0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thời Tây Sơn

Một phần của tài liệu DÒNG HỌ MAI ĐỨC Ở NGA SƠN TỪ THẾ KỶ I (NĂM 037 SAU CÔNG NGUYÊN) ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 49 -49 )

V. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn

2.1.3. Thời Tây Sơn

Ba mươi năm không phải là dài (1771-1802 ), nhưng phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải Quang Trung đã làm nên sự nghiệp hiển hách vĩ đại trong lịch sử nước ta .Trong công cuộc đó có sự đóng góp của nhân dân Thanh Hóa nói chung và con cháu dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn nói riêng. Năm 1771 một cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở đất Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy, nhờ sách lược khôn kheó, nghĩa quân đã thu hút được sự ủng hộ và hưởng ứng của đông đảo nhân dân. Nghĩa quân lần lượt đánh đổ chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Trong đánh tan quân can thiệp Xiêm với chiến thắng Rạch Gầm –Soài Mút .Ở Đàng Ngoài

Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu Nhà Thanh, lấy cớ đó Nhà Thanh kéo quân sang xâm lược nước ta. Tháng 11 năm 1788( 25 tháng 11 năm mậu thân ) Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung, rồi lập tức xuất quân, mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789 ) trên đường hành quân ra bắc Quang Trung đã dừng chân ở đất Thanh Hóa để tuyển thêm binh lính chỉ trong mấy ngày mà Quang Trung đã triệu tập được hàng vạn quân.

Hiện nay chưa có số liệu cụ thể về số lượng quân trong huyện tham gia nghĩa quân, song ta có thể khẳng định rằng Nga Sơn không thể không cung ứng một số lượng người và cuả đáng kể cho cuộc hành quân này .

Trong một thời gian ngắn huy động được một số lượng lớn quân đó được xem là kỳ tích thể hiện được tài năng thu phục lòng người của vua Quang Trung, ở những vùng gần khu vực đóng quân như Bỉm Sơn , Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc chắc chắn có nhiều người trai tráng tham gia hơn ở các vùng khác.

2.2.1 Cuối Thế Kỷ X I X :

Chế độ phong kiến Việt Nam, dần dần vào giai đoạn khủng hoảng, suy vong và trở thành miếng mồi ngon của chủ ngĩa tư bản phương tây khát khao thuộc địa .Năm 1858 thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta, đẩy đất nước ta vào cảnh đau thương. Cũng từ đó nhân dân ta, không ít lần nổi dậy đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Khi cả nước không ngừng đứng lên đấu tranh chống pháp, thì nội bộ chế độ phong kiến phân hóa. Cuộc nổi dậy ở kinh thành Huế, không thành Tôn Thất Thuyết đã phải xa giá vua Hàm Nghi chạy lên Sơn Phòng Quang Ngãi, kêu gọi nhân đân cả nước cứu nước.

Hưởng ứng chiếu cần vương, cả nước khắp nơi đều nổi dậy chống pháp diễn ra hết sức quyết liệt. Các cuộc khởi nghĩa của các văn thân sĩ phu, có lòng yêu nước thương dân. Tại Thanh Hóa, nơi có truyền thống chống xâm lăng, mảnh đất sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt cho nước nhà. Điểm nối tiếp miền trung và miền bắc. Từ khi thực dân pháp xâm lược. Năm 1886 hội nghị, những người lãnh đạo chống pháp ở Thanh Hóa đã họp quyết định, thống

nhất các lượng trong toàn tỉnh. Biến Thanh Hóa, thành một căn cứ vững chắc cho phong trào chung của cả nước. Hội nghị chủ trương xây dựng căn cứ Ba Đình, nhằm bảo vệ “cửa ngõ” miền trung và làm bàn đạp tỏa đánh địch ở đồng bằng ”[20, 35].

Ba Đình nằm ở phía tây bắc huyện Nga Sơn gọi là Ba Đình vì vùng này gồm ba làng Mậu Thịnh, Mỹ Khê và Thượng Thọ, mỗi làng có một ngôi đình. Ba Đình nằm ở giữa đồng chiêm chũng ngập nước và hai con sông Hoạt và sông Chính Đại. Biệt lập với bên ngoài, vào mùa mưa bình thường chỉ có một con đường nhỏ hẹp từ đê sông Hoạt vào đến Ba Đình. Đóng quân ở Ba Đình nghĩa quân có thể kiểm soát được đường sông, dễ dàng kéo quân lên Bỉm Sơn, Đồng Giao để khống chế con đường số 1.

