0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Diện tích, năng suất, sản lượng qua các niên vụ từ 2011 – 2014

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 44 -44 )

Cây mía là loại cây có lợi thế rất lớn của huyện Trà Cú nói riêng, tỉnh Trà Vinh nói chung. Diện tích trồng mía ở huyện tính đến hết năm 2012 đạt khoảng 5 ngàn ha, tăng khoảng trên 200 ha so với cùng kỳ, theo phòng Nông nghiệp huyện Trà Cú cho biết, quy hoạch vùng nguyên liệu mía của huyện Trà Cú đến năm 2015 sẽ giảm đi diện tích trồng mía trên địa bàn. Bảng dưới đây thể hiện diện tích, sản lượng và năng suất mía qua các niên vụ mía:

32

Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng và năng suất mía ở huyện Trà Cú qua các niên vụ từ năm 2011 – 2014 Khoản mục Đơn vị tính Năm 2011- 2012 Năm 2012- 2013 Năm 2013 - 2014 Diện tích Ha 4.850,02 5.075,30 5.013,21 Sản lượng tấn 564.339,97 543.017,00 559.995,59

Năng suất tấn/ha 116,36 106,99 111,70

Chỉ tiêu so sánh

Chênh lệch 2012 - 2013

với 2011 - 2012 Chênh lệch 2013 - 2014 với 2012 - 2013 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Diện tích (ha) 225,28 4,65 -62,09 -1,22

Sản lương (tấn) -21.322,97 -3,78 16.978,59 3,13

Năng suất (tấn/ha) -9,37 -8,05 4,71 4,40

Nguồn: Theo Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014 và Báo cáo tổng kết năm 2013 của phòng nông nghiệp huyện Trà Cú

Qua bảng 3.5 cho thấy diện tích trồng mía của huyện tăng qua các niên vụ đặc biệt niên vụ mía từ 2012 – 2013 tăng lên 225,28 ha (tăng 4,65%) do giai đoạn đầu vụ các nhà máy thu mua với giá khá cao, nông dân trong huyện bắt đầu ồ ạt chuyển đổi các loại cây trồng hiện có không mang lại giá trị kinh tế cao sang trồng mía. Tuy nhiên cũng trong niên vụ mía 2012 – 2013 sản lượng thu được giảm mạnh 21.322,07 tấn (giảm 3,78%), do tình hình giá thu mua mía nguyên liệu không ổn định và xuống thấp, như ngay từ đầu vụ công ty mía đường Trà Vinh thu mua vào 1.060 đồng/kg mía cây đạt 10 chữ đường (10 CCS) và đến cuối tháng 03/2013, giá mía cây giảm xuống còn 960 đồng/kg, trong khi đó các chi phí đầu vào cho sản xuất như giá vật tư nông nghiệp và lao động thuê tăng lên. Khiến nhiều nông hộ trồng mía không thu được lợi nhuận nên đốn bỏ những diện tích mía chưa thu hoạch để chuyển đổi sang trồng cây khác, dẫn đến năng suất chỉ đạt 106,99 tấn/ha. Đến niên vụ 2013 – 2014, diện tích trồng mía của huyện là 5.013,21 ha và giảm 62,09 ha (giảm 1,22%), tuy nhiên sản lượng tăng 16.978,9 tấn (tăng 3,13%) và năng suất đạt 111,7 tấn/ha (tăng 4,40% so với niên vụ mía trước). Do trong niên vụ điều kiện thời tiết diễn ra thuận lợi, ít sâu bệnh, các nông hộ áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất thông qua các buổi tập huấn, ngoài ra các nông hộ chuyển sang sử dụng giống có năng suất cao sản lượng mía tăng so với niên vụ trước đó. Diện tích trồng mía niên vụ 2013 – 2014 giảm hơn so với niên vụ trước là do mức thu nhập từ việc trồng mía quá thấp, không đảm bảo được đời sống của nông hộ, vì vậy nông hộ chuyển đổi từ diện tích trồng mía kém hiệu

33

quả sang nuôi cá và trồng lúa, rau màu tại các vùng có điều kiện như Đại An, Kim Sơn, Tân Sơn, Ngãi Xuyên.

