1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến

105 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Nguyễn Hữu Tiến là một cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học địa phương tỉnh Cao Bằng, đồng thời ông còn là một gương mặt có những đóng góp vào thành tựu chung của văn xuôi các dân tộc t

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC



ĐÀO HỒNG ANH

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HỮU TIẾN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 602 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN ĐỨC HẠNH

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công

bố trong một công trình khoa học nào khác

Thái Nguyên,ngày 29 tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Hồng Anh

Xác nhận của trưởng khoa chuyên môn

Xác nhận của người hướng dẫn khoa học

PGS TS Nguyễn Đức Hạnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Văn – Xã hội trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K8C - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học

Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh - người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Hồng Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của luận văn 5

7 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HỮU TIẾN TRONG VĂN HỌC TỈNH CAO BẰNG 6

1.1 Đặc điểm về tự nhiên – xã hội tỉnh Cao Bằng 6

1.2 Khái lược về văn hoá tỉnh Cao Bằng 9

1.2.1 Khái niệm văn hoá 9

1.2.2 Khái niệm bản sắc văn hoá 12

1.3 Văn hoá và bản sắc văn hoá của tỉnh Cao Bằng 14

1.4 Văn học địa phương tỉnh Cao Bằng 18

1.4.1 Diện mạo, đội ngũ, tác giả, tác phẩm 18

1.4.2.Thành tựu và hạn chế 20

1.5 Vị trí tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong văn xuôi tỉnh Cao Bằng 26

1.5.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác 26

1.5.2 Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến 27

1.5.3 Tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong văn xuôi tỉnh Cao Bằng 30

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN HỮU TIẾN 35

2.1 Đề tài và chủ đề của tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến 35

Trang 5

2.2 Cảm hứng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến 38

2.2.1 Cảm hứng lịch sử dân tộc 38

2.2.2 Cảm hứng thế sự, đời tư 41

2.3 Bản sắc văn hóa Tày trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến 46

2.3.1 Văn hóa lễ hội 46

2.3.2 Văn hoá nhà sàn, văn hoá chợ 48

2.3.3 Văn hóa tang ma và đám cưới thể hiện vẻ đẹp nghĩa tình của con người miền núi 51

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN HỮU TIẾN 58

3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến 58 3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống theo thời gian tuyến tính 58 3.1.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện với một số dấu hiệu hiện đại 63

3.2 Các kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến 68

3.2.1 Kiểu nhân vật thánh thiện 68

3.2.2 Kiểu nhân vật bi kịch 72

3.2.3 Kiểu nhân vật tha hóa 74

3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến 76

3.3.1 Xây dựng nhân vật thiên về miêu tả ngoại hình, hành động và ngôn ngữ 76 3.3.2 Đời sống nội tâm của nhân vật chủ yếu được khắc họa bằng lời nửa trực tiếp 79

3.4 Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến 82 3.4.1 Giọng điệu nghệ thuật 82

3.4.2 Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến 89

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1 Văn học Việt Nam hiện đại nói chung, văn học địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn học Việt Nam hiện đại Những cây bút xuất sắc của văn học địa phương thuộc các tình miền núi phía Bắc không chỉ góp phần tạo nên diện mạo riêng cho Văn học địa phương mình, mà còn đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà Quá trình nghiên cứu, phê bình về mảng văn học địa phương nói riêng, về bộ phận văn học thiểu số Việt Nam nói chung tuy đã được tiến hành từ lâu nhưng còn nhiều bất cập và chưa tương ứng với tầm vóc, giá trị cùng những đóng góp của đối tượng nghiên cứu này

Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để bổ sung vào “khoảng trống” trong công tác nghiên cứu phê bình văn học về văn học địa phương nói riêng, về bộ phận văn học thiểu số Việt Nam nói chung

2 Nguyễn Hữu Tiến là một cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học địa phương tỉnh Cao Bằng, đồng thời ông còn là một gương mặt có những đóng góp vào thành tựu chung của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Nhưng hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về sáng tác của nhà văn này Trong khi đó công tác giảng dạy và học tập phần văn học địa phương của tỉnh Cao Bằng hiện còn rất lúng túng vì thiếu tài liệu, sách hướng dẫn giảng dạy phần văn học địa phương trong toàn tỉnh

Thực hiện đề tài này nếu thành công, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một tài liệu tham khảo bổ ích trong công tác dạy và học phần văn học địa phương cho tất cả các trường trung học cơ sở tại tỉnh Cao Bằng

3 Tại trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên, học phần Văn học thiểu số Việt Nam hiện đại đã được giảng dạy trong ngành ngữ

Trang 7

văn, nghiên cứu về tiểu thuyết của nhà văn người Tày Nguyễn Hữu Tiến, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một tư liệu tham khảo cho những ai yêu thích, quan tâm, muốn tìm hiểu bộ phận văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Hữu Tiến là cây bút văn xuôi, tham gia hoạt động trong hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng với trên 30 năm cầm bút Ông viết nhiều, viết sung sức với các thể loại khác nhau từ thơ đến truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình văn học và đạt được những giải thưởng khác nhau Tuy có nhiều đóng góp với văn học địa phương Cao Bằng nói riêng, với văn học các dân tộc thiểu số nói chung nhưng hiện nay các công trình nghiên cứu, các đề tài luận án, luận văn viết về ông và những sáng tác chưa có

Viết về Nguyễn Hữu Tiến, phần lớn là các bài viết rời lẻ mang tính chất giới thiệu và phê bình về những sáng tác cụ thể, tập trung chủ yếu là các bài viết về truyện ngắn, về thơ của Nguyễn Hữu Tiến trong những năm gần đây

Đó là các bài viết của các tác giả đăng trên các báo như baocaobang.vn: Phan

Đức Lộc với Lắng đọng “Những cây rơm ở Ngọc Khê” của Hữu Tiến, (Ngày 11/12/2013); Phương Mai với Sắc màu cuộc sống trong “Mưa nắng mình em” của Hữu Tiến (Ngày26/10/2014), Thuý Hằng: Nhà văn Hữu Tiến – Giữ bền tình yêu với cội nguồn văn hoá Tày (Ngày 19/02/2015), Bế Phương Mai: Cùng đọc “Ghi chép dọc đường” của nhà văn Hữu Tiến (Ngày 14/5/2016)

Những bài viết này bên cạnh việc giới thiệu tác phẩm truyện ngắn, thơ của Nguyễn Hữu Tiến cũng đã chú ý phân tích và phê bình nhưng mới chỉ đi sâu vào phân tích nội dung của tác phẩm mà tác giả muốn giới thiệu Cũng đã có một vài bài viết nhận định về đặc điểm thơ văn Nguyễn Hữu Tiến như tác giả Thuý Hằng, Phan Đức Lộc Ở những bài viết này, người viết chỉ ra những yếu tố tiêu biểu, nổi trội trong các sáng tác của nhà văn, đó là sự thể hiện hết

Trang 8

sức sinh động những nét bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày nói riêng

và của các dân tộc thiểu số miền núi miền Bắc nói chung trong từng tác phẩm

“Dòng đời” và “Hữu hạn” là hai tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Hữu Tiến “Hữu hạn” cũng là tiểu thuyết đoạt giải ba tại Lễ tổng kết Cuộc thi viết

về đề tài công nhân và công đoàn giai đoạn 2010 - 2014 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tháng 9/2014, tại Hà Nội Nhận định về tiểu thuyết này, đã có hai bài viết phê bình của các tác giả Thuý Hằng và Đoàn Ngọc Minh Tác giả Thuý Hằng giới thiệu về tác giả Hữu Tiến với những đặc sắc về nội dung tác phẩm gắn với yếu tố văn hoá Tày thể hiện ở ngôn ngữ tác phẩm Đoàn Ngọc Minh cũng có cùng quan điểm về đặc điểm này trong tiểu thuyết “Hữu hạn” của Nguyễn Hữu Tiến Tác giả còn chú ý khai thác yếu tố giọng điệu nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm Mặc dù vậy, những nhận xét này mới chỉ dừng ở mức độ khái quát tổng hợp với tính chất giới thiệu nhiều hơn phê bình, chưa chỉ ra cụ thể những chi tiết thể hiện giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm

Ở những bài viết kể trên, các tác giả đã có những nhận định cơ bản về Nguyễn Hữu Tiến Tuy nhiên, đi sâu phân tích các yếu tố đặc điểm làm nên thành công của tác phẩm và diện mạo của nhà văn như yếu tố cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chủ đề tác phẩm thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và chuyên sâu Vì vậy, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về tiểu thuyết của tác giả Nguyễn Hữu Tiến trên cả phương diện nội dung và bút pháp nghệ thuật

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá những đặc điểm về nội dung, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật như kết cấu nghệ thuật, nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến

Trang 9

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết “Dòng đời” – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2007 và tiểu thuyết “Hữu hạn”- Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2012 của nhà văn Nguyễn Hữu Tiến

Chúng tôi còn mở rộng so sánh tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến với tiểu thuyết của một số nhà văn dân tộc thiểu số khác như tiểu thuyết của Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Ma Trường Nguyên

