Đối với mục tiêu 1

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 30)

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như phương pháp phân tích tần số, và phương pháp so sánh (số tuyệt đối và số tương đối) để mô tả khái quát thực trạng sản xuất mía của nông hộ tại vùng nghiên cứu, nhằm đánh giá chính xác sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích như sản lượng, diện tích đất, năng suất, để tìm ra các giải pháp phát triển chung cho các đối tượng cần phân tích.

18

2.4.1.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong việc phân tích các hoạt động tài chính – kinh tế. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện cũng như tính chất để xem xét các hiện tượng kinh tế. Trong phương pháp so sánh ta có các phương pháp sau:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số trị số của kỳ phần tích với kỳ gốc của chỉ tiêu.

Công thức: ΔY = Y1 – Y0

Y0: Chỉ tiêu năm trước;

Y1: Chỉ tiêu năm sau;

ΔY: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

- So sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phần tích so với chỉ tiêu trước đó để nói lên tốc độ tăng trưởng. Được tính bằng công thức:

% 100 0 0 1     Y Y Y Y

Y0: Chỉ tiêu năm trước;

Y1: Chỉ tiêu năm sau;

ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.4.1.2 Phương pháp tần số

Phương pháp tần số là một trong những phương pháp thống kê tương đối đơn giản và dễ thực hiện, mục đích của phương pháp này nhằm thống kê các dữ liệu có cùng thuộc tính, đặc điểm hay cùng tính chất. Kết quả phân tích tần số được thể hiện dưới dạng bảng tần số, bảng này trình bày tất cả các biến số thường là thiên về định tính hơn là định lượng.

Việc xác định tần số của một thuộc tính nào đó chúng ta dựa vào quan sát các đối tượng rơi vào thuộc tính đó và gom những quan sát đó thành một nhóm, từ đó ta có cái nhìn tổng quan về các đối tượng và cho thấy mức độ tập trung của các giá trị đó.

19

2.4.2 Đối với mục tiêu 2

Qua lược khảo đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng (2012), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở Đông Bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2008-2011”. Tác giả sử dụng 21 biến (trong đó 11 biến yếu tố sản xuất đầu vào, 10 biến yếu tố kinh tế xã hội) vào trong hàm sản xuất biên Cobb-Douglas để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và mức hiệu quả kỹ thuật. Và đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” cũng kế thừa những phương pháp đó. Đối với mục tiêu 2 tác giả sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính. Phương pháp hồi quy được thực hiện dựa trên hàm sản xuất cận biên và hàm phi kỹ thuật được ước lượng cực đại (MLE – Maximum Likelihood Estimation) thông qua chương trình máy tính Frontier 4.1 của Battese và Coelli (1988) và lý thuyết về phương pháp tính hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất (Nguyễn Hữu Đặng, 2012).

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía trong sản xuất, ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglass có dạng:

i i k ki k j ji j i X D V U LnY        0 1 6 1 0  ln   (2.12)

Lấy logarit hai vế ta được:

i i i i i X X V U X LnY01ln 1 2ln 2 ...6ln 6   (2.13)

Sau khi lấy Ln hai vế mô hình đã chuyển về mô hình kinh tế lượng. Sự thay đổi phần trăm của yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng đến phần trăm năng suất đầu ra. Trong đó:

-Biến phụ thuộc Yi là năng suất/vụ của nông hộ i (i= 90 hộ), tấn/1.000 m2;

-Hằng số β0 có thể gọi là tổng năng suất nhân tố, hệ số này thể hiện tác động của những yếu tố ngoài các yếu tố đầu vào khi đưa vào mô hình nghiên cứu, thể hiện cho sự tiến bộ của công nghệ hay hiệu quả của nông hộ, hệ số này càng lớn thì năng suất tối ưu của nông hộ sẽ càng lớn;

Xji (j=1, 2,…, 6) là các yếu tố đầu vào trong sản xuất, Bao gồm: -X1i: Lượng phân Đạm (N) (kg/1.000 m2/vụ);

-X2i: Lượng phân Lân (P) (kg/1.000 m2/vụ); -X3i: Lượng phân Kali (K) (kg/1.000 m2/vụ);

20

Lượng phân Đạm, Lân, Kali được tính theo lượng nguyên chất của từng loại. Chỉ tiêu này được tính dựa trên lượng %N, %P, %K trong hỗn hợp lượng phân NPK mà người nông dân sử dụng. Ngoài lượng phân vô cơ nông hộ còn sử dụng lượng phân hữu cơ trong sản xuất. Tuy nhiên, lượng sử dụng loại phân hữu cơ rất khó xác định lượng N, P, K nguyên chất nên đề tài chỉ tính lượng phân N, P, K trong lượng phân vô cơ.

