Miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Miêu tả nội tâm

Một nhân vật văn học sẽ thiếu đi sự chân thực, trọn vẹn khi không có đời sống nội tâm. Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí…của nhân vật trước những cảnh ngộ, tình huống mà nó gặp phải trong cuộc sống. Văn học nghệ thuật không chỉ chú ý đến những dáng vẻ, hành động bên ngoài của sự vật hiện tượng mà chủ yếu là sự soi rọi vào tình cảm, diễn biến tâm lí bên trong. Đôi khi điều đó cũng lí giải là động cơ cho những hành động xuất hiện. Đời sống nội tâm làm nên sức sống của nhân vật. Để nắm bắt được đời sống phức tạp ấy đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người, tinh tế, nhạy cảm, khéo léo trong việc nắm bắt khai thác tâm lí nhân vật.

Thành công của Hữu Mai là đã đưa những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trở nên sống động, hấp dẫn người đọc. Đó là những câu chuyện đầy kịch tính về cuộc đời, số phận những con người anh hùng. Họ không chỉ hiện lên chân thực sinh động ở phương diện ngoại hình hay hành động mà còn ở thế giới nội tậm phong phú, phức tạp.

Khi dấn thân vào con đường tình báo nhiều chông gai và bạc bẽo, Hai Long đã chấp nhận đánh đổi. Nhưng đôi lúc anh thấy cái giá đó quá đắt khi mọi người không hiểu cho mình và xa lánh mình. Bị bắt đến Trại Tòa Khâm, anh nhanh chóng xây dựng hoạt động của mình để được thả và tiếp cận với Ngô Đình Cẩn theo bản năng và nhiệm vụ của một chiến sĩ tình báo. Khi được Cẩn ân sủng cũng là khi mọi người “nói bóng gió, nhổ nước bọt khi nhìn thấy anh” [33, 92]. Họ nói anh là “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”. Khi đó “cổ họng anh như muốn tắc” [33, 92]. Anh thấy “đây là những ngày cô đơn và tủi nhục nhất trong suốt cuộc đời” [33, 93]. Lòng anh như dao cắt nhưng anh vẫn phải tự trấn tĩnh mình. Không ít lần anh nghĩ rằng “anh chưa được phép chết lúc này. Vì anh chưa hoàn thành nhiệm vụ. Anh mới chỉ đi được nửa đường. Anh sẽ không bao giờ chịu đầu hàng. Anh chưa hề thoái trí, vẫn đang cố gắng vượt lên để đi tới đích. Anh vẫn nung nấu ý chí phục thù” [33, 92]. Anh luôn băn khoăn trăn trở: “bao giờ thì những người xung quanh đây sẽ hiểu anh? Có thể chẳng bao giờ? Anh thầm ước giá mà mình có mặt nạ. Anh thương cho bộ mặt mình, bộ mặt do mẹ cha sinh thành. Bộ mặt ấy đang chuốc lấy bao sự phỉ nhổ. Anh đang đóng một vai kịch đáng kinh tởm nhất bằng chính bộ mặt thật của mình. Trại Tòa Khâm không phải là sân khấu mà lại là cuộc đời ở vào một giai đoạn sóng gió nhất, khi con người cần bộc lộ phẩm chất đích thực, con người thật của mình” [33, 92]. Anh cho rằng: “con người có thể làm nên việc lớn vì nó sống giữa một quần thể. Nhiều khi nó không sống vì mình mà sống vì người khác. Trong chiến tranh, trước bom đạn ác liệt, có những lúc anh cảm thấy sợ, có lúc rất sợ. Những khi nghĩ đến nhiệm vụ, đến những người xung quanh, anh thường lấy lại được sự bình tĩnh vì biết là sự hi sinh của mình sẽ không vô ích, sẽ được biết đến, dù nó chỉ diễn ra trước mắt kẻ thù. Nguồn động viên tinh thần đó nay không còn nữa. Đoàn thể những người chỉ huy trực tiếp, vợ con anh, những người xung quanh anh không một ai biết đến những toan tính của anh. Có thể anh phải mang nó xuống mồ” [33, 92-93]. Anh sợ người ta sẽ đặt lên xác anh một bản án phản bội

vì không thể thanh minh. Anh luôn tâm niệm rằng: “mình sẵn sàng hi sinh như một chiến sĩ vô danh, những không thể chết như một tên phản bội” [33, 93]. Hữu Mai đã đặt mình không ít lần vào vị trí của nhân vật để suy nghĩ, cảm xúc và phát ngôn. Người chiến sĩ tình báo của ông là một người nặng tình nặng nghĩa. Anh nhớ quê hương da diết khi cái lạnh tràn về, anh “nhớ ngôi chùa mái ngói phủ rêu, nhớ cái vọng, cái miễu ở đầu làng, nhớ cây đa cổ thụ ở giữa cánh đồng, nhớ những buổi chăn trâu thả diều ngày còn nhỏ” [33, 108]. Người chiến sĩ ấy còn có một niềm tin vào Đảng và cách mạng. “Anh không bao giờ hoài nghi ở ngày mai chiến thắng” [33, 108]. Và một tấm lòng kiên trung dù phải chết cũng không thay lòng đổi dạ” [33, 46].

