Giá trị lịch sử nghệ thuật văn hóa

Một phần của tài liệu Dòng họ mai đức ở nga sơn từ thế kỷ i (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI (Trang 80 - 100)

V. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn

3.3.4. Giá trị lịch sử nghệ thuật văn hóa

Miếu mộ là nơi giữ gìn hài cốt của nữ tướng Lê Thị Hoa, còn nhà thờ họ Mai Đức, nơi được dựng trên mảnh đất lịch sử đã sinh sống và lập nghiệp. Di tích miếu mộ, nhà thờ họ Mai Đức, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa và các hiện vật, tài liệu còn lưu giữ được giá trị lịch sử lớn giúp chúng ta có thể hiểu được, một cách sinh động và chính xác về thân thế, sự nghiệp của nữ tướng Lê Thị Hoa (thuộc dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn). Người có công khai phá, tạo dựng ra vùng đất Nga Sơn.

Di tích miếu mộ, nhà thờ họ Mai Đức, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa. Giúp chúng ta hiểu rõ công lao và sự nghiệp của nhân dân Nga Sơn, trong buổi đầu dựng nước đánh giặc Đông Hán giải phóng đất nước. Sự tổ chức và chỉ đạo của nữ tướng Lê Thị Hoa, từ quê hương bản quán di cư vào vùng đất Nga Sơn đã trở thành nơi tụ nghĩa của những người một lòng đánh giặc cứu nước.

Miếu mộ, nhà thờ họ Mai Đức, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa. Đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và khách thập phương, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn. Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa mang đậm kiến trúc thời lý, nhà thờ họ Mai Đức và miếu mộ quy mô vừa phải kết cấu gọn nhẹ, hợp lý tỷ lệ cân đối tạo thành một khối khỏe vững chắc.

Tóm lại: Di tích miếu mộ, nhà thờ họ Mai Đức và đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa.Với các hiện vật tư liệu còn lưu giữ được, trong đó chứa đựng nhiều nội dung phong phú, có giá trị nghệ thuật và văn hóa.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn từ năm 037 đến đầu thế kỷ XXI chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Dòng họ Mai Đức với nữ tướng Lê Thị Hoa và bốn người trai có nguồn gốc từ huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định ngày nay) di cư vào Nga Sơn, khoảng năm 037 trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai nghìn năm. Tính từ Bà nữ tướng Lê Thị Hoa đến nay, các chi phái của dòng họ đã phát triển ra khắp cả nước, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là ở huyện Nga Sơn. Ở đây có nhánh 3 và nhánh 4(do hai nhánh 1 và 2 thuộc dòng dõi ông Mai Đạt và Mai Thỏa, được biết hai ông đi về phía nam, lúc đó lãnh thổ nước ta mới đến Hà Tĩnh hiện vẫn chưa tìm thấy). Nhánh 3 và nhánh 4 hiện đang định cư ở làng Ngũ Kiên (xã Nga Thiện), một phần làng Trung Điền (xã Nga Trường) thuộc huyện Nga Sơn.

2. Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và tạo lập cuộc sống. Cùng với nhân dân bản địa con cháu trong dòng họ đã tạo nên các làng xóm trù phú.Cũng như góp phần làm phong phú thêm, di sản văn hóa quê hương, đất nước bằng các di sản của riêng dòng họ như: Miếu mộ, nhà thờ họ, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa và các tài liệu hiện vật còn lưu giữ trong nhà thờ bao gồm sắc phong, câu đối, văn bia …

3. Ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều dòng họ lớn. Những dòng họ này có những đặc điểm nổi trội đó được xem như là thế mạnh của dòng họ, đặc điểm đó chính là dấu hiệu để nhận biết dòng họ này với dòng họ khác. Ví như nhắc đến họ Nguyễn ở Gia Miêu - Tống Sơn (Hà Trung) là dòng họ trâm anh thế phiệt nhiều đời làm quan lớn nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam sau này lên ngôi thống trị Việt Nam gần 1.5 thế kỷ. Dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn có sự nổi trội về võ công ở thời hai Bà Trưng. Khi cả 5 mẹ con bà Lê Thị Hoa đều tham gia. Trước đó mẹ con bà đã nổi dậy khởi nghĩa ở quê nhà trước khi vào vùng đất Nga Sơn. Sau này mới đầu quân dưới trướng hai Bà Trưng đánh tan quân Đông Hán, đều được phong tướng quân. Tổ tiên dòng họ Mai Đức đã cống hiến xương máu của mình bảo vệ nhân dân đất nước, giữ gìn quê hương bản quán.

