1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc

90 777 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH   LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH... Để hiểu rõ và có

Trang 1

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH

Trang 2

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quảphân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoahọc nào.

Ngày…tháng 05năm 2009Sinh viên thực hiện

Trần Cẩm Hoa

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô tại trường, đặc biệt

là thầy cô khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tâm chỉ dạy chúng em Cám ơn Banlãnh đạo khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tạo cơ hội cho em tới cơ quan thực tập

để hoàn thành luận văn Cám ơn thầy Nguyễn Xuân Vinh đã nhiệt tình hướng dẫn emhoàn thành luận văn này

Một lần nữa em xin thành thật cám ơn quý thầy cô ở trường Đại Học Cần Thơ, xinchúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống và công việc.Cám ơn Ban lãnh đạo ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hậu Giang, đặc biệt làcác cán bộ phòng tín dụng đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế để hoàn thành đề tàicủa mình, em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng Đầu

tư và Phát triển chi nhánh Hậu Giang

Xin thân ái kính chào!

Ngày…tháng 05 năm 2009Sinh viên thực hiện

Trần Cẩm Hoa

Trang 4

Họ và tên Giáo viên Hướng dẫn: Nguyễn Xuân Vinh

Học vị: Thạc sĩ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ.

Sinh viên thực hiện: Trần Cẩm Hoa MSSV: 4054101

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp.

Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang

Cần Thơ, ngày … tháng 05 năm 2009

Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Xuân Vinh

Trang 5

Ngày Tháng… Năm 2009

Trang 6

Ngày Tháng… Năm 2009

Giáo Viên Phản Biện

Trang 7

Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2006 đến 2008

29

Bảng 02: Tình hình nguồn vốn của BIDV – Hậu Giang qua 3 năm 33

Bảng 03: Nguồn vốn huy động của BIDV – Hậu Giang 36

Bảng 04: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn 39

Bảng 05: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn 40

Bảng 06: Tình hình hoạt động tín dụng trung hạn 42

Bảng 07: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 46

Bảng 08: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 48

Bảng 09: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế 50

Bảng 10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 53

Bảng 11: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 56

Bảng 12: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 59

Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn 62

Bảng 14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn 64

Trang 8

Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng 23

Hình 01: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 29

Hình 02: Biểu đồ tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 34

Hình 03: Biểu đồ nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 36

Hình 04: Biểu đồ tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn 40

Hình 05: Biểu đồ tình hình hoạt động tín dụng trung hạn 43

Hình 06: Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 46

Hình 07: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 48

Hình 08: Biểu đồ tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế 51

Hình 09: Biểu đồ doanh số cho vay theo ngành kinh tế 54

Hình 10: Biểu đồ doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 57

Hình 11: Biểu đồ tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 59

Trang 9

 

NHĐT & PT: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sau một thời gian dài tích cực đổi mới, thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Đất nước ta đã ngày một phát triển hơn, công nghệ ngày càng hiện đạicùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế nước ta càng có nhữngtăng trưởng vượt bậc cũng như đang đứng trước những cơ hội và thách thức vôcùng to lớn Nó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng nỗ lực đổimới nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh Muốn làmđược điều đó thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt mọi mặt về tài chính, laođộng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng,…Trong các yếu tố trênthì nhu cầu về nguồn tài chính là yếu tố hàng đầu rất quan trọng quyết định đến

sự thành công của một doanh nghiệp Hiện nay, cùng với sự ra đời của hàng loạtcác công ty, nhà máy, các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp,…thìnguồn tài chính lại càng quan trọng hơn Nó phải rất lớn để đáp ứng được toàn bộnhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế đó

Trong bối cảnh như vậy, sự có mặt của ngành Ngân hàng là rất thiết thực,

đã thể hiện rất tốt vai trò của mình, đã có những đóng góp xứng đáng cho côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nói chung và quá trình đổi mới pháttriển các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói riêng Ngành Ngân hàng đãthực sự là chiếc cầu nối rất quan trọng, là trung tâm thu hút các nguồn vốn nhànrỗi trong xã hội và phân bổ hợp lý các nguồn vốn này cho các đối tượng có nhucầu sử dụng

Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là phổ biến nhất,

nó tạo ra một giá trị rất lớn cho Ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũngxảy ra nhiều rủi ro Chính vì vậy, các Ngân hàng càng phải tích cực hoạt độnghơn nữa để ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro

Là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các Ngân hàngThương mại Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiệntốt các mục tiêu mà ngành Ngân hàng đặt ra Hoạt động đúng với tên gọi củamình Đầu tư và Phát trển và tuy là một chi nhánh còn non trẻ nhưng Ngân hàng

Trang 11

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang đã không ngừng nỗ lực vàngày càng nâng cao lòng tin, uy tín của Ngân hàng trong lòng khách hàng Trongcác hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn làphổ biến nhất Đây là một trong những hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cao choNgân hàng Nâng cao hiệu quả nguồn vốn huy động luôn là vấn đề mà các Ngânhàng quan tâm Để hiểu rõ và có nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của chấtlượng tín dụng ngắn hạn và trung hạn đối với Ngân hàng nên em đã chọn đề tài:

“Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang” làm luận văn.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2006, 2007 và 2008 thông qua việc phân tích các doanh số cho vay, doanh số thu

nợ, tình hình dư nợ theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế và thông quacác chỉ tiêu tài chính

- Từ những nội dung phân tích trên đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian

Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chinhánh Hậu Giang, địa chỉ: số 392/3 Ấp Tân Phú, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện

Trang 12

1.3.2 Thời gian

Các số liệu được thu thập trong thời gian từ năm 2006-2008

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về các hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài các tài liệu được thu thập trực tiếptại Ngân hàng, các bài báo, các trang web nói về Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam – Chi nhánh Hậu Giang em đã tham khảo một số tài liệu khác có liênquan như:

Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn ở Ngân hàng

Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Quận Cái Răng của sinh viên Đinh ThanhChí, lớp Tài chính – Tín dụng 02, khóa 29

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp so sánh số tương đối,

so sánh số tuyệt đối, tính tỷ trọng để đánh giá giữa các năm Ngoài ra còn ápdụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cho từng đối tượng phân tích.Nội dung: đề tài chủ yếu tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụngngắn hạn và trung hạn theo thành phần kinh tế, theo địa bàn từ đó đánh giá hiệuquả hoạt động tín dụng tại đơn vị và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng caohiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam chi nhánh Hậu Giang của sinh viên Lê Nguyễn Nga Sương, lớp kếtoán 6B

Phương pháp nghiên cứu: đề tài thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng, quacác giáo trình các bài báo có liên quan và sử dụng các phương pháp thống kê mô

tả, phương pháp bình quân số học, phương pháp tỷ trọng, các phương pháp sosánh để phân tích

Nội dung: Phân tích và đánh giá về thực trạng tín dụng tại Ngân hàng quacác năm 2005, 2006 và 2007 Từ việc phân tích đề tài đã cho thấy được tình hìnhhoạt động tín dụng của Ngân hàng, tình hình huy động vốn cũng như thấy đượcnhững thuận lợi, khó khăn, những vấn đề còn tồn động và đưa ra những hướnggiải quyết để hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn

Trang 13

Qua quá trình lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu giúpchúng ta có được những cơ sở vững chắc trước khi tiến hành thực hiện đề tài củamình Việc tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu, nội dung cũng như cách trìnhbày số liệu của các đề tài trên đã cho thấy những hướng giải quyết vấn đề kháhiệu quả và giúp chúng ta phát huy tốt các điểm mạnh của các đề tài trước cũngnhư có những hướng phân tích sâu hơn dựa trên tình hình thực tế của Ngân hàng.

Trang 14

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm).Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khácnhau Ngay cả trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:

- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiệnvật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thờigian nhất định

- Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữacác pháp nhân, thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa

- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - ngườicho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán,…dựa vào lời hứa thanh toánlại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người đi vay)

Như vậy, tín dụng được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúngcùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệnày được ràng buộc trên sơ sở pháp luật hiện hành

2.1.1.2 Phân loại

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn

Là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 01 năm và được sử dụng để bù đắp

sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạncủa cá nhân Đối với Ngân hàng Thương mại tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọngcao nhất

- Tín dụng trung hạn

Là loại tín dụng có thời hạn trên 01 năm đến 05 năm Thường được sử dụng

để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mởrộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gianthu hồi vốn nhanh Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào

Trang 15

các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây côngnghiêp,…

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa

Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế kháctiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Tín dụng tiêu dùng

Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcho cá nhân

- Tín dụng học tập

Là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập của sinh viên

Căn cứ vào chủ thể tham gia

- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp đượcbiểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tíndụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân

- Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện làngười đi vay

Trang 16

Căn cứ vào đối tượng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là

người trực tiếp trả nợ

- Tín dụng gián tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay vàngười trả nợ là hai đối tượng khác nhau

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

- Tín dụng có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế

chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Sự bảo đảm này làcăn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu

nợ thứ nhất thiếu chắc chắn

- Tín dụng không bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp hoặc

cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Mà việc cho vay chỉ dựa vào

uy tín của bản thân khách hàng

2.1.1.3 Chức năng của tín dụng

Gồm các chức năng sau:

- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng

mà các nguồn vốn tiền tệ được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sửdụng nhằm phát triển kinh tế Vì thế tập trung và phân phối tiền tề là hai mặt hợpthành chức năng cốt lõi của tín dụng:

+ Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: Tín dụng là nơi tập trung những nguồn tiềnnhàn rỗi trong xã hội

+ Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: đây là mặt cơ bản của chức năng này,tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất và lưu thônghàng hóa và nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội

- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội

Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy được chức năng tiếtkiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội, đều này thể hiện qua các mặtsau đây:

+ Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công

cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, các loại check, cácphương thức thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… thay thế một

Trang 17

số lượng tiền mặt lưu hành (kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây vàtiền giấy như hiện nay) nhờ đó làm giảm các chi phí có liên quan như in tiền, đúctiền, vận chuyển, bảo quản…

+ Với sự hoạt động của tín dụng đặc biệt là tín dụng Ngân hàng đã mở

ra một khả năng lớn cho việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông quaNgân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau Cùng với sựphát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua Ngân hàng ngàycàng mở rộng giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện chonền kinh tế phát triển

Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội đượchuy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ cótác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội

- Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: đây là hệ quả của các

chức năng trên, cụ thể:

+ Thông qua kế hoạch huy động và cho vay của Ngân hàng sẽ phản ánhđược mức độ phát triển của nền kinh tế về các mặt: khối lượng tiền tệ nhàn rỗitrong toàn xã hội, nhu cầu của nền kinh tế

+ Mặt khác qua các điều kiện cho vay, Ngân hàng có điều kiện nhìntổng quát vào cấu trúc tài chính của từng đối tượng vay vốn Từ đó, phát hiện kịpnhững trường hợp vi phạm chế độ quản lý của nhà nước, ngăn chặn những hiệntượng tiêu cực lãng phí

2.1.1.4 Vai trò của tín dụng

Tín dụng là công cụ tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh

tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát

- Góp phần ổn định đời sống công ăn việc làm cho người dân và ổn định xãhội

2.1.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

2.1.2.1 Điều kiện vay vốn

- Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự vàchịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

Trang 18

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệuquả hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợkhả thi

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước

- Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối vớiđại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân,thành viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở

2.1.2.2 Đối tượng vay vốn

Ngân hàng cho vay đối với những khách hàng sau:

- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chứckhác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự

Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên

Trang 19

phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hànhđộng của bên vay về phương diện này.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vaycủa Ngân hàng Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của kháchhàng vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay Thiếu yêu cầu này khôngthể nói đến sự tồn tại và phát triển các quan hệ vay vốn Vì vậy, hiệu quả kinh tếcủa tiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn.Việc thỏa thuận và sự cụ thể hóa nguyên tắc này như một trong những điều kiệncho vay được sử dụng làm cơ sở để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giámsát hoạt động của các Ngân hàng vay vốn trong quá trình hoạt động có sử dụngvốn vay Ngân hàng

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã

thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tíndụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ giao dịch quyền sử dụng vốntrong thời gian nhất định Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng

và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giaoquyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay Khi kết thúc kỳ hạn, bênvay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với khoản chi phí (lợitức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay

Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn củatín dụng Tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải đảm bảothu hồi được đầy đủ và có sinh lời Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảocho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của Ngân hàngđược phát triển theo xu thế an toàn và năng động Nguyên tắc này ràng buộc cácNgân hàng không thể an toàn đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, không trảđược nợ, gây khó khăn cho các khách hàng khác

2.1.2.4 Mức cho vay

- Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đã được xác định và ghitrên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

Trang 20

- Đối với tài sản là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tàisản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố,bảo lãnh.

- Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiềngửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sảnđảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ

để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có)

- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốnđầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn

2.1.2.5 Lãi suất tín dụng

Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ vàdoanh số cho vay trong một thời kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính chonăm, quý, tháng

Ngân hàng công bố biểu lãi suất cho vay của Ngân hàng cho khách hàngbiết

Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ,cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ

Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏathuận ghi trên hợp đồng tín dụng

Ngân hàng và khách hàng thoả thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãisuất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:

Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định củaNgân hàng Nhà nước và Quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh Hậu Giang về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Ngân hàngquyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồngtín dụng

2.1.2.6 Quy trình cho vay vốn tín dụng tại Chi nhánh

Bước 01: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Kiểm tra

tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ

- Giấy đề nghị vay vốn

Trang 21

- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính

- Hồ sơ về dự án vay vốn

Bước 02: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ

- Cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định về nănglực pháp lý của khách hàng, về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính năng lựchoạt động và uy tín của khách hàng

- Sau khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng lập tờ trình trình trưởngphòng Trưởng phòng chịu trách nhiệm:

+ Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung cán bộ tín dụng

đã nêu trong tờ trình

+ Bổ sung thêm những thông tin về khách hàng và dự án (nếu có), có ýkiến độc lập đề xuất cho vay hay không cho vay, cho vay có bảo đảm hay không

có bảo đảm bằng tài sản, mức bảo đảm nghĩa vụ trả nợ

Ý kiến của Trưởng phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và chịu trách nhiệm

về những thông tin, ý kiến đánh giá, đề xuất đưa ra trong tờ trình

- Sau khi nhận được ý kiến của Trưởng phòng, cán bộ tín dụng chịu tráchnhiệm:

(1) Xét duyệt cho vay

Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của Chinhánh để quyết định:

- Trực tiếp xem xét và quyết định

- Đưa ra hội đồng tín dụng

Việc đưa ra các điều kiện (mức tiền, quy mô dự án, tính chất phức tạp…).Đối với dự án phải đưa ra hội đồng tín dụng do Giám đốc Chi nhánh quyết định

Trang 22

- Xem xét tờ trình của các phòng ban tham gia thẩm định và ý kiến của hộiđồng tín dụng (nếu có) quyết định.

