0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRÀ CÚ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 39 -39 )

3.2.1 Trồng trọt

3.2.1.1 Lúa

Lúa là cây lương thực hàng đầu và quan trọng của nước ta. Hằng năm, diện tích và sản lượng lúa tăng theo thời gian, và trong khoảng 3 năm nay tình hình diện tích và sản lượng lúa của huyện tăng ổn định.

Bảng 3.2 dưới đây cho thấy tình hình diện tích trồng lúa của huyện tăng nhanh, năm 2013 diện tích trồng lúa tăng 4.172,21 tấn so với cùng kỳ năm 2012, năng suất tăng 12,85 tấn/ha so với năm 2011. Nguyên nhân chính cho tốc độ tăng nhanh của diện tích, sản lượng và năng suất là do ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống, bố trí lịch thời vụ thích hợp. Áp dụng sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại 4 xã Tân

27

Sơn, Ngọc Biên, Tập Sơn và Phước Hưng đã tạo ra vùng sản xuất lúa có chất lượng cao ổn định, năng suất vượt trội.

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Trà Cú giai đoạn 2011 - 2013

Khoản mục Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích Ha 41.185,39 42.081,00 46.253,21

Sản lượng Tấn 176.717,08 220.169,02 244.411,67

Năng suất Tấn/ha 39,99 52,32 52,84

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, năm 2014

3.2.1.2 Cây màu

Trong những năm gần đây, huyện đã hình thành các vùng chuyên canh màu ở các xã, đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo báo cáo Niên giám thống kê, 2013 diện tích trồng màu của huyện có sự tăng trưởng không đồng bộ giữa các loại và đang diện tích đang giảm dần qua các năm gần đây, bảng 3.3 dưới đây thể hiện diện tích trồng màu trên địa bàn huyện.

Bảng 3.3: Tình hình diện tích các loại hoa màu được trồng từ năm 2011 - 2013 ở huyện Trà Cú

Đơn vị diện tích: ha

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ngô 1.779,75 1.719,98 1.366,71

Rau 5.015,18 5.357,37 5.045,95

Đậu 445,35 349,08 244,87

Sắn 243,02 244,08 204,86

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014

3.2.1.3 Cây ăn trái

Năm 2013, diện tích trồng cây ăn trái ở huyện đạt được 1.228,49 ha, diện tích thu hoạch toàn huyện đạt là 1.153,32 ha ước đạt được 93,88% kế hoạch đề ra, sản lương thu hoạch đạt 20.657,04 tấn. Diện tích cây ăn trái chủ yếu của huyện là cam (41,98 ha), quýt (7,02 ha), chanh (21,61 ha), bưởi (80.55 ha), nhãn (46.10 ha) và các loại cây khác (408,64 ha), trong đó chuối chiếm diện tích nhiều nhất với diện tích 437.81 ha (chiếm 35,64%), và xoài với diện tích 184,78 ha (chiếm 15,04%) so với diện tích trồng cây ăn trái của toàn huyện.

Trong đó, các xã Ngãi Xuyên, Phước Hưng, Định An, Lưu Nghiệp Anh, An Quãng Hữu là các xã trồng nhiều cây ăn trái như Ngãi Xuyên có 10,30 ha

28

trồng cam, quýt, sản lượng chiếm 30,77% sản lượng cam, quýt của huyện. Xã Phước Hưng có 25,89 ha trồng xoài, đạt sản lượng 168,48 tấn.

3.2.2 Chăn nuôi

Trong năm 2013, trên địa bàn toàn huyện có tổng đàn Trâu là 110 con, tổng đàn Bò là 23.665 con, trong đó cung cấp 704,04 tấn thịt xuất chuồng, nhiều nhất là tổng đàn Lợn với 57.379 con, sản lượng thịt xuất chuồng 6.259,22 tấn thịt hơi và đàn Gà lên tới 434 ngàn con. Trong thời gian qua, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm đến giáp tay người dân, huyện Trà Cú còn vận động từng hộ chăn nuôi hưởng ứng các đợt tiêm phòng nhằm bảo vệ đàn vật nuôi trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trong cả nước hiện nay.

Đến nay, toàn huyện tiêm phòng 190.000 liều vaccine cúm gia cầm cho gần 149.500 con, đạt gần 68% so với tổng đàn; trong đó gần 142.000 con gà và trên 107.500 con vịt; tiêu độc khử trùng diện tích trên 3,7 triệu mét vuông chuồng trại của 17.778 hộ chăn nuôi.

Đội kiểm tra liên ngành huyện kiểm tra nhắc nhở 04 trường hợp vận chuyển gần 1.600 con gia cầm vào các xã Phước Hưng, Ngãi Xuyên, An Quảng Hữu; kiểm tra 33 hộ giết mổ gia súc, gia cầm, 04 lò ấp trứng và 12 chủ đò cam kết không vận chuyển gia súc, gia cầm từ vùng dịch vào địa phương.

