Đặc điểm của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 47 - 55)

Qua kết quả điều tra khảo sát của 90 nông hộ trồng mía của 3 xã của huyện Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh. Ta thấy được tổng quan về thông tin chung của các nông hộ trồng mía như độ tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, diện tích sản xuất, kinh nghiệm, giới tính,…

Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ trồng mía

Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi Năm 25 76 48,91 12,22

Kinh nghiệm Năm 3 40 17,41 7,33

Trình độ học vấn Năm 0 12 4,84 3,76

Tổng diện tích đất trồng mía 1.000m2 1 20 7,04 4,11

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, 2014

4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của nông hộ

Theo kết quả khảo sát thưc tế, đa số chủ hộ tham gia trực tiếp sản xuất mía ở độ tuổi trung niên, trung bình khoảng 49 tuổi.

Bảng 4.2: Độ tuổi của nông hộ

Tuổi Tần số (người) Tần suất (%)

Dưới 40 22 24,44 Từ 40 đến 50 31 34,44 Từ 51 đến 60 19 21,11 Trên 60 18 20,01 Tổng 90 100,00 Lớn nhất 76 Nhỏ nhất 25 Trung bình 48,91 Độ lệch chuẩn 12,22

Nguồn: Số điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Qua bảng 4.2 cho thấy được độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ là từ 40 – 50 tuổi có đến 31 hộ, chủ hộ nằm trong khoảng độ tuổi này chiếm 34,44% trong

35

tổng số 90 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong tuổi lao động, tuy ở độ tuổi này thì kinh nghiệm trồng mía không có nhiều bằng độ tuổi trên 50 tuổi, nhưng cũng có đủ kinh nghiệm để cho các nông hộ trồng mía đạt yêu cầu và đôi khi khả năng đạt được còn cao hơn những chủ hộ có kinh nghiệm lâu năm. Còn đối với những chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi thì có 18 hộ, chiếm 20,01%, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi, nhưng do lòng yêu nghề và đã quen sống với ruộng đồng nên các hộ nơi này vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất. Tiếp đến là những chủ hộ có độ tuổi từ 50 - 60 tuổi thì có 19 hộ chiếm 21,11% và chiếm 24,44% là những chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi là 22 hộ trong tổng số 90 hộ được điều tra, đối với những chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và sản xuất mía, tuy nhiên những chủ hộ này có sức lao động tốt và việc tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm là rất nhanh.

Bên cạnh độ tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ có tác động tương đối đến hiệu quả sản xuất. Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy, kinh nghiệm của chủ hộ nhỏ nhất là 3 năm và lớn nhất là 40 năm, bình quân là 17 năm.

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Hình 4.1 Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ

Các chủ hộ sản xuất mía có kinh nghiệm cao vì huyện Trà Cú là vùng sản xuất mía lâu đời, trồng mía có thể nói là nghề truyền thống của nông hộ. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ có được là do kinh nghiệm học hỏi từ hàng xóm, sách báo, tập huấn. Tỷ lệ chủ hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm chiếm khoảng 6,67%, phần lớn chủ hộ có năm kinh nghiệm trên 10 năm đến 20 năm chiếm phần lớn tỷ lệ 64,44%, còn lại trên 20 năm thì chiếm tỷ lệ khoảng 26,67%. Điều này càng chứng tỏ việc sản xuất mía ở huyện Trà Cú có thể xem như nghề truyền thống.

36

Trình độ học vấn học có tác động lớn đến kỹ thuật canh tác trong sản xuất mía của nông hộ. Người có trình độ cao thì mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật dễ dàng hơn nhưng người có trình độ thấp. Qua bảng 4.1 ta thấy, số năm đi học của chủ hộ cao nhất là 12 năm (trình độ phổ thông) thấp nhất là 0 năm. Nông hộ đều học không có ở lại trong quá trình học. Số năm học trung bình của chủ hộ là 4,84 năm. Trong đó, những chủ hộ không đi học có tỷ lệ tương đối cao khoảng 16,7%, những chủ hộ có trình độ cấp 1 (trên 0 năm đến 5 năm) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,56%, và trình độ cấp 2 (trên 5 đến 10 năm) chiếm tỷ lệ là 25,56%. Những chủ hộ có trình độ cấp 3 (trên 10 năm đến 12 năm) chiếm tỷ lệ tương đối thấp khoảng (12,22%).

