Khái quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 42)

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Xác định thế mạnh kinh tế trong vùng là nông nghiệp, ngƣời dân chủ yếu trồng lúa, một số cây ăn trái và chăn nuôi. Chi nhánh đã bám sát kế hoạch kinh doanh với mục tiêu phát triển cho vay kinh tế hộ, luôn ƣu tiên và tập trung cho vay các hồ sơ vay vốn nhằm sản xuất nông nghiệp. Do canh tác nông nghiệp theo mùa vụ, vòng quay vốn nhanh nên chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng doanh số cho vay.

Dƣới 12 tháng Kỳ phiếu

33

Bảng 4.5 DSCV của NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011-2013

Chỉ tiêu năm 2012-2011 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thời hạn Ngắn hạn 352.109 361.104 416.274 8.995 2,55 55.170 15,28 Trung hạn 46.385 55.152 57.416 8.767 18,90 2.264 4,11 Thành phần kinh tế DNNQD 16.500 22.532 32.525 6.032 36,56 9.993 44,35 HSX, CT 381.994 393.724 441.165 11.730 3,07 47.441 12,05 Tổng cộng 398.494 416.256 473.690 17.762 4,46 57.434 13,80

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

- Doanh số cho vay ngắn hạn

Đây là hình thức cho vay chủ yếu vì đa số khách hàng là nông dân. Họ vay vốn chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, vƣờn tƣợc…và phát triển dịch vụ. Những món vay này đều có vòng quay vốn nhanh, trong vòng một năm. Thời hạn các khoản cho vay trên khoảng từ 9 tháng đến 12 tháng là chủ yếu. Bởi lẽ, nhân viên tín dụng luôn xác định thời hạn cho vay đúng ngay sau khi thu hoạch để ngƣời dân có tiền hoàn trả gốc và lãi. Việc xác định thời hạn tín dụng linh hoạt giúp ngân hàng chủ động rất nhiều trong việc thu hồi vốn và cho vay. Nhìn chung DSCV ngắn hạn tăng trƣởng ổn định trong giai đoạn 2011-2013. Tốc độ tăng trƣởng trên là do việc hình thành thói quen vay vốn phục vụ sản xuất của ngƣời dân. Họ dần thấy những bất lợi của thị trƣờng tín dụng đen, mặc dù không tốn nhiều thủ tục nhƣ vay vốn ở ngân hàng nhƣng mức lãi suất thƣờng rất cao, rủi ro tín dụng lớn. Thứ hai, ngƣời dân làm ăn ngày càng khá giả, diện tích đất canh tác ngày càng nhiều, và bắt đầu áp dụng nhiều công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất và mua máy móc, thiết bị ngày càng nhiều. Bên cạnh đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp nhiều ngƣời dân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhƣ các tiệm tạp hóa, quán cà phê, tiệm làm tóc, tiệm cung cấp đồ dùng nông nghiệp, điện gia dụng,…Nhu cầu vốn ngắn hạn cũng tăng lên, vì những loại hình này cũng có vòng quay vốn nhanh.

- Doanh số cho vay trung hạn

Trái ngƣợc với cho vay ngắn hạn, DSCV trung và dài hạn thƣờng ít và có xu hƣớng tăng, giảm qua từng giai đoạn. Nhìn chung, tỷ trọng cho vay trung hạn tăng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể năm 2012, DSCV trung tăng 4.727 triệu đồng tƣơng đƣơng 12,62% so với cùng kì năm ngoái. Các khoản cho vay trung hạn còn là những khoản cho vay đầu tƣ xây dựng ban đầu và một số khoản cho vay phục vụ đời sống. Bên cạnh đó, chi nhánh

34

có cho vay trung hạn đối với cán bộ công nhân viên có bảng lƣơng. Năm 2013, lãi suất vay vốn cũng cao nhƣng có xu hƣớng giảm nên nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và vay vốn của viên chức nhà nƣớc tăng

-Chia theo thành phần kinh tế, có ba thành phần kinh tế là cá nhân, hộ gia đình; doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít nên hầu nhƣ ngân hàng chƣa cấp vốn cho doanh nghiệp quốc doanh nào trong suốt giai đoạn 2011-2013 và chỉ khoảng 5% DSCV đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Nhìn chung, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình. DSCV cá nhân, hộ gia đình tăng trƣởng mạnh và đều, mức tăng trƣởng đạt 36,56% năm 2012 và đạt 44,35% ở năm 2013. Ngân hàng còn cho vay đối với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là một số doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh lúa gạo, và một số doanh nghiệp cung cấp vật tƣ sản xuất nông nghiệp. Vì số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế nên DSCV đối tƣợng này là không nhiều. Tuy vậy, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng trƣởng qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng từ 3,07% ở năm 2012 lên đến 12,05% ở năm 2013. Điều đó cho thấy rõ sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảng 4.6 DSCV của NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng 2013, 2014

