1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện trà cú tỉnh trà vinh

94 466 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

34 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH ..... Trong đó, hiệu quả kỹ thuật đóng vai

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VĂN NAM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ - TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế Nông nghiệp

Mã số ngành: 52620115

Tháng 8 - Năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VĂN NAM MSSV: 4114694

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ - TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TH.S NGUYỄN NGỌC ĐỨC

Tháng 8 - Năm 2014

Trang 3

Chân thành biết ơn những người thầy, người cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báo trong những năm học các cấp

Cảm ơn thầy cố vấn học tập Phạm Lê Thông đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bước chân vào giảng đường Đại học

Chân thành biết ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Ngọc Đức, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy

đủ, chi tiết cho tôi hoàn thành luận văn này

Chân thành cám ơn tất cả quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trường Đặc biệt, quý thầy, cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức quan trọng để hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn các cô, chú cán bộ địa phương, các phòng, ban kinh tế và hộ nông dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp Kinh tế nông nghiệp 2 khóa 37, những người bạn, đã luôn cùng tôi nỗ lực và phấn đấu học tập và rèn luyện trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ

Kính chúc sức khỏe quý thầy cô, gia đình và bạn bè!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Trang 4

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Văn Nam

Trang 5

iii

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-o0o -

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi họ tên)

Ths Nguyễn Ngọc Đức

Trang 6

iv

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

-o0o -

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Giáo viên phản biện

(ký và ghi họ tên)

Trang 7

v

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 2

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.5.1 Phạm vi không gian 3

1.5.2 Phạm vi thời gian 3

1.5.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5.4 Giới hạn của đề tài 3

CHƯƠNG 2 4

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ 4

2.1.2 Một số chỉ tiêu tài chính 5

2.1.3 Hàm sản xuất 6

2.1.4 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất 7

2.1.5 Phương pháp ước lượng OLS (bình phương bé nhất) và MLE (thích hợp cực đại) 9

2.1.6 Hàm giới hạn ngẫu nhiên (Stochastic Frontier) 9

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 12

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15

Trang 8

vi

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 17

2.4.1 Đối với mục tiêu 1 17

2.4.2 Đối với mục tiêu 2 19

CHƯƠNG 3 22

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ 22

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ 22

3.1.1 Vị trí địa lí 22

3.1.2 Điều kiên tự nhiên 22

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 23

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRÀ CÚ 26

3.2.1 Trồng trọt 26

3.2.2 Chăn nuôi 28

3.2.3 Thủy sản 28

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 29

3.3.1 Giới thiệu sơ lược về cây mía 29

3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 29

3.3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng qua các niên vụ từ 2011 – 2014 31

CHƯƠNG 4 34

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 34

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ SẢN XUẤT 34

4.1.1 Đặc điểm của nông hộ 34

4.1.2 Tình thu hoạch và tiêu thụ mía trên địa bàn 42

4.1.3 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới 44

4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 45

4.2.1 Phân tích chi phí 45

Trang 9

vii

4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận 49

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 52

4.3.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 52

4.3.2 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ 55

4.3.3 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 56

CHƯƠNG 5 58

GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 58

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 58

5.1.1 Thuận lợi 58

5.1.2 Khó khăn 58

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 60

5.2.1 Đề xuất giải pháp trên cơ sở thực trạng sản xuất 60

5.2.2 Đề xuất giải pháp trên cơ sở mô hình 61

CHƯƠNG 6 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

6.1 KẾT LUẬN 62

6.2 KIẾN NGHỊ 63

6.2.1 Đối với nông hộ 63

6.2.2 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 66

Trang 10

viii

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Diện tích sản lượng mía của các xã Lưu Nghiệp Anh, Kim Sơn

và xã Hàm Tân thuộc huyện Trà Cú qua các niên vụ mía từ 2012 - 2014 15

Bảng 2.2 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 16

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai ở huyện Trà Cú năm 2012 – 2013 23

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Trà Cú giai đoạn 2011 – 2013 27

Bảng 3.3 Tình hình diện tích các loại hoa màu được trồng từ năm 2011 – 2013 ở huyện Trà Cú 27

Bảng 3.4 Sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn huyện Trà Cú năm 2011 – 2013 28

Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng và năng suất mía ở huyện Trà Cú qua các niên vụ từ 2011 – 2014 32

Bảng 4.1 Đặc điểm của nông hộ trồng mía 34

Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ 34

Bảng 4.3 Nguồn nhân lực của nông hộ trồng mía 37

Bảng 4.4 Thực trạng vay vốn của nông hộ trồng mía 38

Bảng 4.5 Nguồn vốn của nông hộ 38

Bảng 4.6 Giống mía sản xuất của nông hộ 40

Bảng 4.7 Mô tả lý do chọn giống 40

Bảng 4.8 Qui mô diện tích đất sản xuất 41

Bảng 4.9 Nguồn thông tin giá cả, thị trường của nông hộ 44

Bảng 4.10 Kế hoạch sản xuất của nông hộ trong tương lai 45

Bảng 4.11 Các khoản chi phí trung bình trong sản xuất mía 46

Bảng 4.12 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của nông hộ 49

Bảng 4.13 Các tỷ số tài chính trong vụ thu hoạch mía 51

Bảng 4.14 Kết quả ước lượng phương pháp MLE của hàm sản xuất biên Cobb-Douglas 53

Trang 11

ix

Bảng 4.15 Bảng phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mẫu điều tra 55 Bảng 4.16 Phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 56

Trang 12

x

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật theo đầu vào 8

Hình 2.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật theo đầu ra 9

Hình 2.3 Bản đồ hành chính huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 16

Hình 3.1 Cơ cấu dân số theo dân tộc ở huyện Trà Cú năm 2013 24

Hình 4.1 Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ 35

Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ 36

Hình 4.3 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ 39

Hình 4.4 Nguồn gốc giống mía 41

Hình 4.5 Đối tượng thu mua mía của nông hộ 43

Hình 4.6 Cơ cấu chi phí các loại phân được sử dụng trong mẫu điều tra 48

Hình 4.7 Cơ cấu chi phí trong sản xuất mía của nông hộ 49

Trang 13

xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DEA : Data envelopment analysis

Phân tích bao dữ liệu ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

MLE : Maximum Likelihood Estimation

Phương pháp ước lượng khả năng tối đa NN&PTNN : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OLS : Ordinary least squares

Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất

TE : Technical Efficiency - Hiệu quả kỹ thuật

TIE : Technical Efficiency function - Hiệu quả phi kỹ thuật

Trang 14

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tạo thành do phù sa bồi đắp của chín nhánh sông, và nơi đây có điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên như khí hậu, nguồn nước tưới tiêu, đất đai màu mỡ, phù sa phì nhiêu nên có tiềm năng rất lớn để canh tác và phát triển nông nghiệp Trong đó, thế mạnh phát triển nông nghiệp của toàn vùng là cây lúa với diện tích đạt 626,4 nghìn ha và sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước (Tổng cục Thống kê, 2013) Ngoài ra, ĐBSCL còn là vùng trồng mía lớn nhất của cả nước, với diện tích mía chiếm đến 21,6%, sản lượng mía thu hoạch chiếm 28,7% so với cả nước Đặc biệt, năng suất bình quân đạt 87,4 tấn/ha, cao hơn đến 40,1% so với năng suất bình quân cả nước (Báo cáo Ngành mía đường, 2013) Năm 2014, vùng ĐBSCL có kế hoạch trồng 60.000 ha mía, sản lượng 6.000 nghìn tấn mía cây, tương đương về diện tích nhưng sản lượng tăng 300.000 tấn so với năm 2013 Trong đó, cây mía được trồng nhiều ở các địa

phương như: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh

Trà Vinh là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất ở ĐBSCL và cây mía được trồng ở các huyện như: Trà Cú, Tiểu Cần, Duyên Hải, Càng Long, Châu Thành Vì vậy, cây mía là một trong cây trồng chủ lực của tỉnh, năm 2012 diện tích khoảng 6,7 nghìn ha chiếm khoảng 11,69% diện tích mía ở ĐBSCL và sản lượng đạt được 694,5 nghìn tấn chiếm 14,27% sản lượng mía ở ĐBSCL Niên vụ mía năm 2013 - 2014 thì diện tích mía của toàn tỉnh là 5.800 ha, với năng suất đạt 90 – 100 tấn/ha, chữ đường đạt từ 8-9 CCS (Sở NN&PTNN Trà Vinh, 2013)

Trong đó, Trà Cú là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp của tỉnh với diện tích đất nông nghiệp là 30.691,04 ha chiếm 82,97% diện tích đất tự nhiên,

là địa phương được quy hoạch vùng trồng mía trọng điểm của tỉnh, cung cấp mía nguyên liệu chính cho nhà máy đường Trà Vinh có công suất chế biến 2.500 tấn mía cây/ngày Diện tích trồng mía của toàn huyện là 4.800 ha chiếm 82,75% diện tích trồng mía của tỉnh, và mía được trồng nhiều ở các xã ven sông Hậu như Hàm Tân, An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Kim Sơn (Báo cáo Phòng nông nghiệp huyện Trà Cú, 2014) Trồng mía ở huyện Trà Cú đã trở thành nghề, là nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ trong sản xuất nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân trong huyện Vì vậy, để góp phần tăng thu nhập từ hoạt động sản xuất mía cho

Trang 15

2

các nông hộ, ngoài các yếu tố chi phí sản xuất, giá bán thì năng suất cũng góp phần quan trọng để đảm bảo tăng lợi nhuận cho các nông hộ trồng mía Để đạt được điều đó, các nông hộ cần có phương thức canh tác hợp lý, áp dụng tiến

bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả năng suất mía Ngoài ra, thì tăng trưởng năng suất được đóng góp bởi nhiều yếu tố khác như: hiệu quả quy mô – hiệu quả do sử dụng thêm các yếu tố đầu vào làm tăng năng suất (scale efficiency change), hiệu quả kỹ thuật - hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có

để tăng năng suất (technical efficiency change) và đóng góp bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật (technical progress) Trong đó, hiệu quả kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và sự cải thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần làm tăng năng

suất (Nguyễn Hữu Đặng, 2012), và đó là lý do mà đề tài “Phân tích hiệu quả

kỹ thuật của nông hộ sản xuất mía trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” được thực hiện nhằm đánh giá được các yếu tố tác động đến hiệu quả

kỹ thuật, tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mía trên địa bàn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Trên cơ sở đó đề xuất hướng giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu

- Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Đồng thời giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kỹ thuật

- Mục tiêu 3: Từ những kết quả phân tích trên, đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ trồng mía trên địa bàn

1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH

Tìm hiểu năng suất mía của các nông hộ ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

có phụ thuộc vào giống mía, diện tích trồng, số ngày công lao động gia đình, các loại phân và chi phí của thuốc nông dược đã dùng Ngoài ra, tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội như trình độ học vấn, tham gia các

Trang 16

3

lớp tập huấn, sử dụng vốn và tuổi có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ như thế nào?

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình sản xuất mía của nông hộ ở huyện Trà Cú niên vụ mía 2013 – 2014 như thế nào?

- Tình hình sử dụng các dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất (sản lượng) mía của hộ trồng mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh như thế nào? Mức độ ảnh hưởng các yếu tố đó đến hiệu quả kỹ thuật như thế nào?

- Làm thế nào để khắc phục các yếu tố ảnh hưởng xấu đến kết quả sản

xuất như trên? Đề ra các giải pháp khắc phục

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu các nông hộ sản xuất mía tại các xã Hàm Tân, Lưu Nghiệp Anh và Kim Sơn, thuộc huyện Trà Cú, vì nơi đây có diện tích trồng mía lớn nhất huyện

1.5.2 Phạm vi thời gian

Do hạn chế về thời gian vì vậy số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp 90 nông hộ trồng mía của ba xã Hàm Tân, Lưu Nghiệp Anh và Kim Sơn trong niên vụ mía năm 2013 - 2014 Số liệu thứ cấp được thống kê thu thập từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

1.5.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất mía tại xã Hàm Tân, Lưu Nghiệp Anh và Kim Sơn thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

1.5.4 Giới hạn của đề tài

Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 90 nông hộ, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung sau đây: phân tích tình hình sản xuất mía; phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông dân trồng mía; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình sản xuất mía ở huyện Trà Cú Ước tính mức hiệu quả kỹ thuật, mức thất thoát khi kém hiệu quả kỹ thuật Do giới hạn về thời gian nên đề tài không phân tích sự biến động của hiệu quả theo thời gian, vì thế nghiên cứu chưa thấy được sự biến động của tình hình sản xuất và hiệu quả kỹ thuật qua các năm nên chưa đánh giá thật chính xác

Từ những phân tích trên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng mía ở địa bàn nghiên cứu

Trang 17

4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ

2.1.1.1 Nông hộ

Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press, 1987) hộ có nghĩa là “Hộ

là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung” Theo Frank Ellis (1993), thì nông hộ được định nghĩa là “Nông hộ là các

hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào

các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”

Đặc trưng của hộ nông dân:

+ Mục đích sản xuất của hộ nông dân là sản xuất ra nông sản phục vụ cho nhu cầu của chính họ Vì vậy, hộ chỉ sản xuất ra cái họ cần Khi sản xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải là mục đích sản xuất của họ

+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp

+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan

hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời, nên các thành viên trong nông

hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao trong lao động Trong mỗi nông hộ, bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức sản xuất Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ưu việt và có tính đặc thù

+ Có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như các đơn vị kinh

tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng Do đó, nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được

Trang 18

5

+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động Sự tái tạo bao gồm việc sinh, nuôi, dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề

2.1.1.2 Kinh tế nông hộ

Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống

và người ta gọi là kinh tế hộ gia đình

Theo Frank Ellis (1988) định nghĩa về kinh tế nông hộ như sau: “Kinh tế

hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình Sản xuất của hộ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”

Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ

Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện qua những đặc điểm sau:

- Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp;

- Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất;

- Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi nộp thuế cho nhà nước, được chọn quyền sử dụng lao động còn lại Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông dân có thể đem ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa

2.1.2 Một số chỉ tiêu tài chính

2.1.2.1 Tổng chi phí

Tổng chi phí là toàn bộ các chi phí đầu tư vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm Tổng chi phí trong sản xuất bao gồm chi phí lao động, vật tư nông nghiệp, máy móc… ngoài ra còn chi phí cơ hội lao động gia đình

2.1.2.2 Doanh thu

Trang 19

Lợi nhuận là giá trị của sản phẩm hay số tiền mà người sản xuất thu được

từ việc lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí (không bao gồm chi phí cơ hội) bán sản phẩm

Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí (không bao gồm chi phí cơ hội)

2.1.2.4 Các tỷ số tài chính

- Doanh thu trên tổng chi phí (DT/TCP) thể hiện 1 đồng chi phí đầu tư vào trong sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

DT/TCP = Doanh thu/Tổng chi phí

- Lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TCP) thể hiện 1 đồng chi phí đầu tư sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

LN/TCP = Lợi nhuận/Tổng chi phí

- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) thể hiện 1 đồng doanh thu thu được

từ sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

LN/DT = Lợi nhuận/Doanh thu

2.1.3 Hàm sản xuất

Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó là biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất Vì thế, hàm sản xuất thông thường được biểu diễn như sau:

), ,,,(x1 x2 x3 x n f

Trong đó, số lượng sản phẩm đầu ra, Y là một hàm số của các đầu vào, x i

Đẳng thức (2.1) cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng của các yếu tố đầu vào (biến độc lập)

Trong hàm sản xuất, các biến số được giả định là biến có giá trị dương, liên tục và có thể được phân chia vô hạn Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối

đa được tạo ra ứng với mỗi phương pháp kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón,

Trang 20

7

thuốc nông dược,…) Dạng hàm chính xác của phương trình (2.1) phụ thuộc

vào những đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tế của quá trình sản xuất Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Các ông Cobb và Douglas (1928), thấy rằng

logarithm của sản lượng, Y, và các yếu tố đầu vào, x i, thường quan hệ tuyến tính Do vậy, hàm sản xuất này thường được viết dưới dạng:

n

x x

ln  0  1 1 2 2   (2.2) Trong đó: Y và x i (i = 1, 2,…, n) lần lượt là các lượng đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất Hằng số α 0 có thế được gọi là tổng năng suất nhân tố (total factor productivity), biểu diễn tác động của những yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất Những yếu tố có thể là sự tiến bộ

công nghệ, sự hiệu quả Với cùng lượng đầu vào x i , α 0 càng lớn sản lượng tối

đa có thể đạt được sẽ càng lớn Những tham số α i đo lường hệ số co giãn của sản lượng theo các yếu tố đầu vào Chúng được giả định là cố định và giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

Do vậy, tổng của các số mũ số của các yếu tố đầu vào đo lường hiệu suất theo quy mô của hàm sản xuất Cobb-Douglas Do hàm Cobb-Douglas đơn giản và bảo đảm những thuộc tính quan trọng của sản xuất nên thường dùng nhiều trong nghiên cứu thực nghiệm

2.1.4 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất

Theo Farrell (1957), hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu quả kinh tế Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định

2.1.4.1 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật theo cách tiếp cạnh đầu vào

Loại hiệu quả trên có thể được biểu diễn bởi hình 2.1 Xét một quá trình

sản xuất sử dụng 2 đầu vào là X 1 và X 2 để sản xuất ra một loại sản phẩm Y với

giả định hiệu suất theo quy mô cố định (constant returns to scale)

Trang 21

8

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật theo đầu vào

Ta có đường đẳng lượng SS’ biểu diễn phối hợp đầu vào nhỏ nhất có thể tạo ra một đơn vị sản phẩm Những điểm nằm trên đường đẳng lượng SS’ được coi là đạt hiệu quả và có thể sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật Điểm A cho thấy nhà sản xuất sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị sản lượng đầu ra, phần kém hiệu quả kỹ thuật sẽ được đo lường bởi đoạn AB, qua đó có thể điều chỉnh giảm yếu tố đầu vào mà không ảnh hưởng đến lượng đầu ra Thông thường tỷ lệ BA/OA đại diện cho các yếu tố đầu vào cần được giảm để đạt được hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng 0 đến 1 và được đo lường bằng tỷ lệ:

TE = OB/OA (2.3)

Tỉ giá của hai yếu tố đầu vào X 1 , X 2 được thể hiện qua độ dốc của đường đẳng phí PP’, đường đẳng phí tiếp xúc với đường đẳng lượng tại điểm B’

2.1.4.2 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật theo cách tiếp cận đầu ra

Ta có thể tiếp cận hiệu quả bằng câu hỏi: “Sản lượng có thể tăng với tỷ lệ bao nhiêu khi không cần thay đổi lượng đầu vào?” Đó là cách tiếp cận đầu ra

Giả sử người sản xuất phân bổ nguồn lực vào sản xuất sản phẩm Y 1 và Y 2

tướng ứng với giá sản phẩm tương ứng là P 1 và P 2 Giả định là hàm sản xuất này cũng có hiệu suất cố định theo qui mô và được biểu diễn ở hình 2.2

Đường PPF được gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất Một đơn vị sản xuất đạt hiệu quả nếu nằm trên đường PPF như là tại điểm B

Trang 22

9

Nguồn: The Measurement of Productive Efficiency, Farrell 1957

Hình 2.2 Mối quan hệ hiệu quả kỹ thuật theo đầu ra Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra

tương ứng là Y01 và Y 02 Nếu tổ hợp đầu vào của người sản xuất được sử dụng một cách có hiệu quả hơn thì khi đó họ có thể đạt được mức sản lượng tại điểm B trên đường giới hạn sản xuất chứ không phải tại điểm A Như vậy hiệu quả kỹ thuật được tính bằng: TE = OA/OB (2.4)

2.1.5 Phương pháp ước lượng OLS (bình phương bé nhất) và MLE (thích hợp cực đại)

Phương pháp ước lượng OLS là phương pháp cho ta ước lượng được sản lượng trung bình của các hộ trong mô hình, còn phương pháp MLE (thích hợp cực đại) cho ta ước lượng được giá trị sản lượng cao nhất hay giá trị biên của các hàm số vì phương pháp MLE dựa trên nguyên tắc các phần sai số là không đối xứng nằm một bên của đường giới hạn Hiệu quả kỹ thuật trong nghiên cứu này được ước lượng bằng phương pháp tham số, ước lượng bằng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, ước lượng theo phương pháp “thích hợp cực đại” hay

“khả năng cao nhất” (MLE) là thích hợp hơn phương pháp OLS

2.1.6 Hàm giới hạn ngẫu nhiên (Stochastic Frontier)

Hàm giới hạn ngẫu nhiên (còn được gọi có sai số hỗn hợp) được xây dựng bởi Aigner và cộng sự (1977) và Meesen và Van den Broeck (1977), và được phát triển bởi Battese (1992) Ý tưởng cơ bản của hàm này là phần sai số được cấu thành bởi hai phần: phần đối xứng biểu diễn sự biến động ngẫu nhiên thuần túy quanh giới hạn giữa các nhà sản xuất và ảnh hưởng của sai số trong đo lường, hay “nhiễu thống kê”; và phần sai số một bên biểu diễn ảnh