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ

Qua khảo sát thực tế, thì những chủ hộ có trình độ cao thì dễ tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Mặc dù, trình độ học vấn của các chủ hộ còn thấp nhưng các chủ hộ đều biết đọc, biết viết. Ngoài ra, với kinh nghiệm lâu năm thì các chủ hộ cũng tương đối nắm bắt được kỹ thuật và giá cả thị trường nông sản cũng tương đối dễ dàng.

4.1.1.3 Qui mô sản xuất của nông hộ

Theo kết quả khảo sát 90 hộ trồng mía trong địa bàn nghiên cứu. Cho thấy diện tích đất trồng mía trung bình trồng mía là 7,04 (1.000m2). Trong đó, đất trồng mía lớn nhất là 20 (1.000m2), diện tích trồng mía nhỏ nhất là 1 (1.000m2). Có 8 hộ thuê thêm diện tích để trồng mía (chiếm 8,89%) để sản xuất, vì đa phần những hộ này không có đất sản xuất nên thuê đất để canh tác. Với diện tích thuê đất trung bình, nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 3,9 (1.000m2), 1,5 và 9 (1.000m2). Những nông hộ có diện tích dưới 5 (1.000m2) chiếm tỉ lệ là 47,8% và những nông hộ có diện tích trồng mía trên 5 (1.000m2) đến 15 (1.000m2) chiếm 48,9%, còn những hộ có diện tích trên 15 (1.000m2)

37

thì chiếm phần nhỏ là 3,3%. Điều này cho thấy tình hình sản xuất của nông hộ trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ.

Hầu hết, diện tích đất nông nghiệp của nông hộ phần lớn trồng mía, tỉ lệ diện đất trồng mía chiếm trên 90% trong đất nông nghiệp. Các nông hộ đa phần sản xuất chuyên canh cây mía.

4.1.1.4 Nguồn nhân lực của nông hộ

Lao động là yếu tố tham gia trực tiếp đến quá trình sản xuất mía, nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía thông qua kỹ thuật sản xuất và sử dụng các yếu tố đầu vào. Bảng 4.3 dưới đây thể hiện nguồn nhân lực của nông hộ.

Bảng 4.3: Nguồn nhân lực của nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú

Các chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu Người/hộ 2 8 4,23 1,25

Lao động trực tiếp Người/hộ 1 4 2,18 0,77

Lao động nam Người/hộ 1 3 1,32 0,52

Lao động nữ Người/hộ 0 3 0,82 0,55

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Thông qua bảng 4.3 ta thấy, số lượng nhân khẩu trồng mía cao nhất của nông hộ là 8 người, thấp nhất là 2 người, và trung bình số nhân khẩu của gia đình là 4 người. Đối với số lượng nhân khẩu tham gia trực tiếp vào quá trình: bón phân, xịt thuốc, làm cỏ, chuẩn bị hom mía trung bình là 2 người, trong đó số lao động nữ ít tham gia sản xuất mía cao nhất là 3 người và trung bình là 1 người. Số lượng lao động gia đình tham gia trồng mía thấp là do đa số các nông hộ có con cháu học và lao động ở xa. Ngoài ra, còn có nông hộ có con nhỏ, và một số hộ có độ tuổi cao nên không thể tham gia vào quá trình trồng mía. Vì vậy, số lượng lao động gia đình tương đối thấp nên không thể tham gia tất cả các công việc trồng mía nên các hộ thường thuê lao động tham gia vào quá trình sản xuất.

4.1.1.5 Vốn trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp vốn là một trong những các yếu tố không thể thiếu, nó có thể quyết định đến quy mô và khả năng sản xuất của nông hộ. Vốn của các nông hộ được hình thành từ 2 nguồn: vốn vay hoặc vốn do quá trình tích lũy.