Nhìn chung sản lượng mía ở huyện Trà Cú qua 3 niên vụ đều tăng nhưng cũng có sự biến đổi là do diện tích trồng của nông hộ thay đổi. Tuy nhiên năng suất của các nông hộ đều tăng qua các năm là do các hộ trồng mía đă chuyển sang trồng các giống mía mới như: Roc 22 (Đài Loan), Suphanburi 7, K88-92, K88-95, M30-3566, VĐ 86-368, R570, VN 84-4137, KU 60-3 (Thái Lan). Các giống mía mới này cho năng suất cao, hàm lượng đường (CCS) cao, chịu hạn, chịu úng, không bị đỗ ngã, ít trổ cờ, khả năng tái sinh tốt. Ngoài ra, nhờ làm tốt các mặt công tác khuyến nông như: khảo nghiệm giống mía mới, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai thực hiện cơ giới trong khâu làm đất, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng. Thực hiện các câu lạc bộ trồng mía áp dụng các quy trình sản xuất mới đã nâng cao năng suất mía.

34

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN

XUẤT MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ SẢN XUẤT

4.1.1 Đặc điểm của nông hộ

Qua kết quả điều tra khảo sát của 90 nông hộ trồng mía của 3 xã của huyện Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh. Ta thấy được tổng quan về thông tin chung của các nông hộ trồng mía như độ tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, diện tích sản xuất, kinh nghiệm, giới tính,…

Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ trồng mía

Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi Năm 25 76 48,91 12,22

Kinh nghiệm Năm 3 40 17,41 7,33

Trình độ học vấn Năm 0 12 4,84 3,76

Tổng diện tích đất trồng mía 1.000m2 1 20 7,04 4,11

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, 2014

4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của nông hộ

Theo kết quả khảo sát thưc tế, đa số chủ hộ tham gia trực tiếp sản xuất mía ở độ tuổi trung niên, trung bình khoảng 49 tuổi.

Bảng 4.2: Độ tuổi của nông hộ

Tuổi Tần số (người) Tần suất (%)

Dưới 40 22 24,44 Từ 40 đến 50 31 34,44 Từ 51 đến 60 19 21,11 Trên 60 18 20,01 Tổng 90 100,00 Lớn nhất 76 Nhỏ nhất 25 Trung bình 48,91 Độ lệch chuẩn 12,22

Nguồn: Số điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Qua bảng 4.2 cho thấy được độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ là từ 40 – 50 tuổi có đến 31 hộ, chủ hộ nằm trong khoảng độ tuổi này chiếm 34,44% trong

35

tổng số 90 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong tuổi lao động, tuy ở độ tuổi này thì kinh nghiệm trồng mía không có nhiều bằng độ tuổi trên 50 tuổi, nhưng cũng có đủ kinh nghiệm để cho các nông hộ trồng mía đạt yêu cầu và đôi khi khả năng đạt được còn cao hơn những chủ hộ có kinh nghiệm lâu năm. Còn đối với những chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi thì có 18 hộ, chiếm 20,01%, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi, nhưng do lòng yêu nghề và đã quen sống với ruộng đồng nên các hộ nơi này vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất. Tiếp đến là những chủ hộ có độ tuổi từ 50 - 60 tuổi thì có 19 hộ chiếm 21,11% và chiếm 24,44% là những chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi là 22 hộ trong tổng số 90 hộ được điều tra, đối với những chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và sản xuất mía, tuy nhiên những chủ hộ này có sức lao động tốt và việc tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm là rất nhanh.

Bên cạnh độ tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ có tác động tương đối đến hiệu quả sản xuất. Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy, kinh nghiệm của chủ hộ nhỏ nhất là 3 năm và lớn nhất là 40 năm, bình quân là 17 năm.

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Hình 4.1 Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ

Các chủ hộ sản xuất mía có kinh nghiệm cao vì huyện Trà Cú là vùng sản xuất mía lâu đời, trồng mía có thể nói là nghề truyền thống của nông hộ. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ có được là do kinh nghiệm học hỏi từ hàng xóm, sách báo, tập huấn. Tỷ lệ chủ hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm chiếm khoảng 6,67%, phần lớn chủ hộ có năm kinh nghiệm trên 10 năm đến 20 năm chiếm phần lớn tỷ lệ 64,44%, còn lại trên 20 năm thì chiếm tỷ lệ khoảng 26,67%. Điều này càng chứng tỏ việc sản xuất mía ở huyện Trà Cú có thể xem như nghề truyền thống.