A

B

C

D PPF

Trang 23

10

hưởng của sự phi hiệu quả trong mô hình giới hạn ngẫu nhiên Hai phần này được giả định là độc lập với nhau Do vậy, mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng:

)exp(

đầu vào thứ i; β là hệ số cần ước lượng; vi là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và được giả định có phân phối chuẩn (iid) (v ~ N (0, 2

v

)) và độc lập với u i Battese và Coelli (1988) cho rằng u i là mức phi hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc bằng 0 (non-negative) và có phân phối nữa chuẩn (u ~|(N (0, 2

u

 )|) Nếu u=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên (frontier), tức đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối

đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có Nếu u > 0, hoạt động sản

xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất biên (frontier), tức năng suất, sản lượng

thực tế (Y i ) thấp hơn năng suất, sản lượng tối đa (Y*) và hiệu số giữa Y* và Y i

là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và các cộng sự, 2005)

Cụ thể hơn, phần sai số của mô hình có thể được viết như sau:

i i

N  , là phần sai số đối xứng, biểu diễn tác động thông thường của những

yếu tố ngẫu nhiên, và u i > 0 là phần sai số một đuôi có phân phối nữa chuẩn (u

~ N(0,u2) ), biểu diễn phần phi hiệu quả được tính từ chênh lệch giữa (Y i) với giá trị tối đa có thể có của nó ( '

sai số ngẫu nhiên Họ chỉ ra rằng u i đối với mỗi quan sát có thể được rút ra từ

phân phối có điều kiện của u i , ứng với e i cho trước Với phân phối chuẩn cho

trước của v i và nửa chuẩn của u i, kỳ vọng của mức phi hiệu quả của từng nông

trại cụ thể u i , với e i cho trước là:

Trang 24

e F

f e

u E

Hàm sản xuất biên có thể ước lượng bằng mô hình Cobb-Douglas có dạng:

i i n n

LnY 01ln 12ln 23ln 3  ln   (2.9)

Trong mô hình hồi quy trên, các giá trị βk đại diện cho mức ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất Chúng còn đo lường hệ số co dãn của năng suất theo số lượng của các yếu tố đầu vào vì chúng cho biết khi các

yếu tố đầu vào tăng lên 1% thì làm năng suất thay đổi βk % Mức thay đổi

đồng biến hay nghịch biến tùy thuộc vào đầu vào của giá trị βk

- Hiệu quả phi kỹ thuật:

Hiệu quả phi kỹ thuật là việc kết hợp các yếu tố kinh tế xã hội để tạo ra

mức sản lượng tối đa Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng suất hoặc sản lượng tối đa TE được tính như sau:

)exp(

)exp(

)

;(/)exp(

)

;(

Trong đó: TIE i là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i; Z ji (j = 1, 2,…, h)

là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả

kỹ thuật

Trang 25

12

Hiệu quả kỹ thuật phản ánh được những yếu tố đầu vào trong sản xuất cũng như yếu tố kinh tế - xã hội được phản ánh bởi phi hiệu quả kỹ thuật (kém hiệu quả) đã tác động lên năng suất, hay sản lượng đầu ra của hộ trồng mía, giúp hộ trồng mía đánh gía được khả năng sản xuất, hay sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của mình, ngoài ra còn chỉ ra được những thiếu sót, sai lầm trong sử dụng nguồn lực, từ đó khắc phục và hoàn thiện để đạt năng suất tối

ưu

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã lược khảo một số tài liệu có liên quan để giúp đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, phong phú hơn Một số đề tài

đã có sự tham khảo như:

Daniel và cộng sự (2013), Trần Thị Thảo (2011) cùng phân tích về hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía Tuy nhiên các nghiên cứu được thực hiện

ở các địa phương khác nhau

Daniel, J D, Adebayo, E F, Shehu, J F., Tashikalma, A K (2013)

Technical efficiency of Resource-use among Sugarcane Farmers in the NorthEast of Adamawa State, Nigeria Bài nghiên cứu nhằm ước lượng hiệu

kỹ thuật của nông hộ trồng mía ở phía đông Adamawa, Nigeria Nghiên cứu này còn cho thấy được các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số thông qua hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Các dữ liệu được thu thập từ 160 nông hộ bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Kết quả cho thấy hiệu quả

kỹ thuật trung bình của nông hộ trồng mía là 87%, số hộ có hiệu quả trên 70% chiếm khoảng 93,74% Nông hộ có thể tăng hiệu quả kỹ thuật lên mức tối đa bằng cách phân bổ lại các nguồn lực hiện có một cách hợp lý Kết quả cho thấy lao động gia đình và lao động thuê sử dụng dư thừa ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất Vậy nên chuyển đổi lao động chân tay sang cơ giới để tiết kiệm lao động Trần Thị Thảo (2011) mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc trồng mía ở thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang Mục tiêu chung của đề tài được kết luận thông qua phương pháp ước lượng OLS và MLE có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất đó là phân Đạm, phân Lân, phân Kali và lao động gia đình mà nông hộ sử dụng Qua kết quả cũng cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình nông hộ đạt được là 92,46% mức hiệu quả kỹ thuật này cao tuy nhiên cần nâng cao hiệu quả kỹ thuật thêm 7,54% mới đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu Thông qua phân tích các khoản mục chi phí – lợi nhuận đề tài cũng đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận là 0,772

AA Tijani (2006), Phạm Lê Thông (2010) và Nguyễn Hữu Đặng (2012),

Quan Minh Nhựt (2009), cùng phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất

Trang 26

13

lúa AA Tijani (2006) Analysis of the technical efficiency of rice frams in

Ijesha Land of Osun State, Nigeria Bài nghiên cứu đã ước lượng hiệu quả kỹ

thuật của nông hộ trồng lúa ở bang Ijesha Land of Osun, Nigeria và xác định một số yếu tố kinh tế xã hội, có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Hiệu quả kỹ thuật được ước tính bằng cách sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên phương pháp áp dụng cho dữ liệu chính Một hàm mô hình sản xuất translog được sử dụng để ước lượng năng suất của các trang trại lúa Nghiên cứu cho thấy mức

độ hiệu quả kỹ thuật dao động từ 29,4% đến 98,2% với mức trung bình là 86,6%, trong đó cho thấy sản lượng lúa bình quân giảm 13,4% so mức tối đa

có thể Vì vậy trong thời gian ngắn có thể điều chỉnh để nâng cao hiệu quả kỹ thuật về trồng lúa trong khu vực nghiên cứu bằng cách tăng tham gia thu nhập phi nông nghiệp, áp dụng các chế phẩm truyền thống và tham gia các hỗ trợ

khuyến nông

Trong khi đó, Phạm Lê Thông (2010) và Nguyễn Hữu Đặng (2012) đã nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật của sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa và tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Tuy nhiên địa bàn nghiên cứu có khác nhau Đề tài của Phạm Lê Thông (2010) nghiên cứu 4 tỉnh là: Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long An; còn đề tài của Nguyễn Hữu Đặng nghiên cứu tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập của 479 hộ và 155 số nông hộ ở các tỉnh, thành phố cho thấy phần lớn nông hộ đạt được lợi nhuận khá cao trong hoạt động trồng lúa Kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2010): Qua điều tra nghiên cứu cho thấy năng suất trung bình của các nông hộ trong

vụ Đông Xuân là 7,2 tấn lúa/ha và các nông hộ có thể thu lãi khoảng 20 triệu đồng/ha (không tính chi phí lao động gia đình) Mức hiệu quả kỹ thuật và kinh

tế đạt được lần lượt là 85% và 72% Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 1,2 tấn lúa/ha và 3,2 triệu đồng/ha, trong đó số hộ đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao, trong khoảng 90-100%, có 135 hộ, chiếm 28,3% trong tổng số 479 hộ tham gia canh tác, khoảng cách về hiệu quả kỹ thuật của các hộ là rất lớn so thấy việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và tập huấn

