0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 58 -62 )

Tổng chi phí trong quá trình trồng mía tại địa bàn nghiên cứu bao gồm: chi phí giống, chi phí nông dược, chi phí phân bón, chi phí lao động thuê, chi phí lãi vay và chi phí thuê đất. Các khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm canh tác mía của từng nông hộ.

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí trung bình trong sản xuất mía được tổng hợp trong bảng 4.11 như sau:

46

Bảng 4.11: Các khoản chi phí trung bình trong sản xuất mía

Đơn vị tính: Ngàn đồng/1.000m2

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ lệ (%)

Chi phí giống 800 1.600 1.208,36 15,20

Chi phí thuốc nông dược 30 1.000 215,63 2,71

Chi phí phân bón 1.675 5.940 3.162,24 39,78

Chi phí lao động thuê 2.800 3.450 3.007,66 37,83

Chi phí lãi vay 0 2.400 276,14 3,47

Chi phí thuê đất 0 2.000 79,67 1,00

Tổng 5.305 16.390 7.949,70 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Theo bảng số liệu 4.11 chi phí sản xuất mía cho thấy, trong các loại chi phí, thì chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 39,78% trong tổng chi phí sản xuất, kế tiếp chi phí thuê lao động chiếm khoảng 37,83%, chi phí giống chiếm 15,20% tổng chi phí, thấp nhất là chi phí thuê đất chiếm 1%. Qua đó, các yếu tố đầu vào như lao động, phân bón và thuốc nông dược là những yếu tố đầu vào quan trọng. Do vậy việc sử dụng hợp lí những khoản chi phí trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lợi nhuận trong trồng mía.

4.2.1.1 Chi phí giống

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến năng suất của mía, nông hộ thường chọn mua mía giống dễ trồng, thời gian ngắn nhưng cho năng suất cao, lợi nhuận cao, hay là những giống quen thuộc mà họ đã sử dụng nhiều năm, lượng giống dùng để gieo trồng nhiều hay ít tùy thuộc vào kỹ thuật trồng của từng người, của từng khu vực. Điển hình như ở xã Lưu Nghiệp Anh sử dụng giống rất ít có những hộ sử dụng khoảng 700 kg/1.000m2 và thường thì giống trồng trên một công dao động từ 700 kg/1.000m2 đến 1.100 kg/1.000m2 trung bình là 965,11 kg/1.000m2 (kết quả khảo sát, 2014). Lượng giống sử dụng khác nhau ngoài phụ thuộc vào kinh nghiệm, tập quán canh tác của người dân mà còn tùy thuộc vào loại giống mà nông hộ sử dụng như cách đặt theo các kiểu khác nhau sẽ cần lượng giống khác nhau, đa phần các nông hộ đặt hom mía theo kiểu nối đôi. Nông hộ thường lựa chọn giống có năng suất cao, thời gian ngắn, phù hợp với đất đai và dễ bán nên chi phí đầu tư giống cho một vụ khá cao. Chi phí giống trung bình là 1.208,36 ngàn đồng/1.000m2, chi phí giống cao nhất là 1.600 ngàn đồng/1.000m2 và chi phí giống tối thiểu là 800 ngàn đồng/1.000m2. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi phí giống của các nông hộ là do thời điểm mua giống của nông hộ là

47

không giống nhau, đại điểm về nơi mua giống của từng nông hộ, số lượng giống được mua cũng khác nhau.

4.2.1.2 Chi phí thuốc nông dược

Sự chênh lệch về mức độ sử dụng thuốc nông dược giữa nông hộ thấp nhất và cao nhất là khá lớn. Đây cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng 2,71% trong tổng chi phí sản xuất của nông hộ. Đa phần nông hộ phun xịt thuốc nông dược phòng và trị khi mía xuất hiện bệnh như thối ngọn, đốm vòng, khô gốc, sâu đục thân. Tuy nhiên mật độ xuất hiện các bệnh trên diện tích mía của các nông hộ là khác nhau. Vì vậy mức sử dụng chi phí thuốc nông dược cũng khác nhau ở mỗi nông hộ. Với mức chi phí thấp nhất trong sử dụng thuốc nông dược của nông hộ sử dụng là 30 ngàn đồng/1.000m2, cao nhất là 1.000 ngàn đồng/1.000m2 và mức chi phí trung bình là 215,63 ngàn đồng/1.000m2. Các loại thuốc nông dược được người dân sử dụng chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu.