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích

Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến để chỉ

ra cá tính sáng tạo đặc sắc nổi bật của nhà văn này, từ đó khẳng định đóng góp của nhà văn người Tày Nguyễn Hữu Tiến với thành tựu chung của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Đóng góp một tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác dạy và học văn học địa phương trong trường trung học cơ sở thuộc tỉnh Cao Bằng

4.2 Nhiệm vụ

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện

về đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến Từ đó, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm nội dung, nghệ thuật và thấy được giá trị tư tưởng của tác phẩm Trên cơ

sở phân tích, đánh giá, luận văn khẳng định đóng góp quan trọng của Nguyễn Hữu Tiến đối với sự phát triển văn học địa phương tỉnh Cao Bằng nói riêng

và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung

5 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại

2 Phương pháp nghiên cứu tiếp cận thi pháp học

3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành (xã hội học, văn hoá học…)

Trang 10

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu văn học như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn của chúng tôi là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên

về những đặc điểm ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến Qua đó, chúng tôi khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo và đóng góp của nhà văn vào thành tựu của văn học địa phương tỉnh Cao Bằng nói riêng, của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc với ba chương

Chương I: Tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong bộ phận văn học địa phương tỉnh Cao Bằng

Chương II: Đặc điểm nội dung của tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

Chương III: Đặc điểm nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

Chương 1 TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HỮU TIẾN TRONG VĂN HỌC TỈNH CAO BẰNG 1.1 Đặc điểm về tự nhiên - xã hội tỉnh Cao Bằng

Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng (vùng trung tâm) có địa hình khá bằng phẳng, bao gồm đồi thấp xem kẽ các cánh đồng tương đối rộng, phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, thành phố Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng; Vùng núi đất: chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên Bình xuống phía Tây Nam huyên Thạch An Là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có đỉnh núi cao gần 2000m, như Phja Dạ (Bảo Lâm) 1980, Phja Oắc (Nguyên Bình) 1931m Vùng đá vôi: chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Thông Nông, Trùng Khánh,

Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa Về địa thế, tỉnh Cao Bằng có độ dốc cao,

Trang 12

đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế

để hình thành các vùng sản xuất cây, còn phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng… mà nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển

Tài nguyên đất: Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 140.942 ha đất có khả

năng phát triển nông nghiệp, chiếm 21% diện tích tự nhiên Phần lớn đất được sử dụng để phát triển cây hàng năm, chủ yếu là cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp còn ít Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,3 lần Đất có khả năng phát triển lâm nghiệp có khoảng 408.705 ha, chiếm 61,1% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên khoảng 248.148 ha, rừng trồng14.448 ha, còn lại là đất trống, đồi núi trọc

Tài nguyên rừng: Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng

non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim…Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như giá trị nghiên cứu khoa học, đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam như cẩu ích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ gia bì gai, hệ thống vật rừng khá phong phú, theo kết quả điều cho thấy ở Cao Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một

số loài quý hiếm như: Khỉ mặt đỏ, cu li lớn, vượn đen, voọc đen má trắng, cáo lửa, sói đỏ, gấu ngựa, rái cá, báo hoa mai, hươu xạ, sơn dương, tê tê, sóc bay

Trang 13

Tài nguyên khoáng sản: Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa

dạng, đến cuối năm1999, trên địa bàn tỉnh đã đăng ký 250 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản Đáng kể nhất là quặng sắt trữ lượng hàng nghìn triệu tấn, nhiều mỏ tiềm năng như vàng, đôlômít, thạch anh, antimon, vofram…

Tiềm năng nước mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm khoảng 10,5 tỷ m3

, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung Quốc chảy sang là 3,5 tỷ

m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang là 1,9 tỷ m3) và lượng dòng chảy trên tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3 Nói chung tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng còn khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt Hệ thống sông suối đa dạng: Sông Bằng, Sông Gâm, Sông Quây Sơn… Các sông của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử dụng mục đích thủy điện

Dân số tỉnh Cao Bằng là 517.900 người(năm 2013), mật độ dân số 77 người/km2 Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%

Tỉnh Cao Bằng bao gồm 01 thành phố và 12 huyện: Trong đó có 201 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý-nhà Trần được gọi là châu Quảng Nguyên Vùng đất này (Lạng Sơn và Cao Bằng) chính thức phụ thuộc vào Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi nước này chiến thắng Nùng Trí Cao Sau khi thất thủ Thăng Long năm 1592 nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng vùng đất này để chống lại nhà Lê Trịnh cho đến 1677 mới chấm dứt

Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp.Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng

Trang 14

Khánh.Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh

Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam cùng với thiên nhiên, khí hậu đã tạo nên một

vẻ nên thơ hữu tình cho non nước Cao Bằng Những ngọn núi hùng vĩ, những thanh âm trong trẻo của tiếng suối róc rách, âm vang của khúc hát sli, hát lượn

đã tạo cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, trong đó có Nguyễn Hữu Tiến Hình ảnh những đọn nước, núi rừng hoang dã bao quanh các xóm làng, chở che cho đồng bào dân tộc Tày in dấu trong từng ánh nhìn, trong từng suy nghĩ của nhà văn và tạo nên những cảm xúc sâu lắng cho từng trang viết của ông

1.2 Khái lƣợc về văn hoá tỉnh Cao Bằng

1.2.1 Khái niệm văn hoá

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người

Từ tương ứng với văn hóa theo ngôn ngữ của phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng Từ văn hóa

trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách

gọi văn hóa theo phương tây

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác:

văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa

Trang 15

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất

Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

Khái niệm về văn hóa có rất nhiều nghĩa Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống Theo nghĩa chuyên biệt

để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử"

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:

Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội Văn

Trang 16

hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất

cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa

Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia

Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [26, tr.431]

Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên

Trang 17

1.2.2 Khái niệm bản sắc văn hoá

Trong những năm gần đây, cùng với khái niệm văn hoá, các tác giả còn quan tâm đến một khái niệm gần gũi nữa là bản sắc văn hoá Bản sắc văn hoá được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về văn hoá Việt Nam Nhưng cho tới nay, khái niệm này hầu như vẫn chưa tìm được sự đồng thuận cao độ Nhìn chung các tác giả đều cho rằng, bản sắc văn hoá là những nét đặc sắc nhất, độc đáo nhất của nền văn hoá, một số tác giả lại cho rằng bản sắc văn hoá phải là những nét đẹp đẽ nhất, tinh hoa nhất của một nền văn hoá Xét từ phương diện từ nguyên thì bản có nghĩa là cơ bản, bản chất; sắc

là màu sắc, sắc thái Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng, nó chính là cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng

đó với những sự vật, hiện tuợng khác khác loại và cùng loại Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá khác

Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó Trong thực tế, khi nói "bản sắc" thường là nói tới cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các

sự vật khác trong thế giới khách quan

"Bản sắc" là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân tích trên ngữ nghĩa của hai từ "bản" và "sắc" Theo đó, "bản" là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài Cách tiếp cận thứ hai này có tính hợp lý hơn bởi khái niệm "bản sắc" được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên trong và mặt biểu hiện bên ngoài và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau Trong đó, mặt bên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhất định và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác

Trang 18

Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu hiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đây thì khái niệm bản sắc văn hóa vẫn là một khái niệm vô định, vì nói tới văn hóa là nói tới con người và nói tới những dân tộc cụ thể đã sinh ra, duy trì và phát triển nó Vì vậy, chỉ khi tiếp cận đến bản sắc văn hóa của dân tộc thì ý nghĩa của nó mới được thể hiện một cách trọn vẹn

Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thì bản sắc văn hoá dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác Xét về bản chất, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một dân tộc Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt

về chất” giữa dân tộc này với dân tộc khác Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp ở Venise, F.Mayor - nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra ý kiến về khái niệm văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh tính đặc thù của bản sắc văn hoá dân tộc: Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động Trong quan hệ quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc được xem như cái “thẻ căn cước”, là cốt cách của mỗi dân tộc thể hiện trên mọi phương diện quan hệ ngoại giao về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội

Trong quá trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá là yếu tố mang sức mạnh tinh thần dân tộc, giúp dân tộc vượt qua những thử thách của lịch

Trang 19

sử, bởi vì bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang được nhiều quốc gia dân tộc coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển

1.3 Văn hoá và bản sắc văn hoá của tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng, xứ sở của những cọn nước, của các suối nguồn trong vắt và những cô gái áo chàm Không chỉ nổi tiếng gạo trắng, nước trong, đây còn là một vùng văn hoá đa dạng, phong phú vởi sự tiếp xúc, giao hoà và hội tụ văn hoá của nhiều dân tộc anh em tạo nên một nền văn hóa đa sắc tộc, đa sắc thái Các dân tộc tiêu biểu ở Cao Bằng bao gồm Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Mông và dân tộc Hoa Bên cạnh những nét chung về văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình làm cho kho báu văn hóa Cao Bằng phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc

và kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh Cao Bằng Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong những làn điệu Lượn, Hát then, Lượn Slương, Lượn cọi, Lượn ngạn, múa Sluông, múa chầu, cây đàn tín, Phướng lỵ Dân tộc Nùng, sống đan chen trên các địa dư cùng người Tày Dân tộc Nùng có nhiều tộc, căn cứ vào ăn mặc và tiếng nói để phân biệt: Nùng Inh, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Giang v.v Người Nùng có múa quạt, múa khăn, cây nhị và bộ xóc đồng lục lạc Dá hai là một dạng tuồng cổ của đồng bào có lịch sử cách hơn 300 năm đang được phục hồi trong giai đoạn hiện nay Dân tộc Dao ở Cao Bằng lại có bản chất cần cù lao động, sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, vừa làm nương, vừa làm ruộng, phong tục tập quán còn nặng nề Đặc trưng tộc Dao ở Cao Bằng là Dao tiền và Dao đỏ Người Dao có múa Chuông, múa trống Dân tộc H‟Mong hầu hết sống trên triển núi đá cao, vùng sâu, vùng xa, tập trung đông

Trang 20

ở Bảo Lạc, Ba Bể, Thông Nông, Hà Quảng; sống du canh du cư, đốt rẫy làm nương, chủ yếu trồng ngô Người H‟Mông có múa ô, múa khèn ống trúc bè ngang, khèn lá, khèn môi

Trong vùng văn hóa Cao Bằng, ta có thể bắt gặp những nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số khác nhau, nhưng do có sự đoàn kết trong cuộc sống lao động, chiến đấu để xây dựng và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nên vùng văn hóa Cao Bằng đã được hình thành, đa thanh, đa sắc thái mà vẫn thống nhất Quá trình cộng cư lâu dài bên nhau của các dân tộc đã dẫn đến sự giao lưu văn hóa, thống nhất trong bản sắc văn hóa miền núi, thể hiện ở các phương diện văn hóa: tính tự trị và tính cố kết cộng đồng ở các làng bản, đời sống tâm linh với tư duy đa thần giáo, văn học dân gian vừa mộc mạc vừa tinh tế gắn bó và phản ánh chân thật đời sống của cư dân vùng cao, tư duy trực cảm cùng cách nói giàu so sánh ví von qua các sự vật hiện tượng chỉ có ở miền núi Như về văn học dân gian, nổi bật nhất có thể kể đến là huyền thoại khởi nguyên luận của người Tày “Báo Luông, Slao Cải”, cặp vợ chồng to lớn ấy đã sinh ra 100 người con (một nửa trai và một nửa gái) Huyền tích “Báo Luông, Slao Cải” đã cắt nghĩa một cách cụ thể, mạch lạc rõ ràng, lô gic, hệ thống, đầy ấn tượng về sự hình thành con người

và nghề nông, sự khởi đầu cuộc sống con người Cao Bằng trên miền non nước, sánh ngang huyền thoại Mường Hươu Sao (Ngu Cơ) - Cá Chép (Long Wang) và huyền thoại Việt Tiên (Âu Cơ) - Rồng (Lạc Long) Truyền thuyết

“Cẩu chủa cheng Vùa” (Chín chúa tranh Vua) cũng thật độc đáo, cảm hóa lòng người.Truyền thuyết đề cập đến nhân vật lịch sử là Thục Phán vào khoảng cuối đời Hùng Vương, thế kỷ III trước Công nguyên Người đã có công hợp nhất nước Nam Cương và Văn Lang thành nước Âu Lạc, đóng đô ở

Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội) Truyền thuyết là sở cứ bước đầu chỉ cho chúng

ta thấy hiện thực về một vùng đất lịch sử, một con người lịch sử, một kinh đô Nam Bình huy hoàng

Trang 21

Về kho tàng truyện kể, bên cạnh những câu truyện dã sử, dân tộc nào cũng có các thể loại cổ tích, ngụ ngôn , cùng với các thể loại văn vần phong phú như tục ngữ, đồng dao, câu đố Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của mình, đặc biệt người Tày đã sáng tạo ra chữ Nôm với các tác phẩm văn học thành văn đề cập đến nhiều phương diện tri thức về y tế, địa lý, phong tục tập quán, lịch sử, lịch thời gian; hiện còn lưu giữ 85 văn bản chữ Nôm Tày tại viện Hán Nôm

Văn học dân gian Cao Bằng giàu âm hưởng dân ca dân tộc nhất Thông thường chúng ta hay gặp nhất là các thể loại dân ca của người Tày, Nùng, trước hết phải kể đến dân ca nổi tiếng Then Tính với nhiều làn điệu và thể loại đặc trưng với 2 dòng then chính là then miền Đông và then miền Tây Then miền Đông thường gọi là dàng (nam hát), ngược lại then miền Tây (pựt, then) là nữ hát Hát Then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và diễn trò Đặc điểm nổi bật của hát Then Cao Bằng là tính nhân dân của nó Then được hát ở nhiều nơi, nhiều lúc, người ta hát trong nghi lễ, trong sinh hoạt, nam cũng như nữ, rất nhiều người biết đàn và hát rất điệu nghệ Hát Then đã thành một yêu cầu quan trọng đối với đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Tày ở vùng này Từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945) trở về đây, hát Then được biến hóa gọi là Then mới; nhất là từ năm 1960 đến nay, âm nhạc Then biến hóa dần theo phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng; do nhu cầu phản ánh cuộc sống mới đã có nội dung mới, âm nhạc mới Hát Then với nhạc cụ đàn tính biểu hiện hình tượng âm thanh, âm điệu độc đáo của nền dân ca dân tộc Tày được bà con yêu thích vì nó mang yếu tố âm nhạc dân gian, tồn tại mãi với thời gian Hát Then có nhiều chủ đề nhưng nét độc đáo nhất của lượn Then là những bài hát Then về tình yêu, khi là những khúc hát tỏ tình thiết tha, chân thành, khi lại là những khúc hát thể hiện nỗi buồn xót xa, day dứt trước cảnh chia tay, xa cách đẫm nước mắt Hai cung bậc tình cảm này là điểm đầu và cũng là điểm kết cho một mối tình không thành duyên Và đó chính là điểm nổi bật nhất mà tác giả dân gian Tày muốn

Trang 22

nhấn mạnh trong các khúc lượn Then về tình yêu đôi lứa Ví như, các chàng trai Tày luôn tìm cho mình một cái cớ để bày tỏ tình cảm của mình với người yêu qua những khúc lượn Then nhẹ nhàng, trong sáng mà ý nhị:

Gió chẳng ngừng thổi mãi đèo cao/Cá chẳng rời vực nào nước sạch/Bướm chẳng rời hoa nhật bách xuân/Mong đôi ta kết thân gắn bó

Yêu thương gắn liền với nhung nhớ, hạnh phúc và đau thương Có lẽ đây đã là quy luật bất thành văn trong tình yêu Tình yêu không chỉ mang đến cho con người ta vị ngọt nồng cháy mà con đem tới những nỗi buồn vô tận, những ngang trái khổ đau khi chia ly, khi tình yêu tan vỡ Lượn Then lúc này gần như trở thành mảnh đất tinh thần để con người dốc bầu tâm sự, gửi gắm tâm trạng buồn thương, chua xót trước cảnh biệt ly:

Chia tay anh như bỏ thắt lưng/Nước mắt tràn rơi đều chan chứa

Bữa ăn nhìn đôi đũa nhớ mình/Cầm bát tưởng như hình tồn tại

Yêu càng sâu sắc thì nỗi nhớ càng vời vợi, càng khắc khoải và không sao lấp đầy Đối với người con gái khi yêu, sự chia ly và xa cách khiến mọi thứ như trở nên vô vị, tẻ nhạt:

Nuốt cơm như là nuốt rác/Canh thì có vị chát như sung/Nhớ trong lòng miệng không thể nói/Ngồi mâm là nhớ tới bạn hiền

Để rồi, cái nghịch lý xót xa hợp - tan đã vô tình tạo nên sự cách trở cho đôi lứa, khiến nỗi đau thêm chồng chất trong trái tim mong manh của người con gái Tày Họ như muốn dày vò trách móc, lại vừa muốn níu kéo người thương trong nỗi buồn mênh mang vô vọng:

“Em nhắc anh đôi câu hãy nhớ/Anh trở về vui thú đêm ngày/Xin đừng

có quên em vất vả/Không em, anh còn có gia đình/Chỉ có em một mình một bóng/Em mong anh trông ngóng ngày đêm/Ước gì chim cùng xây một tổ/Rời

xa nhau thổ lộ nỗi buồn” [30, tr 3] Đó là hát Then của người Tày và dân tộc

Trang 23

H‟mông cũng có tiếng hát Gầu plềnh (Tiếng hát tình yêu) mang âm hưởng dân ca dân tộc miền núi độc đáo:

Trước cửa nhà em có cây lanh mọc/Ong có nơi về đậu/Em làm thân con gái bảy năm theo mẹ theo cha/Anh có nơi qua lại