đã mang lại nhiều hiệu quả Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa là: số lượng giống, chi phí thuốc nông dược, tham gia tập huấn các hệ số đều dương chứng tỏ khi tăng các yếu tố đầu vào này thì năng suất có thể tăng thêm có tác động tích cực đến năng suất, còn lao động gia đình và lao động thuê thì tác động rất nhỏ đến năng suất, nhưng số lượng phân thuốc đã sử dụng vượt qua mức cho phép điều này có nghĩa khi tăng lượng phân sử dụng sẽ làm giảm sản lượng Lượng thất thoát năng suất do kém hiệu quả dao động trong một

Trang 27

14

khoảng rộng, từ 380 – 3.800 kg/ha, có thể nói những khoản thất thoát này do

kỹ thuật canh tác kém hiệu quả gây ra Còn ở đề tài của Nguyễn Hữu Đặng (2012) thì năng suất lúa trung bình đạt ở năm 2008 là 6,47 tấn/ha, năm 2011 là 6,98 tấn/ha Qua quá trình phân tích bằng frontier thì các yếu tố lượng giống, diện tích đất, lượng phân lân, ngày công lao động, chỉ số đất, loại giống gieo

sạ và năm sản xuất (2008 hoặc 2011) có ý nghĩa thống kê và có hệ số dương chứng tỏ có ảnh hưởng đến năng suất và yếu tố lượng phân đạm cũng ảnh hưởng đến năng suất tuy nhiên có hệ số âm Hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn nghiên cứu này có xu hướng giảm từ 89,2% (2008) xuống còn 88,7% (2011)

và mức hiệu quả kỹ thuật trung bình là khá cao 88,96% Hiệu quả kỹ thuật của

hộ trồng lúa tuy giảm nhưng vẫn đạt ở mức khá cao Đạt được kết quả này là

do sự đóng góp của khoa học kỹ thuật (9%), kết hợp với việc giảm lượng phân đạm vì có hệ số âm (-0,057) và sử dụng giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đã tác động tích cực vào việc tăng sản lượng, ngoài ra còn có sự đóng góp của các yếu tố kinh tế xã hội như tham gia tập huấn, tham gia hiệp hội và tín dụng nông thôn cũng góp phần làm tăng năng suất của hộ Tuy nhiên cần giảm sử dụng lượng phân kali vì nông hộ đang sản xuất ở giai đoạn ba của quá trình sản xuất, thâm niên chủ hộ và tỷ lệ đất thuê đã tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả kỹ thuật của hộ vì chủ hộ có thâm niên cao sẽ khó tiếp thu khoa học kỹ thuật hơn người trẻ và tính chuyên nghiệp của chủ hộ bằng với tỷ lệ đất thuê

Từ kết quả trên, các đề xuất là tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật (khoa học giống, kỹ thuật canh tác, ) với trọng tâm là khoa học giống, tập huấn kỹ thuật, tăng cường vai trò của hiệp hội, cải thiện cung cấp tín dụng nông nghiệp là những giải pháp then chốt nhằm củng cố hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại ĐBSCL trong thời gian tới

Quan Minh Nhựt (2009) thực hiện nghiên cứu phân tích “Hiệu quả kỹ

thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp” Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp màng bao

dữ liệu (DEA) để ước lượng 3 hiệu quả trên, ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để thấy được các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất, trong phương pháp hồi quy tobit tác giả đưa ra 13 biến tác động đến hiệu quả sản xuất như tổng số lao động, giới tính, tập huấn kỹ thuật, tín dụng… Tác giả chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn và ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Tóm lại, việc phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía đã có nhiều tác giả phân tích ở các vùng địa phương khác nhau, và được phân tích bằng phương pháp ước lượng

Trang 28

15

bằng phương pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier

production function) Đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản

xuất mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” nhằm đánh giá mức hiệu quả kỹ

thuật của nông hộ trồng mía nơi đây Bài nghiên cứu này kế thừa những phương pháp có trong tài liệu đã lược khảo như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh đồng thời sử dụng phương pháp ước lượng bằng phương pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để xác định các mức hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của từng nông hộ từ đó đề ra mô hình sản xuất hiệu quả

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Trà Vinh là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất ở ĐBSCL, năm 2012 diện tích chiếm khoảng 11,69%, sản lượng đạt được 694,5 nghìn tấn chiếm 14,27% sản lượng mía ở ĐBSCL Mía được trồng ở các huyện của tỉnh như huyện Trà Cú, Tiểu Cần, Duyên Hải, Càng Long, Châu Thành Trong đó, huyện Trà Cú Do là huyện có diện tích mía lớn nhất của tỉnh, năm 2013 diện tích mía của huyện là 5.031,21 ha chiếm khoảng 86,43% diện tích của toàn tỉnh Do điều kiện thời gian và mức tài chính có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chọn ở huyện Trà Cú Trong huyện Trà Cú lấy các xã làm đại diện đó là xã Hàm Tân, Lưu Nghiệp Anh và Kim Sơn (Niêm giám thống kê huyện Trà Cú, 2014) Vì diện tích trồng mía của 3 xã chiếm 71,93% tổng diển tích của huyện, với sản lượng mía đạt được chiếm 72,03% sản lượng mía toàn huyện Bảng 2.1 dưới đây thể hiện tình hình diện tích và sản lượng mía của 3 xã niên vụ mía 2013 - 2014

Bảng 2.1: Diện tích sản lượng mía của các xã Lưu Nghiệp Anh, Kim Sơn

và Hàm Tân thuộc huyện Trà Cú năm 2013 - 2014

Khoản mục Diện tích

(ha)

Tỷ trọng (%)

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Trang 29

16

Vị trí địa lí của 3 xã nằm ở ven sông Hậu, có nhiều kênh rạch nên rất thuận lợi cho việc trồng mía của người dân nơi đây Dưới đây, hình 2.3 thể hiện vị trí của 3 xã trên địa bàn huyện Trà Cú

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, 2014

Hình 2.3 Bản đồ hành chính huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện thông qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 hộ đang tham gia sản xuất mía trên địa bàn 3 xã Hàm Tân (38 hộ), Kim Sơn (26 hộ) và Lưu Nghiệp Anh (26 hộ) Phỏng vấn thu thập thông tin về số lượng sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất như: giống, phân bón, chi phí thuốc nông dược, lao động, năng suất, sản lượng đầu ra của nông hộ Bên cạnh đó, thu thập thông tin về đặc điểm kinh tế

xã hội của nông hộ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn lấy thông tin từ những đánh giá của chủ hộ về thuận lợi và khó khăn về đầu vào và đầu ra trong sản xuất, từ đó lấy kiến nghị của nông hộ từ mô hình nghiên cứu

