0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 65 -65 )

HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

4.3.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi người sản xuất tạo ra số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các yếu tố đầu vào là ít nhất. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận người sản xuất phải tạo ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức đầu vào nhất định hay nói khác hơn hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Bên cạnh nguồn lực đầu vào vẫn còn tồn tại các yếu tố kinh tế - xã hội (hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật) ảnh hưởng tới đến mức năng suất hay sản lượng của mô hình. Hàm sản xuất cận biên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng cùng lúc bằng phương pháp ước lượng cực đại (MLE – Maximum Likelihood Estimation) được phân tích bằng phần mềm Frontier 4.1 qua đó ta có bảng 4.14 kết quả về hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.

Lượng phân K (kali): Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và dương. Với kết quả này, khi tăng 1% lượng phân kali lên thì năng suất sẽ tăng 0,06% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy lượng phân K vẫn chưa được nông hộ sử dụng tối ưu trong quá trình sản xuất mía. Đối với cây mía thì phân kali có tác dụng giúp cho cây có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác cũng được kích hoạt và phát huy vai trò của các loại phân bón khác đặc biệt là đạm, lân và các loại phân vi lượng khác. Ngoài ra, giúp cây mía tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của thời tiết, tăng đề kháng sâu bệnh, cây cứng khỏe chống đổ ngã và phát triển đạt năng suất. Vì vậy, sử dụng lượng K thích hợp sẽ cho năng suất cao.

Lao động gia đình (ngày công): Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và có hệ số dương. Với kết quả này, khi tăng 1% ngày công lao động gia đình thì năng suất sẽ tăng 0,073% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy ngày công lao động gia đình có ảnh hưởng đến năng suất mía trong quá trình sản xuất. Số ngày công lao động trong các khâu sản xuất cho thấy lao động gia đình rất quan tâm đến tình hình sản xuất mía.

53

Bảng 4.14: Kết quả ước lượng phương pháp MLE của hàm sản xuất biên Cobb-Douglas

Ký hiệu

biến Tên biến Hệ số lệch Độ Giá trị t

Hàm sản xuất biên (Frontier production funtion)

Hằng số 1,668 ns 0,737 1,226 Ln X1 Phân đạm (kg/1.000m2) 0,103 ns 0,072 1,426 Ln X2 Phân lân (kg/1.000m2) -0,002 ns 0,045 -0,045 Ln X3 Phân kali (kg/1.000m2) 0,063 * 0,035 1,806 Ln X4 Lao động gia đình (Ngày công/1.000m2) 0,073 *** 0,032 2,249 Ln X5 Chi phí thuốc nông dược

(1.000 đồng/1.000m2) 0,048

*** 0,021 2,225 Ln X6 Lượng giống (kg/1.000m2) 0,001 ns 0,086 0,012

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (Technical ineffiency funtion)

Hằng số 0,316 ** 0,165 1,910

Z1 Học vấn (Năm) 0,000 ns 0,009 0,009

Z2 Tham gia tập huấn (1=có, 0=khác) -0,138 ** 0,068 -2,031

Z3 Kinh nghiệm (Năm) -0,021 ** 0,010 -1,980

Z4 Tuổi chủ hộ 0,005 ** 0,002 1,868

Z5 Giới tính (1=nam, 0= khác) 0,025 ns 0,079 0,321

Z6 Tính dụng (1= có vay, 0= khác) -0,152 ** 0,080 -1,883

σ2 0,024 *** 0,007 3,302

 0,757 *** 0,311 2,431

Hiệu quả kỹ thuật trung bình (%) 83,86

Log likelihood function 58,873

LR test of the one-sided error 38,329

Ghi chú: ***, **, * và ns lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê.

Nguồn: Số liệu xử lý bằng phần mềm Frontier 4.1

Chi phí thuốc nông dược: Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có hệ số dương. Với kết quả này, khi tăng thêm 1% chi phí thuốc nông dược lên thì năng suất sẽ tăng 0,048% năng suất mía với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy chi phí thuốc nông dược nông hộ sử dụng ít trong sản xuất mía. Nông hộ có thể sử dụng tăng thêm chi phí thuốc nông dược nhằm tăng cường phòng ngừa sâu bệnh và dưỡng cây giúp cây phát triển và tăng năng suất. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm đất thoái hóa, kém dinh dưỡng và tăng chi phí đầu vào trong sản xuất ảnh hưởng tới lợi nhuận.

54

Bảng 4.14 cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ đạt 83,86%. Mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất mà nông hộ đạt được là 96,80%. Với mức hiệu quả kỹ thuật trung bình cho thấy, thì với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật canh tác phù hợp thì năng suất mía của nông hộ có thể tăng thêm 16,14% để tạo mức năng suất tối đa.

Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (hàm sản xuất biên) và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (hàm phi hiệu quả kỹ thuật) theo công thức (2.13) và (2.14) được trình bày ở bảng 4.14. Hệ số gama (γ) bằng 0,757 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy, mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (Battese and Corra, 1977), hoạt động sản suất của hộ không chỉ ảnh hưởng bởi việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (technical ineffeciency factors) và phương pháp ước lượng khả năng cực đại (Maximum Likelihood Estimation - MLE) phù hợp hơn phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square - OLS) (Aragon, 2010).