4.2.1.3 Chí phí phân bón

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của hoạt động sản xuất mía. Việc sử dụng phân bón căn cứ vào tính chất đất, thời tiết khí hậu, đặc điểm và hiệu quả phân bón, căn cứ vào điều kiện kinh tế và cuối cùng là kỹ thuật canh tác của mỗi nông hộ. Các loại phân bón nông hộ thường sử dụng là: NPK 20-20-15, Urê, DAP 18-46, Lân.

- Phân đạm (N): có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, nhất là thời kỳ đầu. Thiếu đạm cây sinh trưởng yếu, lá nhỏ, chuyển vàng, ít phân cành, quang hợp yếu, năng suất giảm. Thiếu đạm rất phổ biến trên đất cát, đất có ít chất hữu cơ và bất kỳ đất nào gieo trồng liên tục mà không bổ sung đạm. Đất đầm lầy rất dễ bị thiếu đạm, vì sự ngập nước dẫn đến sự mất đạm do vi khuẩn trong đất.

- Phân lân (P): có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ, đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây. Thiếu lân năng suất giảm, phẩm chất kém mà không gây triệu chứng rõ rệt. Vì vậy khó nhận ra rối loạn này cho đến khi triệu chứng biểu hiện nặng.

- Phân kali (K): đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ, đẩy mạnh khả năng quang hợp, hình thành và vận chuyển hyđratcacbon về rễ. Thiếu kali cây mía sẽ dễ đỗ ngã, không chắc cây, chữ đường không cao.

Công thức phân bón được sử dụng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của nông hộ, hoặc học hỏi từ người quen và hướng dẫn của cán bộ tập huấn. Ngoài ra, lượng phân được sử dụng chủ yếu phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Dựa

48

vào kinh nghiệm của mình, nông hộ hình thành một công thức chung và liều lượng phân bón cho diện tích trồng mía qua các vụ.

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Hình 4.6 Cơ cấu chi phí các loại phân được sử dụng trong mẫu điều tra Trong các loại phân mà nông dân sử dụng, loại phân Ure chiếm 38,77% tổng chi phí phân bón, phân DAP chiếm 34,13%, phân NPK chiếm 20,33% và 6,77% còn lại là phân Lân. Điều đó cho thấy, nông dân sử dụng thường xuyên phân Ure và DAP với số lượng lớn, còn phân Lân và NPK thường được sử dụng ở đầu và cuối vụ nên lượng phân sử dụng không nhiều.

4.2.1.4 Chi phí thuê lao động

Trong sản quá trình sản xuất nông nghiệp lao động là yếu tố không thể thiếu. Lao động bao gồm lao động thuê và lao động gia đình, đơn vị tính của lao động là ngày công. Trong quá trình hoạt động sản xuất mía thì ngày công lao động từ lúc bắt đầu trồng đến kết thúc quá trình canh tác. Chi phí thuê lao động bao gồm các khâu xới đất, đào hộc mía, chặt hom mía, đặt mía, vô chân mía, đánh lá và cuối cùng là thu hoạch, vận chuyển. Tuy nhiên, ngoài những khâu sản xuất nông hộ phải thuê, thì cũng có một số khâu nông hộ sử dụng công lao động gia đình để giảm bớt chi phí trong sản xuất như làm cỏ, bón phân, phun xịt thuốc và tham gia cùng lao động thuê.

Chi phí lao động thuê chiếm tỷ lệ cao thứ nhì trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất 37,83%, vì trong quá trình sản xuất nông hộ chủ yếu thuê mướn lao động trong suốt quá trình sản xuất. Theo thống kê từ bảng 4.11 thì mức chi phí lao động thuê thấp nhất là 2.800 ngàn đồng/1.000m2, cao nhất là 3.450 ngàn đồng/1.000m2 và trung bình là 3.007,66 ngàn đồng/1.000m2.

49

Hai khoản mục chi phí này chiếm lần lượt là 3,47% và 1%. Nguồn chi phí lãi vay chỉ chiếm 3,47% do chủ yếu người dân sử dụng vốn nhà, bên cạnh đó lãi suất từ ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung là thấp, vì vậy tỷ lệ chi phí này chiếm không đáng kể.

Chi phí thuê đất: đây là chi phí có góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mức chi phí trung bình của chi phí này là 79,67 ngàn đồng, thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 2.000 ngàn đồng. Sở dĩ có mức chi phí thấp nhất là 0 đồng do đa phần các nông hộ có đất nhà sản xuất, nên không cần thuê thêm đất để sản xuất.

Từ những khoản mục chi phí, để thấy rõ cơ cấu chi phí tổng sản xuất ta có hình 4.7 sau:

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014

Hình 4.7 Cơ cấu các tổng chi phí trong trồng mía của nông hộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 58 -62 )

×