1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định lượng AlphaTocopherol (Vitamin E) trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

93 2,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

Vitamin E là một trong các loại vitamin không tan trong nước, rất dễhòa tan trong dầu, chất béo và các dung môi của mỡ ether, axeton,chlorofom, methanol, vitamin E chủ yếu có nguồn gốc t

Trang 1

Trờng đại học vinh

(HPLC)

KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYấN NGÀNH: HểA THỰC PHẨM

Vinh, 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chon đề tài 1

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu .2

C HƯƠNG I TỔNG QUAN 3

1.1 Giới thiệu về vitamin 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm chung và phân loại 3

1

2 Tổng quan về vitamin E .7

1.2.1 Khái niệm chung 7

1.2.2 Lịch sử về vitamin E 8

1.2.3 Nguồn cung cấp vitamin E 8

1.2.4 Cấu trúc hóa học- phân loại 11

1.2.5 Tính chất của vitamin E 13

1.2.6 Chức năng của vitamin E 16

1.2.7 Nhu cầu sử dụng vitamin E 23

1.2.8 Sự chuyển hóa- biến đổi của vitamin E 25

1

3 Giới thiệu về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) .27

1.3.1 Cơ sở lý thuyết 27

1.3.2 Nguyên tắc của quá trình sắc ký trong cột 28

1.3.3 Phân loại sắc ký và ứng dụng 29

1.3.4 Các đại lượng đặc trưng của sắc ký đồ 29

1.3.5 Hệ thống HPLC 32

Trang 3

1.3.6 Chọn điều kiện sắc ký 38

1.3.7 Tiến hành sắc ký 41

1.3.8 Các phương pháp xác định α-tocopherol 43

C HƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53

2.1 Phương pháp lấy mẫu 53

2.2 Phương pháp phân tích α-tocophero 53

C HƯƠNG III KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM 54

3

1 Thiết bị ,dụng cụ và hóa chất 54

3.1.1 Thiết bị, Dụng cụ 54

3.1.2 Hóa chất 54

3

2 Kỹ thuật thực nghiệm 55

3.2.1 Sơ đồ xử lý chất chuẩn và mẫu 55

3.2.2 Tiến hành 56

3.3 Tiến hành trên máy sắc ký HPLC 58

3.3.1 Điều kiện sắc ký 58

3.3.2 Điều kiện Detectơ 58

3

4 Khảo sát đánh giá phương pháp 58

3.4.1 Khảo sát độ lặp lai 58

3.4.2 Đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp 59

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60

Trang 4

1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép định lượng α-tocopherol bằng HPLC 60

4

1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ cột tách 60

4.1.2 Ảnh hưởng của thề tích bơm mẫu……… 61

4.1.3 Ảnh hưởng của tốc độ dòng 61

4.1.4 Ảnh hưởng của thành phần dung môi pha động 62

4.1.5 Ảnh hưởng của phương pháp xử lý mẫu 63

4.2 Xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích peak vào nồng độ 64

4

3 Đánh giá phương pháp 68

4.3.1 Xác định độ lặp lại của phương pháp 68

4.3.2 Đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp 70

4.4 Sắc đồ 71

4.4.1 Sắc đồ mẫu 71

4

4.2 Sắc đồ khảo sát phương pháp 73

C HƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 81

5.1 Kết luận 81

5.2 Đề xuất 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.2.3.1 Hàm lượng tocopherol trong một số loại dầu thực vật 9

Bảng 1.2.3.2 Hàm lượng -tocopherol, γ-tocopherol trong một số loại thực phẩm khác: 9

Bảng 1.2.3.3 Hàm lượng tocopherol trong một số loại thực phẩm 10

B ảng 1.2.3.4 Hàm lượng vitamin E trong một số loại thực phẩm (mg/100g) 11

Bảng 1.2.7 Nhu cầu RRR-α-tocopherol ( D-α-tocopherol) đối với các độ tuổi 23

Bảng 1.2.8.3 Độ bền của tocopherol trong quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao 26

Bảng 1.2.8.4 Hàm lượng vitamin E trong một số thực phẩm trên thị trường 27

Bảng 1.3.7.3.2 các ví dụ về giá trị .48

Bảng 1.2.8.3.4.2 : Các ví dụ về tỷ lệ thích hợp của thuốc thử 50

Bảng 4.1.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến phép định lượng α-tocopherol bằng HPLC 61

Bảng 4.1.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thể tích bơm mẫu đến phép .đị nh lượng α-tocopherol bằng HPLC 62

Bảng 4.1.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ dòng đến phép định lượng α-tocopherol bằng HPLC 63

Bảng 4.1.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ pha dộng đến phép định lượng α-tocopherol bằng HPLC 64

Bảng 4.2.1.Diện tích pic của α-tocopherol tương ứng với từng nồng độ chuẩn 67

Bảng 4.2.2 Kết quả phân tích hàm lượng α-tocopherol trong mẫu xốt và .B ơ 68

B ảng4.2.3 Kết quả phân tích hàm lượng α-tocopherol trong mẫu dầu gấc 68 Bảng 4.2.1.1 Kết quả trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của mẫu xốt và

Trang 6

Bơ 69Bảng 4.3.1.2 Kết quả trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên mẫu dầu gấc 70Bảng 4.3.2.1 Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với mẫu bơ 71

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.3.5.1 Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Agilent 1100 33

Hình1.3.5.2 sơ đồ nguyên lý của máy sắc ký lỏng hiệu năng cao 34

Hình 3.2.1.1 Sơ đồ xử lý chất chuẩn 55

Hình 3.2.1.2 Sơ đồ xử lý mẫu dầu gấc 55

Hình 3.2.1.3 Sơ đồ xử lý mẫu bơ và xốt trứng gà tươi 56

Hình 4.2.1 Sắc đồ mẫu chuẩn α-tocopherol có nồng độ 10ppm 64

Hình 4.2.2 Sắc đồ mẫu chuẩn α-tocopherol có nồng độ 20ppm 65

Hình 4.2.3 Sắc đồ mẫu chuẩn α-tocopherol có nồng độ 45ppm 65

Hình 4.2.4 Đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa diện tích pic thu được và nồng độ các chuẩn α-tocopherol 66

Hình 4.4.1.1 Sắc đồ mẫu Xốt trứng gà tươi 71

Hình 4.4.1.2 Sắc đồ mẫu bơ 72

Hình 4.4.1.3 Sắc đồ mẫu Dầu gấc 72

Hình 4.4.1.4 Sắc đồ mẫu bơ thêm chuẩn α-tocopherol 73

Hình4.4.2.1.1 Sắc đồ khảo sát thể tích bơm mẫu tại V=5μl 73

Hình 4.4.2.1.2 Sắc đồ khảo sát thể tích bơm mẫu tại V=3μl 74

Hình 4.4.2.1.3 Sắc đồ khảo sát thể tích bơm mẫu tại V=10μl 74

Hình 4.4.2.2.1 Sắc đồ khảo sát ở tốc độ dòng 0,7ml/phút 75

Hình 4.4.2.2.2 Sắc đồ khảo sát ở tốc độ dòng 1ml/phút 75

Hình 4.4.2.2.3 Sắc dồ khảo sát ở tốc độ dòng 1,3ml/phút 76

Hình 4.4.2.2.4 Sắc đồ khảo sát ở tốc độ dòng 0,3ml/min 76

Hình 4.4.2.3.1 Sắc đồ khảo sát ở tỷ lệ pha động 1,4-dioxan/n-hexan:5/95 77

Hình 4.4.2.3.2 Sắc đồ khảo sát ở tỷ lệ pha động 1,4-dioxan/n- hexan:0.2/99,8 77 Hình 4.4.2.3.3 Sắc đồ khảo sát ở tỷ lệ pha động 1,4-dioxan/n- hexan:0,5/95,5 .78