Trong Vùng trời, mỗi nhân vật, mỗi tính cách và có một đời sống nội tâm riêng. Đông tuy ồn ào liều lĩnh, nóng nảy nhưng anh cũng là con người hết sức tình cảm. Anh yêu thương vợ con và lo nghĩ cho đồng đội. Anh luôn cố gắng phấn đấu để không phụ tình yêu của vợ con, cố gắng xứng đáng là một chiến sĩ lái: “Những người lái máy bay của đất nước không thể là những kẻ yếu hèn, không bao giờ là những kẻ yếu hèn” [36, 55]. Anh luôn dọn đường sẵn cho sự hi sinh của mình, nên luôn chuẩn bị chu đáo cho gia đình trước mỗi lần ra đi và tỏ ra lạc quan, liều lĩnh trước mỗi trận đánh. Anh luôn quyết tâm không thua kém ai trong chiến đấu. Nhưng đôi lúc anh cũng có những phút giây trở về với những suy nghĩ nội tâm thầm kín của mình. Anh so sánh mình với Quỳnh và thấy tự hổ thẹn vì còn thua kém. “Lúc này, đứng ngắm bộ mặt thanh thản và tươi sáng của bạn, anh tự hỏi: Không hiểu nó nghĩ thế nào về cái sống cái chết? Chưa lần nào anh thấy Quỳnh nói đến chuyện đó. Nó đi vào cuộc chiến đấu ung dung như đi dạo chơi. Không mấy khi thấy rõ sự vui buồn của nó. Chẳng lẽ nó lại không nghĩ đến chuyện đó? Nhưng chắc nó nghĩ một cách khác mình. Trước kia, anh cho rằng Quỳnh sẽ không bao giờ có những hành động thật xuất sắc trong chiến đấu. Vì Quỳnh không có tinh thần ganh đua thực sự với đồng đội. Nó chỉ làm những công việc được trao. Với nó, mọi chuyện đều trầm ngâm. Nhưng bây giờ anh

chợt nhận thấy ở bạn một cái gì đó hơn hẳn mình. Nó có một sức mạnh tiềm tàng, bền bỉ ở bên trong. Vì nó không cần đến bất cứ một sự trợ lực giả tạo bên ngoài nào. Nó không cần những câu tuyên bố, những lời hứa để buộc thêm mình vào công việc. Nó làm những việc khó khăn như mình làm những việc bình thường. Chính đấy mới là một sức mạnh thực sự. Mình còn xa mới được như nó” [38, 442]. Anh lo cho Quỳnh trong trận đánh với loại máy bay mới của địch trong trận đánh sắp tới. Đông đã chuẩn bị cho trận đánh của bạn rất chu đáo. “Nó có biết là suốt cả tháng nay, lúc nào mình cũng nghĩ đến nó?” [38, 442]. Điều này, Quỳnh cũng nhận thấy và anh hết sức ngạc nhiên về sự thay đổi ở bạn. “Trước kia, cậu ấy chỉ nghĩ tới những việc cậu ấy sẽ làm. Bây giờ cậu ấy đã nghĩ đến những việc mà người khác làm. Cậu ấy đã quên hẳn tính hiếu thắng. Chỉ vì cậu ấy thương mình” [38, 446].

Khác hẳn với Đông, Quỳnh lại là người trầm tĩnh, trong sáng và sống khá lãng mạn trong suy nghĩ. Lần đầu tiên nhận được thư của Hảo, người anh lâng lâng sung sướng. Anh rong ruổi những ý nghĩ về cô và tự hỏi. Cái gì đã khiến cô ấy tìm đến với mình? Chỉ vì cái tiếng còi báo động chiến tranh? Anh nghĩ rằng cô “chưa thể nào hiểu hết những gì đang chờ đợi mọi người, đang chờ đợi chúng ta khi đất nước nổi hồi còi báo hiệu đã bị kẻ thù đe dọa. Trước mắt chúng ta lúc này không phải là con đường đầy hương và đầy hoa của tình yêu. Chúng ta đang đứng trước những thử thách. Em đã khi nào nghĩ tới những khó khăn đó chưa. Nếu em chưa kịp nghĩ tới nó thì chính anh phải nghĩ tới những điều đó” [36, 96]. Nghĩ về đồng đội, Quỳnh cảm thấy “giữa mình và mọi người có một sự gắn bó lạ thường…Sức mạnh mới mà anh cảm thấy lúc này là ở chỗ: mọi người sẵn sàng hi sinh vì anh cũng như anh sẵn sàng hi sinh vì mỗi đồng chí đang quây quần quanh mình” [36, 119]. Ở anh, chúng ta luôn nhìn thấy một con người hết sức lạc quan, bình tĩnh và thanh thản. Anh không cảm thấy cô đơn khi bay một mình trong đêm tối tìm “một ngôi sao biết nhấp nháy ba lần”. Bởi trong suy nghĩ của anh, trước mắt anh “là một màn trời sao rực sáng của những chấm, những kim dạ