- Ghi ý kiến độc lập và ký trên tờ trình của phòng tín dụng

- Quyết định cho vay: quyết định của lãnh đạo phải thể hiện rõ các ý kiếnsau:

+ Chấp thuận cho vay, các điều kiện đề nghị khách hàng phải thực hiệntrước khi ký hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân

+ Hoặc đề nghị các phòng tham gia thẩm định giải trình thêm các vướngmắc

+ Từ chối không cho vay phải đưa ra lý do từ chối

Trường hợp vượt quyền phán quyết của Chi nhánh: Phòng tín dụng lập tờtrình để lãnh đạo trình Hội Sở chính xem xét quyết định theo đúng quy định

- Thông báo cho khách hàng

Trang 23

2.1.3 Rủi ro tín dụng

Khái niệm

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiệnđược các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng Nói cách khác, rủi ro tín dụng làrủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyênnhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàngmột cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và

có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản

Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

- Đối với bản thân Ngân hàng

Có thể là các thiệt hại về vật chất hoặc uy tín của ngân hàng Tác động trựctiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho kháchhàng, khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việcthanh toán, dần làm cho ngân hàng bị lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản

- Đối với nền kinh tế xã hội

Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó nó cókhả năng phát sinh lây lang sang các ngân hàng khác, tạo tâm lý sợ hãi cho ngườidân và họ sẽ đưa nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn Điều đó cũng cóthể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng do thiếu khả năng thanh toán Khi

đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều sáuQĐ/18/2007/QĐ - NHNN)

Trang 24

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạntrả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợlần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo qui định; các khoản nợ được miễn giảmlãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều sáuQĐ/18/2007/QĐ - NHNN)

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lầnđầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều sáuQĐ/18/2007/QĐ - NHNN)

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả

nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lầnđầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ batrở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xửlý

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 3 điều sáuQĐ/18/2007/QĐ - NHNN)

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5

2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, đo lường rủi

ro tín dụng tại Ngân hàng

Trong hoạt động của ngân hàng, mục tiêu chính là làm thế nào để nâng caohiệu quả hoạt động tín dụng, bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng

Trang 25

không kém phần quan trọng, vì thế để đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng tadựa vào các chỉ tiêu sau:

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngânhàng phát vay trong một khoảng thời gian nào đó không kể món vay đó đã thuhồi hay chưa, thường xác định theo tháng, quý hoặc năm

Vòng quay vốn tín dụng (Vòng)

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quânTrong đó dư nợ bình quân được tính như sau:

Trang 26

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi

nợ vay nhanh hay chậm Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông quatính luân chuyển của nó Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả

và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

Dư nợ trên vốn huy động (Lần)

Rủi ro tín dụng (%)

Nợ quá hạn

Tổng dư nợĐây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượngtín dụng Những ngân hàng nào có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là hiệu quả hoạtđộng tín dụng của ngân hàng đó cao

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Hậu Giang qua 3 năm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quáhạn,…

- Tổng hợp các thông tin từ tập chí giới thiệu về Ngân hàng, tư liệu tín dụngtại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng

Ngoài ra, còn tham khảo một số giáo trình về ngân hàng và ý kiến của cán

bộ tín dụng tại ngân hàng, một số tài liệu liên quan được thu thập từ các trang

Trang 27

web trên mạng Nhưng chủ yếu là trang web của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam www.bidv.com.vn

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp bình quân số học để tính số dư bình quân

- Dùng đồ thị và biểu bảng

- Dùng các chỉ tiêu để phân tích

- Dùng phương pháp tỷ trọng, thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá sốliệu

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêukinh tế

∆y = y1– y0

Trong đó:

∆y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu tài chính

y1: Chỉ tiêu năm sau

y0: Chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trướccủa các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động củacác chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế

∆y = * 100 100 %

0

1 

y y

Trong đó:

∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

y1: Chỉ tiêu năm sau

y0: Chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của cácchỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêugiữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu

Trang 28

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG 3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam.Được gọi tắt là BIDV Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Nhiệm vụ: Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín

dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật,không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sáchtiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước

- Phương châm hoạt động: Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu

hoạt động của BIDV; Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công Mục tiêu hoạt động:Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam

- Chính sách kinh doanh: Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả antoàn

- Khách hàng- đối tác

+ Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…+ Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới;+ Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàngASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương(ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Trang 29

+ Đầu tư Tài chính: Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…); Góp vốnthành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.

BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩmdịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục

vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước

- Cam kết

+ Với khách hàng: Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cóchất lượng cao, tiện ích nhất; chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đãcung cấp

+ Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.+ Với Cán bộ Công nhân viên: Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, khôngngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; luôn coi con người là nhân tố quyếtđịnh mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thếtrong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

- Mạng lưới: BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phốilớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:

+ Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:

Ngân hàng thương mại: 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400

điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm

vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng Trong đó có 2 đơn vịchuyên biệt là: Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán(Nam Kì Khởi Nghĩa); ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngânnguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)

Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)

Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính

và 10 chi nhánh

Đầu tư – Tài chính: Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty

Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng, ;các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VIDPublic (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàngLiên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV

Trang 30

+ Khối sự nghiệp: Trung tâm Đào tạo (BTC); trung tâm Công nghệthông tin (BITC)

là thế mạnh cạnh tranh của BIDV

- Thương hiệu BIDV

+ Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệphàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngânhàng

+ Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như làmột trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhậnbảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệumạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong

và ngoài nước

+ Là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên và của ngành tài chínhngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư pháttriển Đất nước

3.2 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG

3.2.1 Quá trình hình thành

Tiền thân Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàngKiến thiết Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình họat động và trưởng thành, ngân hàngđược mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và pháttriển của đất nước:

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981

Trang 31

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang (gọi tắt

là BIDV – Hậu Giang) đuợc thành lập theo quyết định số 5362/QĐ – HĐQTngày 25/12/2003 của Hội đồng quản trị BIDV và căn cứ vào các quyết định:Căn cứ Nghị quyết số 5266/NQ – HĐQT ngày 23/12/2003 “Về việc mởrộng chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tại các tỉnh: Lai Châu, Đắk Nông,Hậu Giang”

Căn cứ Công văn số 1482/NHNN – CNH ngày 25/12/2003 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước “Về việc mở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tạicác tỉnh: Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang”

BIDV – Hậu Giang là chi nhánh cấp 1 được điều hành trực tiếp bởi BIDV,đến nay ngân hàng đã đi vào hoạt động hơn 5 năm Ngân hàng đã không ngừngđổi mới và lớn mạnh từng ngày, luôn là người bạn kề vai sát cánh cùng nhữngdoanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trên con đường phát triển, đóng gópmột phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh mới Hậu Giang.Địa điểm tọa lạc: Số 392/3 Ấp Tân Phú, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện ChâuThành A, Tỉnh Hậu Giang Số điện thoại: 071 3951761 – 3951762 Fax: 071.951764

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu bộ máy quản lý bao gồm Ban Giám Đốc và các phòng ban trựcthuộc với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:

Trang 32

Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng

Ghi chú: TCHC: tổ chức hành chính TCKT: tài chính kế toán KHNV: kế hoạch nguồn vốn.

TĐ & QLTD: Thẩm định và quản lý tín dụng

BAN GIÁM ĐỐC: gồm có 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc được

phân như sau:

Giám Đốc: Phụ trách chung trực tiếp điều hành quản lý phòng Tổ chức

hành chánh, Tài chính kế toán, Kế hoạch nguồn vốn

Phó Giám Đốc phụ trách kế toán: Trực tiếp điều hành phòng Dịch vụ

khách hàng, Tiền tệ kho quỹ và Tổ điện toán

Phó Giám Đốc phụ trách tín dụng: Trực tiếp điều hành và quản lí phòng

Tín dụng, phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng

Ban Giám Đốc có chức năng và nhiệm vụ: Tổ chức chỉ đạo thực hiện các

chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các qui định về chế độ, thể lệ cóliên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước và BIDVban hành

Ban Giám Đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, họp hội đồng tíndụng và kí duyệt các hồ sơ vay vốn, lập hội đồng khen thưởng kỷ luật, xét nănglực cán bộ và trình lên Ngân hàng cấp trên quyết định

GIÁM ĐỐC

PHÒNGTCHC PHÒNGTCKT PHÒNGKHNV

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

PHÒNGTIỀN

TỆ KHOQUỸ

PHÒNGTINHỌC

Trang 33

CÁC PHÒNG BAN

Phòng Tổ Chức – Hành chính:

Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chínhsách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động.Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạnglưới, thành lập, giải thể các đợn vị trực thuộc của chi nhánh

Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chinhánh

Thực hiện công tác hành chánh (quản lý con dấu, in ấn, lưu trữ, bảomật,…)

Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lí lịch, nhận xét cán bộ nhân viên…

Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh: lễ tân, vận tải, quản lý phươngtiện tài sản,… phục vụ cho hoạt động kinh doanh và các họat động khác

Phòng tài chính kế toán

Thực hiện công tác kế toán (tập hợp các số liệu về nghiệp vụ kinh tế phátsinh, thực hiện việc chi lương cho cán bộ công nhân viên, trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,…) và tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh (không trựctiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm)

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế

độ báo cáo của các phòng và các đơn vị trực thuộc

Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng

Phòng kế hoạch – nguồn vốn

Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trườngkinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chínhsách Marketing…

Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựngchương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh

Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro

Nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn

Phòng tín dụng

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn khách hàng đến xin vay

Trang 34

Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay kể từ khikhách hàng nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay.