Trang 8

Hình 4.4.2.3.4 Sắc đồ khảo sát ở tỷ lệ pha động 1,4-dioxan/n-hexan:1/99 78Hình 4.4.2.3.5 Sắc đồ khảo sát ở tỷ lệ pha động 1,4-dioxan/n-hexan:

1,5/98,5 79Hình 4.4.2.3.6 Sắc đồ khảo sát ở tỷ lệ pha động 1,4-dioxan/n-hexan: 2/98 79Hình 4.4.2.3.7 Sắc đồ khảo sát ở tỷ lệ pha động 1,4-dioxan/n-hexan: 2,5/97,5 80

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

GC-MS: Sắc ký khí khối phổ

HPLC: Sắc ký lỏng hiệu năng cao

LOQ: Giới hạn định lượng / giới hạn xác định

UV – VIS: Ultraviolet – spectrophotometer

RDA: Hàm lượng vitamin E cho phép sử dụng

PUFA: hàm lượng axit béo không bảo hòa trong cơ thể

IU: Là đơn vị quốc tế dể đánh giá hoạt tính của vitamin E

trong các chế phẩm thương mại trên thị trường

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trung tâm Kiểm định

An toàn Thực phẩm và Môi trường, Trường Đại học Vinh

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến

Ths Lê Thế Tâm - Khoa Hóa, Trường Đại học Vinh đã giao đề tài, tận tình

hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Chu Thị Thanh Lâm Khoa Hóa

-Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quátrình làm thí nghiệm, hướng dẫn cách sử dụng máy HPLC đo mẫu

Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các cán

bộ trong khoa Hoá

Và lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên đã giúp đỡtôi hoàn thành khóa luận này

Vinh, tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Đậu Thị Loan

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 11

có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sản của các loại động vật và conngười Vitamin E là một trong các loại vitamin không tan trong nước, rất dễhòa tan trong dầu, chất béo và các dung môi của mỡ (ether, axeton,chlorofom, methanol), vitamin E chủ yếu có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Cho đến nay, qua các công trình nghiên cứu người ta đã nhận ra vàchứng minh được tầm quan trọng của vitamin E đối với cơ thể, với vai trònhư là chất chống lại và thu dọn các gốc tự do, vitamin E bảo vệ cơ thể làmgiảm quá trình lão hóa chủ yếu ở da và tóc, hạn chế sự phát sinh của cácbệnh nguy hiểm về tim, thần kinh, mắt chống lại tác động của các tia tửngoại, đồng thời đảm nhiệm chức năng không thể thay thế trong những vấn

đề liên quan đến các cơ quan và sự sinh sản của sinh vật… Nếu cơ thểkhông được cung cấp đủ vitamin E thì quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn

ra nhanh hơn, cơ thể dễ bị tấn công bởi tác nhân tử ngoại, các gốc tự do gâynên những bệnh nguy hiểm, cơ quan sinh sản hoạt động không bìnhthường…

Trong thực phẩm, các nguồn phổ biến nhất chứa vitamin E là cácloại dầu thực vật như dầu gấc, cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu.Các loại quả kiên, hạt hướng dương, quả nhót gai (hippophae spp), dươngđào (Actinidia spp) và mầm lúa mì cũng là các nguồn cung cấp vitamin E.Các nguồn khác có hạt ngủ cốc, cá béo, gan, trứng, chất béo của sửa, bơlạc, các loại rau lá xanh [1] [22] [17]

Trang 12

Hiện nay đã có nhiều phương pháp phân tích hàm lượng vitamin Evới nhiều kĩ thuật khác nhau Tuy nhiên khi áp dụng cho một số đối tượngthực phẩm thì có rất ít công trình công bố một cách tỉ mỉ và chi tiết.

Với những lý do trên tôi xin chọn đề tài: “ Định lượng α-tocopherol(vitamin E) trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao(HPLC)” làm khóa luận tốt nghiệp

Để đóng góp thêm phương pháp phân tích cho các đối tượng thựcphẩm chúng tôi tiến hành nghiên cứu các điều kiện định lượng α-tocopherol (vitamin E) trong mẫu dầu gấc, xốt trứng gà tươi và trong bơbằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi có các nhiệm vụ :

- Nghiên cứu các tính chất vật lý, hóa học và phương pháp địnhtính, định lượng α-tocopherol trong tinh dầu gấc, xốt trứng gà tươi và trongbơ

- Tách, chiết α-tocopherol trong mẫu tinh dầu gấc, xốt trứng gàtươi và trong bơ

- Định lượng α-tocopherol bằng phương pháp HPLC

3 Đối tượng nghiên cứu

Mẫu tinh dầu gấc, bơ thực vật và xốt trứng gà tươi được thu thập tạisiêu thị và các cửa hàng tạp hóa trong thành phố Vinh, mỗi mẫu được lấymột ít đựng vào túi nilông sạch Bao gồm:

- Dầu gấc Việt Nam G8

- Xốt trứng gà tươi Aji-mayo

- Bơ thực vật cao cấp Meizam

Trang 13

CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về vitamin

1.1.2 Đặc điểm chung và phân loại [1]

1.1.2.1 Đặc điểm chung

Mặc dù có cấu trúc, vai trò và cách thức hoạt động khác nhau nhưngtất cả các vitamin đều có những đặc tính cơ bản:

Vitamin không trực tiếp sinh năng lượng như protein, lipit hay gluxit

mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng nănglượng

Nhu cầu vitamin không lớn, lượng cần thiết hàng ngày thay đổi tuỳtheo từng loại viatimin, chỉ vài phần của gam (ví dụ: B1-0,002g; C-0,07g;B-120,000003g)

Trang 14

Không thể thay thế lẫn nhau: Thiếu một loại vitamin này không thểthay thế được bằng một loại khác.

Vitamin ảnh hưởng tới hoạt động và quá trình phát triển của tổ chức:

Là chất xúc tác, bằng cách hoạt hoá quá trình oxi hoá thức ăn và chuyểnhoá Tham gia vào thành phần cấu tạo coenzym, quyết định hoạt tính đặcthù của chúng

Khi trong thức ăn thiếu vitamin hoặc cơ thể hấp thu kém, sẽ dẫn đếncác rối loạn trao đổi chất đặc trưng và rối loạn chức năng, cơ thể sẽ xuấthiện các rối loạn bệnh lý (bệnh thiếu vitamin và bệnh thừa vitamin) Thựcvật và vi sinh vật có khả năng tổng hợp hầu hết các loại vitamin và tiềnvitamin (provitamin) Còn đối với người và động vật không có khả năngtổng hợp mà chỉ sử dụng được vitamin lấy từ thức ăn Một số loại vitamin(B6, B12, acid pantotenic, acid folid ) được hệ vi khuẩn ở ruột tổng hợphoặc tạo ra trong cơ thể (ví dụ acid nicotinic được tổng hợp từ tryptophan),tuy vậy các phản ứng này không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể

1.1.2.2 Phân loại [1]

Dựa vào cơ sở sinh lý và hoá học vitamin được phân chia thành 2 nhómlớn:

