BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 64)

Biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và mang lại hiệu quả thiết thực cho mọi hoạt động của ngân hàng. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, NHNo&PTNT huyện Thới Lai cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra quản lý:

 Đối với khách hàng vay vốn:

- Thực hiện đúng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn đối với tất cả các khách hàng. Đảm bảo đúng quy trình tín dụng trong cho vay, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đúng sự thật và có xác minh cụ thể của những ngƣời tham gia trong quá trình xét duyệt cho vay ( Từ ban đầu tƣ xã đến Giám đốc ngân hàng).

- Đảm bảo các điều kiện “cần và đũ” đối với khách hàng mới, khách hàng chƣa thật uy tín với ngân hàng. Điều kiện “cần” là khách hàng phải có phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi, có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ, có phƣơng án khắc phục trong trƣờng hợp có rủi ro xảy ra, “đủ” là khách hàng phải có tài sản hợp pháp có tính khả mại đảm bảo nợ vay đúng quy định của NHNN Việt Nam.

- Luôn luôn phân loại khách hàng, từ đó có chính sách đầu tƣ phù hợp cho mỗi đối tƣợng, mỗi nhóm khách hàng.

- Xử lý đúng mức, nghiêm khắc đối với những khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, có nhƣ thế mới đảm bảo tính nghiêm minh và kỹ cƣơng của ngân hàng.

 Đối với Cán bộ trực tiếp (CBTD):

- CBTD luôn phải đƣợc giáo dục phẩm chất đạo đức, luôn đƣợc đào tạo tổng hợp và chuyên sâu để nắm đƣợc các kỷ năng cần có của một cán bộ ngân hàng cho vay đa dạng nhƣ hiện nay của NHNo&PTNT ( các kỷ năng cần có của CBTD là: am hiểu và có khả năng quản lý, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả khách hàng có nhƣ thế mới quản lý đƣợc phƣơng án của khách hàng, kỷ năng tƣ duy, phán đoán của một ngƣời quản lý hàng trăm khách hàng, hàng trăm phƣơng án sản xuất kinh doanh...).

- Nguyên tắc, thể lệ, quy chế của ngành phải đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt, tạo ra tác phong làm việc một cách chuyên nghiệp. Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, kiến thức trên mọi lĩnh vực có nhƣ thế mới tƣ vấn đƣợc cho khách hàng và giúp cho công việc đƣợc trôi trải trong mọi khâu từ thẩm định đến quản lý khoản vay một cách khoa học và tốt hơn.

55

- Quản lý khách hàng; quản lý rủi ro: CBTD là ngƣời chịu áp lực cao về việc quản lý khách hàng ( Hiện nay một cán bộ tín dụng quản lý bình quân trên 600 khách hàng, tƣơng đƣơng 800 món vay) vì vậy việc quản lý khách hàng cần phải có khoa học và biết chia xẻ quản lý cho nhiều ngƣời (cộng tác viên của ngân hàng) và quản lý trên máy vi tính, trên sổ sách... Mỗi CBTD phải tự lập cho mình những danh sách, bảng biểu cần thiết để theo dõi và quản lý khách hàng vì đây là những số liệu quan trọng để nắm vững khách hàng, và những danh sách này cần phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên liên tục.

- Luôn luôn giữ mối quan hệ tốt với chính quyền địa phƣơng các cấp để tận dụng mọi sự giúp đỡ và công tác tốt hơn.

Đối với cán bộ gián tiếp ( Kế toán – kho quỹ):

- Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, bộ phận kế tóan – kho quỹ giữ vai trò khá quan trọng, đây là ngƣời kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tính trung thực của từng dự án cụ thể, có thể nói đây là “ngƣời gác cửa cuối cùng” đảm bảo cho khoản vay giảm thiểu đƣợc rủi ro trong hoạt động tín dụng trong quá trình quyết định cho vay. Vì vậy bộ phận này cũng cần phải có kiến thức tối thiểu trong hoạt động tín dụng và phải hiểu biết về quy trình tín dụng, hồ sơ pháp lý và giấy tờ chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản thế chấp...

- Trong tình hình kinh doanh hiện nay đầy tính cạnh tranh gay gắt, bộ phận cán bộ gián tiếp cũng phải biết cách làm việc của mình sao cho khách hàng luôn hài lòng mà quan trọng nhất là những khách hàng tốt đều là khách hàng khó tính. Vì vậy bộ phận kế toán – kho quỹ phải luôn luôn thay đổi phong cách làm việc phù hợp với mọi đối tƣợng khách hàng.

 Cán bộ lãnh đạo:

- Thƣờng xuyên kiểm tra nghiệp vụ từng bộ phận, thu thập và phân tích thông tin kịp thời để chỉ đạo điều hành một cách thông suốt, tạo cho các bộ phận kết hợp nhau làm việc một cách hiệu quả nhằm thu hút khách hàng tốt, phát hiện và chế tài tín dụng đối với những khách hàng có quan hệ hay thực hiện phƣơng án không tốt để từ đó hoạch định đƣa ra chiến lƣợc khách hàng cụ thể tốt hơn.

- Luôn luôn cập nhật thông tin mới, hoạch định chiến lƣợc, sách lƣợc kinh doanh cho từng kỳ cụ thể để tránh đƣợc những rủi ro và mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động của mình ( Ví dụ: Đầu tƣ và tỉ trọng đầu tƣ trong nền kinh tế của từng ngành nghề trong địa bàn, so sánh mức cung cầu và giá cả thị trƣờng để từ đó có chính sách hạn chế hay mở rộng cho vay).

- Thƣờng xuyên nhắc nhở, động viên cán bộ, nhân viên thực hiện tốt công việc của từng bộ phận. Có chính sách đào tạo, khen thƣởng kịp thời,

56

đồng thời phát hiện và giáo dục đối với cán bộ có hành vi và suy nghĩ không tốt tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra sau này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 64)