, ta bắt đầu có thơ và truyện ngắn viết hay về anh bộ đội như: Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Nguyên Hồng), Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông), Trận phố Ràng (Trần Đăng),Trận đánh cuối cùng (Hữu Mai)… Từ năm 1950 trở đi, tiểu thuyết có những bước đổi mới vượt bậc khi viết về đề tài này. Mở đầu là Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Trước giờ nổ súng (Lê Khâm),

Vượt Côn Đảo (Phùng Quán), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Hòn đất (Anh Đức), Cao điểm cuối cùng, Vùng trời (Hữu Mai), Đất Quảng, Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)…

"Xung kích" của Nguyễn Đình Thi được xem là mở màn cho những trang hay nhất của tiểu thuyết viết về người lính. Cuốn tiểu thuyết là bài ca hào hùng về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Viết lên bài ca đó là những tấm gương tiêu biểu như đội trưởng Na dũng cảm, lao lên ụ súng của địch giữa cơn mưa đạn để đẩy bằng được quả lựu đạn vào lô cốt của chúng. Như trung đội phó Toại trong giờ phút khẩn cấp đã nắm chặt nòng súng nóng bỏng của giặc gạt sang một bên tạo cơ hội cho đồng đội xông lên. Những con người ấy đã "hóa thân cho dáng hình xứ sở”, tạo nên tượng đài hùng vĩ của dân tộc "Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".

Anh Đức với cảm hứng dồi dào về quê hương đất nước cùng ngòi bút đậm chất trữ tình đã miêu tả cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt, anh dũng của đội du kích nơi hang Hòn trong Hòn Đất. Tập trung cho vẻ đẹp của cuộc chiến ấy là chị Sứ một người phụ nữ anh hùng kết tinh những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam cùng tầm nhận thức của thời đại. Ca ngợi cuộc chiến đấu

của nhân dân hòn Đất là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chị Sứ là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng đó: thủy chung trong tình yêu, đằm thắm trong tình gia đình, trung nghĩa trong quan hệ xóm giềng, kiên trinh bất khuất trước kẻ thù.

Nguyên Ngọc cũng là cây bút viết rất hay về đề tài người chiến sĩ cách mạng. Nổi bật lên là Đất nước đứng lên, Đất Quảng… Tiểu thuyết sử thi của Nguyên Ngọc say sưa ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp vào nền văn học dân tộc một loạt bản anh hùng ca bất hủ về cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh. Những tác phẩm tràn đầy nhiệt hứng của ông đã góp phần bồi đắp tinh thần cho nhiều thế hệ thanh niên, nâng bước họ trên con đường chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ. Đất nước đứng lên là bản anh hùng ca bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Điển hình là ý chí quyết chiến quyết thắng của của con người dân Tây Nguyên dám lấy tinh thần yêu chuộng tự do, độc lập để đánh bại kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều lần về kinh tế, quân sự. Đọc tác phẩm này chúng ta như được chứng kiến tận mắt cuộc chiến đấu bền bỉ đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của buôn làng Tây Nguyên. Hình tượng nổi bật lên trong tác phẩm là anh hùng Núp linh hồn của dân làng Kông Hoa, hiện thân đầy đủ cho tinh thần quyết chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu là bức phù điêu hoành tráng về cuộc hành quân trùng điệp của bao chiến sĩ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", là những trận đánh dũng mãnh và tài hoa, những chiến công oanh liệt, những tấm gương dũng cảm của người lính chống Mỹ. Bằng những trải nghiệm của một nhà văn, một người lính từng lăn lộn khắp nhiều chiến trường, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng hình tượng những người anh hùng tiêu biểu cho con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, từ cụ già đến thanh niên, từ nam đến nữ … Đó là vẻ đẹp của Kinh, Lượng, Lữ, Khuê, bác Đảo, cụ Phang …

Đọc tiểu thuyết Hữu Mai, ta thấy chân dung người chiến sĩ quân đội hiện lên một cách chân thực và đầy đủ nhất. Hữu Mai không chỉ viết riêng về người lính một thời kỳ, một lĩnh vực nào đó mà ông biết vươn ngòi bút ra tầm xa hơn, rộng hơn. Hữu Mai viết rất hay về những người lính chống Pháp, những người lính phi công trong kháng chiến chống Mỹ và cả những người chiến sĩ tình báo. Mỗi một tác phẩm, Hữu Mai đều làm cho người đọc say mê, hứng thú và ngỡ ngàng về vốn hiểu biết nghệ thuật quân sự của mình trong từng trang viết.

Cao điểm cuối cùng, Đất nước, Không phải huyền thoại là ba cuốn tiểu thuyết lớn mà Hữu Mai viết về người lính chống Pháp. Họ là những anh hùng trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô (Đất nước), trong cuộc chiến Điện Biên Phủ oai hùng (Cao điểm cuối cùng, Không phải huyền thoại).