“Em nắm tay anh nắm cho vững/Anh cầm tay em cầm cho chặt/Ta yêu nhau đằm thắm như khóm ngải xanh tươi…”[30, tr 3]

Về sli, lượn cũng rất đa dạng thể loại, đậm đà bản sắc dân tộc Đó là chưa

kể đến mảng dân ca lễ hội và các lễ nghi khác đều dày thi ca Mỗi thể loại dân ca còn hàm chứa nhiều làn điệu với số lượng thật đáng nể Trải qua sự thử thách của thời gian cùng những biến thiên dữ dội của lịch sử, dân ca của mỗi dân tộc vẫn tồn tại như ngọn lửa hồng trong bếp nhà sàn, gửi trao từ thế hệ này qua thế hệ khác để bảo tồn lưu giữ vẻ đẹp tâm hồn, bản sắc riêng của từng dân tộc Quá trình tích hợp

và tiếp biến văn hóa ấy đã và đang diễn ra âm thầm nhưng sâu rộng, tính liên văn hóa tạo nên sự thống nhất trong bản sắc văn hóa vùng nhưng vẫn bảo lưu sự đa dạng văn hóa của các tộc người cộng cư trong vùng văn hóa ấy

1.4 Văn học địa phương tỉnh Cao Bằng

1.4.1 Diện mạo, đội ngũ, tác giả, tác phẩm

Cao Bằng là mảnh đất biên cương địa đầu tổ quốc, là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và văn hoá Trải qua hàng ngàn năm nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã kề vai sát cách cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước Khi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, văn thơ trở thành phương tiện quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng Đặc biệt, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng càng lên cao Văn thơ yêu nước và cách mạng trong giai đoạn này có một vai trò to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc Trước năm 1945 có các tác phẩm văn thơ sáng tác ở Cao Bằng tại một số xã thuộc huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, Hoà An, thị xã Cao Bằng và thủ đô Hà Nội bằng cả tiếng Hán, tiếng Tày – Nùng, tiếng Mông và tiếng Dao Ngoài ra

Trang 24

còn có một số tác phẩm viết dưới dạng văn xuôi Văn học thời kỳ này chia làm hai giai đoạn:

Tác phẩm văn học thời kỳ trước năm 1930: Nội dung tác phẩm thời kỳ này là phản ánh hiện thực khách quan diện mạo xã hội, khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi Văn học thời kỳ này là của các tác giả người địa phương

Thời kỳ 1930-1945: Văn học thời kỳ này phát triển phong phú về số lượng, nâng cao về chất lượng, nhất là từ sau năm 1941, khi đồng chí Nguyễn

Ái Quốc sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước trở về và sáng lập báo Việt Nam độc lập; chính vì vậy, những sáng tác thơ văn ở Cao Bằng thời kỳ này là dòng thơ văn tiêu biểu nhằm mục đích tuyên truyền vận động mọi đối tượng trong xã hội từ thiếu niên, thanh niên, phụ nữ, những người cao tuổi, binh lính… vùng dậy đấu tranh giành độc lập cho nước nhà Những tác phẩm văn học này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc Cao Bằng bởi tính dung dị dễ hiểu, tính đại chúng thông qua thể

hò vè, dân ca và nhiều tác phẩm được sáng tác bằng tiếng dân tộc Thơ ca đã thấm sâu vào lòng quần chúng, biến thành sức mạnh cùng toàn dân làm nên chiến thắng Cách mạng tháng Tám 1945

Từ sau khi giải phóng, thống nhất đất nước, đội ngũ tác giả, tác phẩm văn học tỉnh Cao Bằng có sự gia tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng Trên cả bình diện thơ ca, tiểu thuyết, truyện luôn có sự góp mặt đông đảo của các tác giả mà phần lớn họ là người dân tộc thiểu số nên hình ảnh văn học luôn gắn liền với việc miêu tả thiên nhiên hùng vĩ, phản ánh đời sống, phong tục, tập quán quê nhà Nhiều nhà văn nổi tiếng và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn xuôi địa phương nói riêng và văn học dân tộc miền núi nói chung như: thế hệ đầu tiên là các nhà văn Vi Hồng, Hoàng Triều Ân; thế hệ thứ hai tiếp nối có những cây bút tiêu biểu như Cao Duy Sơn, Hữu Tiến, Đoàn Lư, Trần Thị Mộng Dần, Nguyễn Văn Bính, Đoàn Ngọc Minh, Mông Văn Bốn, Nông Quốc Lập…

Trang 25

1.4.2.Thành tựu và hạn chế

Về văn xuôi

Ở Cao Bằng khoảng tám mươi phần trăm các tác giả văn xuôi là người dân tộc Tày Hầu hết họ dùng tiếng Việt làm phương tiện biểu đạt, trong khi

đó, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ Do vậy trước tiên họ phải vượt qua

“cửa ải” ngôn ngữ rồi mới có thể nghĩ đến việc sáng tạo tác phẩm.Về lĩnh vực ngôn ngữ, các nhà văn người Kinh gắng một thì các nhà văn dân tộc thiểu số phải cố gắng gấp mười lần Khảo sát một số truyện ngắn của một số tác giả, như: Triều Ân, Cao Duy Sơn, Hữu Tiến, Đoàn Lư, Trần Thị Mộng Dần, Nguyễn Văn Bính, Đoàn Ngọc Minh, Mông Văn Bốn, Nông Quốc Lập…, có thể thấy ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Cao Bằng có những đặc điểm chính: Ngôn ngữ trần thuật mang bản sắc văn hóa miền núi; kết hợp giữa tả và kể; đan xen giữa lời người trần thuật và lời nhân vật.Ngôn ngữ trần thuật mang bản sắc văn hóa miền núi trong các truyện ngắn Cao Bằng được các tác giả chú tâm khai thác từ tên nhân vật cho đến địa danh đều là của miền núi

Ta có thể thấy rõ điều này thông qua nhân vật do nhà văn sáng tạo nên Chẳng hạn nhà văn Triều Ân có A Pá, Trế Pèng, Xúa…; nhà văn Đoàn Ngọc Minh

có Ò Piu, Tẻ Nự; nhà văn Hữu Tiến có Thùng Chòi, Mùi Nái; Nông Quốc Lập có Lão Tức Thâu… Về địa danh có thể liệt kê ra đây một số tên đất, tên làng như Cô Sầu, bản Phiềng, Phja Oắc Nhà văn Triều Ân đã đưa những địa

danh có thật vào trong truyện: …Lần đầu tiên xa thị xã, bà lên huyện vùng cao với tấm lòng háo hức Bà nhớ các nơi đi qua: Tĩnh Túc, Cao Sơn, Cao

Lù, Lũng Pán Chỉ cần đọc qua tên nhân vật và địa danh thôi, bạn đọc cũng

có thể nhận biết câu chuyện xảy ra ở miền núi rồi Trong quá trình sáng tạo, các tác giả thỉnh thoảng sử dụng nguyên cả câu thành ngữ, tục ngữ Tày Ví dụ

như: “Phỏ khỏ ước ngần muôc tẳm thai”(Tạm dịch: Kẻ nghèo thèm có bạc

vàng đến chết), Nông Quốc Lập dùng trong truyện ngắn Trở về chốn cũ

Hoặc câu “Chạy sói lại gặp lang” có xuất xứ từ câu thành ngữ Tày “Ni slưa

Trang 26

rốp ma nầy” (Tạm dịch: Chạy hổ gặp chó sói) trong truyện ngắn Xứ sương

mù của nhà văn Triều Ân

Các tác giả Cao Bằng có ý thức khai thác thế mạnh của tiếng mẹ đẻ và của các dân tộc anh em khác Tuy viết bằng tiếng Việt nhưng câu chữ của họ vẫn

mang đậm sắc thái của ngôn ngữ mẹ đẻ, như truyện ngắn Trăng gần của nhà

văn Hữu Tiến tả cảnh nhộn nhịp, đông vui của đám cưới người Dao bằng những

câu văn thấm đẫm ngôn ngữ dân tộc: Chân chưa tới nơi nhưng tiếng cười đã tới Người chưa thấy đâu, nhưng nghe tiếng nói cũng đủ biết là đông rồi Đông thì đông, ánh mắt Mùi Nái vẫn tìm được mắt Thùng Chòi