quang. Những vì sao nho nhỏ này đối với anh không hề xa xôi, bí hiểm, nó rất gần gũi, nó giúp cho anh từng phút, từng giây hiểu mọi hoạt động nhỏ nhất của chiếc máy bay như hiểu chính nhịp đập của trái tim mình. Anh không cảm thấy cô đơn vì lúc này trên đất mẹ có bao nhiêu người đang theo dõi từng đoạn đường anh bay. Anh gắn bó với những người trên mặt đất không phải bằng những âm thanh “tạch tè” lạnh lẽo mà bằng chính tiếng nói, mang hơi ấm, mang sắc thái riêng biệt của từng con người. Anh không cảm thấy cô đơn vì trên đầu anh là một trời sao và dưới cánh anh là những trời sao của đất nước. Trời sao của vũ trụ thì vẫn xa xôi, nhưng trời sao của con người thì không chỉ gần gũi mà còn là những gì thân thiết như em, như chính bản thân anh” [36, 367]. Anh luôn quan niệm rằng mình sẽ chăm chút và giữ vững lòng tin của mình trong mỗi chuyến bay cũng như trong cuộc đời. Vì “mỗi chuyến bay cũng như cả cuộc đời ta, không phải là những chuyến ngao du. Chúng ta không phải là những người khách vãng lai. Vì cuộc chiến đấu của mỗi chúng ta chỉ mới bắt đầu và trước mắt còn nhiều khó khăn. Nếu cần chúng ta sẽ dành những phút êm đềm cho thế hệ tương lai. Chúng ta đi tìm hạnh phúc của mình ngay trong những phút khó khăn ngày nay đang thử thách chúng ta” [36, 369]. Quỳnh nghĩ nhiều về tình yêu. Anh cho rằng “đó là cái gì người ta không nói được bằng lời. Nó nằm trong từng ý nghĩ, từng tiếng đập của con tim. Nó nằm trong một áng mây trôi, một làn gió thổi, những hạt mưa rơi” [38, 448]. Anh tin tưởng vào tương lai “ngày mai đang bắt đầu từ hôm nay” [38, 370]. Anh nghĩ đến “một ngày kia nhà sinh vật tương lai của chúng ta sẽ lấy được từ trong nước biển những sinh vật phù du mà hằng ngày em nhìn thấy đầy rẫy qua kính hiển vi, sẽ biến nó thành những món ăn mới và quý cho mọi người. Cũng trong thời gian đó, nhà du hành của chúng ta sẽ mở đầu một chuyến bay vào vũ trụ tới một hành tinh mới: Sao Hỏa hay Sao Kim” [36, 370].

Tú cũng là một chiến sĩ lái giỏi của trung đoàn bay. Là một người lính, anh không hề có một ý nghĩ sợ chết khi vấp phải một tình huống chiến đầu nguy