- X4i: là số ngày công lao động gia đình trong quá trình sản xuất biến này thể hiện số ngày công lao động nhiều hay ích có ảnh hưởng tới năng suất hay không để từ đó khuyến khích giảm hay tăng số ngày lao động gia đình trên cả mùa vụ. Thường là công lao động gia đình như trong các khâu phun thuốc, làm cỏ, đặt hom mía…đơn vị tính là ngày công/1.000m2/vụ;

- X5i: là chi phí thuốc nông dược được sử dụng trong cả mùa vụ biến này thể hiện khi sử dụng có làm tăng năng suất hay không để từ đó nên hạn chế hay khuyến khích sử dụng để làm tăng sản lượng mía; biến này do đặc tính các hoạt chất trong từng loại thuốc rất khó xác định (bột (gam), nước (ml)), vì vậy ta thay biến này thành biến chi phí sẽ thuận lợi hơn và mang tính tương đồng giữa các nông hộ, đơn vị tính là nghìn đồng/1.000m2/vụ;

- X6i: là số lượng giống mía sử dụng trong cả mùa vụ đơn vị tính kg/1.000m2/vụ.

● Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mía ta thiết lập hàm hiệu quả phi kỹ thuật (TIE) – hay chính là Ui trong mô hình trên, có dạng sau:

      6 1 0 j ji j i i U Z i TIE    (2.14)

Công thức (2.14), được triển khai như sau:

i i i i i i i U Z Z Z Z TIE  01 1 2 2 3 3 ....6 6  (2.15) Trong đó: TIEilà hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i; Zji (j = 1, 2,…, 6) là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật, bao gồm:

- Z1i: Trình độ học vấn (số năm đi học);

- Z2i: Tập huấn kỹ thuật (biến giả, 1 = có tham gia tập huấn; 0 = các trường hợp khác);

- Z3i: Kinh nghiệm (số năm thâm niên trồng mía); - Z4i: Tuổi chủ hộ (năm);

21

- Z5i: Giới tính chủ hộ (biến giả, 1 = nam; 0 = khác);

- Z6i: Tham gia tín dụng (biến giả, 1 = hộ có vay; 0 = không vay);

-ξit : là sai số thống kê trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật.

Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007). Các tham số β0, β1…, βk được tính toán bằng phần mềm Frontier 4.1.

Kết quả in ra từ Frontier 4.1 có các thông số sau: - Sigma-squared;

- Gamma;

- Likelihood Function;

- LR Test of One-Sided error; - Mean Technicical Effciency;

- Dùng T-value để kiểm tra mô hình hồi quy có ý nghĩa hay không hoặc dựa vào MLE Estimates để kiểm định mô hình.

22

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ 3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ

3.1.1 Vị trí địa lí

Huyện Trà Cú cách tỉnh lỵ Trà Vinh 33 km đường lộ trên tuyến quốc lộ 53 và 54. Phía Đông tiếp giáp với huyện Cầu Ngang, phía Nam tiếp giáp với huyện Duyên Hải, phía Bắc tiếp giáp với huyện Tiểu Cần và Châu Thành, phía Tây giáp Sông Hậu (tỉnh Sóc Trăng). Đây là tuyến vận tải hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An. Huyện Trà Cú từ năm 2008 đến nay có 19 đơn vị hành chánh, gồm 2 thị trấn và 17 xã.

3.1.2 Điều kiên tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Trà Cú mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng ven biển, địa hình huyện có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, có cao trình cao trên 2 m. Cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 m đến 0,8 m so với mực nước biển, cao trình thấp phân bố rải rác ở các xã Đại An, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên.

3.1.2.2 Khí hậu và sông ngòi

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển (có hai mùa mưa, nắng rõ rệt trong năm) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ trung bình từ 24,9 – 28,50C; tổng lượng mưa bình quân trong năm đo được khoảng 1.900 mm.

Sông Hậu qua huyện là 1 trong 2 nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi Cù Lao Dung, nhánh qua huyện có mặt rộng 1,5 - 2,5 km, sâu trên 10 m. Các rạch sông chính: Rạch Trà Cú – Vàm Buôn dài 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn; Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác như: Kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang, rạch Trà Mềm.

Chế độ thủy chiều: chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật trên biển Đông, trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch (từ 2 – 3 ngày), biên độ thủy triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông. Vùng đất phía Tây quốc lộ 53 của huyện bị

23

xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray.

3.1.2.3 Đất đai

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai ở huyện Trà Cú năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: ha

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014

Nhìn vào bảng 3.1, ta thấy người dân trong huyện Trà Cú sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2013 chủ yếu với diện tích 30.691.04 ha trong tổng số diện tích 36.992,45 ha chiếm 82,97%, đất phi nông nghiệp có diện tích là 6.240,66 ha chiếm 16,87% so với tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 60,75 ha chiếm 0,16%. Ngoài ra, cơ cấu chuyển dịch sử dụng đất năm 2013 theo chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 30.691,04 ha giảm 36,06 ha so với năm 2011 là 30.724,10 ha và đất phi nông nghiệp với diện tích 6.240,66 ha tăng 36,06 ha. Đất chưa sử dụng qua hai năm 2012 và 2013 thì vẫn không có sự thay đổi với diện tích 60,75 ha.