Ưu điểm của lối trần thuật kết hợp này giúp cho các tác giả thuận lợi trong việc bày tỏ thái độ đối với nhân vật không bị cứng nhắc mà lại truyền tải được hết những cảm xúc, những suy tư của nhà văn gửi gắm qua nhân vật hoặc để chính nhân vật bộc lộ Đọc một đoạn văn của Nông Quốc Lập trong

truyện ngắn Màu hoa tình yêu: Nó im lặng tận hưởng dư vị bài thơ Anh

Trình nói lên được tâm trạng của nó, như đi được vào giấc mơ của nó, nó không thể ngờ anh Trình lại làm được một bài thơ có ý, có tứ như thế Nó đã từng vui từng đau khổ nhưng dòng thơ trong nó vẫn không chịu chảy ra thành lời Ở đoạn văn này, tác giả hoàn toàn đứng về phía nhân vật, nắm chắc diễn

biến tâm lý nhân vật, yêu thương quý trọng nhân vật bằng những lời lẽ chia

sẻ, cảm thông

Đặc điểm rất mới của truyện ngắn Cao Bằng là đan xen giữa lời người trần thuật và lời nhân vật Thủ pháp này loại bỏ hoàn toàn lời chỉ dẫn của người trần thuật, không còn kiểu thoại gạch đầu dòng nữa Đó là những câu văn ngắn dài khác nhau liền mạch, cô đọng mà người đọc không thấy sự xuất hiện của người trần thuật Thực ra với kiểu đan xen này người trần thuật đã lặn vào thế giới nội tâm của nhân vật, bắt nhân vật phát ngôn theo ý của mình

Nhà văn Cao Duy Sơn dùng lối kể đan xen này trong truyện ngắn Khách

đường xa: Toàn đồn bậy, thằng này ngựa quen đường cũ, nó đã bị bắt tống

tù vì tội lừa đảo, móc túi ở bến xe Có người hỏi: Bến nào? Lão đáp: Đường

Trang 27

xa, cũng thuộc loại anh chị có hạng, từ Hải Phòng, Bến Nứa, Thái Nguyên, Cao Bằng Chỗ nào cũng có mặt nó Công phu lắm mới bắt được Bắt tận tay khi nó đang xoáy chứ? Không cần, thằng này tiền án, tiền sự đủ cả, thanh niên như nó bây giờ là ở chiến trường chứ đâu có lén lút thậm thụt nơi bến tàu, bến xe Cứ bắt là trúng, không cần chờ có quả tang Đúng thế Ở đây tác

giả không minh họa nhân vật bằng cử chỉ hành động nhưng người đọc vẫn hình dung được giọng nói, kiểu cách và thái độ của nhân vật Và nhân vật đứng ở ngôi thứ ba cũng hiện lên sắc nét thông qua phát ngôn của nhân vật chính trong tác phẩm Như vậy qua lối kể kết hợp này, nhà văn đã tạo ra hiệu quả kép khá thú vị

Cách kể chuyện trộn lẫn đã làm cho câu chuyện bớt rườm rà đi rất nhiều Nhiều trường đoạn trong truyện được giản lược nhưng không vì thế mà rời rạc, đứt nối Ngược lại nó làm cho người kể chuyện khắc họa tính cách nhân vật một cách dễ dàng hơn Tác giả không cần phải lao tâm khổ tứ tạo dựng chân dung thật kỹ lưỡng, người đọc vẫn cảm nhận được mọi sắc thái tình cảm của nhân vật Tốc độ truyện được đẩy nhanh phù hợp với gu thưởng thức của bạn đọc, nhất là đối tượng độc giả trẻ tuổi hiện nay Nội tâm của nhân vật được bộc lộ bằng những lời nửa như đối thoại nửa như độc thoại, nửa của người trần thuật và nửa của nhân vật Đây là cách kể chuyện đa thanh, các tầng thời gian trong truyện được tác giả khéo léo sắp xếp theo một trật tự nhất định nên làm cho người đọc dễ dàng tiếp nhận Đồng thời, nó làm cho thế giới nội tâm nhân vật trở nên đa chiều, sâu sắc và gần với đời sống thường ngày hơn

Trên đây là một số đặc điểm chính của truyện ngắn Cao Bằng sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển Ngoài những đặc điểm vừa trình bày ở trên, thỉnh thoảng trong một vài truyện ngắn của một số tác giả xuất hiện lối trần thuật mang tính hài hước, suồng sã Hơn nửa thế kỷ, nhờ nỗ lực không mệt mỏi của nhiều thế hệ cầm bút, truyện ngắn Cao Bằng ngày càng phong phú về nội dung, đề tài cũng như nghệ thuật kể chuyện

Trang 28

núi nước ta nói chung Tiêu biểu với các tác phẩm như Đường về với mẹ chữ, Người trong ống, Gã ngược đời…của Vi Hồng Trong suốt khoảng 30

năm cầm bút, Vi Hồng đã để lại một khối lượng lớn với 15 cuốn tiểu thuyết, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam

hiện đại Tác phẩm Tiếng khèn A Pá, Như cánh chim trời, Đường qua đèo mây, Trên đỉnh núi Phượng Hoàng…của Hoàng Triều Ân, và gần đây là các sáng tác của cao Duy Sơn với nhiều giải thưởng có giá trị: tiểu thuyết Người lang thang – Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, Giải nhì Hội Văn hóa Hữu nghị Việt – Nhật; tiểu thuyết Đàn trời – Giải B Hội Văn học nghệ thuật và các dân tộc thiểu số Việt Nam; và đặc biệt, tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối của

Cao Duy Sơn cùng lúc nhận 2 giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thưởng văn học Đông Nam Á năm 2009 Cao Duy Sơn thuộc thế hệ thứ hai trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Anh viết chậm và kỹ, từ 1984 đến nay, tác giả mới chỉ trình làng 5 tập truyện ngắn và 4 cuốn tiểu thuyết, nhưng bằng ấy tác phẩm thôi thôi, nhà văn đã được đánh giá là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi các dân tộc

thiểu số hiện nay Hữu Tiến với tiểu thuyết Dòng đời và Hữu Hạn, cuốn tiểu

thuyết đoạt giải ba tại Cuộc thi viết về đề tài công nhân và công đoàn giai đoạn 2010 - 2014 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tháng 9/2014, tại Hà Nội

Trang 29

Tiểu thuyết của các nhà văn Cao Bằng có đặc điểm chung là rất giàu tình yêu thiết tha với đất nước và con người Việt Nam nói chung và với đất nước, con người miền núi Cao Bằng nói riêng Các tác phẩm đều lấy các câu chuyện, hình ảnh đời sống của chính đồng bào dân tộc mình đưa vào những trang văn, tạo nên sức ám ảnh về cuộc sống và con người miền núi Các tác giả viết tiểu thuyết như viết chính cuộc đời họ Mọi vui, buồn, yêu, ghét đều

là của chính họ nên thế hệ này đã tạo được giọng điệu riêng, phong cách riêng, gây dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc Và có lẽ vì thế mà tiểu thuyết của các nhà văn là người Cao Bằng dù ngày càng tiến tới xu hướng hiện đại nhưng vẫn không xa rời truyền thống, vẫn tạo ra được đặc sắc riêng và thể hiện được nét riêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mình Những cốt truyện, kiểu nhân vật, sự lí giải các sự kiện lịch sử, nguồn gốc của con người, vạn vật sinh tồn, việc chống lại thù trong giặc ngoài vẫn là nét điển hình Tuy nhiên, xét ở một góc độ cụ thể trong dòng văn xuôi địa phương Cao Bằng, những sáng tác ở thể loại này đã có sự chuyển biến, sáng tạo mang hơi thở độc đáo riêng, nhân vật, ngôn từ, địa danh…đều thể hiện màu sắc địa phương Cao Bằng rõ nét

Về thơ ca

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống thơ ca Không kể những truyện thơ khuyết danh lưu truyền trong dân gian, từ thế kỷ XV với sự xuất hiện lượn tứ quý của Nông Quỳnh Vân, Cao Bằng đã có văn học thành văn

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều nhà hoạt động cách mạng

đã dùng thơ văn làm phương tiện tuyên truyền Trong những năm 40 của thế kỷ trước xuất hiện nhà thơ hiện thực Hoàng Đức Hậu, thơ của ông đã hơn nửa thế

kỷ đi qua nhưng vẫn sống trong lòng người Cao Bằng Sau này, Cao Bằng còn xuất hiện nhiều nhà thơ tiêu biểu: Bàn Tài Đoàn, Hoàng Triều Ân, Y Phương Các tác giả này đã đưa thơ của Cao Bằng vươn tới những tầm cao mới

Thơ Cao Bằng trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây không thể không nhắc đến những tác giả đã có nhiều đóng góp như: Nguyễn Đức Dụ, Bế

Trang 30

Thành Long, Bế Việt, Hàn Thái Lang, Ngô Lương Ngôn, Ngô Ngọc Khánh, Nông Đình Ngô, Lô Hưởng Ninh, Trịnh Phương, Phan Thành, Hà Ngọc Thắng, Trần Hùng, Trần Thị Mộng Dần, Ma Văn Hàn, Hoàng An, Đoàn Ngọc Minh, Đoàn Lư, Thu Bình, Chu Sĩ Liên, Lê Chí Thanh Bên cạnh những nhà thơ có nhiều thành tựu, trong những năm gần đây, xuất hiện một loạt những cây bút trẻ đầy triển vọng: Mai Lan, Hải Yến, Bế Phương Mai, Chu Văn Thắng, Hàn Thanh Duy