Vitamin hòa tan trong chất béo (dầu): Có khả năng dự trữ trong cơ

thể, do vậy sự thiếu hụt tạm thời của chúng không dẫn đến tác hại lớn đốivới cơ thể Khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn vitamin tan trong dầu, thìnồng độ của chúng trong lipit của cơ thể có thể vượt qua mức bình thường

và trong một số trường hợp có thể dẫn đến những rối loạn quá trình trao đổichất và các rối loạn chức năng (bệnh thừa vitamin) [3]

- Vitamin A và caroten

- Vitamin D (Canxiferol)

- Vitamin E (Tocoferol)

- Vitamin K (Koagulation)

Trang 15

- Vitamin Q

Vitamin hòa tan trong nước: Chúng được tích lũy chỉ với lượng ít,

lượng dư thừa được thải qua đường nước tiểu

- Vitamin B13 ( Acid orotic)

- Vitamin B15 (Acid pangamic)

- Vitamin P P (Acid nicotinic)

1.1.2.3 Hoạt động của vitamin [1]

Vitamin có thể hoạt động một mình, nhưng thông thường chúng kếthợp với enzym Một vài loại như vitamin B9 và B12 , hoạt động hiệp đồngchặt chẽ, có thể đổi chỗ cho nhau Một số khác như vitamin C và vitamin Elại cùng có tác dụng chống oxy hóa

Mức độ cân bằng giữa các nguồn cung cấp vitamin khác nhau là điềukiện để đảm bảo cân bằng toàn bộ khẩu phần thức ăn

Tất cả các vitamin không có chung một đặc tính: Một vài loại tantrong nước, một số khác lại tan trong dầu Hầu hết các vitamin nhóm B vànhóm C đều tan trong nước, điều này đưa đến 2 hậu quả:

Trang 16

-Nếu nhúng hoặc nấu các thức ăn có chứa loại vitamin này thì chúng

sẽ tan trong nước Mặc dù lúc đầu có nhiều vitamin trong thức ăn nhưngqua quá trình chế biến chúng sẽ mất đi, chỉ còn lại một lượng rất nhỏ

-Cơ thể không dự trữ các vitamin này bởi vì chúng tan trong nướcnên bị thải ra ngoài qua nước tiểu

Vitamin A, D, E và K là những vitamin tan trong dầu, được hấp thu

và vận chuyển cùng với mỡ, các vitamin này chủ yếu được giữ lại ở gan và

mô mỡ, một lượng nhỏ ở trong những mô khác Chúng được sử dụng khi

có nhu cầu của cơ thể nhưng mức độ dự trữ này có giới hạn

Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa enzym.Một số khác như vitamin E và beta-caroten là những chất cần thiết cho sựsống, thiếu chúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa, gây ra bệnh timmạch, viêm và dị ứng

Nhiều loại vitamin có đa tác dụng và phức tạp hơn, nhất là cấu tạonên hormon (vitamin D và vitamin A) do đó chúng tham gia vào nhiềuchức năng và không thể thiếu trong các quá trình sau:

- Thụ thai và phát triển của bào thai: Thiếu chúng có thể gây vô sinh

và biến dạng bào thai cũng như gây ra những biến chứng lúc mang thai vàsinh đẻ

- Tăng trưởng và khoáng hóa xương: Thiếu chúng đưa đến nhữngvấn đề về tư thế và biến dạng xương

- Cân bằng thức ăn: khả năng hấp thu nhiều chất dinh dưỡng (nhưvitamin D đối với canxi)

- Hoạt động nhân lên của tế bào: Thiếu vitamin sẽ gây thiếu máu,chậm liền sẹo, biến đổi da, lông, tóc và móng

- Tính miễn dịch: Nếu thiếu vitamin, dễ bị mắc bệnh, dễ nhiễmkhuẩn vì giảm khả năng miễn dịch của cơ thể

Trang 17

- Tổng hợp các chất vận chuyển trung gian của hệ thần kinh: Thiếuvitamin sẽ làm giảm mức độ tập trung và trí nhớ đồng thời kém chống đỡvới stress và dẫn đến lo lắng, thay đổi tính tình.

Quá trình đào thải cũng như trung hòa các chất độc, các gốc tự dongay cả sửa chữa các hư hỏng trong cơ thể, nếu thiếu vitamin sẽ làm tăng

độ nhạy cảm với các chất độc cũng như tăng nhanh quá trình lão hóa vàgóp phần làm xuất hiện các bệnh như: bệnh tim, mạch và ung thư

1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến vitamin [1]

Vitamin dễ bị phá hủy ở những mức độ khác nhau bởi 4 yếu tố sau:

1 Oxy (sự oxy hóa)

2 Nhiệt độ của môi trường và tia cực tím

3 Nấu nướng

4 Các xử lý công nghiệp: Làm trắng, khử khuẩn, ion hóa

Vitamin C đặc biệt nhạy cảm với tác động của oxy, nhất là khi nhiệt

độ tăng và có sự hiện diện của các kim loại Từ 90 đến 95% vitamin C bịmất đi khi nấu nướng

1.2 Tổng quan về vitamin E

1.2.1 Khái niệm chung [22]

Vitamin E là những hợp chất vi lượng, nhu cầu của cơ thể rất bé(0,1-0,2 g/ngày) nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất của

cơ thể

Vitamin E là một trong những chất nằm trong những nhóm vitamin

và cũng tuân theo chức năng của nhóm vitamin là tham gia vào các phảnứng của cơ thể với vai trò xúc tác, và các hoạt động chuyển hóa của cơ thể

Nó là một chất chống oxy hóa tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự

do trên các tế bào của cơ thể, có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa cácthành phần thiết yếu trong tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của

Trang 18

các gốc tự do giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự

do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lảo hóa, giúp da tócmịn màng Vitamin E được chỉ định điều trị các chứng rối loại bệnh lý về

da, điều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, tăng cholesterol trong máu, hỗ trợđiều trị chứng vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới, ngoài racòn có nhiều tác dụng khác giúp nâng cao chất lượng sống của con người

1.2.2 Lịch sử về vitamin E [22]

Vitamin E được khám phá vào năm 1922 bởi các nhà khoa họcEvans- Bishop, khi các nhà khoa học phát hiện thấy chuột cống được nuôidưỡng với một chế độ ăn thiếu vitamin E sẻ nảy sinh các vấn đề liên quanđến sinh sản

- Khi vitamin E được công nhận như là một hợp chất có tác dụngphục hồi khả năng sinh sản, các nhà khoa học đặt cho nó tên hóa học làtocopherol, từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là “ sinh con”

- Năm 1936, tách được vitamin E từ mầm lúa mì và dầu bông

- Năn 1938, tổng hợp được bốn loại dẫn xuất của benzopiran là:α-tocopherol, β-tocopherol, γ-tocopherol, δ-tocopherol gọi là nhóm vitamin E

1.2.3 Nguồn cung cấp vitamin E [22]

Chủ yếu là dầu thực vật, rau xà lách, rau cải, dầu mầm hạt (mầm lúa

mì, lúa và ngô); trong dầu của một số hạt có dầu (đậu tương, vừng, lạc, hạthướng dương, dầu ô-liu ) hoặc trong tinh dầu một số loại quả ( quả bơ,quả gấc )

α-tocopherol có trong hạt cây hướng dương, dầu gấc, dầu bơ, cònđậu tương và dầu ngô lại chứa các dạng khác nhiều hơn