Chịu trách nhiệm thu hồi các khoản nợ vay

Tổng hợp, phân tích các thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng,phân loại khách hàng

Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý,năm

Tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân (bao gồm

cả cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá,…)

Phòng dịch vụ khách hàng

Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt

Mở tài khoản tiết kiệm, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng

về tài khoản hiện tại và tài khoản mới

Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng

Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng

Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng…

Phòng tiền tệ kho quỹ

Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: quản lý quỹ nghiệp vụ của chinhánh; thu – chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; quản lý chứngchỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố…

Phòng tin học

Quản lý mạng; quản trị hệ thống phân cấp truy cập, kiểm soát theo quyếtđịnh của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảmbảo an toàn, trong suốt mọi hoạt động của Chi nhánh

Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh vận hành hệthống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành cho Chi nhánh

3.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang

Về công nhiệp, xây dựng: Hậu Giang đang vận động đầu tư để khởi công

xây dựng các công trình quy mô như: Các khu công nghiệp tập trung (cụm côngnghiệp tập trung Sông Hậu, cụm công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh), khucông nghiệp Vị Thanh, trung tâm công nghiệp địa phương Đối với ngành xâydựng, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng tại các khu, cụm

Trang 35

công nghiệp Vốn ngân sách trung ương và địa phương tập trung vào xây dựng cáccông trình công cộng, phúc lợi xã hội và đầu tư xây dựng trụ sở Năm 2007 là nămngành công nghiệp gặt hái được nhiều thành công lớn do có một số thuận lợi vềthị trường và giá cả Công nghiệp quốc doanh với hai công ty dẫn đầu là Công tyCafatex và Công ty Mía đường hoạt động rất mạnh Các loại hình kinh tế tậpthể, cá thể hoạt động sản xuất cũng thuận lợi, một số doanh nghiệp mở rộng quy

mô sản xuất, chuyển đổi sang loại hình kinh tế hỗn hợp (công ty TNHH, công ty

Cổ phần) có tốc độ phát triển khá cao và chiếm tỉ trọng rất lớn Năm 2008 tìnhhình lạm phát xảy ra ngày càng cao làm cho giá xăng dầu, than, nguyên liệu, chiphí nhân công và khấu hao máy móc đều tăng cao; thêm vào đó, nguồn cung cấpnguyên liệu để chế biến khan hiếm…tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởngnhiều đến giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh

Về nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi.

Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền TâyNam Bộ Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại.Những tháng đầu năm 2008, thị trường giá cả phân bón, thuốc trừ sâu và xăngdầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có nhiều biến động, đã gây khó khăn chongười sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, giá các loại thức ăn thủy sản cũng tăngcao, diện tích nuôi cá trên ruộng tăng, cá da trơn diễn biến phức tạp, nhìn chungngành thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển

Về thương mại, dịch vụ: Tỉnh rất quan tâm việc xây dựng mới, nâng cấp,

mở rộng chợ xã, chợ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mua,bán hàng hóa, đặc biệt là hệ thống siêu thị Co.opmark tại thị xã Vị Thanh Bêncạnh đó, tỉnh chú trọng gia tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, cácmặt hàng có thế mạnh, cơ cấu lại các mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh

tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm mới, củng cố và giữvững được thị trường đã có và tìm kiếm thị trường mới Mở rộng và nâng caochất lượng các loại hình thương mại - dịch vụ Đầu tư hoàn chỉnh các trung tâmthương mại, các chợ đầu mối để làm vai trò đầu mối trung chuyển hàng hóa củamột số chợ trung tâm Tập trung xã hội hóa dịch vụ du lịch, khuyến khích các tổchức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn nhằm đa dạng hóa

Trang 36

Về văn hóa – xã hội: Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu

của Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sôngCửu Long đến năm 2010; Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện các chương trìnhgiảm nghèo ở cấp ấp, xã và huyện Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, giảiquyết việc làm Hoàn thành cơ bản xây dựng Trường Trung cấp nghề của tỉnh,Trường dạy nghề thị xã Ngã Bảy và các trung tâm dạy nghề ở các huyện Đãchấn chỉnh công tác xuất khẩu lao động

Tóm lại, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tíchcực Tỉnh đang tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiệnthực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 Việctìm hiểu về hoàn cảnh kinh tế - xã hội tỉnh góp phần quan trọng vào định hướnghoạt động của ngân hàng Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra những quyết định kịpthời, những chiến lược phù hợp với tình hình kinh tế địa phương Điều đó sẽ giúpcho hoạt động của ngân hàng rất nhiều cũng như góp phần phát triển tỉnh nhàngày càng phồn vinh hơn