36

Trình độ học vấn học có tác động lớn đến kỹ thuật canh tác trong sản xuất mía của nông hộ. Người có trình độ cao thì mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật dễ dàng hơn nhưng người có trình độ thấp. Qua bảng 4.1 ta thấy, số năm đi học của chủ hộ cao nhất là 12 năm (trình độ phổ thông) thấp nhất là 0 năm. Nông hộ đều học không có ở lại trong quá trình học. Số năm học trung bình của chủ hộ là 4,84 năm. Trong đó, những chủ hộ không đi học có tỷ lệ tương đối cao khoảng 16,7%, những chủ hộ có trình độ cấp 1 (trên 0 năm đến 5 năm) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,56%, và trình độ cấp 2 (trên 5 đến 10 năm) chiếm tỷ lệ là 25,56%. Những chủ hộ có trình độ cấp 3 (trên 10 năm đến 12 năm) chiếm tỷ lệ tương đối thấp khoảng (12,22%).

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ

Qua khảo sát thực tế, thì những chủ hộ có trình độ cao thì dễ tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Mặc dù, trình độ học vấn của các chủ hộ còn thấp nhưng các chủ hộ đều biết đọc, biết viết. Ngoài ra, với kinh nghiệm lâu năm thì các chủ hộ cũng tương đối nắm bắt được kỹ thuật và giá cả thị trường nông sản cũng tương đối dễ dàng.

4.1.1.3 Qui mô sản xuất của nông hộ

Theo kết quả khảo sát 90 hộ trồng mía trong địa bàn nghiên cứu. Cho thấy diện tích đất trồng mía trung bình trồng mía là 7,04 (1.000m2). Trong đó, đất trồng mía lớn nhất là 20 (1.000m2), diện tích trồng mía nhỏ nhất là 1 (1.000m2). Có 8 hộ thuê thêm diện tích để trồng mía (chiếm 8,89%) để sản xuất, vì đa phần những hộ này không có đất sản xuất nên thuê đất để canh tác. Với diện tích thuê đất trung bình, nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 3,9 (1.000m2), 1,5 và 9 (1.000m2). Những nông hộ có diện tích dưới 5 (1.000m2) chiếm tỉ lệ là 47,8% và những nông hộ có diện tích trồng mía trên 5 (1.000m2) đến 15 (1.000m2) chiếm 48,9%, còn những hộ có diện tích trên 15 (1.000m2)

37

thì chiếm phần nhỏ là 3,3%. Điều này cho thấy tình hình sản xuất của nông hộ trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ.

Hầu hết, diện tích đất nông nghiệp của nông hộ phần lớn trồng mía, tỉ lệ diện đất trồng mía chiếm trên 90% trong đất nông nghiệp. Các nông hộ đa phần sản xuất chuyên canh cây mía.

4.1.1.4 Nguồn nhân lực của nông hộ

Lao động là yếu tố tham gia trực tiếp đến quá trình sản xuất mía, nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía thông qua kỹ thuật sản xuất và sử dụng các yếu tố đầu vào. Bảng 4.3 dưới đây thể hiện nguồn nhân lực của nông hộ.

Bảng 4.3: Nguồn nhân lực của nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú

Các chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu Người/hộ 2 8 4,23 1,25

Lao động trực tiếp Người/hộ 1 4 2,18 0,77

Lao động nam Người/hộ 1 3 1,32 0,52

Lao động nữ Người/hộ 0 3 0,82 0,55

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Thông qua bảng 4.3 ta thấy, số lượng nhân khẩu trồng mía cao nhất của nông hộ là 8 người, thấp nhất là 2 người, và trung bình số nhân khẩu của gia đình là 4 người. Đối với số lượng nhân khẩu tham gia trực tiếp vào quá trình: bón phân, xịt thuốc, làm cỏ, chuẩn bị hom mía trung bình là 2 người, trong đó số lao động nữ ít tham gia sản xuất mía cao nhất là 3 người và trung bình là 1 người. Số lượng lao động gia đình tham gia trồng mía thấp là do đa số các nông hộ có con cháu học và lao động ở xa. Ngoài ra, còn có nông hộ có con nhỏ, và một số hộ có độ tuổi cao nên không thể tham gia vào quá trình trồng mía. Vì vậy, số lượng lao động gia đình tương đối thấp nên không thể tham gia tất cả các công việc trồng mía nên các hộ thường thuê lao động tham gia vào quá trình sản xuất.