Ở động vật, vitamin E có trong mỡ bò, mỡ cá nhưng với hàm lượng thấp

- Hàm lượng tocopherol trong một số nguồn như sau:

Trang 19

Tocopherol

chung (mg/100g)

tocopherol

α-%lượng chung (mg/100g)

tocopherol

β-%lượng chung (mg/100g

tocopherol

γ-%lượng chung (mg/100g

tocopherol

δ-%lượng chung (mg/100g)

Bảng 1.2.3.2 Hàm lượng -tocopherol, γ-tocopherol trong một số loại

thực phẩm khác [22]

Trang 20

Thực phầm Hàm lượng trong Miligam % RDA

Bảng 1.2.3.3 Hàm lượng tocopherol trong một số loại thực phẩm [22]

(RDA: Hàm lượng vitamin E cho phép sử dụng)

Trọng lượng Thực phẩm Lượng vitamin E

Trang 21

Bảng 1.2.3.4 Hàm lượng vitamin E trong một số loại thực phẩm (mg/100g) [22]

1.2.4 Cấu trúc hóa học- phân loại [22]

Vitamin E thuộc loại vitamin tan trong dầu và các dung môi của mỡ(ether, axeton, chlorofom, methanol) không tan trong nước Có hai loạivitamin E: loại có nguồn gốc thiên nhiên và loại tổng hợp, cả hai dạng đều

có cùng công thức phân tử, nhưng khác nhau về cấu trúc trong không gian

ba chiều

Vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên: Vitamin E có nguồn gốc thiên

nhiên được chiết xuất từ dầu thực vật như: Đậu tương, gấc, mầm lúa mạch,các loại hạt có dầu như hạt hướng dương, hạt lạc Vitamin E trong thiênnhiên gồm bảy dạng khác nhau của hai hợp chất tocopherol và tocotrienol(là dẫn xuất benzopiran) Vitamin E thiên nhiên là một đồng phân duy nhấtcủa d-α-tocopherol (cũng là vitamin E thiên nhiên), Đây là dạng chính tồntại trong cơ thể và có tác dụng cao nhất

Tocopherol:

-Tất cả các loại tocopherol đều có nhánh bên giống nhau tương ứngvới gốc rượu phytol ((C16H33)

Trang 22

CH2

- Sự khác nhau giữa các loại tocopherol là do sự sắp xếp khác nhaucủa nhóm metyl (CH3) trên vòng benzopiran, có bốn loại tocopherol làanpha (α), beta (β), gamma (γ), delta (δ) α-tocopherol khác β-tocopherol ở

vị trí 7 không chứa nhóm metyl còn γ-tocopherol lại thiếu nhóm metyl ở vịtrí 5 Các loại tocopherol khác mới được tách ra gần đây cũng khác nhaubởi sự sắp xếp và số lượng nhóm CH3 ở các vị trí 5, 7, 8 của vòng benzene

- Công thức cấu tạo của các loại tocopherol:

α-tocopherol

β-tocopherol

γ-tocopherol

Trang 23

- tocotrienol có bốn dạng, phân biệt với tocopherol nhờ chuỗi bêncạnh bất bảo hòa, ít phân bố rộng rãi trong thiên nhiên

Vitamin E tổng hợp: Được bào chế từ công nghệ hóa chất, là các

racemic D,L – alpha-tocopherol, gồm bảy đồng phân quang học, nhưng chỉ

có một đồng phân giống vitamin E thiên nhiên là D-alpha-tocopherol (chỉchiếm 12,5%), vì vậy tác dụng của vitamin E tổng hợp thấp hơn so với loại

có nguồn gốc thiên nhiên mặc dù về cơ chế hấp thu và sử dụng hai loạivitamin E thiên nhiên và tổng hợp trong cơ thể không có gì khác nhau

1.2.5 Tính chất của vitamin E [22]

1.2.5.1 Tính chất vật lý

- Các tocopherol có công thức phân tử là C29H50O2

- Tocopherol là chất dầu lỏng không màu, hòa tan rất tốt trong dầuthực vật, rượu etylic, đietyl ete, ete dầu hỏa

- -tocopherol thiên nhiên (danh pháp:

(2R)-2,5,7,8-Tetramethyl-2-[(4R,8R)-4,8,12-trimethyltridecyl]-3,4-dihydro-2H-chromen-6-ol) có thể

Trang 24

kết tinh chậm trong rượu metylic ở nhiệt độ -350C, sẽ thu được những tinhthể hình kim có nhiệt độ nóng chảy từ 2.5-3,50C, nhiệt độ sôi 200-2200C ápsuất 0,1mmHg, Khối lượng riêng 0,950g/cm3.

- Vitamin E khá bền đối với nhiệt, có thể chịu được nhiệt độ 1700Ckhi đun trong không khí

- Bị phá hủy nhanh chóng bởi tia tử ngoại

- Đơn vị tính: IU là đơn vị quốc tế để đánh giá hoạt tính của vitamin

E trong các chế phẩm thương mại trên thị trường

- Vitamin E được đo bằng đương lượng RRR--tocopherol (,TE),1, TE là loại hoạt tính của 1mg RRR--tocopherol, 1mg vitamin E dạng

tự nhiên tương đương với 1,49IU và 1mg dạng tổng hợp tương đương 1IU

1.2.5.2 Tính chất hóa học

a Khả năng bị oxy hóa

- Trong số các tính chất hóa học của tocopherol, tính chất quan trọnghơn cả là khả năng bị oxy hóa bởi các chất oxy hóa như sắt (III) cloruaFeCl3, axit nitric HNO3, tạo nên các sản phẩm oxy hóa khác nhau

- Một sản phẩm oxi hóa quan trọng được tạo thành là chất tocopherylquinon

α Về khả năng chống bị oxy hóa thì γα tocopherol mạnh nhất, còn α tocopherol mặc dù có hoạt tính sinh học cao song khả năng chống oxy hóalại thấp hơn

-b Tính chất chống gốc tự do

Chức vụ thiên nhiên của vitamin E là bảo vệ cơ thể chống những tácdụng độc hại của những gốc tự do Những gốc tự do này được tạo thành từnhững quá trình chuyển hóa bình thường hay dưới tác dụng của nhữngnhân tố xung quanh

Nhờ dây lipid dài (16 cacbon), vitamin E gắn nơi màng lipid, vàchính nhờ chức vụ gắn gốc phenol mà nó có tính chất chống oxy hóa

Trang 25

Vitamin E làm chậm sự lão hóa của da và đồng thời có tác dụng bảo vệmàng tế bào Sự hiện diện của nó giúp cho mỡ trong tế bào được giữ gìnbởi vì những màng tế bào được cấu tạo từ axit béo có nhiều nối đôi, rất dễ

bị oxy hóa Sự oxy hóa của axit béo màng tế bào cho ra hàng loạt phản ứng

mà kết quả cho ra gốc lipoperoxyd (LOO*) rất hoạt động vì không bền sẽlàm rối loạn chức năng sinh học của màng tế bào

Vitamin E có khả năng ngăn chặn phản ứng của các gốc tự do bằngcách nhường một hyđro (H) của gốc phenol cho gốc lipoperoxyd (LOO*)