4. Trong suốt chiều dài lịch sử, ý thức được trách nhiệm của gia tộc trước vận mệnh của quốc gia dân tộc. Cho nên trong thời gian từ năm 037 đến đầu thế kỷ XXI cùng với nhân dân cả nước qua mỗi gia đoạn cụ thể, dòng họ Mai Đức đã đóng góp nhất định vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Góp phần vào thắng lợi vẻ vang, của đất nước ta qua mỗi thời kỳ lịch sử. Trong đó dòng họ Mai Đức, trong khoảng thời gian trên đã đúc kết được nhiều truyền thống tiêu biểu như truyền thống võ công, truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước, sống nhân nghĩa chân thành.

Võ công không phải, là truyền thống của nhân dân ta xứ Thanh. Trước những biến động của quốc gia dân tộc, ở từng giai đoạn rất cần có những tướng tài dẹp loạn ổn định đất nước. Với tấm lòng vì dân vì nước con cháu

trong dòng họ Mai Đức đã ra sức rèn luyện, sự đam mê võ nghệ cùng với tấm lòng yêu nước thương nòi. Trải qua nhiều thử thách, cam go của lịch sử họ đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong lịch sử đất nước.

Nếu như ở các giai đoạn trước võ công là ưu thế của dòng họ, thì thời kỳ sau. Đặc biệt là thời kỳ nhà nguyễn, con cháu chuyên tâm vào học hành khoa cử trong hoàn cảnh đất nước còn bộn bề khó khăn thử thách. Với nhận thức để có tri thức, có hiểu biết để nhận rõ thị phi, để tự điều chỉnh mình cho phù hợp với thời cuộc. Từ cách nhận thức đúng đắn được như vậy con cháu dòng họ đã gia sức học hành và đỗ đạt cao. Có gia đình nhiều thế hệ nối tiếp nhau học hành thành đạt như: gia đình ông Mai Đức Hoằng, gia đình ông Mai Đức Tịch, gia đình ông Mai Đức Toại, gia đình ông Mai Đình Vơn …Tinh thần hiếu học của dòng họ, cộng với truyền thống khuyến học của nhân dân Nga Sơn. Tạo nên nét đẹp của quê hương xứ sở, trọng việc học, trọng nhân tài. Yêu nước là truyền thống xuyên suốt của dân tộc ta cũng là truyền thống của dòng họ Mai Đức, tinh thần yêu nước tấm lòng vì đại nghĩa ngay từ thời nữ tướng Lê Thị Hoa. Là tấm gương sau cho con cháu noi theo, vì lẽ đó cả 4 người con trai của bà đều thông minh tài giỏi, văn võ song toàn vì nước quên thân. Chính bà Hoa, đã đứng lên chống giặc Đông Hán. Dù lúc này thế lực mỏng vẫn bám trụ chiến đấu với kẻ thù cả tháng trời. Khi hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa mẹ con bà đều tham gia.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, sau cách mạng tháng tám. Đất nước phải đương đầu với hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ. Con cháu trong dòng họ, đã hăng hái lên đường tòng quân trong hai cuộc kháng chiến có 10 người con, đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Một số để lại một phần thân thể ở lại chiến trường. Đất nước thống nhất, con cháu dòng họ cùng với nhân dân cả nước ra sức học hành xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sống nhân nghĩa, chân thành là nét đẹp truyền thống của dòng họ, gương về lòng nhân nghĩa thể hiện rõ nhất ở con người ông Mai Đức Hoằng. Đỗ trường của pháp, từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu

chữa nhiều thương bệnh binh ở chiến trường. Ông được tặng thưởng nhiều huân, huy chương kháng chiến hạng nhất, nhì. Sau khi về hưu ông hết lòng cứu chữa cho nhân dân địa phương được mọi người xa gần quý mến thán phục.

Tóm lại: Qua việc nghiên cứu về dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn từ năm 037 đến đầu thế kỷ XXI chúng tôi thấy nổi lên một số đặc điểm sau đây. Đây là dòng họ có sự đóng góp to lớn, trong phong trào giải phóng dân tộc. Cũng đã tự mình đứng lên khởi nghĩa, khi kẻ thù đang bao vây bốn phía dù ở thế cô lực mỏng.

Là dòng họ có công rất lớn, cùng với nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán ở thế kỷ I.

