1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ

71 205 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Từ khi Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/3/1999 về “ Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” thì công tác ngân hà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

NGUYỄN LÊ KHANH MSSV: 4114395

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP

NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH THỚI LAI, CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số ngành: 52340201

Tháng 11 năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

NGUYỄN LÊ KHANH MSSV: 4114395

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP

NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH THỚI LAI, CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HỨA THANH XUÂN

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Qua hơn 3 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là khoa Kinh tế - QTKD đã cho em những kiến thức vô cùng quý báu và bổ ích, giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, là nền tảng vững chắc cho công việc và cuộc sống của em sau này

Em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Khoa kinh tế - QTKD nói riêng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian em học tập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn cô Hứa Thanh Xuân đã tận tình hướng dẫn

em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình

Em vô cùng biết ơn Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị tại ngân hàng

và chú Đặng Thanh Vũ đã giúp đỡ con trong suốt quá trình thực tập tại ngân hàng cùng các anh, chị tại ngân hàng đã tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành tốt bài bài báo cáo tốt nghiệp Sự thân thiện, nhiệt tình của mọi người đã giúp em có được những kiến thức bổ ích và những số liệu cần thiết để em hoàn thành đề tài của mình

Em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống Chúc Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thới Lai dồi dào sức khỏe, công việc thuận lợi Chúc ngân hàng ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành công

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Người thực hiện

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014

Người thực hiện

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

  

………., ngày… tháng… năm……

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

2.1.1 Mục tiêu chung 2

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng Nông nghiệp Nông thôn 4

2.1.2 Đặc điểm của tín dụng 5

2.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng 5

2.1.4 Phân loại tín dụng 6

2.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay 6

2.1.6 Chính sách Nhà nước đối với tín dụng Nông nghiệp Nông thôn 7

2.1.7 Phương pháp cho vay hộ sản xuất: 8

2.1.8 Một số chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tín dụng: 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13

CHƯƠNG 3 15

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI 15

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 15

3.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế huyện thới lai 15

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Thới Lai: 16 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 17

3.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 19

3.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 20

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 23

3.5.1 Thuận lợi: 23

3.5.2 Khó khăn: 23

3.5.3 Định hướng phát triển trong năm 2014: 23

CHƯƠNG 4 25

Trang 7

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THỚI LAI 25

4.1 HOẠT ĐỘNG HUY DỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 25

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn 25

4.1.2 Huy động vốn 28

4.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI 32

NGÂN HÀNG 32

4.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng 32

4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng Nông nghiệp Nông thôn 39

4.2.3 Phân tích nợ xấu 48

4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 49

NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG 49

4.3.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động(%): 49

4.3.2 Hệ số thu nợ nông nghiệp 50

4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng NNNT 50

4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp 50

4.4 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP 51

NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG 51

4.4.1 Ưu điểm 52

4.4.2 Nhược điểm 53

CHƯƠNG 5 54

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 54

5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG: 54

5.2 BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 56

TÍN DỤNG 56

CHƯƠNG 6 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

6.1 KẾT LUẬN 57

6.2 KIẾN NGHỊ 58

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 58

6.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước 59

6.2.3 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 59

6.2.4 Đối với NHNo&PTNT huyện Thới Lai 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng NN&PTNT huyện

Thới Lai giai đoạn 2011 – 2013 20

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013, 2014 22

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn 2011 – 2013 25

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013, 2014 26

Bảng 4.3 Huy động vốn ngân hàng NN&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn 2011 – 2013 29

Bảng 4.4 Huy động vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013, 2014 31

Bảng 4.5 DSCV của NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011-2013 33

Bảng 4.6 DSCV của NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng 2013, 2014 34

Bảng 4.7 DSTN của NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011-2013 35

Bảng 4.8 DSTN theo thời hạn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013,2014 36

Bảng 4.9 Dƣ nợ cuả NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011-2013 37

Bảng 4.10 Dƣ nợ của NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013,2014 38

Bảng 4.11 Doanh số cho vay Nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn 2011-2013 39

Bảng 4.12 Doanh số cho vay Nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013,2014 40

Bảng 4.13 DSTN Nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011-2013 42

Bảng 4.14 DSTN Nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013,2014 43

Bảng 4.15 Dƣ nợ Nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn 2011-2013 45

Bảng 4.16 Dƣ nợ Nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013,2014 46

Bảng 4.17 Nợ xấu Nông nghiệp theo ngành NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 48

Bảng 4.18 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Lai từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 49

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Quy trình cho vay trực tiếp 10 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai 17 Hình 4.1 Cơ cấu nguốn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn năm

2011-2013 26 Hình 4.2 Cơ cấu nguốn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm

2013, 2014 27 Hình 4.3 Cơ cấu huy động vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn

năm 2011-2013 29 Hình 4.4 Cơ cấu huy động vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu

năm 2013, 2014 32

Trang 10

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

NHTM : Ngân hàng thương mại

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU

Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn là chính vì thế nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Việc xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp đã và đang đóng góp rất nhiều vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho nông thôn nói riêng và cả nền kinh tế nói chung Chính vì lẽ đó, việc tạo điều kiện cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển là một yếu tố tất yếu, yêu cầu đặt ra là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có thị trường tài chính vững mạnh đễ tăng cường hỗ trợ

Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung và huyện Thới Lai nói riêng là vấn đề về vốn Nhu cầu vốn để đầu tư vào cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất khi vào

vụ là rất cần thiết Từ khi Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/3/1999 về “ Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” thì công tác ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã thực sự khởi sắc và có bước ngoặt mới, tạo sự phấn khởi cho cả phía Ngân hàng và cho cả người nông dân lâu nay chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng Kết quả hoạt động tín dụng trong thời gian qua tại Agribank chi nhánh huyện Thới Lai tăng trưởng mạnh, đã khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với khu vực này, đồng thời cũng chứng tỏ rằng chủ trương trên của chính phủ là đúng đắn, đã thực sự tháo gỡ bớt được những khó khăn vướng mắc trong việc cung ứng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP

về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một sự thay đổi quan trọng của chính sách của Nhà nước đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn và về cơ bản, đã khắc phục được những bất cập của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg sau hơn 10 năm thực hiện nhưng qua công tác hoạt động cũng còn tồn đọng không ít khó khăn cho phía Ngân hàng và cả những người hoạch định chính sách như: chưa xác định được thị trường đầu ra cho nông sản, giá cả nông sản bấp bênh, chi phí hoạt động Ngân hàng lớn do địa bàn dàn trải, nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng… Bên cạnh đó tín dụng đen vẫn còn tồn tại và việc khó khăn khi tiếp cận tín dụng chính thức đòi hỏi những phương án giải quyết cụ thể và hữu ích Đứng trước thực trạng trên,

Trang 12

những chính sách tín dụng cho nông dân đang là một vấn đề rất cần thiết của ngành cũng nhƣ các cấp uỷ chính quyền ở cả tầm vi mô và vĩ mô

Từ đó, tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng Nông nghiệp Nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Thới

Lai” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp, nhằm tìm hiểu hoạt động tín dụng, đƣa

ra một số giải pháp hữu ích cho ngân hàng trong thời gian tới và giúp cải thiện hoạt động tín dụng nông thôn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh Thới Lai, thành phố Cần Thơ để xác định thực trạng tín dụng Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của Ngân hàng trong giai đoạn tới

Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu đƣợc

sử dụng để phân tích đƣợc lấy chủ yếu trong giai đọan 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Trang 13

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tín dụng về nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư

nợ cho vay, mức nợ qua hạn, huy động vốn và sử dụng vốn, rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

Trang 14

Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất

cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện ở ba mặt cơ bản sau:

- Có sự giao quyền sở hữu từ người này sang người khác

- Sự chuyển giao này mang tính tạm thời

- Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người

sở hữu một giá trị lớn hơn; phần tăng thêm là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất

Với khái niệm chung như vậy, tín dụng ngân hàng được định nghĩa như sau: tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đơn vị, các tổ chức kinh tế và các cá nhân Trong mối quan hệ này ngân hàng đóng vai trò là người trung gian, vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay

2.1.1.2 Khái niệm tín dụng Nông nghiệp Nông thôn

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán đã có từ hàng nghìn năm nay

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền

Trang 15

kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp nông thôn Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh

tế chủ yếu Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả

Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn là tất cả hoạt động tín dụng của Ngân hàng phục vụ hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiêp Nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng nông nghiệp, nông thôn và người dân

2.1.2 Đặc điểm của tín dụng

Tín dụng là hệ thống kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà nguồn vốn được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu quả Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp còn phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo điều kiện để nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp

2.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng

+ Ngược lại, ở khâu phân phối, tín dụng đã đáp ứng được các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội cũng như cho nhà nước

Trang 16

Chức năng thứ hai của tín dụng là chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế Chức năng này thể hiện thông qua việc thẩm định dự án, kế hoạch kinh doanh cũng như việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của chủ thể đi vay và chủ thể cho vay, nhằm đảm bảo an toàn vốn và đạt hiệu quả

cao nhất khi thực hiện quan hệ tín dụng

 Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm,

thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động như mua sắm nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng

 Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn một năm đến 05

năm dùng để vay vốn mua sắm tài sản cố định, hiện đại hóa các trang thiết bị

và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

 Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 05 năm, nó được

sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

2.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay

Trang 17

hiệu quả sử dụng vốn Bên cạnh đó, nguyên tắc này còn đảm bảo cho các khoản tiền mà ngân hàng phát ra phải có mục đích rõ ràng cụ thể gắn liền với quy hoạch phát triển chung về cơ cấu kinh tế của từng vùng, từng địa phương

b) Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn đã

thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:

Phương thức hoạt động của các ngân hàng là “ Đi vay để cho vay ” Vì vậy các khoản tiền cho vay thường được các ngân hàng huy động vào từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, các khoản vốn huy động này thường có các kỳ hạn nhất định Cho nên thực hiện nguyên tắc này giúp cho ngân hàng chủ động được khả năng thanh toán của mình đối với khách hàng, đây cũng là

cơ chế tồn tại của ngân hàng

2.1.5.2 Điều kiện vay vốn:

Theo quyết định số 66/QĐ-HĐQT-TD ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng, những khách hàng có đủ các điều kiện sau mới được xem xét cho vay vốn:

a) Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân

sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam Khách hàng phải là người cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn của mình nơi chi nhánh NHNo&PTNT cho vay đóng trụ sở

b) Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp

c) Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống, mức vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn đối với khoản vay ngắn hạn và 15% tổng nhu cầu vốn đối với khoản vay trung hạn Kinh doanh có hiệu quả, có lãi; trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo&PTNT Việt Nam

d) Khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả

d) Khách hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam

2.1.6 Chính sách Nhà nước đối với tín dụng Nông nghiệp Nông thôn

Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh

Trang 18

vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền

tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác trong từng thời kỳ

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức như sau: Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục

vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại

Bên cạnh việc nâng cao mức cho vay tối đa không có đảm bảo bằng tài sản, Nghị định này có nhiều quy định mới hơn, đối tượng vay rộng hơn trước đây Trong trường hợp thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng tổ chức tín dụng cho vay thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai Dịch bệnh được công bố tại địa phương Thời điểm khoanh nợ tối đa 2 năm và số lãi tổ chức tín dụng đã khoanh cho khách hàng được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng Nghị định còn quy định tổ chức tín dụng có chính sách miễn giảm lãi suất đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp

Về cơ chế bảo đảm tiền vay, theo quy định tại Điều 9 nghị định này các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm phải nộp Giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc được UBND cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp

2.1.7 Phương pháp cho vay hộ sản xuất:

2.1.7.1 Đối tượng cho vay:

NHNo&PTNT cho vay các đối tượng sau:

 Chi phí vật tư, nhiên liệu, chi phí trồng trọt và chăn nuôi: giống, phân bón, nông dược, nhiên liệu, tiền công phải trả cho hoạt động nông nghiệp…

 Các chương trình dự án của chính phủ nhằm phát triển nông thôn, cải tạo vườn tạp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi…

 Chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu, chi phí thuê mua, sửa chữa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thôn

2.1.7.2 Phương thức cho vay:

Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng NHNo&PTNT nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:

Trang 19

a) Cho vay từng lần:

Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần Mỗi lần vay vốn khách hàng và NHNo&PTNT nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng

b) Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn

có nhu cầu vay vốn thường xuyên và ổn định NHNo&PTNT nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng Trong phạm vi hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và NHNo&PTNT nơi cho vay lập giấy nhận

nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn của NHNo&PTNT nhưng tối đa không quá 12 tháng NHNo&PTNT nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết

c) Cho vay theo dự án đầu tư:

NHNo&PTNT cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống, thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ, thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án

d) Cho vay lưu vụ:

NHNo&PTNT cho khách hàng vay lưu vụ chỉ áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng chuyên canh trồng lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn khác Ngân hàng xét cho vay lưu vụ khi hộ gia đình cá nhân có đủ các điều kiện sau: phải có 2 vụ liền kề; dự án, phương án đang có hiệu quả; trả đũ số lãi còn nợ của hợp đồng tín dụng trước Trước ngày đến hạn trả cuối cùng của hợp đồng tín dụng khách hàng làm giấy đề nghị vay lưu vụ, các thủ tục khác không phải lập lại

2.1.7.3 Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay thường gắn liền với lãi suất thị trường và do nhu cầu vốn trên thị trường quyết định Mức lãi suất cho vay do NHNo&PTNT nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng cấp trên theo từng giai đoạn nhất định và trên cơ sở lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNN Việt nam ban hành

Trang 20

2.1.7.4 Thủ tục cho vay:

Khách hàng có nhu cầu vay vốn sản xuất lập dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và giấy đề nghị vay vốn gửi đến NHNo&PTNT nơi cho vay để được thẩm định và hướng dẫn thủ tục vay vốn Theo Quyết định số 41/2010/QĐ.TTg ngày 12/04/2010 của Thủ tướng chính phủ “ Về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn ’’, đối với những hộ vay từ dưới 50 triệu đồng thì người vay không phải thế chấp tài sản

và được ngân hàng cấp sổ vay vốn, nhưng hộ vay phải nộp kèm bản chính quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho Ngân hàng nơi cho vay để tránh cho vay chồng chéo, trùng lấp Đối với hộ vay trên 10 triệu đồng phải lập hợp đồng tín dụng (HĐTD) và hợp đồng thế chấp (HĐTC) bảo đảm tiền vay theo quy định Ngân hàng nơi cho vay lập kế toán ghi sổ và việc ghi chép vào sổ vay vốn hay HĐTD phải trùng với hồ sơ lưu tại Ngân hàng

2.1.7.5 Quy trình cho vay:

Đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai cho vay trực tiếp đến hộ

Hình 2.1: Quy trình cho vay trực tiếp

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh, ngày 01/01/2014)

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp trực tiếp cán bộ tín dụng (sau đây xin được viết là: CBTD) phụ trách địa bàn nơi mình đang cư trú đề nghị được vay vốn, trình bày rõ mục đích vay và kèm theo phương án sản xuất, kinh doanh CBTD tiếp nhận đề nghị của khách hàng và hẹn ngày đến thẩm định và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp phương án sản xuất, kinh

Hộ, cá nhân, doanh nghiệp vay

(5)

(7)

(8) (1) (2) (3)

(6)

(9)

(4)

Trang 21

doanh và tài sản thế chấp có tính khả mại hay không có tranh chấp trong trường hợp phải đảm bảo bằng tài sản