để biến gốc tự do này thành hyđroperoxyd không gây phản ứng vì tạoLOOH

Gốc tocopherol bị khử oxy để trở lại tocopherol bởi chất khử oxyhòa tan trong nước, hiện diện trong cytosol của những tế bào Ngoài chứcnăng ngăn chặn sự tạo thành những gốc tự do nơi tế bào, vitamin E còn bảo

vệ những chất tạo nên tế bào như protein và axit nucleic Vitamin E làmgiản sự peroxy hóa của lipid trong bã nhờn của tóc, làm lớp da đầu bớt hiệntượng kích thích, nghĩa là làm giảm sự khô xơ của tóc

Trang 26

1.2.5.3 Tính chất chống viêm

Vitamin E ức chế sự peroxyd hóa các lipid bằng cách bẫy các gốc tự

do sẽ tạo thành prostaglandins, là chất trung gian sinh lý của sự viêm.Nhiều nghiên cứu dược học đã chứng tỏ hoạt tính của vitamin E trên sựchống viêm, vitamin E làm giảm bệnh viêm đỏ và bệnh phù bởi vậy khi ta

tự do

Người ta thấy rằng, gốc tự do lại là những phân tử chứa một điện tửđộc thân, không ổn định và có thể tấn công bất cứ phân tử khác (axit béocủa màng tế bào, mỡ lưu thông trong máu, protein, vitamin, axit nucleiccủa gen) Một axit béo bị phá hủy cũng trở thành gốc tự do và tiếp tục pháhủy các tổ chức lân cận Đó là quá trình hình thành chuỗi phản ứng, nó cóthể được kết thúc khi tạo thành aldelyse, giống như MDA mà người ta biết,ngày nay định lượng nó trong máu được dùng để đánh giá mức độ của

“stress oxy hóa” MDA cũng rất độc, vì nó có thể làm hư hỏng gen Quátrình biến đổi này của gen diễn ra hành ngày, giáo sư Ames, trường đại họcBerkeley, đã tính rằng mỗi ngày các gen của một tế bào chịu khoảng10.000 thương tổn do các gốc tự do này cùng các dẫn xuất của chúng

Trang 27

Một hệ thống sửa chửa có hiệu quả cho phép thay thế những phầngen bị phá hỏng, nhưng hệ thống này lại bị mã hóa bởi gen và cuối cùng nócũng bị hư hỏng Điều này xảy ra với tuổi, các thương tổn khi đó khôngđược sữa chữa mà tích tụ lại Cũng như vậy các gen có một chương trìnhhoạt động của các tế bào, điều đó khiến nó chứa càng cao, một triệu chứngkhởi đầu của ung thư Nó xuất hiện giống như một trong những biểu hiệncủa hiện tượng bào mòn bởi các gốc tự do.

Mỡ trong hệ tuần hoàn bị oxy hóa bởi các gốc tự do hình thànhnhững mảng xơ vữa động mạch Đó là một hiên tượng phổ biến, giải thíchmức độ suy tàn của các chức năng khác nhau là theo tuổi tác, gen hư hỏng

sẽ liên quan đến sự nhân lên của tế bào Ngoài ra protein của thủy tinh thể

bị oxy hóa sẽ gây ra bệnh đục nhãn mắt, còn đối với cấu trúc thần kinh khi

bị oxy hóa sẽ giảm trí tuệ và gây ra bệnh Alzheimer hay bệnh Parkinson

Những gốc tự do này đến từ quá trình tiếp xúc với các chất gây ônhiễn ở bên ngoài như tiếp xúc nhiều với mặt trời, uống nhiều rượu, dưthừa calo, hút thuốc lá, ô nhiễm hóa chất, thuốc, chụp scanner, điều trị bằngtia xạ Ô nhiễm bên trong như: đốt cháy đường và mỡ không hoàn toàn thì50% năng lượng này đã phung phí trong tổ chức, dưới dạng gốc tự do

Ngoài ra những triệu chứng như: Nhiễm trùng, dị ứng, viêm mạntính, hoạt hóa các bạch cầu cũng làm giải phóng ra các gốc tự do Vì vậyđiều cần thết đối với chúng ta là duy trì mức độ trung hòa để loại bỏ stressoxy hóa này Vitamin E, beta-caroten, vitamin C là ba chất hoàn thànhnhiệm vụ quan trọng hàng đầu này Một phân tử vitamin E được đặt giữamột vài axit béo không no để bảo vệ chúng Nếu một gốc tự do tấn côngvào, thì hoặc là phân tử vitamin E được đặt vào giữa, hoặc là nó chuẩn bịlấy electron tự do Đặc biệt, khi vitamin E ở ngoài trận đấu, nó sẽ bị loại rakhỏi tổ chức bởi vì bị oxy hóa, và không thể tiếp tục nhiệm vụ khử nữa

Trang 28

1.2.6.2 Tác động đến cơ quan và quá trình liên quan đến sự sinh sản

Vitamin E tham gia vào việc đảm bảo chức năng bình thường và cấutrúc của nhiều mô, cơ quan, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản Khi thiếuvitamin E, sự tạo phôi sẽ bị ngăn trở, đồng thời xảy ra sự thoái hóa của các

cơ quan sinh sản, sự teo cơ, thoái hóa tủy sống và suy nhược chung của cơthể

a Tác dụng của vitamin E đối với cơ quan sinh sản phụ nữ:

Vitamin E làm giảm nhẹ các triệu chứng chuột rút, đau bắp cơ hoặcđau bụng khi hành kinh của các em gái ở tuổi vị thành niên Nó ức chế quátrình oxy hóa DNA nên ức chế hoạt động của các chuỗi tế bào ung thư vú,làm giảm 95% sự gia tăng tế bào ung thư vú ở những người sử dụngtocopherol

Phụ nữ được bổ sung vitamin E thì nguy cơ bị ung thư buồng trứnggiảm 67% so với những người không sử dụng

b Triệu chứng mãn kinh

Vitamin E có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng đi kèm lúcmãm kinh Vitamin E cũng có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đếnhội chứng tiền mãn kinh, đặc biệt trong bệnh xơ nang tuyến vú Hiện tượng

u vú lành tính này là một tình trạng mang tính chu kỳ, chúng thường xuyênxảy ra trước khi hành kinh và có thể được làm giảm với các liều vitamin E600IU/ ngày

c Tác dụng của vitamin E đối với thai nghén

Khi phát hiện ra vitamin E và nhận thấy nó có tác dụng tốt đối vớithai nghén, người ta đã đặt tên khoa học cho vitamin E là tocopherol, theotiếng Hi Lạp nghĩa là mang lại sự sinh sản Trong những trường hợpthường có nguy cơ cao như hội chứng rối loạn tăng huyết áp trong thainghén (trước đây còn gọi là nhiễm độc thai nghén), người ta đã cho thai

Trang 29

phụ ở tình trạng tiền sản giật uống hàng ngày vitamin E phối hợp vớivitamin C Kết quả là đã làm giảm nhẹ bệnh và 76% số bệnh nhân khôngcòn tình trạng tiền sản giật Người ta cũng nhận thấy nếu được uống bổsung thường xuyên 400 đơn vị vitamin E và 1.000mg vitamin C hàng ngàyvào ba tháng giữa thai kỳ, sẽ làm giảm tĩ lệ thai phụ bị tiền sản giật Loạivitamin E có nguồn gốc thiên nhiên được hấp thu vào máu và truyền sangthai nhi nhiều hơn và hiệu quả hơn so với loại vitamin E tổng hợp Vitamin

E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi vàgiảm được tĩ lệ sẩy thai hoặc sinh non là do đã trung hòa hoặc làm mất hiệulực của gốc tự do trong cơ thể

