CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 59)

NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

Bảng 4.18 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng NNNT của Agribank chi nhánh huyện Thới Lai từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Vốn huy động 119453 173522 246541 185556 267267 Doanh số cho vay 153103 170956 176307 80937 89336

Doanh số thu nợ 157644 152430 156554 76948 75662 Tổng dƣ nợ 95013 104215 125702 108203 128648 Nợ xấu 1238 3631 4128 4085 3495 Dƣ nợ/vốn huy động 79,54 60,06 50,99 58,31 48,13 Hệ số thu nợ 102,97 89,16 88,80 95,07 84,69 Vòng quay tín dụng(vòng) 1,66 1,46 1,25 0,71 0,59 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,30 3,48 3,28 3,78 2,72

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

4.3.1 Tổng dƣ nợ trên nguồn vốn huy động(%):

Hệ số này cho thấy hiệu quả của việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này có xu hƣớng giảm qua các năm: năm 2011 là 79,54%. Sang năm 2012 tình hình huy động vốn có

50

bƣớc phát triển hơn so với năm 2011, nên chỉ số này còn 60,06%. Đến năm 2013, tình hình huy động vốn của ngân hàng cải thiện đáng kể làm chỉ số này giảm còn 50,99%. Cho thấy tình huy động vốn của ngân hàng khá tốt và đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay nông nghiệp. Bên cạnh đó có thể thấy cơ cấu cho vay đối với nông nghiệp đang giảm do có nhiều rủi ro đặc biệt là ngành thủy sản. Song song đó ngân hàng cũng cần phải có những biện pháp tích cực hơn trong công tác huy động vốn. Trong 6 táng năm 2014 hệ số này tiếp tục giảm còn 48,13% so với đầu năm 2013là 58,31. Ngân hàng ngày càng huy động vốn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vay của ngƣời dân.

4.3.2 Hệ số thu nợ nông nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số thu nợ có những biến động nhỏ nhƣng nhìn chung vẫn ở mức cao. Cụ thể năm 2011 hệ số thu nợ là 102,97% thời gian này ngân hàng thu đƣợc các khoản cho vay đúng hạn. Năm 2012 hệ số thu nợ đạt 89,16% thấp hơn 2011 là 13,81%, năm 2013 hệ số thu nợ là 88.80% thấp hơn năm 2012 là 0,8%. 6 tháng đầu năm 2014 biến động rất lớn so với năm đầu năm 2013 thấp hơn khoảng 10,38%. Qua các năm, hệ số thu nợ tuy có giảm nhƣng hệ số thu nợ vẫn còn khá cao. Công tác thu nợ đƣợc ngân hàng rất quan tâm nhƣng năm 2012 và 2013 giảm là do khủng hoảng kinh tế, giá cả của nguyên liệu sản xuất tăng cao mà giá nông sản lại ít tăng, bên cạnh lại gặp thiên tai, dịch bệnh bùng phát làm cho khách hàng không thu đƣơc lợi nhuận đẫn đến chậm trả nợ vay cho ngân hàng.

4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng NNNT

Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm giảm liên tục. Năm 2011, vòng quay vốn ngắn hạn của ngân hàng là 1,66 vòng. Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng là 1,46 vòng thấp hơn năm trƣớc 0,2 vòng. Do việc sản xuất không đạt hiệu quả nên dƣ nợ bình quân liên tục tăng. Năm 2013, vòng quay vốn tín dụng là 1,25 vòng thấp hơn năm 2012 0,21 vòng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 vòng quay vốn tín dụng tiếp tục giảm so với đầu năm 2013 và ở mức 0,59 vòng thấp hơn 0,12 so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm là do doanh số thu nợ nông nghiệp ngân hàng có tăng nhƣng dƣ nợ lại tăng với tốc độ nhanh hơn. Do đó, ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc thẩm định phƣơng án vay vốn và tăng cƣờng biện pháp thu nợ để vòng quay vốn tín dụng không tiếp tục giảm ở những năm tiếp theo.

4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 tỷ lệ này là 1,3%, năm 2012 là 3,48%, Năm 2013 là 3,28%. Trong 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu đã giảm còn 2,72%. Đây là mức giảm đáng kể thể hiện đƣợc sự cải thiện của đội ngủ nhân viên ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ có biến động theo chiều hƣớng

51

tăng năm 2012 là do dƣ nợ tăng làm nợ xấu tăng, mặt khác là do tình hình kinh tế không ổn định giá cả tăng giảm đột ngột làm ảnh hƣởng khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đã vƣợt mức 3% do đó ngân hàng cần xem xét và có biện pháp cải thiện chất lƣợng tín dụng đối với tín dụng NNNT. Tuy nhiên nợ xấu đang giảm, có đƣợc kết quả này là do Ngân hàng đã đề ra những biện pháp hữu hiệu trong công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất.

4.4 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP

NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG

Trong giai đoạn nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát ngày một tăng cao, tín dụng ngày càng lớn, ngƣời gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình sẽ bị mất giá khi gửi vào ngân hàng cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ngƣời đi vay thì lại muốn gia tăng nhu cầu vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ những khoản đầu tƣ của ngân hàng sẽ không có hiệu quả, đồng thời nguy cơ này cũng có thể làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản. Bởi vì, nguồn vốn cho vay của ngân hàng là nguồn vốn huy động mà khi ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi vốn vay, thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.

Qua phân tích hoạt động tín dụng NNNT ta thấy: Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng chính sách cho vay hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ đến nay đã trên 20 năm thực hiện, một mặt nông nghiệp nông thôn không ngừng đƣợc thay đổi. Những sự thay đổi to lớn đó một phần có sự đóng góp to lớn về vốn cho sự đầu tƣ và phát triển, đồng thời cũng gánh vác không ít những rủi ro trong lĩnh vực tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam. Việc phân tích hoạt động tín dụng NNNT tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới Lai từ năm 2011 đến 2013 cho thấy ngân hàng chủ yếu cho vay đối với hộ cá thể. Vì một mặt đặc điểm kinh tế huyện Thới Lai chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nên nhu cầu vay là rất lớn. Những khoản vay này do ngân hàng thu hồi đƣợc vốn nhanh nên ngân hàng quản lý nguồn vốn đƣợc tốt hơn, chính vì thế mà hiện nay hầu hết các NHTM đều khuyến khích khoản vay này. Trên cơ sở đó, NHNo & PTNT huyện Thới Lai chủ trƣơng thực hiện chính sách của nhà nƣớc, đóng vai trò chủ đạo và chủ lực của một ngân hàng hoạt động cho vay chủ yếu ở nông thôn, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất và tăng cƣờng mở rộng lĩnh vực cho vay hơn nữa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng tạo môi trƣờng pháp lý để ngân hàng ngày càng thâm nhập sâu và đa dạng hơn với các thành phần kinh tế. Vì thế trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng gia tăng nguồn vốn huy động để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của mình,

52

doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng đáng kể, làm giảm bớt ảnh hƣởng của những điều kiện khách quan và chủ quan. Nhìn chung kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng luôn tăng cao, đồng thời ngân hàng cũng không ngừng tăng đầu tƣ để mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình. Đó là nhờ vào sự nổ lực của đội ngũ cán bộ trong ngân hàng, và những yếu tố khách quan từ bên ngoài cũng có những hoạt động tích cực và tiêu cực đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

4.4.1Ƣu điểm

Đã gặt hái đƣợc nhiều thành công trong lĩnh vực đầu tƣ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, hầu hết những yếu tố chính trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng thì chi nhánh đều hoàn thành tốt.

Chi nhánh đã từng bƣớc nắm vững và chiếm lĩnh địa bàn truyền thống một cách chủ động, luôn luôn tìm kiếm khách hàng tiềm năng tạo nguồn cho hoạt động luôn bền vững. Cùng với sự tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng chi nhánh còn bổ sung nhiều cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý có đủ trình độ và năng lực đảm bảo đƣợc nhiệm vụ trong thời kỳ mới, thời kỳ cả nƣớc đang trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trong lĩnh vực kinh doanh nhất là lĩnh vực hoạt động ngân hàng luôn luôn có rủi ro, nhƣng những năm qua ngân hàng luôn đảm bảo tỉ lệ nợ xấu ở dƣới mức cho phép tuy có sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Đây là bƣớc đầu thành công của ngân hàng cho sự phát triển bền vững.

Luôn luôn bám sát vào nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng, không ngừng cải tiến lề lối, thủ tục làm việc để phục vụ cho sự phát triển và đi lên của nhân dân trong toàn huyện.

Ngày càng thu hút nhiều khách hàng tốt đến với ngân hàng, từng bƣớc gạn lọc những khách hàng làm ăn không hiệu quả, để từ đó ngân hàng mạnh dạn đầu tƣ cho tất cả khách hàng có đủ vốn sản xuất, kinh doanh. Vì sự phồn thịnh của ngân hàng và của khách hàng.

Cán bộ tín dụng áp dụng đúng quy trình cho vay, nghiêm chỉnh chấp hành đúng chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, qui chế của ngành, nên đã tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh ổn định, nâng cao niềm tin và uy tín đối với khách hàng.

Đối với khách hàng là Doanh nghiệp, Công ty TNHH, phần lớn hiểu đƣợc các quy định, pháp lý kinh doanh, nên việc thu lãi của ngân hàng cũng thuận lợi, ngay cả khách hàng hộ cá thể cũng vậy họ ý thức rất tốt.

Thêm vào đó phần lớn họ hiểu đƣợc mục đích kinh doanh, mục đích vay vốn để làm ăn là nhằm mang lại lợi nhuận cho chính bản thân họ. Vì vậy họ ý thức tốt trong việc xử dụng vốn vay của mình.

53

4.4.2Nhƣợc điểm

Qua phân tích hoạt động tín dụng NNNT, chúng ta nhận thấy rằng ngân hàng còn tồn tại nhiều yếu tố chủ quan và khách quan cần sớm khắc phục.

- Việc thẩm định cho vay còn xem nặng tài sản thế chấp hơn là hiệu quả kinh tế.

- Nghiệp vụ của một số cán bộ tín dụng trong việc xét duyệt cho vay còn hạn chế.

- Đối tƣợng cho vay còn hạn chế ở cho vay ngắn và trung hạn, chƣa đầu tƣ dài hạn phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng.

- Nợ quá hạn còn ở mức cao và có chiều hƣớng tăng thêm, do đó ngân hàng cần chủ động và luôn luôn đánh giá lại các khoản nợ có vấn đề, từ đó đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của địa phƣơng và cả trên thế giới.

- Qua phân tích, ta thấy có rất nhiều nguyên nhân do chủ quan gây ra, do đó ngân hàng cần sớm khắc phục những nguyên nhân này.

- Chiến lƣợc Marketing của NHNo& PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo huyện Thới Lai nói riêng còn hạn chế.

- Việc mở rộng doanh số cho vay đã làm cho cán bộ tín dụng quá tải nên dễ dàng có sự thiếu sót trong công tác kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả nợ, có tƣ tƣởng ỷ lại vào một số cán bộ làm công tác ủy thác tại địa phƣơng…điều này đã góp phần làm cho tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên.

54

Chƣơng 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG:

Biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và mang lại hiệu quả thiết thực cho mọi hoạt động của ngân hàng. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, NHNo&PTNT huyện Thới Lai cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra quản lý:

 Đối với khách hàng vay vốn:

- Thực hiện đúng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn đối với tất cả các khách hàng. Đảm bảo đúng quy trình tín dụng trong cho vay, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đúng sự thật và có xác minh cụ thể của những ngƣời tham gia trong quá trình xét duyệt cho vay ( Từ ban đầu tƣ xã đến Giám đốc ngân hàng).

- Đảm bảo các điều kiện “cần và đũ” đối với khách hàng mới, khách hàng chƣa thật uy tín với ngân hàng. Điều kiện “cần” là khách hàng phải có phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi, có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ, có phƣơng án khắc phục trong trƣờng hợp có rủi ro xảy ra, “đủ” là khách hàng phải có tài sản hợp pháp có tính khả mại đảm bảo nợ vay đúng quy định của NHNN Việt Nam.

- Luôn luôn phân loại khách hàng, từ đó có chính sách đầu tƣ phù hợp cho mỗi đối tƣợng, mỗi nhóm khách hàng.

- Xử lý đúng mức, nghiêm khắc đối với những khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, có nhƣ thế mới đảm bảo tính nghiêm minh và kỹ cƣơng của ngân hàng.

 Đối với Cán bộ trực tiếp (CBTD):

- CBTD luôn phải đƣợc giáo dục phẩm chất đạo đức, luôn đƣợc đào tạo tổng hợp và chuyên sâu để nắm đƣợc các kỷ năng cần có của một cán bộ ngân hàng cho vay đa dạng nhƣ hiện nay của NHNo&PTNT ( các kỷ năng cần có của CBTD là: am hiểu và có khả năng quản lý, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả khách hàng có nhƣ thế mới quản lý đƣợc phƣơng án của khách hàng, kỷ năng tƣ duy, phán đoán của một ngƣời quản lý hàng trăm khách hàng, hàng trăm phƣơng án sản xuất kinh doanh...).

- Nguyên tắc, thể lệ, quy chế của ngành phải đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt, tạo ra tác phong làm việc một cách chuyên nghiệp. Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, kiến thức trên mọi lĩnh vực có nhƣ thế mới tƣ vấn đƣợc cho khách hàng và giúp cho công việc đƣợc trôi trải trong mọi khâu từ thẩm định đến quản lý khoản vay một cách khoa học và tốt hơn.

55

- Quản lý khách hàng; quản lý rủi ro: CBTD là ngƣời chịu áp lực cao về việc quản lý khách hàng ( Hiện nay một cán bộ tín dụng quản lý bình quân trên 600 khách hàng, tƣơng đƣơng 800 món vay) vì vậy việc quản lý khách hàng cần phải có khoa học và biết chia xẻ quản lý cho nhiều ngƣời (cộng tác viên của ngân hàng) và quản lý trên máy vi tính, trên sổ sách... Mỗi CBTD phải tự lập cho mình những danh sách, bảng biểu cần thiết để theo dõi và quản lý khách hàng vì đây là những số liệu quan trọng để nắm vững khách hàng, và những danh sách này cần phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên liên tục.

- Luôn luôn giữ mối quan hệ tốt với chính quyền địa phƣơng các cấp để tận dụng mọi sự giúp đỡ và công tác tốt hơn.

Đối với cán bộ gián tiếp ( Kế toán – kho quỹ):

- Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, bộ phận kế tóan – kho quỹ giữ vai trò khá quan trọng, đây là ngƣời kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tính trung thực của từng dự án cụ thể, có thể nói đây là “ngƣời gác cửa cuối cùng” đảm bảo cho khoản vay giảm thiểu đƣợc rủi ro trong hoạt động tín dụng trong quá trình quyết định cho vay. Vì vậy bộ phận này cũng cần phải có kiến thức tối thiểu trong hoạt động tín dụng và phải hiểu biết về quy trình tín dụng, hồ sơ pháp lý và giấy tờ chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản thế chấp...

- Trong tình hình kinh doanh hiện nay đầy tính cạnh tranh gay gắt, bộ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)