Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Thới Lai:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 26)

Thới Lai:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thới Lai là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Quyết định số 431/QĐ/NHNo- TCCB, ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân Hàng No&PTNT Việt Nam.

NHNo&PTNT huyện Thới Lai đƣợc chia tách từ NHNo&PTNT huyện Thới Lai (cũ) theo địa giới hành chính, để phù hợp với tính pháp lý và chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội tại địa phƣơng. Trụ sở chi nhánh đặt tại ấp Thới Thuận B , Thị Trấn Thới Lai gồm 12 xã và 1 thị trấn trực thuộc. Do mới thành lập nên chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai chỉ có một trụ sở với 18 cán bộ viên chức, trong đó trình độ đại học là 15, trung cấp là 2, sơ cấp là 1, và 7 nhân viên hợp đồng.

17

Ra đời giữa lúc nền kinh tế đang chuyển mình, họat động trong cơ chế thị trƣờng với biết bao thử thách nghiệt ngã, bao trở ngại khó khăn cùng với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và về nhân lực, nhƣng với lòng quyết tâm, sự phấn đấu nổ lực của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh cùng với sự hổ trợ quan tâm của huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện và NHNo&PTNT TP Cần Thơ chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013.

Với phƣơng châm “ Kinh doanh để phục vụ- phục vụ để kinh doanh” NHNo&PTNT huyện Thới Lai đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay và các dịch vụ chuyển tiền…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, nhằm thực hiện các chƣơng trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân.

NHNo&PTNT huyện Thới Lai giờ đây đã trở thành một ngƣời bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong toàn huyện.

3.2CƠ CẤU TỔ CHỨC

NHNo&PTNT huyện Thới Lai có trụ sở chính đặt tại ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, tổng số cán bộ công nhân viên là 25 ngƣời, trong đó gồm: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 trƣởng phòng kinh doanh, 01 trƣởng phòng kế toán, 08 CBTD, 07 kế toán, 03 kiểm ngân, 03 hành chánh.

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh, ngày 01/01/2014)

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai

GIÁM ĐỐC

P.GĐ KẾ TÓAN

PHÕNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG HÀNH CHÁNH P.GĐ PHỤ TRÁCH TD

18

Công tác tổ chức cán bộ cực kỳ quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của NHNo&PTNT huyện Thới Lai , Ban giám đốc hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, có năng lực, đúng ngƣời đúng việc, luôn quan tâm, động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trên cơ sở phiếu giao việc hàng tháng đến từng cán bộ, Ban giám đốc thực hiện việc kiểm tra và giao tiến độ thực hiện chƣơng trình công tác. Vào đầu mỗi tháng họp giao ban một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động tháng trƣớc và định hƣớng hoạt động kinh doanh tháng sau phù hợp với chƣơng trình kế hoạch mà Ngân hàng cấp trên đề ra.

Ngoài ra Ban giám đốc cũng quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn và tin học, từ đó tạo ra sự cân bằng và đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác của từng cán bộ. Trong nội bộ cơ quan có sự đoàn kết cao, tất cả cùng một quyết tâm vì sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng hiện nay.

 Giám đốc: Là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng HĐTD, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của Ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh.Giám đốc đƣợc quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thƣởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

 Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra.

 Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh nhƣ: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đƣa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dƣ nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng cấp trên.

 Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nƣớc. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lƣơng với các đơn vị trực thuộc. Thiết

19

kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên Ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đƣờng. Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định.

 Tổ hành chính - bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn cho cơ quan và cho khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài cơ quan, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 26)