Chỉ tiêu 06 tháng 06 tháng 2014-2013 2013 2014 Số tiền % Thời hạn Ngắn hạn 203.880 235.080 31.207 15.31 Trung hạn 24.430 20.225 (4.205) (17.21) Thành phần kinh tế DNNQD 24.450 29.545 5.095 20,84 HSX, CT 203.860 225.760 21.907 10,75 Tổng cộng 228.310 255.305 27.002 11,83

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

Sáu tháng đầu năm 2014, tăng trƣởng cho vay ngắn hạn có mức tăng tƣơng ở mức 15,31%. Vì cho vay ngắn hạn thƣờng tập trung ở đầu năm, ngƣời dân chủ yếu sản xuất theo mùa vụ nên cần vốn vào các tháng 3, tháng 4 mỗi năm. Nguyên nhân là do ngƣời dân làm ăn đƣợc mùa, đƣợc giá nên chủ động đƣợc nguồn vốn hơn, nhiều hộ cũng còn vay nhƣng vay ít hơn. Cho vay trung hạn tăng trƣởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái vì đầu năm 2014 kinh tế ổn định, lạm phát giảm, ngƣời dân có nhu cầu vay vốn để mua sắm và sửa chữa, xây dựng nhà cửa. Bên cạnh đó DSCV doanh nghiệp ngoài quốc doanh

35

tăng đáng kể ở mức 20,84% tƣơng ứng 5.095 triệu đồng. Đó là dấu hiệu đáng mừng, vì trong những năm qua DSCV đối tƣợng này tăng trƣởng rất thấp.

4.2.1.2 Doanh số thu nợ

Bảng 4.7 DSTN của NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011-2013

Chỉ tiêu năm 2012-2011 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thời hạn Ngắn hạn 321.593 340.040 381.689 18.447 5,74 41.649 12,25 Trung hạn 37.447 42.174 41.423 4.727 12,62 (751) (1,78) Thành phần kinh tế DNNQD 15.600 22.412 28.290 6.812 43,67 5.878 26,23 HSX, CT 343.440 359.802 394.822 16.362 4,76 35.020 9,73 Tổng cộng 359.040 382.214 423.112 23.174 6,45 40.898 10,70

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

Nhìn chung, doanh số thu nợ theo thời hạn tăng trƣởng đều trong giai đoạn 2011-2013. Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên công tác thu nợ ngắn hạn đƣợc tập trung nhiều nhất. Chính vì vậy cơ cấu thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng và tăng trƣởng ngày càng cao. Tốc độ tăng trƣởng thu nợ thể hiện năng lực thu nợ của cán bộ tín dụng. Điều này thể hiện hiệu quả của công tác thu nợ ngắn hạn, ngân hàng không những thu nợ của năm nay mà còn tăng cƣờng thu nợ các khoản nợ tồn đọng ở năm trƣớc đó, hạn chế tối đa nợ xấu ngắn hạn. Trên thực tế, nhân viên tín dụng phải dành hơn phân nữa thời gian làm việc cho công tác giám sát, thẩm định và thu hồi nợ. Khi xuống địa bàn, nhân viên tín dụng thƣờng kết hợp thẩm định hồ sơ cho vay với giám sát, đôn đốc thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Nhìn chung, công tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tƣơng đối ổn định và hiệu quả trong giai đoạn 2011-2013.

Đối với công tác thu hồi nợ trung hạn, nhìn chung có tăng trƣởng. Tuy vậy trong năm 2013 doanh số thu nợ đột ngột giảm 1,78% tuy không đáng kể nhƣng cũng đã báo động về sự tăng trƣởng không bền vũng của việc thu nợ. Cán bộ ngân hàng chƣa thực sự làm tốt trong công tác thu hồi các khoản nợ đến hạn của các công ty. Năm 2011, hệ số thu nợ trung hạn là 0,81 nhƣng đến năm 2012 chỉ đạt 0,76 mặc dù doanh số thu nợ có tăng nhƣng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Thông thƣờng, những món vay này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ mục đích vay vốn của khách hàng để quyết định hạn mức tín dụng phù hợp, nếu không sẽ rất khó thu nợ.

