Giai đoạn 1945-1975

Một phần của tài liệu Dòng họ mai đức ở nga sơn từ thế kỷ i (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI (Trang 56)

V. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn

2.2.4. Giai đoạn 1945-1975

Cách mạng tháng 8 thành công đã mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam .Thắng lợi của cách mạng, trước hai kẻ thù thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cùng với sự lật nhào chế độ phong kiến hơn 1000 năm, trên đất nước ta. Nhưng sau cách mạng tháng 8 thành công kẻ thù với dã tâm bóp chết nhưng thành quả cách mạng non trẻ. Tình thế nước ta lúc bây giờ “ nghàn cân treo sợi tóc”, phải đối phó cùng một lúc với 3 kẻ thù đó là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, giặc nào cũng nguy hiểm. Do vậy Đảng ta phải có đối sách với từng đối tượng hợp lý .

Lúc bấy giờ kẻ thù chủ yếu là thực dân Pháp đã không từ bỏ tâm xâm lược nước ta một lần nữa .Bằng những hiệp định đã ký kết với pháp ta đã hóa giải được những ng uy hiểm trước mắt. Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến, lâu dài mà ta khó có thể tránh khỏi. Sự chủ động bước vào kháng chiến chống Pháp vào ngày 20 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến chống pháp đã thắng lợi liền kề với đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ vô cùng khốc liệt kéo dài, biết bao gian khổ hy sinh. Mùa xuân 1975, đất nước đã thu về một mối, mở ra một kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội . Trong không khí cả nước chống pháp và chống mỹ. Con cháu dòng họ Mai Đức, cũng hăng hái tham gia. Hàng trăm nam nữ thanh niên nhập ngũ hoặc phục vụ dân công hỏa tiến. Có những người mãi mãi nằm lại trên chiến trường hoặc để lại một phần xương maú cuả mình, như các liệt sĩ chống pháp Mai Đức Khuông, Mai Văn Cường hay liệt sĩ chống mỹ như Mai Đức Thiết, Mai Đức Hân …

Bên cạnh đó con em trong dòng tộc trong chiến đấu từng bước trưởng thành và trở thành nhân vật xuất sắc trong quân đội nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như, các ông Mai Đức Tịch đời thứ 11. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp thành công, tiếp tục tham gia kháng chiến chống Mỹ là đại úy quân đội. Ông được tặng thưởng nhiều huân huy chương kháng chiến hạng nhất, hạng nhì, chiến sỹ vẻ vang ,chiến sỹ giải phóng …Chiến tranh đã lùi xa về, liền với đó là sự mất mất hy sinh .Có những người may mắn trở về nhưng mình mang

đầy thương tích, họ lại càng phấn đấu nhiều hơn nữa để chứng minh một điều “thương binh tàn nhưng không phế”, là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, tích cực tham gia công tác xã hội đó là trường hợp của ông Mai Đức Ngự, cũng được tặng thưởng nhiều huân huy chương kháng chiến .

Hiện nay có nhiều người trong họ Mai Đức trưởng thành và nắm giữ các chức vụ quan trọng của quân đội như : Đ ại Tá Mai Đức Toại phó tư lệnh quân chủng không quân (được tặng thưởng anh hùng nhưng ông đã không nhận )là phi công chiến đấu trong kháng chiến chống mỹ. Đại tá Mai Đức Trân trưởng tiểu ban tác chiến quân chủng hải quân. Đại tá Mai Đức Đa sư đoàn trưởng một sư đoàn thuộc quân đoàn 1. Đại tá Mai ĐứcThiết, chủ nhiệm hậu cần quân khu 9. Đại tá Mai Hang, chủ nhiệm khoa triết học viện chính trị –quân sự. Đại tá Mai Văn Nam, phó chính ủy sư đoàn 10-quân đoàn 3.

2.2.5 Giai Đoạn 1975 Đến Đầu Thế Kỷ 21:

Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước. Cách mạng Việt Nam, chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn độc lập ,thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh đã đi qua, nhiệm vụ của toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ sinh thời đã dạy . Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã đoàn kết một lòng quyết tâm xây dựng đất nước ta giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.Với tinh thần đó, con cháu dòng họ Mai Đức cùng với nhân dân cả nước ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Các thế hệ con cháu trong dòng họ, làm nhiều nghành nghề khác nhau . Nhưng đã nỗ lực hết mình để đạt được hiệu quả cao nhất, trong chính công việc mà mình đã làm .Những người bộ đội phục viên, thương binh trong chiến tranh họ có những đóng góp quan trọng. Nhưng khi hòa bình lập lại mặc dù trên thân thể đầy những thương tích đạn bom. Họ đã quyết tấm sống và cống hiến xứng đáng, cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong đóng góp chung cho sự phát triển chung của đất nước, trí tuệ có vai trò to lớn, bởi có hiểu biết nhất định mới có khả năng tiếp cận được những thành tựu khoa học

kỹ thuật tiên tiến . Các phát minh của thời đại, con cháu dòng họ Mai Đức đã nỗ lực lớn và gặt hái được những kết quả cao trong học tập.