Bảng 2.2: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên đại bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Trang 30

17

Quá trình thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1: Xác định địa phương sản xuất mía trọng điểm trong vùng và liên

hệ với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở huyện để xác định được địa bàn nghiên cứu cụ thể ở các xã Lưu Nghiệp Anh, Hàm Tân, Kim Sơn Đây

là các xã có diện tích trồng mía lớn của huyện

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn nông hộ trồng mía vào tháng 10 - 2014 để

kiểm tra mức chính xác, đầy đủ và phù hợp của bảng câu hỏi

Bước 3: Sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa hợp lý, cuộc phỏng vấn

chính thức được tiến hành vào tháng 10 đến tháng 11 - 2014 Phối hợp với chính quyền địa phương và cán bộ địa phương sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành điều tra phỏng vấn chính thức

2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Về số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn thông tin như sau:

- Số liệu thống kê, các báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, Niêm giám Thống kê huyện Trà Cú để sử dụng cho việc phân tích và khái quát về huyện Trà Cú

- Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng mía của các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác để phục vụ cho việc viết các phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của cây mía tại địa bàn huyện

- Ngoài ra, còn sử dụng các thông tin từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu

2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa

và nhập vào phần mềm Excel, được xử lí bằng phần mềm Stata, Frontier 4.1 Kết quả sau khi xử lí sẽ kết luận những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất mía Các phương pháp phân tích số liệu được tác giả sử dụng cụ thể với từng mục tiêu như sau:

2.4.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như phương pháp phân tích tần số,

và phương pháp so sánh (số tuyệt đối và số tương đối) để mô tả khái quát thực trạng sản xuất mía của nông hộ tại vùng nghiên cứu, nhằm đánh giá chính xác

sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích như sản lượng, diện tích đất, năng suất, để tìm ra các giải pháp phát triển chung cho các đối tượng cần phân tích

Trang 31

18

2.4.1.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong việc phân tích các hoạt động tài chính – kinh tế Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện cũng như tính chất để xem xét các hiện tượng kinh tế Trong phương pháp so sánh ta có các phương pháp sau:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số trị số của kỳ phần tích với kỳ gốc của chỉ tiêu

Công thức: ΔY = Y 1 – Y 0

Y 0: Chỉ tiêu năm trước;

Y 1: Chỉ tiêu năm sau;

ΔY: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- So sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phần tích so với chỉ tiêu trước đó để nói lên tốc độ tăng trưởng Được tính bằng công thức:

% 100

Y 0: Chỉ tiêu năm trước;

Y 1: Chỉ tiêu năm sau;

ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

2.4.1.2 Phương pháp tần số

Phương pháp tần số là một trong những phương pháp thống kê tương đối đơn giản và dễ thực hiện, mục đích của phương pháp này nhằm thống kê các

dữ liệu có cùng thuộc tính, đặc điểm hay cùng tính chất Kết quả phân tích tần

số được thể hiện dưới dạng bảng tần số, bảng này trình bày tất cả các biến số thường là thiên về định tính hơn là định lượng

Việc xác định tần số của một thuộc tính nào đó chúng ta dựa vào quan sát các đối tượng rơi vào thuộc tính đó và gom những quan sát đó thành một nhóm, từ đó ta có cái nhìn tổng quan về các đối tượng và cho thấy mức độ tập trung của các giá trị đó

Trang 32

19

2.4.2 Đối với mục tiêu 2

Qua lược khảo đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng (2012), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông

hộ trồng lúa ở Đông Bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2008-2011” Tác giả sử dụng 21 biến (trong đó 11 biến yếu tố sản xuất đầu vào, 10 biến yếu tố kinh tế xã hội) vào trong hàm sản xuất biên Cobb-Douglas để tìm ra các nhân

tố ảnh hưởng đến năng suất và mức hiệu quả kỹ thuật Và đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” cũng kế thừa những phương pháp đó Đối với mục tiêu 2 tác giả sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính Phương pháp hồi quy được thực hiện dựa trên hàm sản xuất cận biên và hàm phi kỹ thuật được ước lượng cực đại (MLE – Maximum Likelihood Estimation) thông qua chương trình máy tính Frontier 4.1 của Battese và Coelli (1988) và lý thuyết về phương pháp tính hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất (Nguyễn Hữu Đặng, 2012)

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía trong sản xuất, ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglass có dạng:

i i

k

ki k j

ji j

X LnY01ln 1 2ln 2  6ln 6   (2.13)

Sau khi lấy Ln hai vế mô hình đã chuyển về mô hình kinh tế lượng Sự

thay đổi phần trăm của yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng đến phần trăm năng suất đầu ra Trong đó:

- Biến phụ thuộc Y i là năng suất/vụ của nông hộ i (i= 90 hộ), tấn/1.000

m2;

- Hằng số β0 có thể gọi là tổng năng suất nhân tố, hệ số này thể hiện tác động của những yếu tố ngoài các yếu tố đầu vào khi đưa vào mô hình nghiên cứu, thể hiện cho sự tiến bộ của công nghệ hay hiệu quả của nông hộ, hệ số này càng lớn thì năng suất tối ưu của nông hộ sẽ càng lớn;

X ji (j=1, 2,…, 6) là các yếu tố đầu vào trong sản xuất, Bao gồm:

- X 1i: Lượng phân Đạm (N) (kg/1.000 m2/vụ);

- X 2i: Lượng phân Lân (P) (kg/1.000 m2/vụ);

- X 3i: Lượng phân Kali (K) (kg/1.000 m2/vụ);

Trang 33

20

Lượng phân Đạm, Lân, Kali được tính theo lượng nguyên chất của từng loại Chỉ tiêu này được tính dựa trên lượng %N, %P, %K trong hỗn hợp lượng phân NPK mà người nông dân sử dụng Ngoài lượng phân vô cơ nông hộ còn

sử dụng lượng phân hữu cơ trong sản xuất Tuy nhiên, lượng sử dụng loại phân hữu cơ rất khó xác định lượng N, P, K nguyên chất nên đề tài chỉ tính lượng phân N, P, K trong lượng phân vô cơ

- X 4i: là số ngày công lao động gia đình trong quá trình sản xuất biến này thể hiện số ngày công lao động nhiều hay ích có ảnh hưởng tới năng suất hay không để từ đó khuyến khích giảm hay tăng số ngày lao động gia đình trên cả mùa vụ Thường là công lao động gia đình như trong các khâu phun thuốc, làm cỏ, đặt hom mía…đơn vị tính là ngày công/1.000m2/vụ;