Tập huấn: Hệ số này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số âm. Với kết quả này, nhóm hộ có tham gia tập huấn thì sẽ có hiệu quả kỹ thuật cao hơn những nhóm hộ không tham gia tập huấn là 13,8 điểm % với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vì theo kết quả khảo sát thực tế các nông hộ tham gia tập huấn sẽ được hướng dẫn kỹ thuật canh tác sản xuất sao cho hiệu quả, đạt được năng suất cao hơn so với các nông hộ không tham gia tập huấn.

Kinh nghiệm: Hệ số này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và âm. Với kết quả này, khi kinh nghiệm tăng lên 1 năm thì hiệu quả kỹ thuật sẽ tăng 2,1 điểm % với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất cao sẽ am hiểu được các đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cách bón phân và phun xịt thuốc cũng hợp lý hơn.

Tuổi chủ hộ: Hệ số này có ý nghĩa thống kê với mức 5% và có hệ số dương. Với kết quả này, khi tuổi chủ hộ tăng lên 1 năm thì hiệu quả kỹ thuật sẽ giảm 0,5 điểm % với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Với kết quả này cho thấy, nông hộ có độ tuổi càng cao thì ít tham gia trực tiếp vào sản xuất, chủ yếu là thuê mướn, phương thức sản xuất chủ yếu theo truyền thống, chậm áp dụng các kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất.

Tín dụng: Hệ số này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có hệ số âm. Với kết quả này, nhóm hộ có vay tín dụng sẽ có hiệu quả kỹ thuật cao hơn những hộ không vay là 15,2 điểm % với điều kiện các yếu khác không đổi. Vì khi nông hộ có vay vốn để sản xuất, thì nông hộ quan tâm nhiều đến hoạt động sản

55

xuất, chăm sóc để đạt được năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận để trả một phần chi phí cho vay vốn để sản xuất.

Qua khảo sát 90 nông hộ cho thấy, có những hộ sử dụng thừa những yếu tố đầu vào cũng có những nông hộ sử dụng thiếu các yếu tố đầu vào nên các nông hộ cần chú ý điều chỉnh hợp lý chi phí, để tăng năng suất góp phần tăng hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ. Trong bài nghiên cứu, nông hộ nên điều chỉnh tăng lượng phân kali bón trên 1.000m2 diện tích trồng mía của nông hộ. Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho thấy sự đóng góp tích cực vai trò tập huấn của nông hộ, sử dụng vốn vay và kinh nghiệm của chủ hộ trong sản xuất mía góp phần cải thiện hiệu quả kỹ thuật của nông hộ, hệ số âm của những yếu tố này trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật có sự ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mía của nông hộ.

4.3.2 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ

Bảng 4.15: Bảng phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mẫu điều tra

Mức hiệu quả (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 50 - <60 2 2,2 60 - <70 6 6,7 70 - <80 22 24,4 80 - <90 29 32,2 90 – 100 31 34,4 Tổng 90 100,00 Trung bình 83,86 Nhỏ nhất 52,58 Lớn nhất 96,80 Độ lệnh chuẩn 10,11

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Số liệu trong bảng 4.15 cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các nông hộ trồng mía đạt 83,86%, nhỏ nhất là 52,58% và lớn nhất là 96,80%, với kết quả này cho thấy sự phân phối hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ cũng khá tương đồng nhau. Tỷ lệ hộ đạt hiệu quả cao (>90%) là 34,4%, còn ở mức hiệu quả thấp dưới 60% là 2,2%. Phần lớn các nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 70 - 90% là 63,3%. Rõ ràng sự chênh lệch về kỹ thuật trồng mía giữa các nông hộ là rất lớn. Chứng tỏ rằng việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng giống như tham gia các lớp tập huấn của nông hộ có thể mang lại sự khác biệt lớn trong hiệu quả của các nông hộ. Ngoài ra, một số nông hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp do thiên tai, sâu bệnh bất ngờ gây ra sự mất mùa. Sự chênh lệch về hiệu quả này

56

cùng với khả năng lớn trong việc kiểm soát năng suất như đã phân tích trong bảng số liệu cho thấy tiềm năng cải thiện hiệu quả của nông hộ là rất lớn.

4.3.3 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật

Dựa vào mức hiệu quả kỹ thuật của từng nông hộ có thể ước tính mức năng suất do kém hiệu quả và mức năng suất bị thất thoát do kém hiệu quả kỹ thuật gây ra. Phần kém hiệu quả này có thể do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như phân bón, loại giống, thuốc nông dược chưa hợp lý. Bên cạnh đó thời tiết, sâu bệnh hại là một trong những vấn đề mà nông hộ khó kiểm soát trong quá trình sản xuất mía cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Phần kém hiệu quả này do yếu tố chủ quan (sử dụng yếu tố đầu vào) và cả những yếu tố khách quan (sâu bệnh, thời tiết, thiên tai) tác động. Các giá trị ước lượng này được thể hiện trong bảng 4.16 sau đây:

Bảng 4.16: Phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật

Đơn vị tính: tấn/1.000m2

Mức phi hiệu quả

(%) Năng suất thực tế Năng suất có thể Năng suất mất đi

0 – 10 14,016 14,909 0,893 10 – 20 12,621 14,773 2,153 20 – 30 10,250 13,627 3,377 30 – 40 9,417 14,314 4,897 40 – 50 7,400 13,655 6,255 Trung bình 12,048 14,318 2,271

Nguồn: Số liệu điều tra từ 90 nông hộ, năm 2014

Qua khảo sát từ 90 nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Trà Cú, có 49 hộ có mức hiệu quả kỹ thuật trên mức hiệu quả kỹ thuật trung bình, chiếm 56% mẫu, còn lại 44 hộ có mức hiệu quả kỹ thuật dưới mức trung bình. Nếu đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối đa, nông hộ có thể đạt mức năng suất cao nhất và phần năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật của nông hộ là tối thiểu. Bảng 4.16 cho thấy năng suất trung bình thực tế của nông hộ là 12,05 tấn/1.000m2. Nếu mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ là tối đa thì mức năng suất trung bình của nông hộ có thể đạt được là 14,318 tấn/1.000m2. Phần năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật là 2,271 tấn/1.000m2. Những nông hộ có mức phi hiệu quả kỹ thuật từ 0 - 10% thì trung bình phần mất đi của năng suất là 0,893 tấn/1.000m2. Trong khi đó, mức bình quân năng suất thực tế là 14,016 tấn/1.000m2 và mức năng suất lớn nhất nếu hiệu quả kỹ thuật tối đa là 14,909 tấn/1.000m2. Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật tăng dần lên khi mức

57

phi hiệu quả kỹ thuật tăng lên. Ở mức phi hiệu quả 11 - 20%, trung bình phần mất đi của năng suất là 2,153 tấn/1.000m2, mức phi hiệu quả là 21 - 30% thì trung bình phần mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật là 12,828 tấn/1.000m2 và mức hiệu quả phi phi kỹ thuật 31 - 40% trung bình phần năng suất mất đi là 3,377 tấn/1.000m2. Với phi hiệu quả từ 41 - 50% có mức thất thoát là 6,225 tấn/1.000m2.

Điều này cho thấy việc kết hợp các yếu tố đầu vào phù hợp, canh tác đúng kỹ thuật của các nông hộ vẫn còn có sự khác nhau dẫn đến mức thất thoát trong sản xuất. Do đó, những hộ đạt hiệu quả kỹ thuật thấp cần được cải thiện về kỹ thuật sản xuất để sự chênh lệch mức năng suất nhỏ lại theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, việc áp dụng đúng kỹ thuật và sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý là một điều kiện quan trọng. Đây cũng là tiềm năng lớn để giúp nông hộ cải thiện năng suất của mình nếu cải thiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất có mức hiệu quả thấp và phổ biến kỹ thuật một cách đồng bộ hơn giữa các hộ sản xuất mía.

58

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG

SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

Quá trình khảo sát thực tế ở huyện Trà Cú của các nông hộ trồng mía cho thấy tình hình sản xuất của các nông hộ trồng mía có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất tuy nhiên gặp không ít khó khăn.

5.1.1 Thuận lợi

- Huyện Trà Cú là một trong những huyện có đất đai phù hợp cho sản xuất mía của tỉnh Trà Vinh, vì vậy trồng mía trên vùng đất Trà Cú tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía từ đó tạo ra mức năng suất cao cho cây mía.

- Nằm ven đoạn cuối của nhánh sông Hậu, có nhiều kênh rạch, hệ thống thủy lợi mang lại điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ mía sau khi thu hoạch. Khí hậu của vùng cũng thích hợp cho sự phát triển của cây mía.

- Các chủ hộ trồng mía có kinh nghiệm lâu đời, trung bình chủ hộ có hơn 17 năm kinh nghiệm, nhiều nông hộ có trên 30 năm kinh nghiệm (kết quả khảo sát 90 nông hộ, 2014), vì vậy việc trồng mía cũng như hiểu về các đặc tính sinh trưởng, sự tác động của thời tiết, sự chuyển biến của sâu bệnh nên có sự ứng phó kịp thời.

- Đa số nông hộ có diện tích đất trồng mía gần nhà, vì vậy nông hộ không phải chịu thêm phần chi phí đi lại và có điều kiện chăm sóc mía tốt hơn. - Chi phí cho sản xuất mía là khá cao, chi phí phân bón và thuốc nông dược chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí của nông hộ, chiếm trên 40% trong tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nông hộ có thể trả khoản chi phí này cho chủ vật tư sau khi thu hoạch mía.

5.1.2 Khó khăn

- Về kỹ thuật sản xuất

Tình hình thời tiết biến động thất thường trong thời gian qua, gây khó khăn cho các nông hộ trong sản xuất mía. Bên cạnh đó, các nông hộ sản xuất mía phần lớn dựa vào kinh nghiệm sản xuất, và ít chịu thay đổi hướng sản xuất mới. Công tác tuyên truyền tập huấn của địa phương chưa thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 65 -65 )

×