3.2.3 Thủy sản

Năm 2013, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là 2.357,31 ha. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng 26.828 tấn, sản lượng khai thác nước mặn, lợ, ngọt là 15.682 tấn. Bảng 3.4 dưới đây thể hiện tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện trong thời gian 3 năm trở lại đây.

Bảng 3.4: Sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn huyện Trà Cú năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: tấn

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng sản lượng nuôi

trồng thủy sản 5.212 15.589 26.828

Cá 4.300 14.562 25.368

Tôm 499 399 824

Thủy sản khác `413 637 636

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014

Bảng 3.4 cho thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản của cá là 25.368 tấn trong đó, diện tích nuôi trồng cá lóc được huyện phát triển nhiều nhất. Chỉ tính

29

từ đầu năm 2014, tỉnh Trà Vinh có khoảng 1.200 hộ thả nuôi khoảng 200 triệu con cá lóc giống trên diện tích gần 200 ha; trong đó, huyện Trà Cú chiếm hơn 50%. Tổng sản lượng đã thu hoạch được gần 20.000 tấn cá lóc thương phẩm.

3.3 TÌNH HÌNH TRỒNG MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 3.3.1 Giới thiệu sơ lược về cây mía

Mía là tên gọi chung của một số loài trong loại Saccharum, bên cạnh các loài lau, lách khác. Chúng vốn là các loài cỏ, có thân cao từ 2-6 m, chia làm nhiều đốt, bên trong có chứa đường. Tất cả các giống mía trồng đều là các giống mía lai nội chi hoặc nội loại phức tạp. Ngày nay, cây mía được trồng ở nhiều nước trên giới, phân bố ở phạm vi từ 35 độ vĩ Nam đến 35 độ vĩ Bắc để thu hoạch lấy thân, sản xuất ra đường ăn (saccaroza). Ngoài ra, cây mía còn được coi là một trong sáu cây nhiên liệu sinh học tốt nhất của thế giới trong tương lai (cây mía đứng đầu, tiếp đến là cọ dầu, cải dầu, gỗ, đậu nành và tảo). Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát.

Mía là nguồn nguyên liệu liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Đường mía hiện chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của toàn thế giới. Mía là loại cây có nhiều chất dưỡng chất như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường, giúp con người thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Đường giữ một vai trò rất quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Các giống mía hiện nay được trồng nhiều ở Việt Nam như: VN96-06, VN96-07, VN96-08, KU60-1, KU60-2, K95-161, K90-54.

3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.3.2.1 Kỹ thuật trồng

a) Thời vụ

Thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9-11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.

b) Đất trồng - Làm đất - Mật độ trồng

- Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.

- Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày lần đầu cần sâu khoảng 30-40 cm (chú

30

ý trên những vùng đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đưa tầng sinh phèn lên), bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón vôi trước khi bừa lần cuối.

- Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng x hàng từ 1-1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8-1 m. Đào rãnh: rộng 20-30 cm, sâu 20-30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1-2 ngày.

c) Chuẩn bị hom mía

Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6-8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất. Một ha cần từ 4-6 tấn hom giống, cũng có thể trồng từ 8-10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống.

d) Đặt hom

Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10-20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.

e) Trồng xen canh cải tạo đất mía

- Bốn tháng đầu khi mới trồng, giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen các cây họ đậu như: đậu xanh, đậu phọng, đậu trắng vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.

3.3.2.2 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Sau khi trồng 1-1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (khoảng cách rộng hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ, bên cạnh đó nên làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.

+ Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng 3, 6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch).

+ Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần. * Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng;

31

* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng; * Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng;

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh không để đọng nước vào mùa mưa. Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng.

+ Cách xử lý chăm sóc mía gốc:

Sau khi thu hoạch. Gom lá già theo rãnh hoặc mang đốt. Cày dọc theo hàng mía, làm đứt rễ già. Sau đó bón phân theo qui trình và cuốc lấp kín gốc, tưới nước nếu có điều kiện. Khi mầm mọc đều, tiến hành giậm nơi trống để tạo sự đồng đều.

+ Bón phân bao gồm: bót lót, bón trong giai đoạn sinh trưởng và bón thúc trong giai đoạn sắp thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh:

- Nên rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha vào rãnh mía trước khi đặt hom. Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan. Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30 kg thuốc Diaphos, Padan để rải.

- Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan, Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trường hợp cây bị nhiễm bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh. Ngoài ra, bà con có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng.