Cho đến nay, dòng họ vẫn còn lưu giữ được rất nhiều tài liệu có giá trị về mặt lịch sử cần được bảo tồn, gìn giữ.

CHUYÊN MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đào Duy Anh (2002),Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

2.Phan Bảo, Nguyễn Hữu Chúc (1997), Thanh Hóa trong tay bạn, Nxb, Thanh Hóa.

3.Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam-huyện Nga Sơn(1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

4.Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1992),

khởi nghĩa Ba Đình và phong trào yêu nước kháng Pháp của nhân dân Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa.

5.Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (1987), Thanh Hóa di tích và bảo tàng, Nxb Thanh Hóa.

6.Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa (2004), Thanh Hóa di tích thắng, Nxb Thanh Hóa.

7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nga Sơn (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 2, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2002), Lịch sử Thanh Hóa, tập 1,2, N xb khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1998), Niên biểu Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa.

10.Các sắc phong của bà Lê Thị Hoa và bốn người con trai. Đời các vua Nguyễn ( Duy Tân, Thành Thái, Khải Định).

11. Phan Trân Chúc (1945), Ba Đình, Nxb Đại La, Hà Nội.

12. Phan Trân Chúc (2000), Ba Đình, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội. 13. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

14. Trần Văn Giàu (1957), chống xâm lăng (quyển 3), Phong trào cần vương, Nxb Xây Dựng, Hà Nội.

15.Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của hệ tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ 19 đến cách mạng tháng 8, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Trần Huy Liệu (1957), Lịch sử 80 năm kháng chiên chống, nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.

17. Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính (1973), Lịch sử Việt Nam (cuối 1858 đên cuối thế kỷ 19), Nxb Giáo Dục, Hà Nội .

18.Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm, Văn Tạo (1957), Phong trào Văn Thân, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.

19. Ngô Sỹ Liên (1967), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 (Đào Duy Anh, Cao Huy Du dịch), Nxb Hà Nội.

20. Đinh Xuân Lâm, Trịnh Nhu(1985), Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh, Nxb Thanh Hóa.

21.Bùi Văn Nguyên (2001), Việt Nam và cội nguồn trăm họ, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội .

22. Tỉnh ủy , ubnd tỉnh Thanh Hóa (2006), Đất và người xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa.

23.Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thanh Hóa (1996), Địa chí Thanh Hóa, quyển 1, Nxb Thanh Hóa.

24. Nguyễn Khắc Xương (2000), Nữ tướng Lê Thị Hoa, Nxb Thông Tin, Hà Nội.

25.Vũ Thanh Sơn (2009), Trương Vương và các nữ tướng, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

26. Nguyễn Khắc Thuần (2006), Danh tướng Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Khắc Thuần (2006), Việt sử giai thoại, tập 1, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

28. Mai Đức Tân (2002), “Lê Thị Hoa – thủy tổ dòng họ Mai ”, (số 16), Tạp chí dân tộc và thời đại, Hà Nội.

29. Hà Hùng Tấn (2007), Lễ hội và danh nhân Việt Nam, Nxb Thông Tin, Hà Nội.

30.Tạp chí xưa và nay (1995), “ Ba Đình Nga Sơn”, (số 3), Hà Nội.

31.Trần Văn Thịnh (1998), Võ tướng trong lịch sử ThanhHóa, Nxb quân đội nhân dân, Hà Nội.

32. Nguyễn Khánh Toàn (1989), Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Dương Thị The, Phạm Thị Hoa (1998), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 20, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Trương Hữu Quýnh (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Quốc sử quán triều Nguyễn (1960), Việt sử thông giám cương mục, tập 18, Nxb Sử Học , Hà Nội.

36. Quốc sử quán triều Nguyễn (1972), Đại Nam thống nhất chí , tập 1, 2, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Nguyễn Đắc Xuân (1998), Chín đời Chúa mười ba đời Vua Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.

38. Hương Nao (1997), Những thắ ng tích xứ Thanh, Nxb Giaó Dục, Hà Nội.

39. Văn bia được lập từ đời Vua Tự Đức (1871).

40. Phòng văn hóa huyện Nga Sơn (2005), Di tích và lễ hội đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa.

41. Phòng văn hóa huyện Nga Sơn (2008), Thực trạng và biện pháp tu bổ đen thờ nữ tướng Lê Thị Hoa.

42. Hoàng Tuấn Phổ (1989), Danh nhân Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa. 43. Mai Văn Hoa (2009), Tìm về dòng họ Mai Việt Nam.

44. Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn (1986), Ba Đình Nga Sơn, Nxb Thanh Hóa.