Từ Ba Đình nghĩa quân cũng có thể tỏa ra, ngăn chặn những hoạt động của địch.Hoặc có thể tỏa ra ngăn chặn những đồn địch ở Điền Hộ, Phú Điền, địa thế Ba Đình lại thuận lợi cho một pháo đài phòng ngự. Các ông Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, được phân công xây dựng và chỉ huy căn cứ Ba Đình .Dựa vào địa thế thuận lợi, với sự ủng hộ của nhân dân Nga Sơn, Tống Sơn. Chỉ trong một thời gian ngắn Ba Đình đã được xây dựng thành một căn cứ chiến đấu hết sức kiên cố, bằng cách lợi dụng địa hình địa vật. Nghĩa quân đã đào công sự, hầm với thế trận được bố trí rất chặt trẽ liên hoàn, tập trung hỏa lực, phân tán binh lực, rất bí mật và bất ngờ nghĩa quân đã đào một con hào có công sự chiến đấu “hào rộng 4 thước, sâu 3 thước, lấy đất dưới hào để đắp thành…tường thành dầy từ 8 đến 10 thước, ngoài mặt thành cắm chông”. [ 15, 115].

Bắt đầu từ tháng 5/1886, căn cứ Ba Đình được xây dung nhân dân các làng ở Ba Đình vì cuộc kháng chiến chung của dân tộc sẵn sàng rời bỏ cửa nhà, gắn bó với họ bao đời để nghĩa quân xây dựng căn cứ Ba Đình, nhiều nam nữ đã tình nguyện gia nhập nghĩa quân, mỗi làng ghóp 30 cái rọ lớn cao 2 mét, 100 trăm cây tre còn tươi nguyên cả cành và 10 gánh rơm, chỉ trong một

tháng căn cứ Ba Đình đã được xây dựng. Người dân Ba Đình đã nô nức góp tre chống giặc;

“Lệnh truyền dân chúng chặt tre Mỗi đinh một sọt nộp về cho mau ”.

Hòa chung với khí thế, của nhân dân Nga Sơn chống Pháp dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn. Cũng có nhiều đóng góp với lịch sử dân tộc. Trong giai đoạn này có chủ yếu ở làng Yên Nội (xã Nga Thiện) có ông Mai Đức Hiếu (làm chức hiệp quản), theo tài liệu còn ghi lại “đội ngũ trên dưới 300 người, biên chế thành 10 cơ đội, có 30 tráng binh do một hiệp quản và một tắc vị phụ trách, mỗi cơ đội gồm 3 toán, mỗi toán gồm 10 tráng binh do một xuất đội chỉ huy, tùy theo tình hình chỉ huy và ý đồ tác chiến của bộ chỉ huy, các cơ đội và toán binh được phân công đảm trách các chức vụ trên các hướng khác nhau, sẵn sàng chiến đấu hoặc chi viện” [31, 104].

Chức của ông tuy không lớn nhưng, là người bản địa nên ông nắm chắc tình hình và đảm trách trong việc huấn luyện lực lượng. Ngoài ra theo lời kể của các cụ cao niên thì tú tài Mai Trân cũng là người thông minh học giỏi. Ông đã mở trường dạy học, đào tạo nhiều chiến sỹ cách mạng ưu tú sau này như các ông: Mai Đình Châu, ông Mai Thế Tâm…đã tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Ba Đình và hy sinh anh dũng trên mảnh đất quê hương. Khi phong trào cần vương chống pháp lan rộng. Lúc này ở huyện Nga Sơn có căn cứ Ba Đình là điển hình, cho phong trào chống pháp của cả nước. Tuy không trực tiếp đánh giặc, nhưng ông đã góp nhiều ý kiến quan trọng cho nghĩa quân, một thời gian do bị bệnh ông đã mất .

Hoảng sợ trước những thất bại liên tiếp giặc Pháp, đã tập trung binh lực để bao vây Ba Đình. Mục tiêu của chúng là gấp rút nối liền con đường giao thông giữ hai miền Nam Bắc, để tiến lên hoàn thành bình định đồng bằng. Vào cuối năm 1886, số quân địch ở Ba Đình lên tới 2250 tên, thuộc đủ loại binh chủng, đặc biệt chúng cố gắng tập trung hỏa lực, pháo binh. Khi tìm hiểu và quan sát vị trí của Ba Đình. Britxo đã vạch ra một chương trình tổng