hiểm. Khi nằm trị thương vì nhảy dù anh luôn bị ám ảnh bởi trận đấu và kiểm điểm mình. Anh đã cho máy bay hạ cánh tới nơi có hệ số an toàn thấp chỉ vì “tình cảm với chiếc máy bay”. Anh nghĩ “mình không thể đang tay rời bỏ nó như một người mẹ không thể đang tay vứt bỏ đi đứa con thơ của mình” [36, 178]. Việc vứt bỏ chiếc máy bay - tài sản quý giá của trong đội, đứa con tinh thần của những người thợ máy khi nó còn nguyên vẹn, sát cánh cùng mình là điều Tú không thể chịu nổi. Anh đã nghĩ đến cái sống và cái chết: “Mình đã không nghĩ đến cái chết. Đúng hơn nữa mình không hề có một ý nghĩ sợ chết. Mình đã nghĩ phải làm mọi cách để tiêu diệt thằng địch. Mình đã nghĩ phải tránh được mọi đòn đánh trả của nó. Cả cuộc chiến đấu là một cuộc thi gan với địch. Và trong chuyện này, mình đã có một sự tự ái rất lớn. Mình có thể thua kém chúng về số giờ bay, nhưng không thể thua chúng vì lòng dũng cảm. Cái chết không hề hiện bóng trong suốt cả trận đánh. Nếu cái chết đến với mình vào lúc đó, thì nó sẽ đến một cách rất nhẹ nhàng. Nó đến vào lúc mình không hề nghĩ tới nó, mình không hề biết tới nó” [36, 179]. Trong thâm tâm anh, nếu trước kia, “tất cả những gì của riêng mình chỉ nằm trong một cái ba lô trên vai. Tất cả những tình cảm riêng tư canh cánh bên lòng chỉ là một mối thù nhà phải trả” [36, 181] thì ngày nay “mình đã có vợ, có con, có cả một gia đình. Mình đã yêu và đã được yêu thương. Tương lai hiện ra trước mắt mình với bao nhiêu là hứa hẹn. Cuộc đời đổi mới, đẹp hơn tất cả những gì mình ước mơ ngày xưa. Nó càng đẹp, càng hứa hẹn bao nhiêu thì nó lại càng ràng buộc mình thêm…Mình sẽ biết cách bảo vệ nó” [36, 181]. Tú cũng là người đôi lúc hơi mềm yếu. Có lần anh nghĩ đến thằng giặc lái bị bắn rơi trong trận đánh đầu tiên cũng là lần anh dùng súng tự tay tiêu diệt một thằng giặc, anh đã không khỏi suy nghĩ và tự hỏi “không biết nó bao nhiêu tuổi, nó đã có vợ chưa?” [37, 305]. Nhưng tính cách đó đã không ảnh hưởng nhiều đến công tác của anh vì anh có một nhận thức tốt và biết chế ngự cái phần yếu đuối đó trong tâm hồn. Cũng như những chiến sĩ khác, “cứ vài ngày không tranh thủ được một chuyến bay tập, Tú cảm thấy bứt rứt trong người” [38, 230]. Bay

đối với những chiến sĩ ở đây đã trở thành một nhu cầu tình cảm cũng như đối với cơ thể. Với họ “Cất mình lên trên không, không cứ lúc chiến đấu, cuộc sống trở thành mãnh liệt hơn” [38, 230].

Trong Không phải huyền thoại, nội tâm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ yếu được khắc họa qua những trăn trở, suy nghĩ, lo lắng của ông về trận đánh, về mỗi kế hoạch tác chiến. Hữu Mai cũng tỏ ra khá sắc sảo khi phân tích những mâu thuẫn dằng xé, những diễn biến nội tâm đặc biệt là sự biến chuyển trong tâm hồn của Phong (Đất nước) và Tuấn (Cao điểm cuối cùng). Ở hai nhân vật này ta đều nhận thấy rất rõ những bước trưởng thành trong suy nghĩ lẫn hành động. Sống với thực tế chiến đấu và những người lính đã làm họ đổi khác rất nhiều. Từ một người dè dặt, giờ đây Tuấn nhận thấy mình phải gần gũi với anh em hơn, phải vui cái vui của họ, buồn cái buồn của họ. Anh nhận thấy “chưa bao giờ anh được sống trong một thời gian ngắn ngủi những phút thật sôi nổi, phong phú như những ngày qua. Anh đã hiểu thế nào là một cuộc chiến đấu với mọi vẻ kì lạ của nó. Anh nhìn thấy rõ bộ mặt dữ dội của nó, anh đã thấy rõ những đồng chí, những đồng đội của anh, đã vượt qua những móng vuốt ghê gớm của nó như thế nào. Anh được nhìn tận mắt những con người anh dũng và đôi lúc cả những kẻ ươn hèn. Anh thấy được sức mạnh kì lạ của tiếng gọi của Đảng, của lòng yêu nước, của ý chí quyết thắng…đã đưa hàng ngàn vạn con người vượt qua những hiểm nghèo của cuộc chiến tranh. Bây giờ anh mới nhìn thấy rõ là khi vào cuộc con người có thể sống như thế và làm việc như thế. Anh đã biết thế nào là sự tủi nhục khi nhiệm vụ không làm tròn và niềm vinh quang khi chiến thắng. Và sau nữa, riêng với anh là to lớn hơn cả, ấy là những biến chuyển trong con người của chính anh” [40, 284-285]. Nhìn ngọn đồi A1 mà ta phải mất bao công sức, tính mạng để đánh chiếm, anh nghĩ: “Rồi đây trong chiến đấu, chắc sẽ còn những quả đồi như thế này đứng chặn trên con đường của mình đi, những mình sẽ không dừng lại, mình đã biết rõ là vượt được qua những quả đồi như thế, mình sẽ đi đến

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Hữu Mai (Trang 84)