Sỡ dĩ vitamin E góp phần thuận lợi cho qúa trình mang thai, sự pháttriển của thai nhi và giảm được tỉ lệ sẩy thai hoặc sinh non là do đã trunghòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể

1.2.6.3 Ngăn ngừa lão hóa

Lý do chính của sự lão hóa là do UV, mà vitamin có khả năng kếthợp với những màng lọc ánh sáng ( filtres solaires) sẽ tạo thành yếu tố cầnthiết trong sự bảo vệ chống tia bức xạ và chống lão hóa do UV, nguyênnhân là vì vitamin E có khả năng ngăn chặn các gốc tự do

Tác dụng của vitamin E đối với da và tóc

Vitamin E làm chậm sự lão hóa của da và bảo vệ màng tế bào Sựhiện diện của nó giúp cho mỡ trong tế bào được giữ dìn bởi vì những màng

tế bào được cấu tạo bởi axit béo có nhiều nối đôi, rất dễ bị oxy hóa

Hàng ngày, da thường tiếp xúc với ánh nắng có nhiều tia cực tím nên

dễ bị hủy hoại, mất tính thun giãn và sạm lại Dùng kem bôi da có chứavitamin E sẽ giúp giảm sự bốc hơi nước và giảm mức độ nhạy cảm đối vớitia cực tím, chống được sạm da Đối với người bị viêm da dị ứng (làm rốiloạn màu sắc của da và gây ngứa do da chứa nhiều IgE), vitamin E có tácdụng giảm IgE, trả lại màu sắc bình thường và làm mất cảm giác ngứa

Trang 30

Khi có tuổi da mất tính thun giãn, đồng thời do tác dụng của gốc tự

do dư thừa sẽ làm nhăn nheo, mất độ thun giãn, tóc xơ cứng, giòn, dễ gãy,vitamin E có thể giúp cải thiện tình trạng trên, làm da mềm mại,tóc mượt, ítkhô và gãy như trước do đã làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc, giúp

da và tóc chịu đựng nắng

1.2.6.4 Tác động đến hệ thống miễn dịch

Kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằng

việc bảo vệ các tế bào

a Tác nhân nâng đỡ hệ miễn dịch

Vitamin E giúp làm gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch, tăng khảnăng sinh kháng thể cho cơ thể (là chất sẽ bám vào virus hay phá hủyvirus), gia tăng chức năng của thực bào, kích hoạt các sát bào, những mầmung thư và những tế bào đã nhiễm virus Vitamin E tác động theo hai cơchế: Cơ chế giảm sự tổng hợp prostaglandin (một chất giống như hormone

có liên quan đến chức năng miễm dịch), hay cơ chế giảm sự tạo thành gốc

tự do Mặt khác sự gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch có thể ngăn cản cáctình trạng thoái hóa đi kèm với tuổi già

b Tác nhân bảo vệ não: giảm bệnh quên Alzheimer

Các tế bào não tổn thương do bị oxy hóa, màng tế bào trở nên cứng,

sự thẩm thấu sẽ khó khăn, các chất thải sẽ tích tụ bên trong tế bào nãokhiến tế bào hoạt động kém đi và cuối cùng bị thoái hóa, dẫn đến bệnhquyên Alzheimer Những bệnh thoái hóa do gốc tự do gây ra Não chứamột số lượng lớn các axit béo đa không bão hòa PUFAs= polyunsaturatedfatty acids), khi các acid béo trong một tế bào não bị phá hủy, sẽ có mộtchuỗi phản ứng dây chuyền khiến cho hàng loạt acid béo trong tế bào não

bị phá hủy theo Vì vitamin E là chất hòa tan trong mỡ nên nó đến nhữngnơi có mỡ và như một chất che chở cho các tế bào khỏi bị phá hủy Do đó

Trang 31

dùng vitamin E sẽ làm giảm những bệnh thoái hóa do các gốc tự do gây ra,thí dụ như chứng quên Alzheimer.

Vitamin giữ ấm cho màng tế bào mềm dẻo nên sẽ giúp ích chonhững tế bào não thu nhận chất dinh dưỡng dễ dàng cũng như thải các chấtcặn bã Nếu màng tế bào cứng, sự thẩm thấu sẽ khó khăn, các chất thải sẽtích tụ bên trong tế bào não khiến tế bào hoạt động kém đi và cuối cùng sẽ

bị thoái hóa, dẫn đến bệnh Alzheimer

c Bảo vệ những nguy hại tế bào dưới da

Vitamin E là hàng rào bảo vệ chống những tia bức xạ độc hại bởi vì

nó được dự trữ dưới màng tế bào nên ngăn cản được những tia UV trướckhi những tế bào phải tự mình chống lại Không có vitamin E, 85% tế bào

bị bức xạ còn sống sót Khi có vitamin E thì gần như tất cả mọi tế bào bịbức xạ đều sống

d Tác nhân bảo vệ mắt: giảm bệnh cườm mắt (cataracte)

Vì vitamin E đi qua đường giác mạc, nơi mắt nên nó sẽ giảm nguy

cơ bị cườm mắt vì gốc tự do sinh ra do môi trường ô nhiễm và tia cực tím(Ultra Violet), phá hỏng protein của tinh thể mắt nên gây ra cườm

1.2.6.5 Ngăn ngừa bệnh tim

Vitamin E làm giảm các cholestrol xấu và làm tăng sự tuần hoànmáu nên làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch Một cơ chế liên quanđến bệnh tim là sự phát triển và tiến triển xơ vữa động mạch Sự hẹp váchđộng mạch đi kèm với sự tạo vữa mạch gây ra cho sự oxy hóa cáclipoprotein tỉ trọng thấp Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, nó ứcchế sự oxy hóa các LDL, và vì vậy nó đóng vai trò đáng kể trong việcchống lại bệnh tim Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng dùngvitamin E từ các chế phẩm bổ sung sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành

Trang 32

Những người bị bệnh tim sau khi dùng các sản phẩm chứa vitamin Evới liều lượng 400IU-800IU/ngày trong một năm trị liệu sẽ giảm khoảng77% tử vong do nhồi máu cơ tim.

1.2.6.6 ngăn ngừa ung thư

Vitamin E kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng làmchậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư Mà các gốc tự do có vai tròtrong việc khởi phát và phát triển ung thư Với tính chất chống gốc tự do,vitamin E đã trung hòa chúng, đóng vai trò trong việc phòng ngừa ung thư.Vitamin E làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thưtuyến tiền liệt, các ung thư ở miệng và ung thư ruột kết

Những người ở độ tuổi 50-69 nếu dùng bổ sung hàng ngày 50mgvitamin E trong 5-8 năm sẽ giảm 32% tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt và giảm41% nguy cơ tử vong vì bệnh này

Các tác động bảo vệ của vitamin E :

- Bảo vệ chống lại sự tổn hại do các gốc tự do bằng tác động chốngoxy hóa

- Tác động tăng cường hệ miễn dịch

- Làm chậm hệ enzym liên quan đến việc làm tăng tốc độ phát triểncủa tế bào ung thư

1.2.6.7 Tác nhân làm giảm bệnh tiểu đường

Đặc tính của tiểu đường là mức đường trong máu cao Một phần củaquá trình bệnh này là hậu quả của những gốc tự do phóng thích từ mứcđường cao trong máu Stress oxy hóa liên quan đến sự tạo thành gốc tự do

và sự peroxy hóa của màng tế bào làm ảnh hưởng đến tính lưu động củamàng Tính lưu động của màng bị biến đổi có thể dẫn đến việc vận chuyểnglucose kém, một yếu tố trong nguyên nhân gây bệnh tiểu đường Vitamin

E cải thiện tác động của insulin ở người bị tiểu đường Với sự tác động củamột chất chống oxy hóa, nó có thể bảo vệ cấu trúc màng tế bào lỏng lẻo

Trang 33

khỏi sự gia tăng peroxy hóa lipid và ngăn cản sự hư hỏng chức năng củacác tác nhân vận chuyển glucose Người bị bệnh tiểu đường sử dụng 100IUvitamin E có thể giảm 10% lượng hemoglobin nhiễm glucose và giảm 24%nồng độ glucose.

