- Sản xuất mía của các nông hộ dựa vào kinh nghiệm và học hỏi từ hàng xóm và qua các lớp tập huấn. Kiến thức sản xuất (kinh nghiệm) của chủ hộ trong mô hình có ý nghĩa thống kê 5% có tác động tương quan thuận đến hiệu quả sản xuất. Vì vậy, cần nâng cao kiến thức sản xuất của chủ hộ thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi trao đổi kinh nghiệm ở địa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ với các chuyên gia, giúp các nông hộ nâng cao kiến thức sản xuất. Thêm vào đó nội dung của các buổi tập huấn phải phù hợp và đơn giản giúp cho các nông hộ dễ hiểu. Tìm kiếm và sử dụng các giống mía mới vừa có năng suất và có chữ đường cao và chống chịu được sâu bệnh, khí hậu biến đổi.
- Trong mô hình biến tham gia tín dụng, chi phí thuốc nông dược có ý nghĩa và tương quan thuận với năng suất, tuy nhiên các nông hộ cần hạn chế đi vay để giảm bớt chi phí trong sản xuất.
- Nông hộ cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng theo quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, tăng sử dụng lượng phân kali vào sản xuất, bên cạnh đó cũng sử dụng phân đạm vì phân đạm cũng góp phần tăng năng suất (mặc dù trong mô hình biến này không có ý nghĩa).
62
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát thực tế từ thông tin nông hộ đã phản ánh phần nào đặc điểm sản xuất mía của các nông hộ ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Nhìn chung, huyện Trà Cú có điều kiện tự nhiên thuận lợi và đất đai phù hợp để sản xuất mía. Các nông hộ có thời gian trồng mía trung bình trên 17 năm, sản xuất mía chủ yếu dựa vào kinh nghiệm ít áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, thêm vào đó các nông hộ ít chú trọng tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên việc sản xuất mía của các nông hộ chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và hỗ trợ đúng mức. Qua quá trình phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật của 90 nông hộ trồng mía có thể đưa ra một số kết luận sau:
Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các nông hộ sản xuất mía trên địa bàn nghiên cứu ở huyện Trà Cú niên vụ mía 2013-2014 nhìn chung là chưa cao, chỉ đạt 83,86% so với mức năng suất tối đa, hầu hết các hộ trong mẫu khảo sát đều đạt hiệu quả kỹ thuật từ 70% trở lên. Với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp cho thấy năng suất của hộ trồng mía có khả năng tăng thêm 16,14%. Lượng phân kali sử dụng trên 1.000 m2/vụ có đóng góp tích cực vào tăng năng suất của nông hộ trong vụ. Bên cạnh đó, việc tham gia tập huấn, kinh nghiệm và sử dụng vốn vay của nông hộ đã có đóng góp tích cực và cải thiện hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Ngược lại, tuổi của chủ hộ là yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Từ việc kém hiệu quả kỹ thuật của nông hộ đã tạo ra mức thất thoát trong sản xuất mía. Cụ thể, mức năng suất thực tế trung bình của nông hộ của nông hộ là 12,05 tấn/1.000m2. Trong đó mức năng suất mía trung bình có thể đạt được của nông hộ là 14,12 tấn/1.000m2. Từ đó tính được mức năng suất mất đi trung bình của nông hộ là 2,27 tấn/1.000m2.
Các hộ nông hộ ở huyện Trà Cú thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất mía là chính. So với những năm trước năng suất mía tăng qua các năm, tuy nhiên thu nhập cũng như mức lợi nhuận của nông hộ trồng mía trong những năm qua không tăng mà ngược lại đang có xu hướng giảm xuống. Trong đó, mức năng suất mía trung bình của nông hộ là 12,05 tấn với mức doanh thu trung bình đạt được là 10.208,17 ngàn đồng/1.000m2 và lợi nhuận trung bình là 2.078,47 ngàn đồng/1.000m2. Tuy nhiên, chi phí sản xuất của nông hộ trồng mía nhìn chung là khá cao, tổng chi phí trung bình của nông hộ
63
là 7.949,97 ngàn đồng/1.000m2. Các chỉ số tài chính của nông hộ trong sản xuất mía của nông hộ tương đối thấp.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nông hộ
Tích cực tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, áp dụng đúng và hiệu quả những kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất, chuyển từ sản xuất truyền thống sang áp dụng sản xuất mô hình hiện đại (mô hình sản xuất mía chất lượng cao).