- X 5i: là chi phí thuốc nông dược được sử dụng trong cả mùa vụ biến này thể hiện khi sử dụng có làm tăng năng suất hay không để từ đó nên hạn chế hay khuyến khích sử dụng để làm tăng sản lượng mía; biến này do đặc tính các hoạt chất trong từng loại thuốc rất khó xác định (bột (gam), nước (ml)), vì vậy ta thay biến này thành biến chi phí sẽ thuận lợi hơn và mang tính tương đồng giữa các nông hộ, đơn vị tính là nghìn đồng/1.000m2/vụ;

- X 6i: là số lượng giống mía sử dụng trong cả mùa vụ đơn vị tính kg/1.000m2/vụ

● Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản

xuất mía ta thiết lập hàm hiệu quả phi kỹ thuật (TIE) – hay chính là U i trong

mô hình trên, có dạng sau:

j ji j i

TIE    (2.14)

Công thức (2.14), được triển khai như sau:

i i i

i i

Trang 34

21

- Z5i: Giới tính chủ hộ (biến giả, 1 = nam; 0 = khác);

- Z 6i : Tham gia tín dụng (biến giả, 1 = hộ có vay; 0 = không vay);

-ξ it : là sai số thống kê trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật

Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007) Các tham số β0, β1…, βk được tính toán bằng phần mềm Frontier 4.1

Kết quả in ra từ Frontier 4.1 có các thông số sau:

- Sigma-squared;

- Gamma;

- Likelihood Function;

- LR Test of One-Sided error;

- Mean Technicical Effciency;

- Dùng T-value để kiểm tra mô hình hồi quy có ý nghĩa hay không hoặc dựa vào MLE Estimates để kiểm định mô hình

Trang 35

22

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ

3.1.1 Vị trí địa lí

Huyện Trà Cú cách tỉnh lỵ Trà Vinh 33 km đường lộ trên tuyến quốc lộ

53 và 54 Phía Đông tiếp giáp với huyện Cầu Ngang, phía Nam tiếp giáp với huyện Duyên Hải, phía Bắc tiếp giáp với huyện Tiểu Cần và Châu Thành, phía Tây giáp Sông Hậu (tỉnh Sóc Trăng) Đây là tuyến vận tải hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An Huyện Trà Cú từ năm 2008 đến nay có 19 đơn vị hành chánh, gồm 2 thị trấn và 17 xã

3.1.2 Điều kiên tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Trà Cú mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng ven biển, địa hình huyện

có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, có cao trình cao trên

2 m Cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 m đến 0,8 m so với mực nước biển, cao trình thấp phân bố rải rác ở các xã Đại An, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên

3.1.2.2 Khí hậu và sông ngòi

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển (có hai mùa mưa, nắng rõ rệt trong năm) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ trung bình từ 24,9 – 28,50C; tổng lượng mưa bình quân trong năm đo được khoảng 1.900 mm

Sông Hậu qua huyện là 1 trong 2 nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi Cù Lao Dung, nhánh qua huyện có mặt rộng 1,5 - 2,5 km, sâu trên 10 m Các rạch sông chính: Rạch Trà Cú – Vàm Buôn dài 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn; Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2 Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác như: Kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang, rạch Trà Mềm

Chế độ thủy chiều: chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật trên biển Đông, trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch (từ 2 – 3 ngày), biên độ thủy triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông Vùng đất phía Tây quốc lộ 53 của huyện bị

Trang 36

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014

Nhìn vào bảng 3.1, ta thấy người dân trong huyện Trà Cú sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2013 chủ yếu với diện tích 30.691.04 ha trong tổng số diện tích 36.992,45 ha chiếm 82,97%, đất phi nông nghiệp có diện tích là 6.240,66 ha chiếm 16,87% so với tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 60,75 ha chiếm 0,16% Ngoài ra, cơ cấu chuyển dịch sử dụng đất năm 2013 theo chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 30.691,04 ha giảm 36,06 ha so với năm 2011 là 30.724,10 ha và đất phi nông nghiệp với diện tích 6.240,66 ha tăng 36,06 ha Đất chưa sử dụng qua hai năm 2012 và 2013 thì vẫn không có sự thay đổi với diện tích 60,75 ha

Khoản mục

Năm 2012 Năm 2013 Diện tích Tỷ lệ

(%) Diện tích Tỷ lệ

(%) Đất nông nghiệp 30.724,10 83,06 30.691,04 82,97 Đất phi nông nghiệp 6.204,60 16,78 6.240,66 16,87 Đất chưa sử dụng 60,75 0,16 60,75 0,16 Tổng 36.992,45 100,00 36.992,45 100,00

Trang 37

24

chùa tháp - biểu tượng của nền văn hóa dân tộc Khmer Cơ cấu dân số theo dân tộc trên địa bàn năm 2013 như sau: dân tộc Khmer là 111.607 người chiếm 61,97%, dân tộc Kinh là 58.019 người chiếm 32,22%, còn lại là các dân tộc khác

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014

Hình 3.1 Cơ cấu dân số theo dân tộc ở huyện Trà Cú, 2013

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 120.657 người (chiếm khoảng 67%) Lao động trong khu vực nhà nước phân theo ngành kinh tế là 4.265 người Trong đó, lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, tín dụng, giáo dục và đào tạo và Quản lý Nhà nước và An ninh quốc phòng là 3.725 người chiếm 87,34%

2013, toàn huyện đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ, phổ cập giáo dục đạt 100%, trong đó số trường hoàn thành là 19 trường

c) Y tế

Toàn huyện đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tổ chức khám và điều trị bệnh nhân kịp thời Tiếp tục đầu tư và xây dựng, sữa chữa và nâng cấp các trạm y tế và tăng cường bác sĩ về tuyến xã Năm 2013,

số lần khám bệnh là 265.310 lượt người, trong đó số lần bệnh nhân điều trị nội trú là 14.866 lượt người Hiện tại, trên địa bàn của huyện có 1 bệnh viện và 15 trạm y tế Số cán bộ y tế không ngừng tăng qua các năm nguồn nhân lực trong

Trang 38

25

ngành, hiện có là 47 bác sỹ và trên đại học, y sĩ và kỹ thuật viên là 89 và y tá

là 3

d) Văn hóa – xã hội

Mỗi dân tộc ở huyện Trà Cú có phong tục tạp quán, tiếng nói, chữ viết và món ăn đặc thù riêng Tuy nhiên, nhân dân huyện Trà Cú luôn yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát huy truyền thống cách mạng, đánh đuổi giặc ngoại xâm, phong kiến Nhiều địa phương trong huyện được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang Bên cạnh đó, nhiều chùa của đồng bào dân tộc Khmer, nhà thờ của đạo Cao Đài, Công giáo và đạo Tin lành với nhiều kiến trúc độc đáo

Cùng với hệ thống di tích là những lễ hội riêng của các dân tộc như lễ Thượng ngôn ngày 15 tháng 1, lễ Tung ngôn ngày 15 tháng 8 của đạo Cao Đài, ngày hội OK-OM-BOK của đồng bào Khmer, lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 24 tháng 12 của đồng bào Công giáo góp phần bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng dân cư