1.2.7 Nhu cầu sử dụng vitamin E [22]

Viatmin E là một loại vitamin tan trong dầu nên nhu cầu của nó phụthuộc vào hàm lượng axit béo chưa no có trong thực phẩm Khi PUFA (axitbéo không bão hòa) ăn vào tăng lên thì lượng vitamin E cung cấp có thểtăng lên gấp 4 lần, nghĩa là khoảng từ 5mg-20mg một ngày

Nhu cầu bình thường cần khoảng 14-19mg trong 24 giờ Nếu thựcphẩm chứa 30g axit linoleic thì cần cung cấp thêm 30g α-tocopherol.Vitamin E được dùng như chất dinh dưỡng hỗ trợ cho việc bảo vệ cơ thểchống lại một số loại bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, đái tháo đường.Nếu dùng vitamin E tổng hợp thì cần phải tăng lượng cung cấp lên khoảng1,4 lần

Đối tượng Độ tuổi Nam mg/ngày (IU/ ngày) Nữ mg/ngày (IU/ ngày)

Người trưởng thành  19 tuổi 15 mg (22.5 IU) 15 mg (22.5 IU)

Bảng 1.2.7 Nhu cầu RRR-α-tocopherol ( D-α-tocopherol) đối với các độ tuổi [22]

Trang 34

Sự thiếu hụt và dư thừa vitamin E

Sự thiếu hụt vitamin E lâm sàng liên quan đến sự kém hấp thu vàtính bất thường trong sự vận chuyển lipid

Các đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin E:

- Người mắc bệnh kém hấp thu chất béo

- Bệnh tiêu chảy mỡ

- Rối loạn tụy tạng

- Trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh trọng lượng lúc sinh thấp

- Bệnh về máu di truyền

- Bệnh xơ hóa tạo nang

Sự dư thừa vitamin E: Vitamin E khi dùng ở liều thông thường hầunhư không gây tác dụng phụ Lượng vitamin E dư thừa không được sửdụng được bài tiết ra ngoài cơ thể Khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quácao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc bị tiêu chảy, chóng mặt,nứt lưỡi, hoặc gây viêm thanh quản, những triệu chứng này sẽ mất đi khingừng thuốc

1.2.8 Sự chuyển hóa- biến đổi của vitamin E [22]

1.2.8.1 Quá trình chuyển hóa hấp thu vitamin E

Viatmin E cũng giống như những vitamin tan trong dầu khác, đượchấp thu cùng với các axit béo và các triglicerides và tùy thuộc vào sự hiệndiện của dầu mỡ trong chế độ ăn uống cũng như tác động của các axit mật

Từ ruột non, vitamin E được kết thành các chylomicron để vận chuyển qua

hệ bạch huyết, tại đó nó được cho là để tẩy sạch các tế bào như các tế bàohồng cầu Cùng với vết còn lại của chylomicron, Vitamin E qua gan sau đóphân phối vào mô cơ thể thông qua lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDLs),lipoprotein tỉ trọng thấp (LDLs) và lipoprotein tỉ trọng cao (HDLs)

Trang 35

Vitamin E được phân phối đều hơn các vitamin tan trong dầu kháctrong mô cơ thể, với nồng độ cao tìm thấy trong huyết tương, gan, não và

mô mỡ

Có hai con đường hấp thu vitamin E ở da là:

- Con đường thứ nhất: Vitamin E qua giác mạc, biểu bì, lớp nối biểu bì

- Con đường thứ hai: Vitamin E đi qua ống tuyến nhờn và giữa nang lông

Về cơ chế hấp thu và sử dụng hai loại vitamin thiên nhiên, tổng hợptrong cơ thể không có gì khác nhau, nhưng vitamin thiên nhiên được sửdụng nhiều hơn khoảng 50% so với loại tổng hợp Vì vậy muốn đạt đượchiệu quả mong muốn thì khi sử dụng vitamin E tổng hợp phải uống liềulượng tăng lên gấp 1,4 lần so với vitamin Thiên nhiên

1.2.8.2 Tương tác thuốc và chất dinh dưỡng

Vitamin E có thể gia tăng tác động của thuốc chống đông coumadin,hoặc các chất pha loãng máu dạng indandione Nó cũng có thể hỗ trợ chocác tác động ức chế sự kết tập tiểu cầu của aspirin

Sắt vô cơ có khả năng tiêu hủy vitamin E, nhưng các phức chất hữu

cơ không có bất cứ tác động nào lên vitamin E Ở người thiếu máu, thiếusắt, vitamin E làm giảm tác động của sự bổ sung sắt

Cholestyramine, dầu khoáng làm giảm sự hấp thu vitamin E

1.2.8.3 Sự hư hỏng của vitamin E trong quá trình chế biến

Trang 36

Tổng lượng tocopherol (mg/100g)

Lượng vitamin E mất đi(%)

Dầu tách từ khoai tây chiên (potato chip)

Dầu tách từ khoai tây chiên (French fries)

Bảng 1.2.8.3 Độ bền của tocopherol trong quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao [22]

Tên sản phẩm Hàm lượng vitamin E trong

sản phẩm(mg/100g)

Sữa Frisomum (dánh cho phụ nữ

Sữa Dumex (dành cho phụ nữ mang

Trang 37

Bảng 1.2.8.4 Hàm lượng vitamin E trong một số thực phẩm trên thị trường [22]

1.3 Giới thiệu về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

[2] [3]

1.3.1 Cơ sở lý thuyết

HPLC là chữ viết tắt của 04 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của phươngpháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography),trước kia gọi là phương pháp sắc ký lỏng cao áp (High Pressure LiquidChromatography)

Phương pháp này ra đời từ năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển vàcải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển Hiện nay phương pháp HPLCngày càng phát triển và hiện đại hóa cao nhờ sự phát triển nhanh chóng củangành chế tạo máy phân tích Nó áp dụng rất nhiều trong nhiều ngành kiểmnghiệm đặc biệt là ứng dụng cho ngành kiểm nghiệm thuốc Và nó hiện làcông cụ đắc lực trong phân tích các thuốc đa thành phần, cho phép địnhtính và định lượng

Ưu điểm của HPLC:

- Điều kiện phân tích khá dễ dàng

- Dễ dàng thu hồi chất phân tích với độ tinh khiết cao

- Độ lặp lại cao

- Thường không phân hủy mẫu

Trang 38

Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phương pháp chia tách trong đópha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phânchia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn,hay một chất mang đã được biến đổi bằng liên kết hóa học với các nhómchức hữu cơ Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp thụ, phân bố, traođổi Ion hay phân loại theo kích cỡ (Rây phân tử)

Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng Máy sắc ký lỏng cao áp

hiệu năng cao (HPLC) Agilent 1100

1.3.2 Nguyên tắc của quá trình sắc ký trong cột

Pha tĩnh là một yếu tố quan trọng quyết định bản chất của quá trìnhsắc ký và loại sắc ký Nếu pha tĩnh là chất hấp phụ thì ta có sắc ký hấp phụpha thuận hay pha đảo Nếu pha tĩnh là chất trao đổi ion thì ta có Sắc kýtrao đổi ion Nếu pha tĩnh là chất lỏng thì ta có sắc ký phân bố hay sắc kýchiết. Nếu pha tĩnh là Gel thì ta có sắc ký Gel hay Rây phân tử Cùng vớipha tĩnh để rửa giải chất phân tích ra khỏi cột chúng ta cần có một phađộng Như vậy nếu chúng ta nạp mẫu phân tích gồm hỗn hợp chất phân tích

A, B, C Vào cột phân tích, kết quả các chất A, B, C sẽ được tách ra khỏinhau sau khi đi qua cột Quyết định hiệu quả của sự tách sắc ký ở đây làtổng hợp các tương tác F1, F2 và F3

Trang 39

không lớn Ở đây F1 là lực giữ chất phân tích trên cột, F2 là lực kéo củapha động đối với chất phân tích ra khỏi cột Như vậy với các chất khácnhau thì F1 và F2 là khác nhau Kết quả là các chất khác nhau sẽ di chuyểntrong cột với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau khi ra khỏi cột.

1.3.3 Phân loại sắc ký và ứng dụng

Quá trình sắc ký dựa trên sự hấp phụ mạnh, yếu khác nhau của phatĩnh đối với các chất tan và sự rửa giải (phản hấp phụ) của pha động đểkéo chất tan ra khỏi cột Theo cơ chế chia tách một hỗn hợp phụ thuộc vàotính chất động học của chất hấp phụ của sắc ký, người ta phân ra các loạisau đây:

- Sắc ký hấp phụ (NP-HPLC và RP-HPLC)

- Sắc ký phân bố - Sắc ký chiết (LLC)

- Sắc ký trao đổi ion (IE-HPLC)

- Sắc ký rây phân tử - sắc ký gel (IG-HPLC)

Nhưng thực tế hiên nay chúng ta hiện chỉ đang ứng dụng sắc ký hấpphụ vào phân tích mẫu Sắc ký hấp phụ: quá trình sắc ký dựa trên sự hấpphụ mạnh yếu khác nhau của pha tĩnh đối với các chất tan và sự rửa giải(phản hấp phụ) của pha động để kéo chất tan ra khỏi cột Sự tách một hỗnhợp phụ thuộc vào tính chất động học của chất hấp phụ Trong loại này có

Trang 40

cực, phân cực yếu hay trung bình như các Vitamin, các thuốc hạ nhiệt giảmđau Chủ yếu hiện nay chúng ta sử dụng lọai sắc ký hấp phụ pha đảo(RP).

1.3.4 Các đại lượng đặc trưng của sắc ký đồ

Kết quả của quá trình tách các chất được Detector phát hiện ghithành sắc ký đồ Từ các thông số của các pic, nhiều đại lượng đặc trưng về

lý thuyết được đưa ra để đánh giá một quá trình sắc ký Dưới đây là một sốđại lượng thường dùng trong thực tế và cách thay đổi các đại lượng này cólợi cho quá trình phân tích sắc ký

a Thời gian lưu: Retention time (Rt)

Thời gian lưu của một chất là thời gian tính từ khi bơm mẫu vào cộtcho đến khi chất đó ra khỏi cột đạt giá trị cực đại Thời gian lưu của mỗichất là hằng định và các chất khác nhau thì thời gian lưu sẽ khác nhau trêncùng một điều kiện sắc ký đã chọn Vì vậy thời gian lưu là đại lượng đểphát hiện định tính các chất

Thời gian lưu phụ thuộc vào các yếu tố:

- Bản chất sắc ký của pha tĩnh

- Bản chất, thành phần, tốc độ của pha động

- Cấu tạo và bản chất phân tử của chất tan

Trong một số trường hợp thời gian lưu còn phụ thuộc vào pH củapha động Trong một phép phân tích nếu Rt nhỏ quá thì sự tách kém, cònnếu Rt quá lớn thì peak bị doãng và độ lặp lại của Peak rất kém, thời gianphân tích rất dài đồng thời kéo theo nhiều vấn đề khác như hao tốn dungmôi, hoá chất, độ chính xác của phép phân tích kém Để thay đổi thời gianlưu chúng ta dựa vào các yếu tố trên

b Hệ số dung lượng K ’

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hữu Nhân (2005). Dinh dưỡng học. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng học
Tác giả: Nguyễn Hữu Nhân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
2. Phạm Luân (1999). Cơ sở lý thuyết phân tích sắc ký lỏng hiệu suất cao. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết phân tích sắc ký lỏng hiệu suất cao
Tác giả: Phạm Luân
Năm: 1999
3. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (1985). Các phương pháp sắc ký. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp sắc ký
Tác giả: Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Năm: 1985
4. Hoàng Minh Châu, Từ Vọng Nghi, Từ Văn Mặc. Cơ sở hóa học phân tích. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở hóa học phân tích
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật
5. Tiêu chuẩn Quốc Gia: 8276 : 2010 (2010). Xác định vitamin E bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao-Định lượng α-, β-, γ-, và δ-tocopherol.Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định vitamin E bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao-Định lượng α-, β-, γ-, và δ-tocopherol
Tác giả: Tiêu chuẩn Quốc Gia: 8276 : 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2010
6. PGS.TS. Nguyễn Khắc Nghĩa. Xử lí số liệu thống kê. DHVinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lí số liệu thống kê
9. Lê ngọc Tú (2002). Hóa sinh công nghiệ. NXB khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa sinh công nghiệ
Tác giả: Lê ngọc Tú
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
Năm: 2002
10. Hoàng Kim Anh. Hóa học thực phẩm. NXB Khoa học và kỹ thuật Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học thực phẩm
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuậtTiếng Anh
7. Viện kiểm nghiệm. Định lượng Vitamin. NXB Y học.8. Dược điển Việt Nam Khác
12. Brubacher,G.and Wiss,O. (1972), The vitamins, esd Sebrell and Harris, 5 th Edition, Academin Press, New York, 255 Khác
13. Gertz,C.and Kerrman, K. (1982).Z. Lebensmittelunters.Forsch, 174,390-394 Khác
14. Bourgeois, C. (1992). Determination of vitamin E: tocopherols and tocotrienols, Elsevier App.Scienca Publishers, London Khác
15. Lumley, I.D. (1993), in The Technology of vitamins in Food, ed. By P.B. Ottaway, Blade Academic and Professional, Glasgow, 186-190 Khác
16. Vitamin analysis for the health and food sciences. Ronald R. Êitnmiller Lin Ye W.O.Landen, Jr Khác
17. Effects on Neural Function of Repleving Vitamin E-Deficient Rats With α-tocopherol Khác
18. Samantha M.Hayton, Tony Kriss,Angie Wade and David P.R.Muller J Neurophysiol 95:2553-2559,2006 Khác
19.. DAB 10 (1991), Deutsches Arzneibuch 10. Augabe 1991, Stand 1993; Deutschar Apotheler Verlag Stuttgart.Các file pdf Khác
21. [Kiểm nghiệm thực phẩm.com]-VTME (1).pdf (SECURED)-Foxit Reader.22) Web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w