Đặc biệt, trong khoảng mười năm trở lại đây, sáng tác thơ bằng tiếng

mẹ đẻ nở rộ, một loạt tập thơ song ngữ lần lượt ra mắt bạn đọc Nhiều tập thơ song ngữ đoạt giải cao của Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam của các tác giả: Hữu Tiến, Đoàn Ngọc Minh Một đóng góp rất đáng kể nữa là mảng thơ dịch của Nhà giáo Ưu tú Hoàng An Bằng việc dịch các tác phẩm: Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm và “Nhật ký trong tù” ra tiếng Tày - Nùng làm cho kho tàng văn thơ của Cao Bằng thêm phong phú

Dù sống ở tỉnh miền núi biên giới, các nhà thơ Cao Bằng bằng tình yêu nghề nghiệp vẫn luôn vượt lên hoàn cảnh khó khăn để sáng tác Thơ Cao Bằng luôn bắt nhịp cùng sự đổi mới của cả nước, nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng na ná giọng điệu, na ná bút pháp nghệ thuật Các nhà thơ đi tiên phong trong lĩnh vực này là Trần Hùng, Bế Thành Long, Ngô Lương Ngôn, Ngô Ngọc Khánh…

Đồng hành cùng với các nhà thơ nam, các nhà thơ nữ cũng đổi mới một cách mạnh mẽ, như các nhà thơ: Trần Thị Mộng Dần, Đoàn Ngọc Minh, Hà Thu Bình Họ nhanh chóng xác lập được cá tính sang tạo độc đáo cho thơ mình

Các nhà thơ trẻ: Chu Văn Thắng, Đinh Thị Mai Lan, Đàm Hải Yến, Hàn Thanh Duy đã tiếp nhận sự đổi mới một cách tự nhiên chứ không nhọc nhằn đi tìm cái tôi như thế hệ cha anh Họ viết thơ như chính cuộc đời họ Mọi vui, buồn, yêu, ghét đều là của chính họ nên thế hệ này tuy bề dày sáng tác chưa nhiều nhưng tạo được giọng điệu riêng, phong cách riêng, gây dấu ấn

Trang 31

trong lòng bạn đọc Có lẽ vì vậy mà tập thơ: “Bài thơ của cha” của Bế Phương Mai lọt vào vòng chung kết của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2004) Hai tập thơ

“Ru dải yếm chàm”, “Tiếng đàn đêm” của Đàm Hải Yến và Đinh Thị Mai Lan nhận được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam

Điểm qua vài nét chính, có thể thấy rằng Cao Bằng là một miền thơ đa thanh, đa sắc rất đáng tự hào; thơ Cao Bằng đang vươn tới hiện đại nhưng không

xa rời truyền thống Đấy là phẩm chất đáng quý của thơ Cao Bằng, cần gìn giữ

và phát huy Mặc dù văn thơ Cao Bằng đậm đà bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc miền núi nhưng chính vì thế mà nghệ thuật tự sự trong các tác phẩm thiên về truyền thống và ít có những bứt phá để chuyển sang cách viết hiện đại Ngoại trừ một số ít các tác giả xuất sắc như Cao Duy Sơn với tiểu thuyết và Y Phương với hai tập tản văn nổi tiếng gần đây, là những tác gia và tác phẩm đã có sự chuyển biến, đổi mới hiện đại và gặt hái được những thành công

1.5 Vị trí tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong văn xuôi tỉnh Cao Bằng 1.5.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác

Nguyễn Hữu Tiến là cây bút đương đại trong nền văn học địa phương tỉnh Cao Bằng Ông sinh năm 1951, tại một làng quê nghèo Dân Chủ thuộc châu Hoà An, tỉnh Cao Bằng, là người con của dân tộc Tày Hữu Tiến tham gia sáng tác nhiều thể loại khác nhau từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết đến tiểu luận, phê bình

Bắt đầu từ tập truyện ngắn đầu tiên là Trăng gần (1993), đến nay, các tập truyện của ông đã xuất bản, gồm: Ngọn suối chân rừng (1997); Đèo không lặng gió (2003); Cô gái nhặt bông gạo (2006) Các tiểu thuyết: Dòng đời (2007); Hữu hạn (2012) Ngoài ra, ông đã xuất bản 2 tập thơ song ngữ Tày - Kinh: Sau đêm - Gừn muốt (2008) và Phân đét noọng đai - Mưa nắng mình

em (2014) Mỗi tác phẩm đều là một sự lao động sáng tạo nghiêm túc nên đã đạt được rất nhiều giải thưởng về văn học: Giải B, năm 2008 cho tập thơ Sau

Trang 32

đêm - Gừn muốt của Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam trao tặng; giải nhất cho tập truyện ngắn Đèo không lặng gió (giải thưởng Pác

Bó lần thứ nhất) của UBND tỉnh, giải B “Đèo không lặng gió”, tập truyện, 2001; Giải khuyến khích “Cô gái nhặt bông gạo”, tập truyện 2005; Giải B

“Sau đêm”, tập thơ 2008 Các giải thưởng khác do tạp chí Văn học các dân tộc trao: Giải nhì “Ba người”, truyện ngắn 2004, “Gọi hồn quê”, bài thơ năm

2008; Giải thưởng Báo Thiếu niên tiền phong năm 1996, 1999 và sau này Ông còn có nhiều Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”, năm 2003 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”, năm 2010 Hơn 30 năm cầm bút sáng tác nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình nhưng ở các tác phẩm của ông đều có chung đặc điểm là một không gian văn hóa Tày đặc sắc thấm đẫm trên từng trang văn

1.5.2 Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến

Trong những nhà văn đương đại của tỉnh, nhà văn Hữu Tiến luôn thể hiện một cách hết sức sinh động những nét bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc thiểu số miền núi Việt Bắc nói chung trong từng tác phẩm của mình Ông quan niệm, văn chương là đời sống nên bút pháp nghệ thuật của ông rất giàu hình ảnh tả thực Khi đọc các tác phẩm của ông, độc giả như được hoà vào những hình ảnh thiên nhiên, con người miền núi với cuộc sống lao động, đời sống văn hoá tinh thần phong phú với

các tập quán độc đáo

Trước hết, trong các trang viết của Hữu Tiến là trong hình ảnh thiên nhiên núi rừng được hiện lên với vẻ hùng vĩ, hoang dã mà tráng lệ thấm đượm tình người Thiên nhiên ấy vừa bí ẩn, vừa gần gũi, vừa dữ dội, vừa hiền hoà Thiên nhiên ấy đã nuôi dưỡng, chở che đồng bào các dân tộc Tày nói riêng, cho Việt Bắc nói chung trong suốt những chặng đường lịch sử của dân tộc

Thiên nhiên trong tác phẩm của ông tươi đẹp, hùng vĩ và đầy ân tình

Trang 33

Nhân vật trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn không hẳn là những nguyên mẫu lấy từ đời thường nhưng lại phản ánh hình ảnh con người thực vô cùng sống động Đó là hình ảnh những người Mẹ thương yêu con hết lòng, tảo tần hái củi, hái măng trồng ngô, trồng bí, trống lúa , nuôi con Đó là hình ảnh những chàng trai, cô gái Tày khoẻ mạnh, tràn đầy sức sống, hăng say lao động và cũng rất dũng cảm trong chiến đấu chống lại kẻ thù Nhưng trong tình yêu - họ là những người có tình yêu mãnh liệt, chân thật, thuỷ chung, son sắt Bản sắc Tày thắm đượm trong cách nghĩ, cách cảm, trong

cách nói và trong các hành động cụ thể của họ

Đặc biệt, các tác phẩm của ông còn thể hiện một cách sinh động các phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá, tinh thần bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trần thuật và bằng các hình tượng nghệ thuật góc cạnh, chắc khỏe Qua ngòi bút của Hữu Tiến, hình ảnh cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày hiện lên với cảnh mùa xuân tươi đẹp, với những đêm giao thừa ấm cúng - gia đình sum họp bên nhau, trò chuyện bên bếp lửa bập bùng, làm bánh khảo, bánh chưng, khẩu si , chờ đón giao thừa Hữu Tiến cũng chú trọng hắc hoạ những lễ hội xuân tưng bừng, náo nhiệt: hội Lồng tồng, hội Tung còn, cảnh đánh yến, đánh trống, múa kì lân, hát then, hát sli, hát lượn Bên cạnh những

lễ hội mùa xuân đó, đồng bào các dân tộc Tày còn có một đời sống tinh thần hết sức phong phú, đặc sắc với những phong tục, những lễ nghi trong các ngày đám cưới, đám ma , trong những ngày Tết khác trong năm (Tết Thanh minh,

Tết cơm mới, Tết rằm tháng Bảy )

Trong bút pháp nghệ thuật, nhà văn đã vận dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình vào các sáng tác Ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm của ông đều từ lời ăn, tiếng nói hằng ngày đi vào tác phẩm Chính yếu tố ngôn ngữ này đã khẳng định bản sắc Tày, phong cách Tày thấm đẫm trong văn của Hữu Tiến Ngoài ra, việc kế thừa, tiếp thu tinh hoa của thơ ca cổ, truyện thơ cổ Tày của những làn điệu, những bài hát dân ca Tày, của việc vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ Tày , một cách sáng tạo, nhuần