công kích. Ngày 6.1.1887, sau những đợt pháo kích dữ dội. Quân Pháp chia làm ba mũi tấn công, những nghĩa quân dũng cảm chiến đấu đẩy lùi các mũi tiến công của địch, buộc chúng phải lùi lại phía sau. Kết thúc trận đánh này, địch bị tổn thương nặng nề. Trước thất bại liên tiếp, giặc Pháp đã thay đổi chiến thuật bao vây xung quanh gia đình, cắt đứt được mọi sự liên lạc với bên ngoài. Sự phối hợp với đề đốc Trần Xuân Soạn ở phòng tuyến ngoại vi đã làm cho thực dân Pháp lúng túng đối phó. Nhưng địch vẫn bị ngăn trở trong việc bao vây và kết quả là Ba Đình đã trở thành một hòn đảo bị cô lập và tách khỏi nhân dân. Cứ như vậy từng ngày, từng giờ vòng vây xung quanh Ba Đình càng bị thắt chặt lại. Tuy địch cũng gặp không ít khó khăn thiếu thốn, sức khỏe của tư tưởng bi quan, tinh thần mệt mỏi, ngày càng lan tràn trong hàng ngủ quân địch. Để che dấu thất bại của chúng, thực dân pháp quyết tâm tiêu diệt Ba Đình bằng mọi giá: “lực lượng của địch lúc này tới 78 sĩ quan, 3.530 lính pháp và lính ngụy” [30, 34] từ đó chúng tăng cường đại bác bắn vaò căn cứ để tiêu diệt nghĩa quân và công sự, lũy tre xanh, lá rào che kín khu căn cứ vẫn che dấu toàn bộ căn cứ quân sự bên trong, bên ngoài trong giống như “một con nhím khổng lồ lềnh bềnh trên mặt nước”.

Trước tình hình bi đát ở Ba Đình như vậy, dư luận pháp lại càng xôn xao. Bản thân BRítXô cũng mệt mỏi, quân lính chết chóc, ốm đau. Giặc pháp nhận thấy không thể nào vây hãm mãi Ba Đình BRitXô nghĩ những biện pháp tàn bạo nhất để tiêu diệt Ba Đình. Chúng đã cho pháo nã vào Ba Đình. Sáng ngày 20 tháng 1 toán công binh thứ nhất tiến sát, dùng mìn phá vỡ hàng rào và tiến sát vào khu vực trận địa đầy nước cắm chông tre nhọn, dầy đặc, không thể nhổ được. Cuộc chiến đấu bước vào giai đoạn vô cùng ác liệt, quân địch liều chết để cứu vãn sự khó khăn của chúng. Về phía nghĩa quân trong những ngày bị địch bao vây. Họ đã nêu cao tinh thần chiến đấu không sợ hy sinh gian khổ, mặc dù bị thương vong nhiều nhưng không một ai chụi rời bỏ căn cứ. Những đội cảm tử, được thành lập nhanh chóng .

Mặc dù trước sức mạnh vượt trội, về hỏa lực và phương tiện chiến tranh của kẻ thù rất hiện đại. Để tránh khỏi tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân được lệnh bí mật rút khỏi căn cứ Ba Đình. Chiều ngày 20 tháng 1 năm 1887 kế hoạch rút quân được phổ biến, xuống tận các hiệp quản và nghĩa quân. Mọi người không khỏi xao lòng, khi phải rời bỏ mảnh đất mà họ đã đổ bao nhiêu máu xương và mồ hôi để giữ nó. Bên cạnh đó ở bên ngoài việc thực hiện được thuận lợi. Đợi đến đem khi có lệnh xuất phát, họ lặng lẽ rút lui dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Khi nghĩa quân bắt đầu rút có đội cảm tử ông Nguyễn Khế bất ngờ tấn công vào các đồn xung quanh. Ở bên ngoài Trần Xuân Soạn cũng cho nghĩa quân tấn công, các đồn ngoại vi của địch để chia sẻ lực lượng. Cánh quân của ông Đinh Công Tráng, rút lên mạn bắc Thanh Hóa an toàn . Lợi dụng mạn bắc đang chiến đấu ác liệt. Phạm Bành dẫn số quân còn lại vượt sông về làng Gũ (cụ thôn Hà Trung ) và được nhân dân che trở đó tiếp thân mật.

Còn đối với ông Mai Đức Hiếu ông đã tình nguyện ở lại chiến đấu cùng với đội cảm tử và đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu với địch . Theo lời các cụ già cao tuổi trong họ Mai Đức ở làng Trung Điền (xã Nga Trường )có sự tham gia của các ông Mai Văn Đức , Mai Văn Thành …Cũng đã rút lên an toàn trong cánh quân của Đinh Công Tráng ở mạn bắc hậu vẫn sau đó không rã ra sao.

Sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887 sau những đợt pháo kích dữ dội của đại bác. Thực dân pháp mới tiến vào, được căn cứ Ba Đình, khi mà tiếng súng của nghĩa quân đã yên ắng từ rất lâu. Giặc pháp đã khoe khoang những chiến công của chúng .Tướng BRit Xô ra lệnh triệt hạ ba làng Thượng Thọ, Mỹ Khê, Mậu Thịnh. Hắn còn bắt bọn phong kiến Nam triều, xáo bỏ ba làng trên bản đồ và dựng bia với những dòng chữ láo xược như sau : “ đây là ba làng Mỹ Khê, Mậu Thịnh và Thượng Thọ đã bị triệt hạ vì bọn cướp và bọn phiến loạn đã xây thành đắp lũy ở đây mà không báo với nhà chức trách chúng phải biến mất trên trái đất, những người phạm tội sẽ bị trừng trị “ [11, 22].