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà Nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ, tết Tổ chức phát động đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; kiểm tra công nhận và tái công nhận 9.960 hộ, nâng tổng số đến nay có 37.000/39.573 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 05 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng văn minh; nâng tổng số 107 ấp – khóm văn hóa, 24 cơ sở tôn giáo, 03 chợ văn minh và 23 khu dân cư tiên tiến Tính đến năm 2012, số trung tâm văn hóa thể thao là 11, số đơn vị nghệ thuật 1, và mỗi năm dàn dựng trên 12 chương trình văn nghệ, phục phụ cho các xã vùng sâu, đã thu hút trên 15.000 lượt người xem; tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng Khmer tỉnh Trà Vinh, đạt 2 huy chương vàng và 4 huy chương bạc Tổ chức trên 50 trận bóng đá, 200 trận bóng chuyền

3.1.3.2 Tình hình kinh tế

a) Về nông nghiệp

Huyện đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013, ước đạt 3.853.832 triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 81,19%, chăn nuôi chiếm 9,08% so với giá trị của toàn ngành)

b) Về công nghiệp

Trang 39

26

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 là 1.258.583 triệu đồng, tăng 497.785 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 Trong đó, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có tốc độ tăng

so với cùng kỳ năm 2011 lần lượt là 40,1% và 17,96% Nhìn chung, tốc độ đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp của huyện là tham gia hoạt động của các cơ sở tư nhân (14 cơ sở) và các cá thể tham gia sản xuất là 1920

cơ sở

c) Thương mại, giá cả và dịch vụ

Tính đến năm 2013, có đến 7.292 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn trên địa bàn và chủ yếu tập trung vào các hộ cá thể (chiếm 98,3%), tư nhân và tập thể Tuy nhiên đã có sự thay đổi về các cơ sở

do cá thể làm chủ đang giảm và các cơ sở tư nhân có xu hướng tăng lên từ 40

cơ sở (2012) tăng lên 119 cơ sở (2013) Tổng giá trị sản xuất ngành vận tải, bưu điện và dịch vụ theo giá thực tế năm 2013 sơ bộ đạt 300.525 triệu đồng, trong đó chủ yếu là đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước Các ngành vận tải đường bộ 232.103 triệu đồng và hoạt động bưu chính viễn thông đóng góp 2.400 triệu đồng trong tổng giá trị của ngành

Nằm trong chương trình xúc tiến thương mại năm 2014 của tỉnh Trà Vinh Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Trà Vinh

tổ chức Phiên chợ hàng Việt về nông thôn năm 2014 Với qui mô 56 gian hàng, của trên 30 đơn vị doanh nghiệp hàng Việt chất lượng cao trong và ngoài tỉnh tham gia Với những sản phẩm phong phú đa dạng được trưng bày

đã thu hút sức mua rất mạnh từ phiên chợ này

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRÀ CÚ

3.2.1 Trồng trọt

3.2.1.1 Lúa

Lúa là cây lương thực hàng đầu và quan trọng của nước ta Hằng năm, diện tích và sản lượng lúa tăng theo thời gian, và trong khoảng 3 năm nay tình hình diện tích và sản lượng lúa của huyện tăng ổn định

Bảng 3.2 dưới đây cho thấy tình hình diện tích trồng lúa của huyện tăng nhanh, năm 2013 diện tích trồng lúa tăng 4.172,21 tấn so với cùng kỳ năm

2012, năng suất tăng 12,85 tấn/ha so với năm 2011 Nguyên nhân chính cho tốc độ tăng nhanh của diện tích, sản lượng và năng suất là do ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống, bố trí lịch thời

vụ thích hợp Áp dụng sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại 4 xã Tân

Trang 40

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, năm 2014

3.2.1.2 Cây màu

Trong những năm gần đây, huyện đã hình thành các vùng chuyên canh màu ở các xã, đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường Theo báo cáo Niên giám thống kê, 2013 diện tích trồng màu của huyện có sự tăng trưởng không đồng bộ giữa các loại và đang diện tích đang giảm dần qua các năm gần đây, bảng 3.3 dưới đây thể hiện diện tích trồng màu trên địa bàn huyện

Bảng 3.3: Tình hình diện tích các loại hoa màu được trồng từ năm 2011

-2013 ở huyện Trà Cú

Đơn vị diện tích: ha Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ngô 1.779,75 1.719,98 1.366,71 Rau 5.015,18 5.357,37 5.045,95 Đậu 445,35 349,08 244,87 Sắn 243,02 244,08 204,86

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014

3.2.1.3 Cây ăn trái

Năm 2013, diện tích trồng cây ăn trái ở huyện đạt được 1.228,49 ha, diện tích thu hoạch toàn huyện đạt là 1.153,32 ha ước đạt được 93,88% kế hoạch đề

ra, sản lương thu hoạch đạt 20.657,04 tấn Diện tích cây ăn trái chủ yếu của huyện là cam (41,98 ha), quýt (7,02 ha), chanh (21,61 ha), bưởi (80.55 ha), nhãn (46.10 ha) và các loại cây khác (408,64 ha), trong đó chuối chiếm diện tích nhiều nhất với diện tích 437.81 ha (chiếm 35,64%), và xoài với diện tích 184,78 ha (chiếm 15,04%) so với diện tích trồng cây ăn trái của toàn huyện Trong đó, các xã Ngãi Xuyên, Phước Hưng, Định An, Lưu Nghiệp Anh,

An Quãng Hữu là các xã trồng nhiều cây ăn trái như Ngãi Xuyên có 10,30 ha

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. AA Tijani, 2006. Analysis of the technical efficiency of rice frams in Ijesha Land of Osun State, Nigeria. Kỳ yếu khoa học, tập 4, số 2, tháng 6 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỳ yếu khoa học, tập 4, số 2
2. Daniel, J. D, Adebayo, E. F, Shehu, J. F., Tashikalma, A. K, 2013. Technical efficiency of Resource-use among Sugarcane Farmers in the NorthEast of Adamawa State, Nigeria. Tạp chí quốc tế về Quản lý và Khoa học Xã hội nghiên cứu (IJMSSR) tập 2, số 6, tháng 6 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí quốc tế về Quản lý và Khoa học Xã hội nghiên cứu (IJMSSR)
4. Farell, MJ, 1957. The Measurement of Productive Efficiency. Journal of the Royal Statistical Society. Series A, Vol. 120, No. 253-290 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Royal Statistical Society
5. Frank Ellis, 1998. “Peasant Economics, Farm Households and Agrarian Development”, Cambridge University press.● Danh mục tài liệu tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Peasant Economics, Farm Households and Agrarian Development”
3. Đỗ Ngọc Diệp, 2010. Vai trò của phân kali với cây mía. Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phân kali với cây mía
4. Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt nam trong giai đoạn 2008-2011. Kỷ yếu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2012:268-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2012
6. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
8. Trần Thị Thảo, 2011. Phân tích hiệu quả kỹ thuật về sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả kỹ thuật về sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
10. Phạm Lê Thông và cộng sự, 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở ĐBSCL. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 267-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ
11. Phạm Lê Thông, 2010. Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn năm 2008-2009. Kỷ yếu khoa học, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu khoa học
3. English Dictionary, 1964. The New Horizon Ladder Dictionary of the English Language, London Khác
12. Quan Minh Nhựt, 2009. Phân tích hiệu quả về kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp Khác
14. Sở Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.www.travinh.gov.vn/wps/portal/sonnptnt Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w