(2) CBTD đến trực tiếp gặp khách hàng thẩm định phương án vay vốn, đây là khâu trọng yếu nhất Nếu đủ điều kiện cho vay CBTD thỏa thuận với khách hàng về đề nghị mức vốn vay, lãi suất, thời hạn trả nợ và các điều kiện cho vay khác theo HĐTD đồng thời hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn (3) Khách hàng sau khi lập xong hồ sơ đến nộp cho CBTD và kèm theo giấy chứng nhận QSDĐ bản chính, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản để giao dịch đảm bảo, giấy phép kinh doanh…CBTD kiểm tra hồ sơ một cách cẩn thận và đầy đủ, nếu còn sai sót yêu cầu khách hàng bổ sung, làm lại (4) CBTD lập báo cáo thẩm định đề nghị mức cho vay và trình Trưởng phòng kinh doanh xét duyệt hồ sơ

(5) Trưởng phòng kinh doanh xét duyệt hồ sơ do CBTD trình về tính pháp lý, tính hợp lệ, phương án khả thi và có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn

và nguồn vốn của Ngân hàng để duyệt số tiền cho vay, đồng thời trình hồ sơ đến Ban giám đốc để quyết định cho vay

(6) Ban giám đốc là người quyết định sau cùng số tiền cho vay theo đề nghị của Trưởng phòng kinh doanh và chuyển hồ sơ lại cho CBTD

(7) CBTD nhận lại hồ sơ, đăng ký số khế ước, mã khách hàng và số tiền vay được duyệt vào chương trình giao dịch và quản lý khách hàng trên máy vi tính, đồng thời thông báo cho khách hàng biết lịch giải ngân Sau đó chuyển

hồ sơ đến Phòng kế toán

(8) Bộ phận kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ và khế ước trên chương trình giao dịch, tính hợp lệ, hợp pháp; lưu giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay, hạch toán và làm thủ tục giải ngân sau đó chuyển hồ sơ đến Thủ quỹ (9) Thủ quỹ kiểm tra lần cuối tính pháp lý của hồ sơ vay vốn và nếu hợp

lệ, hợp pháp thì tiến hành giải ngân cho khách hàng

2.1.7.6 Thu nợ, thu lãi:

a) Thu nợ gốc:

Việc thu nợ gốc có thể phân chia theo nhiều kỳ hoặc một kỳ căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng Việc trả nợ gốc phải đúng theo kỳ hạn đã cam kết trên HĐTD, nếu khách hàng có khả năng có thể trả trước hạn

NHNo&PTNT nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng về việc trả nợ gốc, đối với nợ trung và dài hạn thì kỳ hạn trả nợ lần đầu được thực hiện khi phương án đi vào sản xuất có thu nhập, kỳ trả nợ tiếp theo có thể phân theo tháng, quý hoặc năm Đối với cho vay ngắn hạn kỳ trả nợ thỏa thuận theo chu

kỳ sản xuất ,kinh doanh, theo vụ mùa nhưng không quá 12 tháng

Trang 22

2.1.8 Một số chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tín dụng:

a) Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động :

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó cho biết khả năng cho vay của Ngân hàng so vối nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả

Tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động = x 100%

b) Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng):

Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm Nếu vòng quay vốn lớn thì chứng tỏ Ngân hàng sử dụng nợ có hiệu quả

Vòng quay vốn tín dụng =

c) Hệ số thu hồi nợ (%):

Chỉ số này cho ta biết trong năm tài chính, Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng nợ trong một đồng vốn vay đến hạn, chỉ số này thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hệ số thu hồi nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại

Nguồn vốn huy độngTổng dư nợ

Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Trang 23

Hệ số thu hồi nợ = x 100%

d) Nợ xấu

Chỉ số này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ nét Khi ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này càng cao và ngược lại

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài nghiên cứu dựa trên những thông tin thứ cấp thu thập thông qua những thông tin trên tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế, internet…

Số liệu được thu thập chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thới Lai

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh

+ So sánh số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích

so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế

y = y1 - y0 Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

+ So sánh số tương đối:

 Số tương đối động thái: Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó Số tương đối này được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kì (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm Mức độ đem ra nghiên cứu được gọi là

Doanh số thu nợDoanh số cho vay

Nợ xấuTổng dư nợ

Trang 24

mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc

 Số tương đối kết cấu: Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể Số tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và được tính bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể

Áp dụng cho từng mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh với

hình thức số tuyệt đối, số tương đối để phân tích cơ cấu vốn, tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng.đồng thời phân tích chỉ số tài chính để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng

Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá chất lượng hoạt

động và rủi ro tín dụng của Ngân hàng

Mục tiêu 3:Sử dụng kết quả phân tích và suy luận tìm ra giải pháp khắc

phục, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian tới

Số tương đối động thái =

Mức độ kỳ nghiên cứu Mức độ kỳ gốc

x 100%

Số tương đối kết cấu = Mức độ của bộ phận

Mức độ của tổng thể

x 100%

Trang 25

Chương 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế huyện thới lai

Huyện Thới Lai được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ.CP ngày

02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ Huyện Thới Lai là một huyện vùng ven của thành phố Cần Thơ, gồm 13 đơn vị hành chính ( 12 xã và 1 thị trấn) với diện tích tự nhiên 25.566 ha, trong đó diện tích trồng lúa 17.963 ha Dân số gồm 26.508 hộ với 121.321 người

Huyện có nền nông nghiệp phát triển đa dạng, là nơi có Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung tâm giống của thành phố Cần Thơ đóng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong nông nghiệp Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, các hoạt động văn hóa – xã hội được triển khai thực hiện rộng khắp, đáp ứng kịp thời nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân

Nhân dân trong huyện cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hăng hái tham gia thực hiện các phong trào hành động cách mạng của địa phương Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đạt 9,77%, thu nhập bình quân đầu người là 10.310.000 đồng/người/năm.Về cơ cấu kinh tế thì:

Khu vực I ( Nông – Lâm – Ngư nghiệp) chiếm 70,96%

Khu vực II ( Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) chiếm 12,26%

Khu vực III ( Dịch vụ - Thương mại) chiếm 16,78%

Nhìn chung tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Thới Lai tăng trưởng cao, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng lúa chất lượng cao, mè, đậu nành, dưa hấu…, tạo thêm nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả

a) Về hoạt động sản xuất nông nghiệp:

 Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 53.335 ha, tổng sản lượng 315.779 tấn, năng suất bình quân đạt 5,68 tấn/ha

 Cây màu: Tổng diện tích sản xuất 2.242 ha, tổng doanh thu ước đạt 20.439.980.000 đồng, bình quân đạt 21.990.000 đồng/ha

 Vườn cây ăn trái: Diện tích vườn đã khôi phục chuyên canh cây ăn trái 963 ha trong đó 70% đã cho thu họach Diện tích vườn tạp chưa cải tạo là

899 ha

Trang 26

 Nuôi trồng thủy sản: Diện tích thả nuôi 1.070 ha, trong đó cá ruộng là 1.030 ha ( năng suất bình quân ước 500 kg/ha, sản luợng đạt 515 tấn), cá tra thâm canh là 12 ha ( năng suất bình quân 350 tấn/ha, sản lượng 4.200 tấn), cá

ao các loại là 12 ha (năng suất bình quân 4 tấn/ha, sản lượng 48 tấn), nuôi tôm trên ruộng là 6 ha (năng suất bình quân 950 kg/ha, sản lượng 5,7 tấn), ươm cá giống là 10 ha (năng suất bình quân 1 tấn/ha, sản lượng 104 tấn)

 Chăn nuôi: Đàn heo 32.420 con, đàn bò 1.345 con, đàn trâu 130 con…

 Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: Kết hợp chương trình IPM với chương trình “ 3 giảm 3 tăng ” trong sản xuất lúa được đẩy mạnh đã giúp cho người nông dân nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, hướng dẫn nông dân kỹ thuật thâm canh lúa chất lượng cao, trồng màu,

sử dụng nông dược an toàn, phương pháp diệt ốc bươu vàng, hướng dẫn nuôi trồng thủy sản…

b) Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Toàn huyện có 680 cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp với 4.410 lao động chủ yếu tập trung vào các ngành như: chế biến lương thực, thực phẩm, xay xát lúa gạo, cơ khí, xây dựng…Giá trị tổng sản lượng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là 673 tỷ đồng vượt 29,8% so với năm 2010

c) Về thương mại - dịch vụ:

Họat động thương mại và dịch vụ của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường được mở rộng với nhiều thành phần kinh tế tham gia từ sản xuất, trao đổi, mua bán đến tiêu dùng Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhìn chung tương đối ổn định, tuy nhiên giá cả một số mặt hàng còn dao động nhất là các mặt hàng thực phẩm, vật tư xây dựng, xăng dầu tăng đột biến

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Thới Lai:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thới Lai là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Quyết định số 431/QĐ/NHNo-TCCB, ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân Hàng No&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT huyện Thới Lai được chia tách từ NHNo&PTNT huyện Thới Lai (cũ) theo địa giới hành chính, để phù hợp với tính pháp lý và chương trình phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương Trụ sở chi nhánh đặt tại ấp Thới Thuận B , Thị Trấn Thới Lai gồm 12 xã và 1 thị trấn trực thuộc Do mới thành lập nên chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai chỉ có một trụ sở với 18 cán

bộ viên chức, trong đó trình độ đại học là 15, trung cấp là 2, sơ cấp là 1, và 7 nhân viên hợp đồng

Trang 27

Ra đời giữa lúc nền kinh tế đang chuyển mình, họat động trong cơ chế thị trường với biết bao thử thách nghiệt ngã, bao trở ngại khó khăn cùng với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và về nhân lực, nhưng với lòng quyết tâm, sự phấn đấu nổ lực của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh cùng với sự hổ trợ quan tâm của huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện và NHNo&PTNT TP Cần Thơ chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013

Với phương châm “ Kinh doanh để phục vụ- phục vụ để kinh doanh” NHNo&PTNT huyện Thới Lai đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay và các dịch vụ chuyển tiền…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, nhằm thực hiện các chương trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân

NHNo&PTNT huyện Thới Lai giờ đây đã trở thành một người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, góp phần ổn

định và nâng cao đời sống nhân dân trong toàn huyện

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

NHNo&PTNT huyện Thới Lai có trụ sở chính đặt tại ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, tổng số cán bộ công nhân viên là 25 người, trong đó gồm:

01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 trưởng phòng kinh doanh, 01 trưởng

phòng kế toán, 08 CBTD, 07 kế toán, 03 kiểm ngân, 03 hành chánh

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh, ngày 01/01/2014)

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai

Trang 28

Công tác tổ chức cán bộ cực kỳ quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của NHNo&PTNT huyện Thới Lai , Ban giám đốc hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, có năng lực, đúng người đúng việc, luôn quan tâm, động viên, khuyến khích cán

bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Trên cơ sở phiếu giao việc hàng tháng đến từng cán bộ, Ban giám đốc thực hiện việc kiểm tra và giao tiến độ thực hiện chương trình công tác Vào đầu mỗi tháng họp giao ban một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động tháng trước và định hướng hoạt động kinh doanh tháng sau phù hợp với chương trình kế hoạch mà Ngân hàng cấp trên đề ra

Ngoài ra Ban giám đốc cũng quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán

bộ về chuyên môn và tin học, từ đó tạo ra sự cân bằng và đồng đều về nghiệp

vụ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng công tác của từng cán bộ Trong nội bộ cơ quan có sự đoàn kết cao, tất cả cùng một quyết tâm vì sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng hiện nay

 Giám đốc: Là người có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng HĐTD, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của Ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh.Giám đốc được quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình

 Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra

 Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh như: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục

vụ tín dụng đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng cấp trên

 Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính,

kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lương với các đơn vị trực thuộc Thiết

Trang 29

kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên Ngân hàng cấp trên Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định

 Tổ hành chính - bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn cho cơ quan và cho khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài cơ quan, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan

3.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai là ngân hàng thương mại Nhà nước, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng với các nghiệp vụ như sau:

 Nhận các lọai tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ của các tổ chức

và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng và lãi suất linh hoạt, hấp dẫn

 Phát hành kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác

 Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cho cá nhân và tổ chức kinh tế

 Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt nam đối với các khách hành thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư với lãi suất thỏa thuận

 Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với cán bộ công nhân viên, cho vay người đi lao động và làm việc ở nước ngoài, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức lãi suất thấp

 Thực hiện dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối bằng đồng Việt Nam

và ngoại tệ, chuyển tiền điện tử nhanh chóng với chi phí thấp và an toàn

 Mở tài khoản trả lương qua tài khoản trên cơ sở phát hành thẻ ATM cho hầu hết cán bộ cong nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trang 30

3.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Kết quả hoạt động kinh doanh là một thành quả của quá trình đầu tư của tất cả các ngành nghề kinh doanh, Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Thới Lai cũng không ngoại lệ Mục tiêu cao nhất của ngân hàng là tối đa hóa giá trị của ngân hàng để thu được lợi nhuận cao và rủi ro thấp nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi lợi nhuận tăng cao ngân hàng sẽ bổ sung nguồn vốn tự có, mở rộng tín dụng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng hóa sản phẩm, đưa nền kinh tế của huyện phát triển Trong thời gian qua với sự

nổ lực phấn đấu, luôn ý thức được chức năng và nhiệm vụ của mình, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai đã đạt được nhiều thành tựu đáng

kể Đơn vị đạt được kết quả như sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện

Thới Lai giai đoạn 2011 - 2013

Chi phí trả lãi 23.673 29.642 28.912 5.969 25,21 (730) (2,46) Chi phí ngoài lãi 9.289 10.032 9.301 743 8,00 (731) (7,29)

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

- Về thu nhập: Thu nhập là khoản tiền mà ngân hàng thu từ các hoạt động

kinh doanh như cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ cà các khoản khác Qua bảng số liệu trên cho biết, thu nhập qua các năm của ngân hàng biến động không ổn định và trong đó nguồn thu từ lãi chiếm tỉ trọng cao (chiếm trên 95%) và là nhân tố quyết định sự gia tăng của tổng thu nhập Trong năm

2011, đối mặt với 2 thách thức lớn là lạm phát tăng cao và bất ổn tỷ giá, NHNN ra chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua áp dụng trần tăng trưởng tín dụng Tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn khiến lãi suất tăng cao Kể từ tháng 03/2011, NHNN ban hành thông tư 02/2011

TT - NHNN quy định mức trần lãi suất huy động là 14% năm Lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay tăng theo làm thu từ lãi tăng cho đến năm

2012 đạt 40.786 triệu đồng, tăng 21% tương đương với số tiền là 7.078 triệu

Đơn vị: triệu đồng

Trang 31

đồng Đến năm 2013, mặt bằng chung lãi suất cho vay và huy động đồng loạt giảm nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay để vượt qua khó khăn nên thu từ lãi đã giảm chỉ đạt 38.293 triệu đồng giảm hơn năm trước 2.493 triệu đồng với tỷ lệ là 5,03%

Giống như những vùng kinh tế nông thôn khác, kinh tế - xã hội của huyện Thới Lai sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người dân chưa có điều kiện

và thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cung cấp nên khoản thu nhập ngoài lãi của chi nhánh (bao gồm hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh khác, thu nhập khác) chiếm phần nhỏ (khoảng 5%) trong tổng số thu nhập Ngoài cung cấp các dịch vụ truyền thống: mở tài khoản thẻ ATM, thanh toán tiền trong nước, chuyển tiền trong nước,…Với sự

nổ lực đa dạng hóa các gói sản phẩm dịch vụ, tận thu các khoản phí, nguồn thu nhập ngoài lãi của chi nhánh tuy có giảm vào năm 2012 nhưng sau đó đã tăng trưởng trở lại ở mức 20,5% vào năm 2013 tương ứng với số tiền 354 triệu đồng

- Về chi phí: Thu nhập qua các năm của chi nhánh biến động, thì việc

chi phí biến động theo cũng là điều không tránh khỏi Như ta đã biết, chi phí là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của bất

cứ một tổ chức kinh tế nào, phân tích chi phí có ý nghĩa quan trọng vì ta có thể biết quy mô tín dụng, chi phí nào là chi phí chính trong hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ có biện pháp tiết kiệm những loại chi phí không hợp lý Cũng giống thu nhập, chi phí về lãi cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với chi phí ngoài lãi Việc chi phí lãi biến động phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất huy động

và lãi phải trả cho các khoản vay của TCTD khác Năm 2012, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn với tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước Trước thực trạng đó, NHNN đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo thanh khoản ổn định thị trường tiền tệ, giảm nhanh mặt bằng lãi suất cho vay, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Cụ thể mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với cuối năm 2011 Đến cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động VND giảm 3-6%/năm Tuy nhiên, trong năm 2012 hoạt động huy động vốn tăng so với năm 2011 nên chi phí lãi tăng 25,21% tương ứng 5.969 triệu đồng Đến năm 2013, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm mạnh nên chi phí lãi của ngân hàng giảm nhẹ so với năm 2012 và ở mức 28.912 triệu đồng tức giảm 730 triệu đồng tương đương 2,46%

Chi phí ngoài lãi (bao gồm các khoản chi phí cho hoạt động dịch vụ, chi kinh doanh ngoại tệ, chi trả tiền lương,…) của chi nhánh biến động qua các năm Cụ thể, năm 2012 tăng 8% so với năm 2011 Sự gia tăng này chủ yếu là

do tình hình lạm phát đã kéo chi phí hoạt động tăng lên cao thông qua chi phí

Trang 32

lương và chi phí khuyến mãi, các chi phí khác Đồng thời dưới sự canh tranh của các đối thủ và việc trần lãi suất huy động khiến lãi suất huy động giảm xuống nên để giữ được khách hàng, chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi nhằm giữ chân và mở rộng nguồn khách hàng Đến năm 2013 giảm 7,29% so với năm 2012 do ngân hàng đã cắt giảm bớt một số chi phí không cần thiết khi hoạt dộng của ngân hàng đã dần đi vào quỹ đạo hoạt động trở lại

được quá trình hoạt động và quy mô của ngân hàng Năm 2012 chi nhánh đã thành công trong việc duy trì tốc độ gia tăng của thu nhập lớn hơn chi phí nên lợi nhuận tăng, đạt ở mức 2.839 triệu đồng và tăng 263 triệu đồng tương đương 10,2% so với năm 2011 Sang năm 2013, lợi nhuận là 2.161 triệu đồng giảm 678 triệu đồng tương đương 23,9% so với năm 2012 nhưng so với 2011 thì lợi nhuận vẫn thấp hơn 415 triệu đồng, đây là một dấu hiệu không tốt đối với hoạt động của ngân hàng Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận là do ngân hàng thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ 14,8% cho vay mới với lãi suất 11,4%/năm đối với hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm và cá tra Bên cạnh đó do ảnh hưởng bởi thiên tai, nền kinh tế không ổn định, giá cả tăng cao, tình hình kinh tế của người dân khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thới Lai

6 tháng đầu năm 2013, 2014

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Thu nhập từ lãi 19.341 19.043 (298) (1,54) Thu nhập ngoài lãi 1.229 1.614 385 3133

Chi phí trả lãi 14.574 13.847 (727) (4,99) Chi phí ngoài lãi 4.920 5.706 786 15,98

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

Sang đầu năm 2014, tình hình hoạt động của chi nhánh đạt kết quả khả quan Để đạt được kết quả đó, ngân hàng đã rất nổ lực kiểm soát cắt giảm chi phí rất nhiều khi thu nhập lãi cũng giảm Tình hình kinh tế địa phương dần phục hồi, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, bên cạnh đó mặt bằng lãi suất giảm giúp người dân dễ tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, thu nhập từ

Đơn vị: triệu đồng

Trang 33

lãi của chi nhánh giảm 298 triệu đồng so với đầu năm 2013 tương ứng 1,54% Trong khi đó các hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ lại tăng 385 triệu đồng, tăng 31.33% từ đó làm tăng nguồn thu nhập ngoài lãi nói riêng và tổng thu nhập nói chung Tốc độ tăng chi phí (gồm chi phí lãi và chi phí ngoài lãi) nhỏ hơn thu nhập nên lợi nhuận của ngân hàng có tăng truởng dương đạt 28 triệu đồng tương ứng 2,6%

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Qua các năm hoạt động trên lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, NHNo&PTNT huyện Thới Lai có một số thuận lợi, khó khăn sau:

3.5.1 Thuận lợi:

- Ngân hàng được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương

- Khách hàng của ngân hàng là khách hàng truyền thống, chủ yếu là nông dân có bản chất thật thà

- Ngân hàng ngày càng được sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn

- Cán bộ nghiệp vụ nhất là cán bộ tín dụng, kế toán đa số đã tốt nghiệp đại học, có trình độ và khả năng quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn

3.5.2 Khó khăn:

- Trong những năm qua giá cả các mặt hàng nông sản thực phẩm, lương thực luôn biến động, giá chi phí cho sản xuất ngày càng tăng dẫn đến thu nhập của nông dân thấp, có phần ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và việc đầu tư cho nhu cầu của xã hội

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh trong những năm qua diễn biến phức tạp: mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ngày càng trầm trọng dẫn đến sản lượng, chất lượng sản phẩm làm ra của hộ nông dân không được đảm bảo

- Một số hộ vay không ý thức quản lý và sử dụng đồng vốn ngân hàng hiệu quả dẫn đến tình trạng mất hoặc thiếu khả năng trả nợ

- Lực lượng cán bộ tác nghiệp và quản lý còn thiếu ảnh hưởng đến quá

trình hoạt động của ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát

3.5.3 Định hướng phát triển trong năm 2014:

a) Định hướng:

Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2013 và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thới Lai đề ra các chỉ tiêu cơ bản để phấn đấu trong năm 2014 như sau:

 Huy động vốn số dư: 250 tỷ đồng

 Tổng dư nợ các nguồn vốn: 400 tỷ đồng

- Tỷ lệ cho vay trung hạn: 30%/ tổng dư nợ

Trang 34

 Sử dụng vốn:

- Tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của NHNo&PTNT Tp Cần Thơ giao và cân đối nguồn vốn tại địa phương; bám vào mục tiêu, định hướng chuyển dịch kinh tế từng vùng, địa phương để cho vay tạo ra những sản phẩm

có khả năng tiêu thụ tốt, hiệu quả kinh tế cao

- Phòng kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh năm 2014, giao kế hoạch cho vay, thu nợ, thu lãi hàng quý hay 06 tháng một kỳ cho cán bộ tín dụng thực hiện

- Phân loại khách hàng theo tiêu chí ABC để cho vay đảm bảo an toàn và hiệu quả, từ đó có chiến lược kinh doanh trên mỗi nhóm khách hàng cụ thể nâng cao chất lượng tín dụng cũng là điều cần làm để tránh rủi ro sau này

- Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để giảm rủi ro

- Tích cực thu hồi nợ tồn đọng, phấn đấu thu đạt trên 30% nợ tồn đọng

- Lên phương án xử lý nợ rủi ro và nợ có chiều hướng rủi ro theo kết quả phân tích và phân loại khách hàng để từ đó giảm thiểu được nợ rủi ro

- Tổ chức, củng cố màng lưới cộng tác viên khu vực (tổ vay vốn), hướng dẫn ủy thác từng phần cho cộng tác viên…nhằm làm giảm áp lực công việc cho cán bộ tín dụng

- Phát động thi đua, khen thưởng cho CBCNV đạt thành tích tốt

 Tài chánh kế toán:

- Lập kế hoạch thu lãi, mở rộng chuyển tiền điện tử để thu dịch vụ

- Thực hiện chế độ chi tiêu của đơn vị, quản lý tài sản, kiểm kê định kỳ

Trang 35

Chương 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT

HUYỆN THỚI LAI 4.1 HOẠT ĐỘNG HUY DỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Vốn là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng Để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh thì việc tạo lập vốn là vấn đề cấp thiết nhất trong hoạt động của ngân hàng Toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng được dùng để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác để duy trì hoạt động của ngân hàng Bằng nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng đã nắm giữ một nguồn vốn rất lớn giúp ngân hàng hoạt động tốt Nhưng để tập hợp được nguồn vốn lớn như vậy, ngân hàng cũng phải chi ra những mức phí nhất định đó là tiền lãi cho các loại tiền gởi và các chi phí quản lý khác Nguồn vốn của NHNo&PTNN chi nhánh huyện Thới Lai được hình thành từ các nguồn sau:

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn

2011 - 2013

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2012/2011 2013/2012

số tiền % số tiền % Vốn huy

động 119.453 173.522 246.541 54.069 45,26 73.019 42,08 Vốn điều

chuyển 130.135 109.871 88.891 (20.264) (15,57) (20.980) (19,10)

Tổng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

- Vốn huy động: Nguồn vốn huy động luôn của ngân hàng có xu hướng

tăng qua các năm cho thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn Cụ thể vốn huy động năm 2011 là 119.453 triệu đồng, năm 2012 đạt 173.522 triệu đồng tăng 54.069 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với

tỷ lệ 45,26% Nguyên nhân là do năm 2012, nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất tiền gửi tăng cao cộng thêm giá vàng biến động bất ổn, kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn chung làm người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng càng nhiều Đến năm 2013 vốn huy động ở mức 246.541 triệu đồng, tăng 73.019 triệu đồng tương đương 42,1% so với năm 2012 Sự thành công trong việc huy động vốn là nhờ ngân hàng đã mở rộng các hình thức tiền gửi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm tích

Đơn vị: triệu đồng

Ngày đăng: 26/10/2015, 09:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w