3.3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng qua các niên vụ từ 2011 – 2014

Cây mía là loại cây có lợi thế rất lớn của huyện Trà Cú nói riêng, tỉnh Trà Vinh nói chung. Diện tích trồng mía ở huyện tính đến hết năm 2012 đạt khoảng 5 ngàn ha, tăng khoảng trên 200 ha so với cùng kỳ, theo phòng Nông nghiệp huyện Trà Cú cho biết, quy hoạch vùng nguyên liệu mía của huyện Trà Cú đến năm 2015 sẽ giảm đi diện tích trồng mía trên địa bàn. Bảng dưới đây thể hiện diện tích, sản lượng và năng suất mía qua các niên vụ mía:

32

Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng và năng suất mía ở huyện Trà Cú qua các niên vụ từ năm 2011 – 2014 Khoản mục Đơn vị tính Năm 2011- 2012 Năm 2012- 2013 Năm 2013 - 2014 Diện tích Ha 4.850,02 5.075,30 5.013,21 Sản lượng tấn 564.339,97 543.017,00 559.995,59

Năng suất tấn/ha 116,36 106,99 111,70

Chỉ tiêu so sánh

Chênh lệch 2012 - 2013

với 2011 - 2012 Chênh lệch 2013 - 2014 với 2012 - 2013 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Diện tích (ha) 225,28 4,65 -62,09 -1,22

Sản lương (tấn) -21.322,97 -3,78 16.978,59 3,13

Năng suất (tấn/ha) -9,37 -8,05 4,71 4,40

Nguồn: Theo Niên giám thống kê huyện Trà Cú, 2014 và Báo cáo tổng kết năm 2013 của phòng nông nghiệp huyện Trà Cú

Qua bảng 3.5 cho thấy diện tích trồng mía của huyện tăng qua các niên vụ đặc biệt niên vụ mía từ 2012 – 2013 tăng lên 225,28 ha (tăng 4,65%) do giai đoạn đầu vụ các nhà máy thu mua với giá khá cao, nông dân trong huyện bắt đầu ồ ạt chuyển đổi các loại cây trồng hiện có không mang lại giá trị kinh tế cao sang trồng mía. Tuy nhiên cũng trong niên vụ mía 2012 – 2013 sản lượng thu được giảm mạnh 21.322,07 tấn (giảm 3,78%), do tình hình giá thu mua mía nguyên liệu không ổn định và xuống thấp, như ngay từ đầu vụ công ty mía đường Trà Vinh thu mua vào 1.060 đồng/kg mía cây đạt 10 chữ đường (10 CCS) và đến cuối tháng 03/2013, giá mía cây giảm xuống còn 960 đồng/kg, trong khi đó các chi phí đầu vào cho sản xuất như giá vật tư nông nghiệp và lao động thuê tăng lên. Khiến nhiều nông hộ trồng mía không thu được lợi nhuận nên đốn bỏ những diện tích mía chưa thu hoạch để chuyển đổi sang trồng cây khác, dẫn đến năng suất chỉ đạt 106,99 tấn/ha. Đến niên vụ 2013 – 2014, diện tích trồng mía của huyện là 5.013,21 ha và giảm 62,09 ha (giảm 1,22%), tuy nhiên sản lượng tăng 16.978,9 tấn (tăng 3,13%) và năng suất đạt 111,7 tấn/ha (tăng 4,40% so với niên vụ mía trước). Do trong niên vụ điều kiện thời tiết diễn ra thuận lợi, ít sâu bệnh, các nông hộ áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất thông qua các buổi tập huấn, ngoài ra các nông hộ chuyển sang sử dụng giống có năng suất cao sản lượng mía tăng so với niên vụ trước đó. Diện tích trồng mía niên vụ 2013 – 2014 giảm hơn so với niên vụ trước là do mức thu nhập từ việc trồng mía quá thấp, không đảm bảo được đời sống của nông hộ, vì vậy nông hộ chuyển đổi từ diện tích trồng mía kém hiệu

33

quả sang nuôi cá và trồng lúa, rau màu tại các vùng có điều kiện như Đại An, Kim Sơn, Tân Sơn, Ngãi Xuyên.

Nhìn chung sản lượng mía ở huyện Trà Cú qua 3 niên vụ đều tăng nhưng cũng có sự biến đổi là do diện tích trồng của nông hộ thay đổi. Tuy nhiên năng suất của các nông hộ đều tăng qua các năm là do các hộ trồng mía đă chuyển sang trồng các giống mía mới như: Roc 22 (Đài Loan), Suphanburi 7, K88-92, K88-95, M30-3566, VĐ 86-368, R570, VN 84-4137, KU 60-3 (Thái Lan). Các giống mía mới này cho năng suất cao, hàm lượng đường (CCS) cao, chịu hạn, chịu úng, không bị đỗ ngã, ít trổ cờ, khả năng tái sinh tốt. Ngoài ra, nhờ làm tốt các mặt công tác khuyến nông như: khảo nghiệm giống mía mới, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai thực hiện cơ giới trong khâu làm đất, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng. Thực hiện các câu lạc bộ trồng mía áp dụng các quy trình sản xuất mới đã nâng cao năng suất mía.

34

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN

XUẤT MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ SẢN XUẤT

4.1.1 Đặc điểm của nông hộ

Qua kết quả điều tra khảo sát của 90 nông hộ trồng mía của 3 xã của huyện Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh. Ta thấy được tổng quan về thông tin chung của các nông hộ trồng mía như độ tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, diện tích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH (Trang 39 -39 )

×