Phân tích tình hình nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp qua 3 năm Chất lƣợng hoạt động tín dụng thể hiện cụ thể nhất qua chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu phát sinh thì ngân hàng đang đối mặt với tình trạng rủi ro, để khắc phục hay giảm tới mức thấp nhất tình trạng nợ xấu Ngân hàng cần tìm ra đƣợc nguyên nhân để đề ra giải pháp hạn chế nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.
Bảng 4.17 Nợ xấu Nông nghiệp theo ngành NHNo&PTNT huyện Thới Lai năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 2011 2012 06 tháng 2013 2013 06 tháng 2014 Trồng trọt 392 500 443 115 60 Chăn nuôi 237 180 120 20 55 Thủy sản 609 2.951 3.565 3.950 3.380 Tổng 1.238 3.631 4.128 4.085 3.495
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai)
Nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn là nợ ngắn hạn, bên cạnh đó nợ trung & dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, nợ xấu chỉ có ở ngành trồng trọt do ngành trồng trọt có nhiều rửi ro khi cho vay thời gian dài.
Nợ xấu đối với ngành trồng trọt: : Năm 2011 nợ xấu là 392 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,66% trong nợ xấu của ngành nông nghiệp. Sang năm 2012, nợ xấu là 500 triệu đồng chiếm 13,77%, tăng 108 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 27,55% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu còn 115 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,8%, giảm 385 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ giảm 77% so với năm 2012. Nợ xấu của ngành trồng trọt giảm, nguyên nhân giảm là do nông dân cải thiện đƣợc giống cây trồng phù hợp năng suất cao, nông sản có giá, hàng dễ tiêu thụ đem lại lợi nhuận cao nên có khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng, nhờ vào Ngân hàng tập trung cho vay đối với những dự án khả thi và sự giám sát của cán bộ tín dụng trong việc sử dụng vốn của khách hàng.
-Nợ xấu đối với ngành chăn nuôi: Năm 2011 nợ xấu là 237 triệu đồng
chiếm 19,95% trong nợ xấu ngắn hạn của ngành nông nghiệp. Sang năm 2012, Đơn vị: triệu đồng
49
nợ xấu là 180 triệu đồng chiếm 5,4%, giảm 57 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 24,05% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu là 20 triệu đồng chiếm 0,5% giảm 160 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 88,89%. Nợ xấu giảm xuống là do ngƣời dân biết áp dụng mô hình chăn nuôi hợp lý tránh đƣợc dịch bệnh lây lan nên có khả năng hoàn trả cho Ngân hàng.
- Nợ xấu đối với ngành thủy sản: Năm 2011, nợ xấu là 609 triệu đồng chiếm 51,26% trong nợ xấu ngắn hạn của ngành nông nghiệp. Sang năm 2012, nợ xấu là 2.951 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,59% tăng 2.342 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 384,56% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu là 3950 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,26% tăng 999 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 33,85% so với 2012. Đối với ngành thủy sản tình trạng nợ xấu tăng liên tục qua các năm và tăng mạnh vào năm 2012. Việt Nam xuất khẩu lớn vào thị trƣờng Châu Âu nhƣng hiện nay do tình trạng khủng hoảng nợ công nên việc xuất khẩu sang thị trƣờng này giảm, giá bất ổn và trả chậm nên một số doanh nghiệp không thu mua tôm và cá tra nhƣ trƣớc nữa, ngƣời dân không bán đƣợc, hàng hóa ứ đọng nếu bán đƣợc thì phải bán thiếu cho doanh nghiệp vì thế thanh toán nợ cho Ngân hàng không đúng kỳ hạn và trễ hạn nhiều lần làm tăng nợ xấu.