Tham gia học tập, trao đổi với nhau về kỹ thuật sản xuất mía. Thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết với Công ty TNHH một thành viên Mía đường Trà Vinh.
Nông dân nên điều chỉnh các lượng đầu vào cho hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt giá để tránh tình trạng bị ép giá.
6.2.2 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương
Cần có chính sách hỗ trợ đối với người trồng mía để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống cho các hộ trồng mía. Xây dựng cơ sở hạ tầng (về giao thông, thủy lợi, xây dụng vùng nguyên liệu mía). Tạo sự liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông.
Chính quyền địa phương nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo, các buổi giao lưu trực tiếp của nông dân với các nhà khoa học. Cần có các chính sách đào tạo, khuyến khích nhằm thu hút các kỹ sư nông nghiệp về phục vụ địa phương.
Các cán bộ khuyến nông, nhà khoa học thường xuyên theo dõi đánh giá hiệu quả sản xuất, và tìm ra những giống mía mới có năng suất cao, phù hợp với đất đai và những kỹ thuật mới để áp dụng thực tế nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho nông hộ.
Cần phải phối hợp giữa công ty Mía đường Trà Vinh với Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh và các huyện trong quy hoạch vùng mía nguyên liệu triển khai thực hiện tốt quy hoạch, tăng cường ký hợp đồng bao tiêu mía với nông dân (cam kết giá sàn tương ứng với mức CCS), tăng cường đầu tư vốn.
Hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các nông hộ trực tiếp vận chuyển đến cân tại cầu cảng. Nhà máy đường cần công khai minh bạch trong cân đo chữ đường tại cầu cảng.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
● Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. AA Tijani, 2006. Analysis of the technical efficiency of rice frams in Ijesha Land of Osun State, Nigeria. Kỳ yếu khoa học, tập 4, số 2, tháng 6 năm 2006.
2. Daniel, J. D, Adebayo, E. F, Shehu, J. F., Tashikalma, A. K, 2013. Technical efficiency of Resource-use among Sugarcane Farmers in the NorthEast of Adamawa State, Nigeria. Tạp chí quốc tế về Quản lý và Khoa học Xã hội nghiên cứu (IJMSSR) tập 2, số 6, tháng 6 năm 2013.
3. English Dictionary, 1964. The New Horizon Ladder Dictionary of the English Language, London.
4. Farell, MJ, 1957. The Measurement of Productive Efficiency. Journal of the Royal Statistical Society. Series A, Vol. 120, No. 253-290.
5. Frank Ellis, 1998. “Peasant Economics, Farm Households and Agrarian Development”, Cambridge University press.
● Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Cổng thông tin điện tử Trà Vinh: < https://www. travinh.gov.vn/>
2. Cổng thông tin điện tử huyện Trà Cú:
<http://gis.chinhphu.vn/vbdmap.aspx?l=4&kv=1084087.43,639883.562> 3. Đỗ Ngọc Diệp, 2010. Vai trò của phân kali với cây mía. Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát.
4. Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt nam trong giai đoạn 2008-2011. Kỷ yếu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2012: 268-276.
5. Niên giám thống kê huyện Trà Cú từ năm 2011-2013.
6. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
7. Phạm Lê Duy Nhân, 2014. Báo cáo Ngành mía đường Việt Nam.
8. Trần Thị Thảo, 2011. Phân tích hiệu quả kỹ thuật về sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
65
10. Phạm Lê Thông và cộng sự, 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở ĐBSCL. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 267-276.
11. Phạm Lê Thông, 2010. Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn năm 2008-2009. Kỷ yếu khoa học, Đại học Cần Thơ.
12. Quan Minh Nhựt, 2009. Phân tích hiệu quả về kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp.
13. Thanh Phong, 2014. Công ty Mía đường Trà Vinh tổ triển khai chính sách đầu tư mía nguyên liệu niên vụ sản xuất 2014-2015.