Nhưng cái “tên Ba Đình không những bị xáo bỏ mà còn được nêu bật trên bản đồ chống pháp của dân tộc Việt Nam” [18, 126] .Trong đóng góp của nhân dân Thanh Hóa, Nga Sơn noí chung và con cháu dòng họ Mai Đức nói riêng đã hòa mình vào cuộc chiến đấu anh dũng đó.Họ đã anh dũng hy sinh, một số người đã rút lui để tiếp tục chiến đấu tiếp tục, công đức của họ vẫn mã được dòng họ, nhân dân cả nước biết đến .

2.2.2 Đầu Thế K ỷ XX :

Theo tấm gương của các bậc hào kiệt văn thân, sĩ phu yêu nước , đầu thế kỷ 20. Dưới ánh sáng của các bộ tân văn tân thư ,các sách của Khanh Hữu Vi , Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng … Tràn sang Việt Nam, rồi khí thế cả nước Trung Hoa sục sôi, sau cách mạng Tân Hợi (1911 ) .Cuộc Minh Trị Duy Tân (1868 ) ở nước Nhật đã đưa nước Nhật tiến mạnh lên con đường tư bản chủ nghĩa. Tạo nên sự ngưỡng mộ và ảo vọng, về sự giúp đỡ của nước nhật đối với Việt Nam .

Trên cơ sở đồng chủng đồng văn, đồng châu. Họ đã bắt liên lạc với Phan Bội Châu là người tiêu biểu nhất, có tấm lòng yêu nước thương dân . Ông đã đi khắp trong nam, ngoài bắc để vận động thành lập Duy tân hội và Việt Nam quang phục hội. Để tập hợp lực lượng đánh pháp ông đã cùng với phái ám xã liên lạc, với những phái còn lại của phong trào Cần Vương. Tập hợp thành phong trào chống thuế ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, rồi Thanh Hóa.Tiêu biểu ở Nga Sơn, có các ông Mai Huy Tài, Ông đậu tú tài (1879) trong bối cảnh nước mất nhà tan, quê hương bị dày xéo. Ông đã ở nhà dạy học, bí mật vận động nhiều thanh niên yêu nước trong vùng tham gia. Riêng ở làng Trung Điền con cháu họ Mai ở đây theo rất đông khoảng 8 người trong đó tiêu biểu, có ông Mai Văn Đước đã bị địch bắt giam và kết án 3 năm tù .

Trong thực tế, tình yêu quê hương đất nước, thương dân được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có người thể hiện bằng cách bất hợp tác với

địch, có người từ bỏ chốn quan trường, hay có người quay trở về với nghề dạy học, mặc dù họ là những ngườ có tài đậu đến cử nhân .

2.2.3 Giai Đoạn 1930-1945 :

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3 tháng 2 năm 1930. Sự kiện đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Việc Đảng ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, để giành hết thắng lợi khác .

Mỗi người một vị trí khác nhau trong xã hội, cho nên đóng ghóp của họ cho sự nghiệp cách mạng cũng khác nhau.Người ở phương diện này ,người ở phương diện khác .Điều quan trọng là họ đều ghóp công góp sức vào sự nghiệp chung của cả dân tộc trong giai đoạn này có sự đóng góp của nhiều cá nhân, trong đó ông Mai Đức Cự có đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ông Mai Đức Cự (1879-1955) từ nhỏ ông đã nổi tiếng thần đồng hay chữ. Năm 16 tuổi ông đỗ thứ nhì, trong kỳ thi ở huyện Nga Sơn. Năm 20 tuổi ông đỗ tú tài, chán cảnh đất nước lầm than dưới gót dày của lũ ngoại bang, Ông không thi tiếp và cũng không ra làm quan theo lời mời của pháp cũng như triều đình Huế mà ở nhà dạy học và làm nghề bốc thuốc. Học trò của ông rất nhiều người đỗ đạt và giữ các chức vụ quan trọng, trong bộ máy đảng và nhà nước như các: Ông Mai Ngân trưởng ty giáo dục Thanh Hóa (nay là giám đốc sở giáo dục Thanh Hóa ), Ông Vũ Thế Giao phó bí thư tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra còn có ông Mai Đức Tấn (1867-1953 ) thuộc đời thứ 11 dòng họ

Một phần của tài liệu DÒNG HỌ MAI ĐỨC Ở NGA SƠN TỪ THẾ KỶ I (NĂM 037 SAU CÔNG NGUYÊN) ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 49 -49 )

×