45. Tạ Hữu Yên (1991), Nữ tướng trong lịch sử Việt Nam, Nxb quân đội nhân dân, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

Dịch Văn Bia, Mai Thủy Tổ Phả Lục Bi (Bia ghi chép gia phả về thủy tổ dòng tộc họ Mai).

Thủy tổ họ Mai, bà thủy tổ họ Lê, ngọc phả ghi chép thuộc chi bộ khôn thứ 10 trung hạ đẳng. Quốc triều bộ lễ bản chính.

Xưa kia nước việt ta gây dựng cơ đồ nước Nam cương giới phân thuộc Ngưu Đẩu từ triều vua Hùng mở vận, thánh tổ gây dựng cơ đồ tương truyền tất cả được 18 đời, hơn 2000 năm thịnh trị, và ấy là tổ tiên của nước Việt ta vậy. Đợi đến con cháu dư duệ nhà Hùng, đời An Dương Vương nhà Thục thời đại hưng thịnh được 50 năm thì Triệu Đà đến phá nên nhà Thục mất, năm đời làm vương. Từ đấy nước Việt ta thuộc ách đô hộ của nhà Tây Hán, đến đời Đông Hán đời vua Quang Vũ lấy Tô Định là người tàn ác hại người, lúc đó nước Việt ta phàm các bậc anh tài võ nghệ thì được thu nhận ban chức

tước, sau đó âm mưu giết đi, lại còn cướp bóc đốt phá hại dân nước Việt khiến sinh dân điêu đứng.

Thời bấy giờ có người cháu gái Vua Hùng tên là Trưng tướng quân danh xưng là Trưng Trắc cùng với người em gái là Trưng Nhị, hai người muốn cất quân đem đánh. Nhưng lúc bấy giờ thao lược con chưa tìm đượcngười tài giỏi, hai bà bèn tích trữ lương thảo, nuôi thêm gia súc, thần phong chưa tìm người trợ giúp. Dù vậy có vua thì ắt có thần cùng dẹp loạn, rồng mây hội tụ chẳng lẽ phải đợi ngày hội rồng bay.

Trước đó ở thôn Thượng Linh, xã Cảo Linh, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam, có một gia đình họ Lê tên là Thái, vợ là Dương Thị Tạo, gia thế theo nghiệp y thuật, sinh được 2 người con gái 3 trai. Khi bà mang thai con gái đầu lòng, trước hôm đẻ bà mộng bắt được một con bạch hoa đà (tức con rắn trắng hoa), săc lấp lánh năm màu rồi sinh ra nàng vào ngày 15 tháng 11 năm Mậu Ngọ. Lúc mới sinh thần sắc hồng hoa, da trắng như trứng gà bóc, miệng cười tươi như hoa, do vậy nhân lúc sinh mới đặt tên là Hoa.

Nàng năm lên 18 tuổi, có một người cùng huyện quê xã Phú Cốc họ Mai, tên húy là Thông là bạn bè của Lê Thái Công. Ông Mai Thông có một người con trai tên là Mai Tiến, Năm 19 tuổi cung ngựa giỏi giang, chữ nghĩa tinh thông. Ông Lê Thái rất mực yêu quí tài danh của Mai Tiến bèn gả nàng Hoa cho ông. Lễ đã được định, cầm sắt vận hợp uyên thông, đẹp đôi loan phượng.

Hai vợ chồng lấy nhau mới được 2 năm thì hai ông bà của cả hai bên gia đình đều mất, nàng Hoa một lòng hiếu thuận phụng thờ cha mẹ để thuận theo ý chồng, trong tộc ngoài làng không ai chê bai một lời.

Tô Định nghe tin Mai tiến là người có tài, bèn triệu ông bộ hành đến bái yết, ban cho chức Huyện Doãn huyện Gia Lâm ông không nhận. Tô Định nhiều lần cất công gọi mời ông phải đưa vợ con cùng con đến huyện sở nhận

chức. Ông khi nhận chức ở Gia Lâm, Mai tiến một lòng thi hành ân đức, giúp đỡ nhân dân nên được nhân dân yêu mến.

Thời gian được 3 năm Tô Định nghe tin vợ ông Mai Tiến là bà họ Lê có tư chất sắc đẹp tuyệt trần nên muốn ép làm vợ bèn xui người tố cáo Mai Tiến

Một phần của tài liệu Dòng họ mai đức ở nga sơn từ thế kỷ i (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI (Trang 80 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w