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Tình hình kinh tế

a) Dân số và lao động

Theo số liệu của Niên giám thống kê huyện Trà Cú, năm 2013 tổng diện tích tự nhiên huyện là 369,92 km2 với tổng số dân 180.084 người, số hộ dân là 44.852 hộ, mật độ dân số 487 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã trong huyện, trong đó ba xã, thị trấn có mật độ dân số khá cao là thị trấn Trà Cú, thị trấn Định An và xã Đại An với mật độ dân số trên 774 người/km2 nhưng chỉ chiếm khoảng 12,48% dân số của toàn huyện. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là người Khmer, có đặc điểm sống tập trung theo các giồng cát, trục đường giao thông, quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Khmer cũng là quá trình phát triển và xây dựng

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 30.724,10 83,06 30.691,04 82,97

Đất phi nông nghiệp 6.204,60 16,78 6.240,66 16,87

Đất chưa sử dụng 60,75 0,16 60,75 0,16

24

chùa tháp - biểu tượng của nền văn hóa dân tộc Khmer. Cơ cấu dân số theo dân tộc trên địa bàn năm 2013 như sau: dân tộc Khmer là 111.607 người chiếm 61,97%, dân tộc Kinh là 58.019 người chiếm 32,22%, còn lại là các dân tộc khác.

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014

Hình 3.1 Cơ cấu dân số theo dân tộc ở huyện Trà Cú, 2013

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 120.657 người (chiếm khoảng 67%). Lao động trong khu vực nhà nước phân theo ngành kinh tế là 4.265 người. Trong đó, lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, tín dụng, giáo dục và đào tạo và Quản lý Nhà nước và An ninh quốc phòng là 3.725 người chiếm 87,34%.

b) Giáo dục

Mạng lưới trường lớp được đầu tư và xây dựng đáp ứng nhu cầu cho công tác giảng dạy và học tập. Cho đến 6 tháng đầu năm 2014 toàn huyện hiện có 54 trường, trong đó 32 trường Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở và 7 trường Phổ thông. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên không ngừng tăng qua từng năm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn, tính đến năm 2013, toàn huyện có 1.701 giáo viên, trong đó, 860 giáo viên dạy tiểu học, 549 giáo viên dạy trung học cơ sở và trung học phổ thông là 292 giáo viên. Tính đến hết năm 2013, toàn huyện đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ, phổ cập giáo dục đạt 100%, trong đó số trường hoàn thành là 19 trường.

c) Y tế

Toàn huyện đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tổ chức khám và điều trị bệnh nhân kịp thời. Tiếp tục đầu tư và xây dựng, sữa chữa và nâng cấp các trạm y tế và tăng cường bác sĩ về tuyến xã. Năm 2013, số lần khám bệnh là 265.310 lượt người, trong đó số lần bệnh nhân điều trị nội trú là 14.866 lượt người. Hiện tại, trên địa bàn của huyện có 1 bệnh viện và 15 trạm y tế. Số cán bộ y tế không ngừng tăng qua các năm nguồn nhân lực trong

25

ngành, hiện có là 47 bác sỹ và trên đại học, y sĩ và kỹ thuật viên là 89 và y tá là 3.

d) Văn hóa – xã hội

Mỗi dân tộc ở huyện Trà Cú có phong tục tạp quán, tiếng nói, chữ viết và món ăn đặc thù riêng. Tuy nhiên, nhân dân huyện Trà Cú luôn yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát huy truyền thống cách mạng, đánh đuổi giặc ngoại xâm, phong kiến. Nhiều địa phương trong huyện được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, nhiều chùa của đồng bào dân tộc Khmer, nhà thờ của đạo Cao Đài, Công giáo và đạo Tin lành với nhiều kiến trúc độc đáo.

Cùng với hệ thống di tích là những lễ hội riêng của các dân tộc như lễ Thượng ngôn ngày 15 tháng 1, lễ Tung ngôn ngày 15 tháng 8 của đạo Cao Đài, ngày hội OK-OM-BOK của đồng bào Khmer, lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 24 tháng 12 của đồng bào Công giáo góp phần bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng dân cư.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ, tết. Tổ chức phát động đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; kiểm tra công nhận và tái công nhận 9.960 hộ, nâng tổng số đến nay có 37.000/39.573 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 05 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng văn minh; nâng tổng số 107 ấp – khóm văn hóa, 24 cơ sở tôn giáo, 03 chợ văn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)