3.2.4 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu

- Nhận tiền gửi vào tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng

và ngoại tệ các loại có kỳ hạn và không có kỳ hạn

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ

- Dịch vụ chuyển tiền Western Union

- Dịch vụ nạp tiền điện thoại qua ATM và SMS của BIDV

- Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước thông qua hệ thống SWIFT

- Các loại thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng: thẻ Power, thẻ vạn dặm,thẻ ghi nợ BIDV,…

- Tài trợ xuất, nhập khẩu

Trang 37

Trong các sản phẩm, dịch vụ trên thì các hoạt động về cho vay và nhận tiềngửi từ các tổ chức kinh tế, người dân là các hoạt động chủ yếu nhất Ngoài ra, cácdịch vụ về thẻ thanh toán, rút tiền, các thẻ tín dụng cũng được thực hiện thườngxuyên tại Chi nhánh Đặc biệt là dịch vụ đỗ lương thông qua các thẻ Đây lànhững sản phẩm, dịch vụ phổ biến mà tất cả các doanh nghiệp và người dân luôn

có nhu cầu cao

3.2.5 Đối tượng khách hàng

- Nhóm khách hàng truyền thống

Nhóm khách hàng truyền thống là nhóm khách hàng chính, quen thuộc củaBIDV – Hậu Giang Nhóm khách hàng này chủ yếu là các đơn vị xây lấp, đơn vịsản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Do Hậu Giang là một tỉnh mới nên việcsửa chữa, xây dựng mới là điều rất cần thiết Chính vì vậy, đây là các khoản chovay nhiều nhất và các khoản vay này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vaycủa ngân hàng

- Nhóm khách hàng tiềm năng

Nhóm khách hàng này tập trung chủ yếu là ở huyện Vị Thủy và thị xã VịThanh Chủ yếu là dân cư có thu nhập cao và ổn định Nên ngân hàng luôn cốgắng thu hút vốn huy động từ nhóm khách hàng này bằng các hình thức huyđộng khác nhau, đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn với nhiều kỳ hạn khác nhau

- Nhóm các tổ chức kinh tế

Nhóm khách hàng này chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanhnghiệp tư nhân với nhiều nhu cầu khác nhau như gửi tiền, đi vay, dịch vụ thanhtoán, chuyển tiền,…Hiện nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì các nhucầu này cũng ngày càng tăng nhanh Đòi hỏi ngân hàng cần phải nâng cao hiệuquả hoạt động để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và tốt hơn những nhu cầu đó

Việc phân nhóm khách hàng này sẽ giúp cho ngân hàng có được nhữngđịnh hướng hoạt động và có những biện pháp tích cực hơn để thực hiện tốt cáccông tác huy động vốn và sử dụng vốn

Trang 38

3.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 03 năm (2006 2008)

-Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Hình 01: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008

Đánh giá chung

Hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạtđộng kinh doanh với mục đích là lợi nhuận Lợi nhuận là yếu tố quan trọng màcác Ngân hàng kỳ vọng, nó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng có hiệu quả hay không Đây là mục tiêu hàng đầu mà các Ngân hàng cầnđạt được và đối với BIDV – Hậu Giang cũng vậy Trong tình hình kinh tế như

Trang 39

hiện nay, các ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều Đòi hỏi BIDV – Hậu Giangphải luôn đổi mới trong kế hoạch kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh củamình.

Nhìn chung, qua 03 năm tình hình hoạt động của ngân hàng đạt được nhữngthành tựu đáng kể Được thể hiện qua các khoản thu nhập và lợi nhuận đều tăngqua các năm, năm sau luôn cao hơn so với năm trước Cụ thể là năm 2007 thunhập tăng 65,30% và lợi nhuận tăng 265,01% so với năm 2006 Đến năm 2008thu nhập tăng 82,79% và lợi nhuận tiếp tục tăng lên 3,16% so với năm 2007 Tuycác khoản chi phí có tăng qua các năm nhưng điều này là do ảnh hưởng củanhững nguyên nhân khách quan mà ngân hàng nào ít nhiều cũng bị ảnh hưởng

Có được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn mở rộng hoạt động và có nhữngbiện pháp hợp lý cho chiến lược, mục tiêu đề ra Ngoài ra cũng nhờ một phầnvào sự thay đổi trụ sở Chi nhánh từ Vị Thanh lên Châu Thành A – Hậu Giang màhoạt động giao dịch được mở rộng và thuận tiện hơn Những điều này chứng tỏkhả năng hoạt động và uy tín của ngân hàng trong thời gian qua

Tình hình cụ thể

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 03 năm qua thu nhập, chi phí của Ngânhàng đều tăng qua các năm dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo Tình hình kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 03 năm qua cụ thể như sau:

Thu nhập

Nhìn chung, thu nhập của ngân hàng qua 03 năm đều tăng Trong năm 2007thu nhập là 110.989 triệu đồng tăng 43.843 triệu đồng (tức tăng 65,30%) so vớinăm 2006 Đến năm 2008 thu nhập tiếp tục tăng lên đến 202.876 triệu đồng tăng91.887 triệu đồng (tức tăng 82,79%) tăng gần gấp đôi so với năm 2007 Tổng thunhập mỗi năm đều có xu hướng tăng Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Có được kết quả như vậy chính là do ngân hàng đã sửdụng những biện pháp tích cực để thu hút khách hàng mới, có những chính sáchphù hợp về lãi suất cho vay, luôn nâng cao và tạo điều kiện cho khách hàng tiếpcận với những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ,thanh toán làm cho hoạt đông giao dịch ngày càng thuận tiện và nhanh chónghơn Nhờ đó, hoạt động cho vay tín dụng cũng được mở rộng hơn mang đến

Trang 40

Chi phí

Bên cạnh sự tăng trưởng của các khoản thu không thể không nhắc đến chiphí bỏ ra Nó đánh giá mức độ hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.Các khoản chi phí cũng tăng qua các năm đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2008

Cụ thể: năm 2007 chi phí ở mức là 79.507 triệu đồng tăng 20.986 triệu đồng (tứctăng 35,86%) so với năm 2006 Sang năm 2008 chi phí tiếp tục tăng mạnh, lênđến 170.400 triệu đồng tăng 90.893 triệu đồng (tức tăng 114,32%) so với năm

2007 Nguyên nhân làm cho chi phí tăng cao một phần là do Chi nhánh mớithành lập không bao lâu cần phải tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, mua sắm trangthiết bị, máy móc, tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động dịch vụ, chi chocác khoản mục khác như chi mua sắm công cụ lao động, chi công tác phí, chituyên truyền, chi quảng cáo, chi điện nước,…Ngoài ra, chi phí tăng nhanh phầnkhác là do các nguyên nhân khách quan bên ngoài như tình hình lạm phát tăngkhá cao vào thời điểm cuối năm 2007 kéo dài cho đến 2008 dẫn đến lãi suất tiềngửi tăng cao, đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn đối với ngân hàng Bêncạnh việc làm cho chi phí tiền gửi tăng thì các khoản trích dự phòng rủi ro cũngtăng lên đáng kể Chính vì những khó khăn đó mà ngân hàng càng phải thậntrọng hơn nữa trong việc quản lý các khoản chi của mình để giảm thiểu tối đa cáckhoản chi không cần thiết

Lợi nhuận

Do các khoản thu và chi đều có sự biến động qua các năm nên làm cho lợinhuận cũng biến động theo Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận tăng qua ba năm.Tăng mạnh nhất là trong năm 2007 lợi nhuận đạt được đến 31.482 triệu đồngtăng 22.857 triệu đồng (tức tăng 265,01%) so với năm 2006 Đến năm 2008 lợinhuận là 32.476 triệu đồng tăng 994 triệu đồng (tức tăng 3,16%) so với năm

2007 Có thể nói, năm 2007 tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặpnhiều thuận lợi Ngân hàng đã có kế hoạch chiến lược kinh doanh hợp lý, cónhững biện pháp tích cực mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tăngcường đầu tư và đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tập trung quản lýchặt chẽ các khoản chi phí không cần thiết Đặc biệt, trong năm 2008 ngân hàng

đã phát huy tốt vai trò chủ đạo và tính tiên phong trong việc hạ lãi suất cho vaytrong bối cảnh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh tế Có

Ngày đăng: 28/03/2014, 21:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Sơ đồ 01 Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng (Trang 32)
Hình 01: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 01 BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 (Trang 38)
Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 01 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 (Trang 38)
Bảng 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV – HẬU GIANG QUA 3 NĂM 2006 -2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 02 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV – HẬU GIANG QUA 3 NĂM 2006 -2008 (Trang 42)
Hình 02: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 02 BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 (Trang 43)
Hình 03: BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 - 2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 03 BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 - 2008 (Trang 45)
Bảng 03: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA BIDV – HẬU GIANG Đvt: Triệu đồng - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 03 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA BIDV – HẬU GIANG Đvt: Triệu đồng (Trang 45)
Bảng 04: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 04 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm (Trang 48)
Hình 04: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN Doanh số cho vay - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 04 BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN Doanh số cho vay (Trang 49)
Bảng 05: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 05 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN (Trang 49)
Bảng 06: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 06 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 (Trang 51)
Hình 05: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 05 BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN (Trang 52)
Bảng 07: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 07 DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng (Trang 55)
Hình 06: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 06 BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 55)
Hình 07: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 07 BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 57)
Bảng 08: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 08 DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng (Trang 57)
Bảng 09: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 09 TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng (Trang 59)
Hình 08: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 08 BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 60)
Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 10 DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 62)
Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 11 DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 65)
Hình 10: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 10 BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 66)
Hình 11: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Hình 11 BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 68)
Bảng 12: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc
Bảng 12 TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w