38

Bảng 4.4: Thực trang vay vốn của các nông hộ trồng mía

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Có vay vốn 39 43,3

Không có vay 51 56,7

Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Để sản xuất mía người trồng mía cần có nguồn vốn tương đối nhiều, thế nhưng không phải tất cả các nông hộ luôn đủ vốn trong quá trình sản xuất. Thông qua bảng 4.4 ta thấy, trong số 90 quan sát có đến 56.7% nông hộ không có vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Theo kết quả khảo sát thì những nông hộ không vay vốn là do nông hộ này có nguồn vốn trong quá trình tích lũy của gia đình để đầu tư vào sản xuất, còn một số nông hộ có nhu cầu vay vốn nhưng không được vay vì thiếu tài sản để thế chấp, và thủ tục vay phức tạp. Tuy nhiên, có đến 43,3% số nông hộ vay vốn để sản xuất cho thấy ngoài những nông hộ có đủ vốn, thì vẫn còn những hộ thiếu vốn trong đầu tư cho sản xuất. Vì vậy, những hộ thiếu vốn gặp một số khó khăn trong chuẩn bị các đầu vào cho sản xuất. Nguồn vốn vay của các nông hộ chủ yếu đầu tư vào các công việc trong quá trình sản xuất sản xuất như: mua giống, thuê lao động, mua phân bón. Bảng 4.5 dưới đây thể hiện nguồn vốn vay của các nông hộ trong quá trình sản xuất.

Bảng 4.5: Nguồn vốn của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Ngân hàng nông nghiệp 16 41,0

Người quen, hàng xóm 20 51,3

Khác 3 7,7

Tổng 39 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Qua bảng 4.5 ta thấy, có 41% nguồn vốn của các nông hộ vay từ ngân hàng nông nghiệp, những hộ có vay vốn đều vay ở ngân hàng nông nghiệp, vì ngân hàng cho các nông hộ vay với lãi suất thấp nhưng các nông hộ phải thế chấp tài sản của mình, thủ tục vay phức tạp. Nhưng nguồn vốn vay chủ yếu của nông hộ là vay từ các nguồn như từ hàng xóm, người quen là 51,3%, vay từ nguồn khác (doanh nghiệp nhà máy đường, hội nông dân, hội phụ nữ) 7,7%, những nông hộ vay từ các nguồn này là do không cần thế chấp tài sản và không mất nhiều thời gian làm thủ tục, đáp ứng được thời kịp thời nguồn vốn trong sản xuất, nhưng họ chịu lãi suất tương đối cao.

39

4.1.1.5 Tập huấn sản xuất của nông hộ

Trong sản xuất nông nghiệp tập huấn kỹ thuật là một khâu cần thiết cho quá trình sản xuất. Tập huấn kỹ thuật thường cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng, cách làm đất, cách sử dụng phân bón, cách phòng trừ sâu bệnh và cách phòng trị sâu bệnh và sử dụng các sản phẩm nông dược tiết kiệm và tốt nhất. Ngoài ra, tập huấn còn cung cấp thêm kỹ thuật sản xuất mới, các máy móc trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ trồng mía, 2014

Hình 4.3 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ

Qua hình 4.3 cho thấy, số nông hộ tham gia tập huấn rất thấp. Kết quả khảo sát 90 nông hộ thì có khoảng 25 nông hộ được tham gia tập huấn, với tỉ lệ 27,8% còn lại 65 hộ (72,2%) không có tham gia tập huấn. Các buổi tập huấn được cán bộ bên Phòng nông nghiệp xuống tập huấn, ở xã Lưu Nghiệp Anh các nông hộ còn được tham gia tập huấn trong Dự án cộng đồng, nội dung tập huấn chủ yếu là kỹ thuật trồng mía, và cách phòng trừ sâu bệnh, thông tin về các giống mía mới. Tuy nhiên các nông hộ không được tập huấn thường xuyên, thường khoảng 1 - 2 lần trong một năm. Qua đó cho thấy công tác tập huấn trên địa bàn chưa được cán bộ, chính quyền địa phương thực hiện một cách đồng bộ. Số nông hộ không tham gia tập huấn là do các nông hộ trồng mía ít quan tâm đến việc tham gia tập huấn, và một phần là họ không có thời gian và không được mời tham gia. Ngoài ra, công tác tập huấn chưa thật sự hiệu quả nên chưa được triển khai rộng và chưa thu hút được các nông hộ tham gia.

4.1.1.6 Tổng quan về giống

Giống là yếu tố đầu vào có tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra. Qua điều tra thực tế thì các nông hộ trên địa bàn sử dụng các loại giống mía như sau: Roc 22, Roc 16, K88-92 (lá bầu, lá dài), K88-95.