<http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/tracu/!ut/p/c1/04_SB8K8xLLM9MSSz Py8xBz9CP0os3gDIws_QzcPIwMDC0NzA08nU88QCydXQ9AQ_1wkA5kF eYeFgZGYT7GlgaBTgaOjkZQeRzA0UDfzyM_N1W_IDs7zdFRUREA5WR x6Q!!/dl2/d1/L2dJQS>
66
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH
Em xin kính chào! em tên là ...hiện là sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Em đang nghiên cứu về đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía trên địa bàn Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” nhằm nâng cao năng suất và thu nhập cho nông hộ trồng mía. Rất mong ông (bà) vui lòng dành cho em ít thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Tất cả ý kiến của ông (bà) đều có ý nghĩa đối với sự thành công của nghiên cứu. Em đảm bảo thông tin của ông (bà) sẽ được bảo mật, rất mong nhận được sự cộng tác của ông (bà)!
Ngày phỏng vấn………tháng…….năm 2014 Mẫu số: ………
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
Q1. Họ tên đáp viên: ………...Năm sinh (Tuổi): ... Q2. Địa chỉ: Ấp:……...Xã:………… …...………...huyện Trà
Cú– tỉnh Trà Vinh.
Q3. Giới tính của chủ hộ ữ
Q4: Số điện thoại: ………...……...
Q5. Dân tộc: 1. □ Kinh 2. □ Khmer 3. □ Hoa 4. □ Khác
Q6. Trình độ văn hoá: ….………. (số năm đến trường). Q7. Tống số người trong gia đình: ………..người.
Trong đó: Nam: ………….. Số thành viên nam trên 16 tuổi: ……… Nữ: ………. Số thành viên nữ trên 16 tuổi: ………
Q8. Kinh nghiệm trồng mía của ông/bà?...năm.
Q9. Thu nhập từ mía của gia đình ông/bà: ………...………đồng/năm. Q10. Ông/bà có tham gia các lớp tập huấn về trồng mía hay không?
1. Có 2. Không
67
Q10.2 Bao lâu được tập huấn 1 lần: ………..tháng/lần Q10.3 Đơn vị tập huấn: ……….. Nội dung:………
Q11. Ông/bà có là thành viên của hợp tác xã hay không?
1. Có (tên HTX: ………) 2. Không
Q12. Ông/bà có tham gia hợp tác các doanh nghiệp?
1. Có 2. Không
Nếu có, tên doanh nghiệp: ………..………...
Q13. Ngoài ra, ông/bà có tham gia tổ chức xã hội, đoàn thể nào dưới đây hay
không?
1. Hội nông dân 2. Hội phụ nữ
3. Đoàn thanh niên 4. Khác...
Q14. Ngoài sản xuất mía, hộ tham gia hoạt động gì để tạo thu nhập
Hoạt động Thu nhập (triệu đồng/tháng)
1. 2. 3.
II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA 1. ĐẤT SẢN XUẤT
Q15. Tổng diện tích nông nghiệp hiện nay là bao nhiêu: …..công (1.000 m2)
Q16. Trong đó, diện tích đất trồng mía: ……… công. Q17. Ông (bà) có thuê đất sản xuất không?
1. Có 2. Không
Q2.1 Diện tích đất thuê: ……….m2. Q2.2 Giá thuê đất: ………đồng/m2/năm.
Q18. Diện tích đất trồng mía của ông/bà qua 5 năm thay đổi như thế nào?
1. Không thay đổi 2. Tăng lên 3. Giảm xuống Lý do: ……….
68
Q19. Giống mía hiện nay ông/bà trồng là gì?
1. Roc 16 2. K88-92
3. Roc 11 4. Roc 13
5. Khác
Q20. Tại sao Ông/Bà chọn giống mía trên (có thể chọn nhiều câu trả lời).
1. Dễ trồng 2. Phù hợp với đất đai
3. Năng suất tốt 4. Sinh trưởng tốt
5. Lợi nhuận cao hơn những cây khác 6. Dễ chăm sóc, ít sâu bệnh
7. Thời gian ngắn 8. Chữ đường cao
9. Khác: ………..
Q21. Ông/bà vui lòng cho biết nguồn gốc giống mía ở đâu?
1. Từ hàng xóm 2. Giống tự có
3. Công ty cung cấp 4. Các cơ sở của tình khác
5. Cơ sở giống địa phương 6. Khác: ………
Q22. Ông/bà vui lòng cho biết chất lượng giống như thế nào?
1. Rất cao 2. Cao 3. Bình thường
3. VỀ KỸ THUẬT TRỒNG
Q23. Ông/ bà có luân canh, xen canh trong sản xuất không?
1. Có 2. Không
Q25.1 Nếu có là luân canh. Xen canh theo mô hình nào?
1. Mô hình trồng xen canh với đậu xanh 2. Mô hình trồng xen canh hoa màu 3. Mô hình luân canh với lúa 4. Khác………..
Q24. Ông/bà tham gia sản xuất theo qui trình ở trên được ai giới thiệu và tài
trợ kinh phí? ...
Thuận lợi và khó khăn khi tham gia?...
Q25. Ông/bà biết đến thông tin về TBKT từ các nguồn nào? (nhiều lựa chọn)
1. Cán bộ khuyến nông 2. Cán bộ trường, viện 3. Nhân viên C.ty thuốc BVTV 4. Cán bộ Hội nông dân
5. Người quen 6. Phương tiện thông tin đại chúng 7. Khác:………...
69
4. VỐN SẢN XUẤT
Q26. Nguồn vốn cho việc sản xuất mía chủ yếu là?
(1) Vốn tự có (2) Do Nhà nước hỗ trợ (3) Vay ngân hàng (4) khác: …………
Q27. Hộ có vay để sản xuất không?
(1) Có (2) Không
Nếu có, thì tiếp câu Q28
Q28. Nếu có, điền vào thông tin sau.
Vay ở đâu Số tiền (1.000 đ) Lãi suất (%/tháng) Thời hạn (tháng)
Điều kiện vay Tín chấp Thế chấp
5. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ THU HOẠCH
Q24. Xin Ông/bà vui lòng cho biết các khoản chi phí sản xuất mía:
CHI PHÍ SẢN XUẤT MÍA (tổng diện tích)
Chỉ tiêu Số luợng Đơn giá Số công (1000m2) Đơn giá (đvt theo công) Thành tiền I. CHI PHÍ GIỐNG
II. CHI PHÍ THUỐC BVTV - Diệt cỏ
-Trừ sâu
-Thuốc dưỡng
III. CHI PHÍ PHÂN BÓN
70 - DAP - NPK 16 -16-8 - NPK 20-20-15 - NPK 16-10-6+13S - Khác……….
IV. CHI PHÍ NHIÊN LIỆU
- Điện (kg)
- Xăng (lít) - Dầu (lít)
V. CHI PHÍ MÁY MÓC, CÔNG CỤ ( TÊN CÔNG CỤ, THỜI GIAN SỬ DỤNG, GIÁ TRỊ)
VI. CHI PHÍ CÔNG LAO ĐỘNG
1. Cày bừa
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
2. Đào hộc mía
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
3. Chặt hom
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
4. Đặt hom
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
5. Bơm nước
71 - Chi phí LĐ thuê (ngày)
6. Làm cỏ
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
7. Vo chân
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
8. Chăm sóc (bón phân, xịt thuốc)
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
9. Đánh lá
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
10. Thu hoạch
- Chi phí LĐGĐ(ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
VII. CHI PHÍ LÃI VAY CHO VỤ VỪA RỒI (nếu có) (%)
Nếu sử dụng lao động thuê thì đó là lao động địa phương hay từ nơi khác đến? ...
Giá lao động trên ngày? ………đồng/nam ………..đồng/nữ.
6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MÍA
Q25. Sản lượng thu hoạch và giá bán mía?
Tiêu chí Năm 2013-2014
Giá bán (đồng/kg) Sản lượng (tấn)
Năng suất (tấn/1.000 m2)
72
STT Người mua Tỷ lệ % Địa điểm bán Địa bàn người
mua 1 Thương lái 2 Doanh nghiệp 3 Bán lẻ 4 Khác:... Q27. Giá cả do ai quyết định?
1. Người bán 2. Người mua
3. Thỏa thuận 4. Theo giá thị trường
Q28. Theo ông (bà) các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán là:
1. Chất lượng (giống) 2. Chữ đường
3. Khối lượng ít hay nhiều 4. Khoảng cách vận chuyển 5. Phương thức thanh toán 6. Khác: ___________________