Cao điểm cuối cùng, Không phải huyền thoại miêu tả rất chân thực, tỉ mỉ về trận đánh Điện Biên Phủ lừng lẫy của dân tộc. Với Cao điểm cuối cùng, Hữu Mai đã làm sống dậy khung cảnh hùng vĩ, khốc liệt và vô cùng anh dũng của Điện Biên Phủ mùa xuân năm 1954 với những chiến hào bùn lầy đọng máu. Ở đó những người chiến sĩ như Khỏe, Quân, Cương, Chu, Ngọ…đã không chịu lùi bước trước mọi thử thách hiểm nghèo, không ngần ngại hy sinh tính mạng để đánh chiếm cho bằng được những cứ điểm then chốt của chiến dịch Điện Biên Phủ. Những nhân vật trong Cao điểm cuối cùng là người chiến sĩ cũ, người chiến sĩ mới đến những cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, các đồng chí tư lệnh trưởng đại đoàn, những người chiến sĩ vô danh. Họ đều là những con người bình thường, giản dị yêu cuộc sống nhưng không sợ hy sinh. Họ đều cảm thấy tủi nhục khi phải lùi bước trước kẻ thù, xấu hổ khi thua kém bạn bè, đồng đội trong cuộc thi đua tiêu diệt bọn cướp nước. Hữu Mai viết về những người lính ấy với một sự ngưỡng mộ và cảm phục. Nhiều lần ông đã miêu tả tỉ mỉ hành động của những người chiến sĩ vô danh những con người làm nên chiến thắng với lòng yêu mến, khâm phục. Họ là những người bị lạc khỏi đơn vị trong khi đánh nhau, những người được bổ sung ra mặt trận giữa hai đợt chiến đấu. Trong

lúc không có người chỉ huy, không có ai biết tên tuổi, họ vẫn chiếm giữ trong đồn địch, tìm súng đạn của chúng bổ sung cho mình, tìm thức ăn ăn cho đỡ đói, tự mình tìm cách xông lên tiêu diệt kẻ thù. Họ đã nêu cao tinh thần anh dũng, độc lập chiến đấu và họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không cần lịch sử phải ghi danh. Những nhân vật anh hùng trong tác phẩm còn là những người chiến sĩ xuất thân từ tầng lớp nông dân như Khỏe, Chư, Ngọ…, những chiến sĩ tiểu tư sản như Tuấn, Vinh…Con đường họ đến với cách mạng tuy khác nhau, chông gai, quanh co nhưng cuối cùng họ vẫn đi tới đích và trở thành những người đồng chí dưới sự soi sáng của lá cờ Đảng. Họ đã làm nên một tập thể anh hùng có sức mạnh vô song.

Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp và cao trào chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài nhân vật trung tâm là vị Đại tướng tài giỏi, Hữu Mai còn dành nhiều trang viết về cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ ta. Có thể nói Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết lịch sử miêu tả đầy đủ nhất, chi tiết nhất, sống động nhất về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ở đây, các mốc thời gian, sự kiện được liệt kê một cách chính xác, cụ thể. Đồng thời cuốn tiểu thuyết cũng cung cấp cho chúng ta những tư liệu mới nhất, đầy đủ về so sánh binh lực hai bên, về tình hình cuộc chiến và những gánh nặng sức ép trên vai người chỉ huy. Thế giới nhân vật ở đây là những người hùng, từ Đại tướng, những người chỉ huy cho tới những chiến sĩ vô danh. Họ được Hữu Mai miêu tả như những huyền thoại nhưng rất đỗi gần gũi, giản dị. Cuộc chiến đấu càng khốc liệt khó khăn bao nhiêu thì tâm hồn, tình cảm, ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của những người lính này càng tỏa sáng bấy nhiêu.

Không phải huyền thoại khắc họa nhân vật trung tâm là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng hiện lên không phải là một huyền thoại của một tượng đài lịch sử mà là một con người với đúng nghĩa. Chân dung của ông hiện lên như

một nhân vật văn học trọn vẹn với những ưu tư và trách nhiệm trong tư cách một con người bằng xương bằng thịt và con người được lịch sử lựa chọn.

Tiểu thuyết Đất nước nói về cuộc chiến đấu của nhân dân ta bảo vệ Thủ đô Hà Nội yêu dấu những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Họ là những người không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, giàu nghèo, nam, nữ. Họ là những chiến sĩ cảm tử như: Nhã, Minh Tú, Tuyết Mai…luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn. Họ là những lớp người trí thức trẻ, tiểu tư sản như Phong, tuy ngày đầu còn sống cá nhân, nghi ngờ sức mạnh nhân dân nhưng sau đó đã thấm hiểu lí tưởng cách mạng và bứt phá khỏi lợi ích của riêng mình để lên đường, tự nguyện hòa vào dòng người lên Việt Bắc tham gia chiến dịch.