4.1.1.5 Vốn trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp vốn là một trong những các yếu tố không thể thiếu, nó có thể quyết định đến quy mô và khả năng sản xuất của nông hộ. Vốn của các nông hộ được hình thành từ 2 nguồn: vốn vay hoặc vốn do quá trình tích lũy.

38

Bảng 4.4: Thực trang vay vốn của các nông hộ trồng mía

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Có vay vốn 39 43,3

Không có vay 51 56,7

Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Để sản xuất mía người trồng mía cần có nguồn vốn tương đối nhiều, thế nhưng không phải tất cả các nông hộ luôn đủ vốn trong quá trình sản xuất. Thông qua bảng 4.4 ta thấy, trong số 90 quan sát có đến 56.7% nông hộ không có vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Theo kết quả khảo sát thì những nông hộ không vay vốn là do nông hộ này có nguồn vốn trong quá trình tích lũy của gia đình để đầu tư vào sản xuất, còn một số nông hộ có nhu cầu vay vốn nhưng không được vay vì thiếu tài sản để thế chấp, và thủ tục vay phức tạp. Tuy nhiên, có đến 43,3% số nông hộ vay vốn để sản xuất cho thấy ngoài những nông hộ có đủ vốn, thì vẫn còn những hộ thiếu vốn trong đầu tư cho sản xuất. Vì vậy, những hộ thiếu vốn gặp một số khó khăn trong chuẩn bị các đầu vào cho sản xuất. Nguồn vốn vay của các nông hộ chủ yếu đầu tư vào các công việc trong quá trình sản xuất sản xuất như: mua giống, thuê lao động, mua phân bón. Bảng 4.5 dưới đây thể hiện nguồn vốn vay của các nông hộ trong quá trình sản xuất.

Bảng 4.5: Nguồn vốn của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Ngân hàng nông nghiệp 16 41,0

Người quen, hàng xóm 20 51,3

Khác 3 7,7

Tổng 39 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Qua bảng 4.5 ta thấy, có 41% nguồn vốn của các nông hộ vay từ ngân hàng nông nghiệp, những hộ có vay vốn đều vay ở ngân hàng nông nghiệp, vì ngân hàng cho các nông hộ vay với lãi suất thấp nhưng các nông hộ phải thế chấp tài sản của mình, thủ tục vay phức tạp. Nhưng nguồn vốn vay chủ yếu của nông hộ là vay từ các nguồn như từ hàng xóm, người quen là 51,3%, vay từ nguồn khác (doanh nghiệp nhà máy đường, hội nông dân, hội phụ nữ) 7,7%, những nông hộ vay từ các nguồn này là do không cần thế chấp tài sản và không mất nhiều thời gian làm thủ tục, đáp ứng được thời kịp thời nguồn vốn trong sản xuất, nhưng họ chịu lãi suất tương đối cao.

39

4.1.1.5 Tập huấn sản xuất của nông hộ

Trong sản xuất nông nghiệp tập huấn kỹ thuật là một khâu cần thiết cho quá trình sản xuất. Tập huấn kỹ thuật thường cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng, cách làm đất, cách sử dụng phân bón, cách phòng trừ sâu bệnh và cách phòng trị sâu bệnh và sử dụng các sản phẩm nông dược tiết kiệm và tốt nhất. Ngoài ra, tập huấn còn cung cấp thêm kỹ thuật sản xuất mới, các máy móc trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Hình 4.3 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ

Qua hình 4.3 cho thấy, số nông hộ tham gia tập huấn rất thấp. Kết quả khảo sát 90 nông hộ thì có khoảng 25 nông hộ được tham gia tập huấn, với tỉ lệ 27,8% còn lại 65 hộ (72,2%) không có tham gia tập huấn. Các buổi tập huấn được cán bộ bên Phòng nông nghiệp xuống tập huấn, ở xã Lưu Nghiệp Anh các nông hộ còn được tham gia tập huấn trong Dự án cộng đồng, nội dung tập huấn chủ yếu là kỹ thuật trồng mía, và cách phòng trừ sâu bệnh, thông tin về các giống mía mới. Tuy nhiên các nông hộ không được tập huấn thường xuyên, thường khoảng 1 - 2 lần trong một năm. Qua đó cho thấy công tác tập huấn trên địa bàn chưa được cán bộ, chính quyền địa phương thực hiện một cách đồng bộ. Số nông hộ không tham gia tập huấn là do các nông hộ trồng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 44 -44 )

×