Trang 34

nhuyễn trong quá trình sáng tác Điều này đã tạo nên một sự mới lạ, một sự hấp dẫn riêng mà lại vẫn có một cái gì đó quen thuộc, thân thương - đặc biệt

là đối với người miền núi, người dân tộc Tày - khi đọc các truyện ngắn hay

tiểu thuyết của ông

Khác với nhiều nhà văn khác, lối viết của Hữu Tiến không trau truốt,

mỹ miều nhưng lại lôi cuốn người đọc ở cách kể chuyện từ tốn, giản dị như lời tự sự, tâm tình của chính tác giả về các sự kiện, hiện thực đời sống xã hội Qua con mắt nhìn của nhà văn, những giá trị văn hoá dân tộc được ông đặc biệt chú ý và lồng ghép trong rất nhiều các trang viết của mình Từ thực tế đã

có thời gian làm công nhân lái xe tại Mỏ thiếc Tĩnh Túc, được sống những ngày vào ca , theo tiếng còi tầm cùng những người công nhân nên trong quá trình sáng tạo nghệ thuật hơn 30 năm qua, đã có những tác phẩm nhà văn Hữu Tiến đề cập đến đời sống, con người công nhân, nhưng phải đến tiểu thuyết

“Hữu hạn”, tất cả nhưng trải nghiệm, tích lũy và dự định ấp ủ bao lâu của nhà văn mới được hoàn thành

Viết về chủ đề công nhân không dễ, nếu không phải là người trong cuộc Nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật thì lại càng khó hơn, cái khéo của nhà văn Hữu Tiến đã biết vận dụng kinh nghiệm thực tiễn đời sống vào các sáng tác Chính vốn sống phong phú một thời ở đất mỏ ấy của ông đã đem đến cho người đọc những xúc cảm sâu sắc Người đọc bị cuốn vào tác phẩm từ ngay trang đầu tiên với nhân vật trung tâm Hoàn - công nhân lái xe mới đến làm việc tại Thin Tốc với vẻ trẻ trung, trắng trẻo thư sinh, đam mê đọc sách, nghiên cứu văn chương Qua những câu chuyện, những cuộc gặp gỡ và qua các hoạt động lao động sản xuất của Hoàn với các nhân vật khác, lần lượt cuộc sống, con người, tính cách , của những người công nhân được tái hiện sinh động về thời kỳ những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, khi đất nước đang dồn sức công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong và sau cuộc chiến chống Mỹ trong một khu mỏ thiếc ở miền Tây tỉnh Cao Bằng Thế giới nhân vật trong tác phẩm được đặt trong môi trường hữu hạn của không gian, môi

Trang 35

trường làm việc , để từ đó phản ánh tư tưởng của từng nhân vật và tác phẩm Tất cả các nhân vật được tác giả miêu tả với bút pháp hiện thực nên người đọc cảm nhận và thấy như đã gặp những nhân vật ấy trong đời sống thực Do đó, giá trị thức tỉnh con người của tác phẩm rất mạnh mẽ Mỗi người công nhân mang đến số phận riêng của mình và được giải phóng qua môi trường lao động, làm chủ cuộc sống Nhưng cũng chính họ với những lựa chọn cách sống của mình lại rơi vào những bi kịch khác theo quy luật của cuộc đời Bằng cách chỉ

ra sự thật, miêu tả đến tận cùng những “hữu hạn” tầm thường của con người

để con người nhận ra, điều chỉnh lại chính mình, từ đó, vượt qua được sự “hữu hạn” của bản thân để có một cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn

Tiểu thuyết “Hữu hạn” là một sự kiện quan trọng trong sự nghiệp văn

chương của nhà văn Hữu Tiến Tác phẩm không chỉ là một mảng sáng tác tự

sự đưa nhà văn trở về với đời sống công nhân đã từng trải nghiệm Đồng thời, tác phẩm đã đoạt được giải trong Cuộc thi viết về đề tài công nhân và công đoàn giai đoạn 2010 - 2014, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam phát động Thật tự hào bởi sau 5 năm phát động, trong gần 500 tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn chuyên và không chuyên trong cả nước đã gửi đến Cuộc thi Ban Tổ chức đã chọn ra 32 tác phẩm ở 2 thể loại thơ và văn xuôi để trao giải trong tháng 9/2014, tại Hà Nội, trong đó,

tiểu thuyết “Hữu hạn” của nhà văn Hữu Tiến đã đoạt giải ba

1.5.3 Tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong văn xuôi tỉnh Cao Bằng

Nhắc tới Hữu Tiến, tức là muốn nói đến hiện thực và tài năng – Hiện thực thì luôn luôn hiện hữu như nó vốn có, văn học phản ánh hiện thực muốn đạt đến độ hay thật sự thì cần phải có tài năng Hữu Tiến là một ví dụ, những trang văn của ông viết về những cái bình thường nhất của cuộc sống đời

thường mà làm người đọc nhớ mãi…

Trước thời điểm 1986, ở vùng núi, người dân tộc thiểu số đã được đọc tác phẩm “Người trong ống” của nhà văn dân tộc Tày Vi Hồng Có thể nói ông là người đầu tiên đi tiên phong để đổi mới văn học dân tộc thiểu số và

Trang 36

miền núi Trước đó, vào những năm cuối của thập kỷ bảy mươi thế kỷ hai

mươi, ông đã cho ra các tác phẩm truyện vừa Đuông Thang và tiểu thuyết Đất bằng đầy hấp dẫn với cách phản ánh hiện thực khác với dòng văn học

chính thống chỉ một chủ đề ngợi ca Ông đã nhìn cuộc sống với nhiều khía cạnh, đa dạng và phức tạp, chứ không phải chỉ ngợi ca một chiều Nhà văn

Vi Hồng đã xây dựng những nhân vật đạt đến mức khái quát rất cao nhưng lại mang những nét rất cụ thể của thời đại nên người đọc dễ dàng hình dung được về cuộc sống và con người dân tộc miền núi trong các sáng tác của

mà luôn phản ánh thực tế quy luật vận động và phát triển Đối mặt trực tiếp với họ là cuộc sống bộn bề đầy rẫy những khó khăn gian khổ Hữu Tiến cũng

đã ý thức tìm tới những đề tài mới để phản ánh, miêu tả và tiêu biểu là tiểu

thuyết “Hữu Hạn”, góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc thiểu số và

miền núi hiện nay hoàn toàn khác trước… Tuy khối lượng tiểu thuyết của nhà văn chưa phải là đồ sộ nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể tiếp

theo sau nhà văn dân tộc Tày Vi Hồng Có thể kể đến như Tiếng chó đêm (2012), Dòng Đời (2007), Hữu Hạn (2012) đóng góp đáng kể làm cho diện

mạo văn học dân tộc thiểu số và miền núi phong phú hơn Tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến về cơ bản vẫn đi theo khuynh hướng sáng tác của văn xuôi địa phương nhưng có sự thay đổi về đề tài và cách thể hiện Hiện thực phản ánh trong tiểu thuyết của ông đa chiều, đa diện và phức tạp hơn, gần gũi với con người hơn, nhân bản hơn… Đặc biệt là trình độ nghệ thuật được

Trang 37

nâng cao lên rõ rệt Chính nhờ có sự đổi mới để đạt được những thành tựu quan trọng như thế, nên tiểu thuyết của ông đã nhanh chóng hòa nhập vào nền văn học chung của tỉnh nhà

Ngôn ngữ tiểu thuyết của ông là ngôn ngữ toàn dân đã được nghệ thuật hoá để xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật Nó hiện diện trong tác phẩm không chỉ với tư cách là phương tiện để miêu tả cái thực tại bên ngoài ngôn ngữ, mà còn với tư cách là chất liệu, là đối tượng của sự miêu tả Các tác phẩm của ông thể hiện rất rõ tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Tày Do đó, ngôn ngữ tác phẩm cũng mang đậm bản sắc dân tộc

Văn học dân tộc thiểu số Cao Bằng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu trong khoảng hai chục năm trở lại đây, nhất là vào thập niên đầu của thế kỷ XXI Nguyễn Hữu Tiến là một cây bút “gạo cội” trong đội ngũ nhà văn tỉnh nhà Các tác phẩm của ông cũng hoà chung trong dòng chảy văn học Cao Bằng với xu hướng ca ngợi thiên nhiên đẹp đẽ và thể hiện những phong tục tập quán, đời sống tinh thần, tâm linh đa sắc của đồng bào dân tộc Nhà văn góp phần làm sống lại tinh hoa văn hóa của dân tộc Tày như một

sứ mạng cao cả Dù viết về thiên nhiên, hay số phận con người, đời sống dân tộc thì những trang văn của Nguyễn Hữu Tiến vẫn luôn theo dòng chảy văn xuôi miền núi là phản ánh hiện thực, khắc hoạ hiện thực một cách cụ thể, dung dị