Không chỉ dừng lại ở những bài viết về hai người lính đánh bộ, Hữu Mai còn thể nghiệm ngòi bút của mình khi viết về những chiến sĩ không quân trong kháng chiến chống Mỹ. Bộ tiểu thuyết ba tập Vùng trời là thành quả của hướng đi đó. Vùng trời viết về những chiến sĩ lái máy bay vô cùng anh dũng, thông minh, sáng tạo trong chiến thuật. Mặc dù thua xa kẻ địch về kinh nghiệm và kiến thức về máy bay chiến đấu nhưng bằng sự kiên trì, ham học hỏi, rút kinh nghiệm và sáng tạo cộng một chút mạo hiểm, họ đã làm nên những kì tích khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Hữu Mai viết về họ với tất cả sự say mê và cảm phục, yêu mến. Ngoài đời họ là những người nhút nhát, ít nói nhưng trong cuộc chiến họ lại dũng cảm gan dạ lạ thường. Họ là những người lính đầy hài hước trong lối sống những lại rất nghiêm túc trong công việc. Họ sẵn sàng hy sinh cả cuộc sống riêng để bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Hữu Mai đã xây dựng được những nhân vật đẹp tiêu biểu cho bộ đội không quân anh hùng. Ở họ, mỗi người một tính nết nhưng khi là đồng chí họ lại có chung một lí tưởng sống cao đẹp. Hữu Mai đã đi vào miêu tả chi tiết cuộc sống tính cách riêng của mỗi anh chiến sĩ ấy và không quên chỉ cho chúng ta thấy những tình cảm, đức tính cao đẹp trong tập thể những người anh hùng này. Trong Vùng trời, ta gặp nhiều đoạn khá lí thú khi người kể chuyện thuyết minh về các nhân vật hay các nhân vật tự nhận xét về tính cách

của nhau. Đông là người luôn suy nghĩ tính toán để khắc phục khó khăn và có nhiều sáng kiến bất ngờ. Nét nổi bật của Đông là tư duy cách mạng tiến công, quyết tâm đánh thắng địch trong bất kì tình huống nào. Bên cạnh đó anh cũng là người hay nổi nóng, là người đàn ông luôn lo toan cho gia đình bé nhỏ của mình. Trong khi Đông hơi ồn ào, hiếu thắng, táo bạo, liều lĩnh thì Quỳnh lại ung dung, thản nhiên, trong sáng, trầm tĩnh. Anh dường như ít khi nghĩ đến cái riêng của mình hoặc băn khoăn chuyện cái sống, cái chết. Ở Quỳnh có một sức mạnh tiềm tàng, bề bỉ bên trong. Với sức mạnh tinh thần đó, Quỳnh đã tiến bộ một cách thận trọng, vững chắc qua từng trận đánh. Còn Hùng, anh lại mang một tính cách khác. Anh thuộc thế hệ thứ ba trong số những người lái. Anh không vô tư, hồn nhiên, thanh thản như Quỳnh mà có phần phức tạp hơn. Ở anh, phần trí óc, phần ý thức mạnh hơn những tình cảm bồng bột, tự nhiên buông thả. Hùng phải làm chủ mình, phải lí trí hơn mới vượt qua được những khó khăn, phức tạp trong hoàn cảnh mới của chiến tranh.

Mỗi chiến sĩ, mỗi người một vẻ nhưng điểm chung kết dính họ lại với nhau là lí tưởng sống được soi sáng bởi lá cờ Đảng, là tinh thần, trách nhiệm với sự bình yên của đất nước, là lòng tự tôn dân tộc không chịu cảnh nô lệ. Vùng trời

tuy chỉ viết về một số chiến sĩ của một trung đoàn không quân nhưng đó cũng là một bức chân dung vẽ chung về một tập thể những chiến sĩ không quân nói riêng và người lính cụ Hồ nói chung trong chiến tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.

Một nét mới lạ vô cùng độc đáo trong ngòi bút Hữu Mai khi viết về đề tài những người chiến sĩ quân đội đó là bộ tiểu thuyết ba tập Ông cố vấn. Bộ tiểu thuyết viết về người chiến sĩ tình báo Vũ Ngọc Nhạ một trong bốn điệp viên tên tuổi của của Đảng Cộng Sản ta hoạt động trong lòng địch. Cuốn tiểu thuyết kể về những hoạt động tình báo của vị Thiếu tướng này trong lòng công giáo Phát Diệm ở Sài Gòn và ở trong dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, Vũ Ngọc Nhạ nhanh chóng xây dựng, mở rộng mạng lưới tình báo A22, đưa

người của cụm cắm vào những vị trí chóp bu trong bộ máy chính quyền chế độ Cộng hòa để khai thác tin tức, đón đầu mọi hoạt động của địch nhằm phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn người đọc vì đã viết về một đề tài mới lạ, hấp dẫn đồng thời lại thật đến từng chi tiết. Những chiến sĩ tình báo của ta hiện lên đầy mưu trí, thông minh, dũng cảm. Họ không run sợ trước ngai vàng quyền lực của chế độ Cộng hòa cũng như đầu hàng những đòn tra tấn dã man của địch. Khi bị bắt, bị tra tấn, họ không nhụt chí mất niềm tin mà

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai (Trang 32)