Thật khó mà thống kê cho được đầy đủ, những người đỗ đạt của cả dòng họ. Bởi hiện nay con cháu dòng họ Mai Đức đã tỏa đi khắp cả nước, thậm trí đã định cư ở nước ngoài. Do vậy chúng tôi chỉ đơn cử dòng họ Mai Đức ở làng Ngũ Kiên có hơn 500 xuất đinh trong đó có 42 người có trình độ cao đẳng, 75 người có trình độ đại học, 1 tiến sĩ, 10 thạc sĩ, 4 đại tá và 3 bác sỹ. Chủ yếu con cháu dòng họ, theo nghề dạy học. Chi ở Trung Điền có trên 200 người, có 24 người có trình độ cao đẳng, 38 người có trình độ đại học, 4 người trình độ thạc sĩ, 2 tiến sĩ, 2 đại tá …

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm, nhưng gia phả bị gián đoạn rất nhiều. Tính từ bà nữ tướng Lê Thị Hoa, đến nay được khoảng 16 đời. Con cháu trong dòng họ luôn luôn phấn đấu, giữ gìn truyền thống gia tộc và làm trọn trách nhiệm của mình đối với đất nước.

CHƯƠNG III

TRUYÊN THỐNG VĂN HÓA CỦA DÒNG HỌ

Nhân dân ta lấy dòng họ, gia đình làm gốc, cái gốc ấy cho muôn đời sau bền vững chính là cơ sở cho đất nước trường tồn qua nhiều khó khăn gian khổ, để rồi giữ vững được nền văn hóa của quốc gia dân tộc nghìn năm để lại. Mỗi dòng họ đều có truyền thống văn hóa riêng, được truyền lại từ đời này, qua đời khác được giữ gìn bảo tồn truyền thống văn hóa của dòng họ xứng đáng để lại cho con cháu tôn vinh học tập. Ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, có rất nhiều dòng họ lớn có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dung và bảo vệ tổ quốc. Những dòng họ này đã làm rạng danh quê hương bản quán, cũng như lịch sử dân tộc. Nhưng không phải tất cả

những dòng họ đều khẳng định mình trên vũ đài chính trị ở những phương diện giống nhau, mà theo yêu cầu lịch sử đặt ra thế mạnh của từng dòng họ mà mỗi dòng tộc lại nổi danh ở những phương diện khác nhau .

Trong thực tế nhiều dòng họ nổi danh ở phương diện khoa bảng, nhưng với dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn, ở mỗi giai đoạn khác nhau trong lịch sử dòng họ có thế mạnh riêng, thế mạnh đó đã tạo thành hai truyền thống hiếm có của dòng họ .

Truyền thống võ công bắt đầu từ thời hai bà Trưng và truyền thống khoa bảng bắt đầu từ thời cận đại .

3.1. Truyền thống võ công :

Nếu như khoa bảng là niềm tự hào của nhiều dòng họ trên đất nước Việt Nam, thì truyền thống võ công lại là niềm tự hào của con cháu dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn. Bởi vì dòng họ này đã có sự phát triển rực rỡ về võ. Không chỉ có số lượng con cháu theo nghề võ khá đông, mà nhiều người trưởng thành nắm các chức vụ, vị trí quan trọng trong triều đình.

Ở thời thuộc Hán, thì ngay ông thủy tổ Mai Tiến là một người văn võ song toàn, nghiệp lớn chưa thành công đã bị kẻ thù sát hại.

Nữ tướng Lê thị Hoa cùng 4 người con trai là những người đứng lên khởi nghĩa từ rất sớm chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán suốt mấy năm trời, làm cho kẻ thù nhiều phen khiếp đảm. Nhưng trước sức mạnh của kẻ thù bao vây tứ phía, lại thế cô lực mỏng, cho nên để tránh bị kẻ thù tiêu diệt, giữ gìn lực lượng chờ thời cơ đứng lên đánh giặc, Bà đã cùng với bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định rút lui về vùng Yên Nội (nay thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn), khai khẩn đất hoang lập ấp để tiếp tục khi có thời cơ đứng lên khởi nghĩa. Năm 40, khởi nghĩa hai Bà Trưng nổ ra, chủ tướng Trưng Trắc giao cho Trưng Nhị về chiêu dụ năm mẹ con bà và phong cho bà trông coi đội nữ binh. Bốn người con được phong tả hữu tiền phong. Đội quân này có nhiệm vụ giải phóng Nga Sơn tiến ra bắc hợp với các đạo quân khác tiến đánh Mê

Linh (thủ phủ cuối cùng của giặc Đông Hán). Tô Định hèn nhát bỏ chạy về phía Trung Quốc, đất nước được hưởng thái bình.

Trưng Trắc lên ngôi phong cho nam nữ tướng quân đều được tước ấp. Năm mẹ con bà Lê Thị Hoa không nhận chức tước, xin vua Trưng cho khu đất mà bà đã lập nên ở khu thượng trang, được miễn tô thuế, bình dịch. Vua Trưng đã phê chuẩn và còn cho năm mẹ con bà Hoa hưởng thực ấp ở cả huyện Nga Sơn. Đất nước thanh bình chưa được bao lâu thì bà Hoa bị bệnh nặng mất ngày 25/ 2 / 41 (tức năm Tân Sửu).