40

Bảng 4.6: Giống mía sản xuất của các nông hộ

Giống Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Roc 22 48 53,33 Roc 16 1 1,11 Roc 13 0 0,00 K88-92 31 34,44 Khác 10 11,11 Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Giống mía của các nông hộ thường trồng cố định, nhưng cũng có một số nông hộ thay đổi theo năm nhằm tránh được sâu bệnh, tăng năng suất. Theo bảng 4.6 ta thấy, giống mía Roc22 được phần lớn nông hộ chọn để trồng, có đến 46 hộ trong 90 hộ trồng mía lựa chọn, với tỷ lệ khá cao (53,33%), vì đây là giống mía ngắn ngày (thời gian khoảng 11-11,5 tháng), chữ đường giống Roc22 khá cao (trên 10 CCS). Do Trà Cú là huyện nằm ven sông và tình trạng triều cường, đất sản xuất đa phần là đất phèn nên nông hộ chọn giống mía có thời gian ngắn để thu hoạch sớm. Còn đối với giống mía K88-92 là giống mía thời gian dài (12 tháng) thì chỉ có 31/90 hộ trồng, với tỷ lệ khoảng 34,44%, các nông hộ còn lại chọn các giống mía khác để trồng như Roc 16 (1,11%), giống mía khác (11,11%). Theo khảo sát thực tế từ 90 nông hộ thì các giống mía này được chọn bởi nhiều lý do khác nhau.

Bảng 4.7: Mô tả lý do chọn giống mía

Lý do Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Dễ trồng 55 61,11 Năng suất tốt 79 87,78 Sinh trưởng tốt 39 43,33 Thời gian ngắn 44 48,89 Chữ đường cao 20 22,22 Phù hợp với đất đai 83 92,22

Lợi nhuận cao hơn cây khác 5 5,56

Nguồn: Số liệu điều ta từ 90 nông hộ, năm 2014

Qua bảng 4.7 ta thấy, các nông hộ lựa chọn giống mía trồng có nhiều lý do là dễ trồng (61,11%), thời gian ngắn (48,89%) nhằm giải bớt chi phí cho thời gian sản xuất dài, phần lớn các lý do chọn giống là phù hợp với đất đai (92,22%) và năng suất tốt (87,78%), vì đất ở đây đa phần là đất phèn. Ngoài

41

ra, các lý do như lợi nhuận cao (5,56%), chữ đường cao (22,22%) cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giống mía để trồng.

Hình 4.4 cho thấy phần lớn nông hộ sử dụng các giống mía từ việc lưu dẫn gốc từ vụ trước (47,78%), và mua giống của hàng xóm (36,67%), do các nông hộ tin vào chất lượng giống đang có, dễ vận chuyển, bên cạnh giá giống mía của các cơ sở giống thường cao hơn nên nông hộ ít sử dụng hơn. Các nông hộ còn lại chủ yếu mua giống từ cơ sở giống địa phương (7,78%), cơ sở giống của tỉnh khác (5,56%) và một phần nhỏ là do công ty cung cấp (2,22%).

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Hình 4.4 Nguồn gốc giống mía

4.1.1.7 Đất sản xuất của nông hộ

Trong quá trình sản xuất mía của nông hộ trong 5 năm trở lại đây thì tình hình qui mô đất sản xuất có sự biến đổi trong đó đa phần có 63 nông hộ (70%) vẫn không thay đổi diện tích đất canh tác, vì điều kiện đất canh tác nông nghiệp ở địa phương khảo sát thích hợp với trồng mía, các loại cây trồng còn lại không phù hợp để sản xuất.

Bảng 4.8: Qui mô diện tích sản xuất

Chỉ tiêu Số nông hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Không thay đổi 63 70,00

Tăng lên 5 5,56

Giảm 22 24,44

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Bên cạnh đó, có tới 22 hộ (chiếm 22,44%) quyết định thu hẹp lại qui mô trồng mía vì trong thời gian gần đây tình hình giá bán mía không cao, chi phí sản xuất lại tăng, lợi nhuận từ trồng mía mang lại không cao, có nhiều năm mía thất mùa, giá bán lại thấp nên nông hộ trồng mía bị lỗ, dẫn đến không đủ

42

vốn cho sản xuất niên vụ kế tiếp. Nhưng chỉ có 5,56% số nông hộ trong tổng điều tra khảo sát quyết định tăng qui mô trồng mía, vì các hộ này có khả năng về vốn, bán được giá, thu hoạch mía đạt năng suất cao đã mang lại lợi nhuận cho các nông hộ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)