Phân theo thành phần kinh tế, ngân hàng thu nợ cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có dƣ nợ doanh nghiệp quốc doanh. Nhìn chung, thu nợ cá nhân, hộ gia đình chiếm gần hết với tỷ trọng trên 90%.

36

Địa bàn phát triển kinh tế nông nghiệp nên có rất ít doanh nghiệp, công ty, mà chủ yếu là nông hộ và các cá nhân hoạt động dịch vụ.Thu nợ cá nhân, hộ gia đình tăng theo từng giai đoạn với tốc độ tăng trƣởng cao. Hầu hết cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa nên họ thƣờng vay vốn ngắn hạn, một số ít vay trung hạn, vòng quay vốn nhanh. Trong giai đoạn 2011-2013, thu nợ cá nhân, hộ gia đình tăng trƣởng rất ít. Thu nợ nhóm này tăng trƣởng là do nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày càng cao, mục đích sử dụng vốn đa số là các kếhoạch kinh doanh, sản xuất có vòng quay vốn nhanh nên nợ đến hạn phân bố đều theo từng năm. Thu nợ cá nhân hộ gia đình đạt kết quả khá tốt. Thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cơ cấu rất nhỏ và cũng có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2011-2013. Đó là do DSCV đối tƣợng này tăng trƣởng mạnh qua các năm, và hầu hết các khoản vay này có thời hạn vay ngắn. Trong khi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp còn ở mức cao.

Bảng 4.8 DSTN theo thời hạn NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013,2014 Chỉ tiêu 06 tháng 06 tháng 2014-2013 2013 2014 Số tiền % Thời hạn Ngắn hạn 177.093 222.392 45.299 25.58 Trung hạn 18.989 23.663 4.674 24.61 Thành phần kinh tế DNNQD 14.470 21.573 7.103 49,09 HSX, CT 181.612 224.482 42.870 23,61 Tổng cộng 196.082 246.055 49.973 25,49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

Sáu tháng đầu năm 2014, thu nợ ngắn hạn là 45.299 triệu đồng tăng 25,58% so với đầu năm 2013. Trong khi đó doanh số thu nợ trung hạn cũng tăng 4.674 triệu đồng tƣơng đƣơng 24,61% nhƣng đồng thời hệ số thu nợ cũng đã đạt 1,17 cao hơn con số 0,78 của đầu năm 2013. Có thể thấy rằng hiệu quả thu nợ trung hạn đã đƣợc cải thiện rất nhiều vào thời điểm đầu năm. Tốc độ tăng trƣởng thu nợ cá nhân, hộ gia đình tiếp tục tăng trƣởng 23,61%. Điều này là do DSCV tiêu dùng tăng ở năm 2013 gây ảnh hƣởng đến thu nợ ở năm 2014, vì các món vay này thƣờng có thời hạn dƣới 1 năm. So với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng trƣởng thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại T6/2014 tăng mạnh với mức tăng trƣởng 49,09%. Nguyên nhân là do ngân hàng thu gốc và lãi các khoản nợ đến hạn, vay vốn từ năm 2011, 2012.

37

4.2.1.3 Dư nợ

Bảng 4.9 Dƣ nợ cuả NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011-2013

Chỉ tiêu năm 2012-2011 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % tiền Số % Thời hạn Ngắn hạn 179.406 200.470 235.055 21.064 11,74 34.585 17,25 Trung hạn 66.752 79.730 95.723 12.978 19,44 15.993 20,06 Thành phần kinh tế DNNQD 11.550 11.670 15.905 120 1,04 4.235 36,29 HSX, CT 234.608 268.530 314.873 33.922 14,46 46.343 17,26 Tổng cộng 246.158 280.200 330.778 34.042 13,83 50.578 18,05

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

Dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng có mức tăng trƣởng đều với tốc độ tăng trƣởng cao, trung bình hơn 10%/năm trong giai đoạn 2011-2013. Bên cạnh đó, dƣ nợ ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng càng cao trong cơ cấu dự nợ khoảng 90% cũng giống doanh số cho vay và thu nợ. Đó là do đặc điểm kinh tế của vùng, hoạt động nông nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Quy mô sản xuất đất nông nghiệp ngày càng lớn do ngƣời dân phá bỏ vƣờn tạp, xen canh, luân canh cây trồng nên nhu cầu nguồn vốn ngày càng lớn. Đặc biệt là do cơ sở hạ tầng của huyện đang phát triển, thƣơng mại dịch vụ không ngừng phát triển từ năm 2011 do đƣợc Chính quyền đầy mạnh xây dựng giao thông liên xã, liên huyện, đẩy mạnh xây dựng điện, đƣờng, trƣờng, trạm ở các xã giúp mua bán thông suốt. Dịch vụ nông nghiệp phát triển nở rộ ngân hàng cho vay những đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng,…ngân hàng cũng muốn tập trung cho vay ngắn hạn, vì nó có vòng quay vốn nhanh, giúp hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng tái sử dụng vốn.