Khác nhau về đặc điểm sáng tác nhưng Nguyễn Hữu Tiến cũng như các

nhà văn khác của Cao Bằng, ông luôn luôn chú trọng “ghi dấu ấn dân tộc mình” vào bức tranh chung của nền văn xuôi dân tộc nghiêng nhiều về truyền

thống Dù bằng những con đường nào với những mức độ đậm nhạt khác nhau,

nhưng có thể khẳng định: Nguyễn Hữu Tiến đã làm được phần việc của mình:

kể câu chuyện về dân tộc mình, câu chuyện về mảnh đất mình đang sống đến với độc giả các nơi

Trong dòng văn xuôi dân tộc thiểu số Cao Bằng, nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến ở thời kỳ đầu chưa thực sự khắc hoạ đậm nét và có tính

Trang 38

nổi trội, tình huống truyện nhìn chung còn đơn giản; mô típ nhân vật trong những tình huống bước ngoặt chưa được đẩy lên tới những gay gắt đỉnh điểm, cho thấy ảnh hưởng của truyện thơ dân gian còn rất đậm nét Càng về sau, Nguyễn Hữu Tiến càng cố thoát ra lối mòn, đã có những cố gắng trong tìm tòi thể nghiệm kiểu thời gian gấp khúc, cốt truyện bỏ ngỏ và tình huống gay cấn Tuy thành công chưa nhiều nhưng việc mạnh dạn vượt ra khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc để tự làm mới mình, đã tạo thêm sức hấp dẫn cho các tiểu thuyết của ông nhờ yếu tố hiện đại được gia tăng bên cạnh yếu tố truyền thống Chính bởi vậy mà Nguyễn Hữu Tiến với các tiểu thuyết của mình đã

để lại một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc

Tiểu kết chương 1

Cao Bằng là vùng đất được tạo hóa ban tặng cho những tuyệt tác thiên thiên làm say đắm lòng người như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, hồ Khuổi Lái, và Cao Bằng cũng là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, một miền văn thơ đa thanh, đa sắc rất đáng tự hào Với sự hội tụ của nhiều anh em các dân tộc khác nhau cùng sinh sống hòa đồng có lịch sử từ lâu đời, văn hóa Cao Bằng vừa mang sắc màu đa dân tộc lại vừa có những nét đặc trưng rất riêng của từng tộc người Nền văn hóa các dân tộc có sự đối lập, dữ dội và bi tráng với cuộc sống mưu sinh còn nhiều nhọc nhằn gian khó của đồng bào dân tộc nhưng bên cạnh

đó vẫn rất nên thơ, trữ tình với những điệu hát Then, hát Sli, hát lượn… tạo nên một nền văn hóa đặc sắc, thống nhất trong đa dạng Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, văn học Cao Bằng ngày một phát triển với đông đảo các thế hệ sáng tác từ những giai đoạn đầu tiên như Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Văn, các thế hệ tiếp theo nổi bật với Vi Hồng, Triều Ân và sau này có Cao Duy Sơn, Y Phương, Triệu Lam Châu…

Nhìn chung, các nhà văn dân tộc thiểu số có ý thức sâu sắc về việc tìm hiểu, khám phá, phản ánh cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi ở

Trang 39

Cao Bằng Nguyễn Hữu Tiến cũng thế, ông yêu văn hoá Tày, yêu người dân tộc Tày, yêu mảnh đất Cao Bằng thân thương Trong các tác phẩm của Hữu Tiến, hình ảnh quê hương và con người nơi ông sinh ra luôn thấm đẫm từng trang viết Ông sáng tác văn học để giới thiệu, để phản ánh lịch sử, văn hoá, cuộc sống, số phận con người các dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là đất và người Cao Bằng Chính bởi thế, để hiểu được tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến, việc nghiên cứu về địa danh Cao Bằng,

về những nét văn hoá đặc sắc của nơi đây và đặt tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong sáng tác văn học của tỉnh Cao Bằng là việc làm cần thiết,

từ đó mới có thể thấy được những thành công và những đóng góp nghệ thuật của ông đối với văn học tỉnh nhà nói riêng, văn học dân tộc thiểu số miền núi nói chung

Trang 40

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN HỮU TIẾN 2.1 Đề tài và chủ đề của tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

Cũng như các nhà văn của quê hương Cao Bằng, những trang viết của Nguyễn Hữu Tiến dù là thơ hay truyện ngắn và đến tiểu thuyết cũng thế, nhà văn đều chọn miền núi, cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi quê hương làm

đề tài và chủ đề cho những tác phẩm của mình Tuy ở thể loại tiểu thuyết, Nguyễn Hữu Tiến mới nổi bật với hai tác phẩm “Dòng đời” (2007) và “Hữu hạn” (2012) nhưng sự thành công của nhà văn ở thể loại này cũng đã khẳng định được cá tính sáng tạo và bút pháp nghệ thuật của ông Nhà văn không chọn chủ đề ngợi ca mà chú trọng tái hiện bức tranh hiện thực miền núi những năm tháng nửa thực dân phong kiến với ách thống trị, bóc lột của cường hào,

ác bá và bộ máy cai trị Pháp Ở giai đoạn sau, tiểu thuyết của Hữu Tiến có sự đột phá khi lựa chọn chủ đề về đời sống người công nhân Chính vì vậy, chất tiểu thuyết cũng như tinh thần nhân văn, nhân bản càng trở nên đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến

Cũng vẫn là đề tài về dân tộc và miền núi nhưng nếu như ở tiểu thuyết của Vi Hồng, ta thấy xuất hiện những con người miền núi mộc mạc, chất phác nhưng ẩn sâu trong họ là những tâm hồn trong sáng luôn khao khát hạnh phúc và sống hết lòng vì những người mình yêu thương; ở tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, dấu ấn con người và vùng đất Cao Bằng thể hiện rõ nét trong cấu trúc nhiều tầng nhiều lớp của cốt truyện, và trong thế giới nhân vật rất đa dạng thì đến với Nguyễn Hữu Tiến, ta lại thấy một mảng đề tài cụ thể hơn và có sự đổi mới, mở rộng rõ nét Tác phẩm của ông tìm cảm hứng ở quá khứ dân tộc, xoay quanh vấn đề cụ thể là đời sống đói nghèo, cơ cực của đồng bào dân tộc những năm tháng thực dân Pháp đô hộ, bằng cách đi sâu vào các khía cạnh vừa nằm trong phạm vi lịch sử dân tộc, vừa trong phạm vi thế sự - đời tư của con người

Ngày đăng: 08/12/2016, 08:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
2. Nông Quốc Chấn (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1995
3. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 1996
4. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn hoá đến văn hoá học
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 2002
5. Bàn Tài Đoàn (1966), Chung quanh vấn đề sáng tác của nhà văn, nhà thơ miền núi, Tạp chí Văn học số 6, tr. 59-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chung quanh vấn đề sáng tác của nhà văn, nhà thơ miền núi
Tác giả: Bàn Tài Đoàn
Năm: 1966
6. Hà Minh Đức (ch.b.) (2001), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (ch.b.)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
7. Hà Huy Giáp (1970), Vai trò của văn học các dân tộc thiểu số trong lịch sử văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 8, tr. 97-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn học các dân tộc thiểu số trong lịch sử văn học Việt Nam
Tác giả: Hà Huy Giáp
Năm: 1970
8. Nguyễn Đức Hạnh (ch.b) (2016), Văn học địa phương miền núi phía Bắc, NXB Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học địa phương miền núi phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh (ch.b)
Nhà XB: NXB Đại học Thái Nguyên
Năm: 2016
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
10. Hoàng Ngọc Hiến (1994), Về bản sắc dân tộc và cộng sinh văn hoá, về tính dân tộc và tính hiện đại, Tạp chí Văn học, số 11, tr. 9-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bản sắc dân tộc và cộng sinh văn hoá, về tính dân tộc và tính hiện đại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1994
11. Trần Ninh Hồ (1994), Đi sâu vào dân tộc, ta sẽ bắt gặp nhân loại, Tạp chí Văn học, số 11, tr. 38-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi sâu vào dân tộc, ta sẽ bắt gặp nhân loại
Tác giả: Trần Ninh Hồ
Năm: 1994
12. Hoàng Ngọc Lê (ch.b.) (2002), Văn hoá dân gian Tày, Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian Tày
Tác giả: Hoàng Ngọc Lê (ch.b.)
Năm: 2002
13. Phong Lê (ch.b.) (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phong Lê (ch.b.)
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1998
14. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu nhóm dân tộc Tày – Nùng – Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ lược giới thiệu nhóm dân tộc Tày – Nùng – Thái ở Việt Nam
Tác giả: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1968
15. Phương Lựu (Chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
16. Hoàng Xuân Lương (ch.b.) (2010), Truyền thống yêu nước và đặc trưng văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống yêu nước và đặc trưng văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Hoàng Xuân Lương (ch.b.)
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 2010
17. Nguyễn Văn Lương (ch.b.) (2006), Văn học Việt Nam sau năm 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sau năm 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Nguyễn Văn Lương (ch.b.)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
18. Bùi Thị Tuyết Mai (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi
Tác giả: Bùi Thị Tuyết Mai
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
19. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
20. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hoá Việt Nam
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w