Huyện Thới Lai đƣợc thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ.CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ. Huyện Thới Lai là một huyện vùng ven của thành phố Cần Thơ, gồm 13 đơn vị hành chính ( 12 xã và 1 thị trấn) với diện tích tự nhiên 25.566 ha, trong đó diện tích trồng lúa 17.963 ha. Dân số gồm 26.508 hộ với 121.321 ngƣời.
Huyện có nền nông nghiệp phát triển đa dạng, là nơi có Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung tâm giống của thành phố Cần Thơ đóng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ, các hoạt động văn hóa – xã hội đƣợc triển khai thực hiện rộng khắp, đáp ứng kịp thời nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân.
Nhân dân trong huyện cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, có ý thức chấp hành chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và hăng hái tham gia thực hiện các phong trào hành động cách mạng của địa phƣơng.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP bình quân đạt 9,77%, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 10.310.000 đồng/ngƣời/năm.Về cơ cấu kinh tế thì:
Khu vực I ( Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp) chiếm 70,96%.
Khu vực II ( Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) chiếm 12,26%. Khu vực III ( Dịch vụ - Thƣơng mại) chiếm 16,78%.
Nhìn chung tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Thới Lai tăng trƣởng cao, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện vƣợt chỉ tiêu kế hoạch, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhƣ: vùng lúa chất lƣợng cao, mè, đậu nành, dƣa hấu…, tạo thêm nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
a) Về hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 53.335 ha, tổng sản lƣợng 315.779 tấn, năng suất bình quân đạt 5,68 tấn/ha.
Cây màu: Tổng diện tích sản xuất 2.242 ha, tổng doanh thu ƣớc đạt 20.439.980.000 đồng, bình quân đạt 21.990.000 đồng/ha.
Vƣờn cây ăn trái: Diện tích vƣờn đã khôi phục chuyên canh cây ăn trái 963 ha trong đó 70% đã cho thu họach. Diện tích vƣờn tạp chƣa cải tạo là 899 ha.
16
Nuôi trồng thủy sản: Diện tích thả nuôi 1.070 ha, trong đó cá ruộng là 1.030 ha ( năng suất bình quân ƣớc 500 kg/ha, sản luợng đạt 515 tấn), cá tra thâm canh là 12 ha ( năng suất bình quân 350 tấn/ha, sản lƣợng 4.200 tấn), cá ao các loại là 12 ha (năng suất bình quân 4 tấn/ha, sản lƣợng 48 tấn), nuôi tôm trên ruộng là 6 ha (năng suất bình quân 950 kg/ha, sản lƣợng 5,7 tấn), ƣơm cá giống là 10 ha (năng suất bình quân 1 tấn/ha, sản lƣợng 104 tấn).
Chăn nuôi: Đàn heo 32.420 con, đàn bò 1.345 con, đàn trâu 130 con…
Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: Kết hợp chƣơng trình IPM với chƣơng trình “ 3 giảm 3 tăng ” trong sản xuất lúa đƣợc đẩy mạnh đã giúp cho ngƣời nông dân nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, hƣớng dẫn nông dân kỹ thuật thâm canh lúa chất lƣợng cao, trồng màu, sử dụng nông dƣợc an toàn, phƣơng pháp diệt ốc bƣơu vàng, hƣớng dẫn nuôi trồng thủy sản…
b) Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Toàn huyện có 680 cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp với 4.410 lao động chủ yếu tập trung vào các ngành nhƣ: chế biến lƣơng thực, thực phẩm, xay xát lúa gạo, cơ khí, xây dựng…Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là 673 tỷ đồng vƣợt 29,8% so với năm 2010.
c) Về thƣơng mại - dịch vụ:
Họat động thƣơng mại và dịch vụ của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thị trƣờng đƣợc mở rộng với nhiều thành phần kinh tế tham gia từ sản xuất, trao đổi, mua bán đến tiêu dùng. Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhìn chung tƣơng đối ổn định, tuy nhiên giá cả một số mặt hàng còn dao động nhất là các mặt hàng thực phẩm, vật tƣ xây dựng, xăng dầu tăng đột biến.