Khi bà Hoa tạ thế, 4 người con đã dâng biểu lên vua Trưng. Được tin vua Trưng vô cùng thương tiếc than rằng “bà Lê Thị Hoa là người nhân từ giỏi dạy dỗ con cái ” [39, 2]. Bèn ban cho bà là Từ Thiện và tặng Phu Nhân, sai sứ thần về chọn đất tốt làm lễ an táng và lập miếu thờ ngay trước nơi bà ở để thờ phụng. Bà được an táng ở phía Tây khu dân cư gọi là Bãi Sở.

Để tưởng nhớ đến công lao của bà đối với quốc gia dân tộc. Ngay sau khi bà mất, nhân dân đã lập miếu thờ. Các triều đại sau tiếp nối nhau ban sắc phong cho bà. Theo những người giữ đền thờ và những người cao tuổi trong họ, thì có 11 sắc phong cho bà từ thời Lê Trung Hưng đến triều Nguyễn. Chắc chắn có ở các triều đại trước, nhưng đến nay đã không còn, chỉ giữ được 4 sắc phong của bà và 3 sắc phong của 4 ông.

Những sắc phong của bà Lê Thị Hoa như sau:

Sắc phong là “dực bảo trung hưng linh phù chi thần”, ngày 15 tháng 2 năm thứ 13 năm (19 02 ) đời vua Thành Thái.

Sắc phong của vua Duy Tân ngày 25 tháng 9 năm 1907 (năm thứ 1), cho bà “dực bảo trung hưng linh phù chi thần”.

Sắc phong của vua Duy Tân ngày 11 tháng năm 81910 (Duy Tân năm thứ 3) tiếp tục sắc phong cho bà là : “dực bảo trung hưng linh phù chi thần” và ban cấp cho bà theo nghi thức nhà nước mà chấp hành.

Đến đời vua Khải Định tiếp tục phong tặng cho bà “Từ Thiện Phu Nhân, linh phù chi thần” ngày 25 tháng 7 năm 1925 (Khải Định năm thứ 9 ).Đối với

bốn người con trai của bà gồm các ông Mai Đạt, Mai thoả, Mai An, Mai Trí đều được ban sắc phong.

Ngày 25 tháng 9 năm 1907, vua Duy Tân (năm thứ nhất) sắc cho bốn ông là “tả hữu tiền phong tứ dực tướng quân, linh phù chi thần”.

Đến ngày 11 tháng 8 năm 1910 đời vua Duy Tân (năm thứ 3 ) tiếp tục giao cho Mai Trưởng tộc thờ “dực bảo trung hưng linh phù chi thần, tả hữu tiền phong tứ dực tướng công”.

Đến đời vua Khải Định ngày 25 tháng 7 năm 1925 (vua Khải Định năm thứ 9). Tiếp tục giao cho Mai Trưởng tộc thờ phụng “dực bảo trung hưng linh phù chi thần, tả hữu tiền phong tứ dực tướng công” và được ban cấp thờ phụng theo nghi lễ cấp nhà nước.

Một nhánh của dòng họ Mai Đức thuộc dòng dõi ông Mai An là người con thứ 3 của bà Lê Thị Hoa được giao cho cai quản vùng đất Trung Điền (thuộc xã Nga Trường) .Gia phả không được ghi chép cẩn thận hay không được bảo quản chu đáo nên không tra khảo được .Nhưng qua các tài liệu manh mún được biết có một số nhân vật tiêu biểu thời Lê Trung Hưng có ông Mai Đức Quang tự là Huyền Trung, ông đỗ tam trường dạy học ở Ninh Bình. Sau này ông lập được nhiều công lao cùng với hai người con gái trở về quê cũ. Do có công lao giúp vua Lê đánh Mạc ở Trường An (Ninh Bình) nên hai con gái ông đều được phong là công chúa là Hồng Hoa và Ngọc Thanh (công chúa là con gái vua, nữ giới có công xuất sắc trong chiến đấu cũng được phong là công chúa).

Con trai ông là Phúc Tín được vua Lê Trang Tông phong là Dương Quân Công, vì có công xuất sắc trong đánh Mạc. Có thể nói dòng họ Mai Đức là dòng họ lập nghiệp sớm ở đất Nga Sơn Đến nay đã hơn 2000 năm trong thời gian dài như vậy có nhiều thăng trầm của lịch sử quốc gia dân tộc, các ngành, các chi của dòng họ, đã lan ra khắp cả nước thậm chí định cư ở nước ngoài trong khi đó các dòng họ Mai ở Nga Sơn đều có nguồn gốc khác nhau.Mặt khác gia phả không được ghi chép hoặc không được bảo quản cẩn thận mà

cho đến nay khó có thể tra cứu được. Chúng tôi đã giành nhiều thời gian để tìm hiểu gia phả của các dòng họ Mai ở Nga Sơn thì hầu hết mất hoặc không có gia phả chỉ có một số dòng họ, nếu có chