Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 35)

Vốn là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành, đầu tƣ và phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh thì việc tạo lập vốn là vấn đề cấp thiết nhất trong hoạt động của ngân hàng. Toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng đƣợc dùng để đầu tƣ cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác để duy trì hoạt động của ngân hàng. Bằng nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng đã nắm giữ một nguồn vốn rất lớn giúp ngân hàng hoạt động tốt. Nhƣng để tập hợp đƣợc nguồn vốn lớn nhƣ vậy, ngân hàng cũng phải chi ra những mức phí nhất định đó là tiền lãi cho các loại tiền gởi và các chi phí quản lý khác. Nguồn vốn của NHNo&PTNN chi nhánh huyện Thới Lai đƣợc hình thành từ các nguồn sau:

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu năm so sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 số tiền % số tiền % Vốn huy động 119.453 173.522 246.541 54.069 45,26 73.019 42,08 Vốn điều chuyển 130.135 109.871 88.891 (20.264) (15,57) (20.980) (19,10) Tổng nguồn vốn 249.588 283.393 335.432 33.805 13,54 52.039 18,36

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

-Vốn huy động: Nguồn vốn huy động luôn của ngân hàng có xu hƣớng

tăng qua các năm cho thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn. Cụ thể vốn huy động năm 2011 là 119.453 triệu đồng, năm 2012 đạt 173.522 triệu đồng tăng 54.069 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng đƣơng với tỷ lệ 45,26%. Nguyên nhân là do năm 2012, nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất tiền gửi tăng cao cộng thêm giá vàng biến động bất ổn, kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn chung làm ngƣời dân có xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng càng nhiều. Đến năm 2013 vốn huy động ở mức 246.541 triệu đồng, tăng 73.019 triệu đồng tƣơng đƣơng 42,1% so với năm 2012. Sự thành công trong việc huy động vốn là nhờ ngân hàng đã mở rộng các hình thức tiền gửi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, tiết kiệm có thƣởng, tiết kiệm tích Đơn vị: triệu đồng

26

lũy…), có nhiều chính sách khuyến mãi thu hút nguồn tiền gửi trong nhân dân (nhƣ rút thăm trúng thƣởng, tặng quà cho khách hàng may mắn….). Nâng cao chất lƣợng làm việc của nhân viên và thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng, ngoài ra sự đơn giản hóa các thủ tục đã tạo đƣợc sự thoải mái cho khách hàng nên ngân hàng ngày càng tạo đƣợc uy tín đối với khách hàng.

2011 2012 2013

Hình 4.1 Cơ cấu nguốn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai giai đoạn năm 2011-2013

-Vốn điều chuyển: Nguồn vốn huy động đƣợc đã thay thế dần vốn điều

chuyển làm cho nguồn vốn này của chi nhánh giảm. Cụ thể, năm 2011 vốn điều chuyển đến ngân hàng là 130.135 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 52,14% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2012, vốn điều chuyển là 109.871 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 20.264 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 15,57%. Đến năm 2013, vốn điều chuyển giảm còn 88.891 triệu đồng, giảm 20.980 triệu đồng tƣơng đƣơng 19,1% so với năm 2012. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện kết quả trong việc cơ cấu lại nguồn vốn của ngân hàng vì nguồn vốn điều chuyển thƣờng có lãi suất cao hơn với vốn huy động trong dân. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy để có thể chủ động trong hoạt động đầu tƣ và cấp tín dụng…

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Chỉ tiêu Thời gian So sánh 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Vốn huy động 185.556 267.267 81.711 44,0 Vốn điều chuyển 130.411 81.521 (48.890) (37,5) Tổng nguồn vốn 315.967 348.788 32.821 (10,4)

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

Đơn vị: triệu đồng Vốn điều chuyển Vốn huy động

27

6T2013 6T2014

Hình 4.2 Cơ cấu nguốn vốn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Qua bảng 4.2, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng và chủ yếu lƣợng vốn huy động tăng nhanh vào 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân là do ngƣời dân ở huyện thƣờng sống bằng nghề kinh doanh mua bán nhỏ, sản xuất lúa 2 vụ, Đông xuân và Hè thu, vụ Đông xuân ngƣời dân thƣờng sản xuất lúa đạt lợi nhuận cao, nên lƣợng tiền gửi vào chi nhánh thời điểm này nhiều hơn so với các tháng còn lại. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động đạt 185.556 triệu đồng. Sang năm 2014 vốn huy động đạt 267.267 triệu đồng tăng 81.711 triệu đồng so với năm 2013 (tƣơng đƣơng tăng 44%), Trong năm này lƣợng vốn huy động tăng là do chi nhánh chú trọng phát triển công tác huy động vốn, thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng đầu tƣ vào nhƣ: gửi tiền dự thƣởng trúng vàng, gửi tiền có quà tặng, thực hiện phát thẻ ATM miễn phí tạo điều kiện phát triển sản phẩm này đối với thị trƣờng nông thôn, thực hiện trả lƣơng qua thẻ cho các tổ chức trên địa bàn thị trấn nên thu hút đƣợc lƣợng vốn khá lớn từ các nguồn này. Ngoài ra ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh đã bàn nhiều biện pháp, tổ chức thi đua một số hoạt động chủ yếu, tập trung vào việc huy động vốn, thực hiện chỉ tiêu huy động bằng cách giao khoán cho từng bộ phận, đẩy mạnh công tác huy động vốn từ nguồn dân cƣ, bảo hiểm xã hội. Trong những thời gian tới chi nhánh sẽ đẩy mạnh công tác huy động vốn để gia tăng thu nhập, chiếm lĩnh thêm thị phần khách hàng cũng nhƣ khẳng định vị trí của ngân hàng ở địa bàn khu vực. Đồng thời, việc đẩy mạnh công tác huy động vốn còn giúp chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, do lƣợng vốn huy động tăng nên vốn điều chuyển qua các năm của ngân hàng điều giảm, cụ thể 6 tháng 2014 vốn điều chuyển giảm 48.890 triệu đồng so với 6 tháng 2013.

28

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 35)