Dƣ nợ cho vay trung hạn có tốc độ và mức tăng trƣởng ngày càng cao trong những năm qua. Dƣ nợ tăng trƣởng ở năm 2012 và tăng với tốc độ tăng gần 19,44% ở năm 2013 lên đến 20,06%. Nguyên nhân do sự biến động của tình hình thu nợ trên địa bàn. Năm 2012, DSCV trung hạn giảm mạnh vì lãi suất đang tăng cao và ảnh hƣởng của tín dụng đen, đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ngân hàng thu đƣợc các khoản nợ đến hạn, làm tăng trƣởng dƣ nợ giảm. Đến năm 2013, kinh tế ổn định, ngƣời dân sản xuất gặp nhiều thuận lợi vì đƣợc mùa, đƣợc giá nên nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà cửa và mua sắm phƣơng tiện sinh hoạt gia đình tăng trở lại. Có thể thấy rằng, dƣ nợ trung hạn chịu sự tác động rất nhiều của tình hình kinh tế. Vì khoản vay lâu dài không những gây rủi ro cho ngân hàng mà còn tác

38

động nhiều đến tâm lí ngƣời đi vay. Họ phải tính toán rất kĩ trƣớc khi quyết định vay vốn.

- Dƣ nợ cá nhân hộ gia đình có mức tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012, dƣ nợ tăng 33.922 triệu đồng, tƣơng ứng 14,46%. Năm 2013,dƣ nợ tăng 46.343 triệu đồng, tƣơng ứng 17,26%. Nhƣ vậy, giá trị tăng trƣởng dƣ nợ ngày càng tăng qua các năm. Đó là do DSCV nhóm thành phần kinh tế này liên tục tăng mạnh. Đa số cá nhân, hộ gia đình vay để mua vật tƣ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. Tỷ trọng dƣ nợ cá nhân hộ gia đình có xu hƣớng giảm dần, từ 95,31% ở năm 2011, giảm xuống còn 94,93% ở năm 2013 do có nhiều doanh nghiệp vay vốn trong thời gian qua. Điều đó giúp ngân hàng mở rộng đối tƣợng cho vay, tạo điều kiện phát triển kinh tếđịa bàn. Dƣ nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu dƣ nợ. Trong giai đoạn 2011-2013, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp bắt đầu tăng vọt đã làm chuyển dịch nhẹ cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế. Cụ thể là,năm 2011, dƣ nợ là 11.550 triệu đồng thì năm 2012, dƣ nợ tăng 120 triệu đồng,tốc độ tăng trƣởngtƣơng ứng 1,04%. Đến năm 2013 đã tăng 4235 triệu đồng tƣơng ứng 36,29%.

Bảng 4.10 Dƣ nợ của NHNo&PTNT huyện Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013,2014 Chỉ tiêu 06 tháng 06 tháng 2014-2013 2013 2014 Số tiền % Thời hạn Ngắn hạn 227.253 247.746 20.493 9,02 Trung hạn 85.171 92.284 7.113 8,35 Thành phần kinh tế DNNQD 22.500 28.775 6.275 27,89 HSX, CT 289.924 311.255 21.331 7,36 Tổng cộng 312.424 340.030 27.606 8,84

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)

Sang sáu tháng đầu năm 2014,dƣ nợ ngắn hạn và trung hạn tiếp tục tăng trƣởng lần lƣợt ở mức 9,02% và 8,35%. Bên cạnh đó dƣ nợ cá nhân, hộ gia đình tiếp tục tăng với mức 21.331 triệu đồng, tƣơng ứng 7,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là các món vay chƣa đến hạn nên ngân hàng thu nợ đƣợc ít, dẫn đến dƣ nợ tăng mạnh. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dƣ nợ sáu tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng ở mức 27,89%. Nguyên nhân là do ngân hàng chƣa cho vay doanh nghiệp nào trong sáu tháng đầu năm, trong khi đó thu nợ tăng mạnh làm dƣ nợ tăng ít. Ngân hàng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp không vay vốn để có biện pháp xử lí kịp thời để thu hút khách hàng.

39

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 42)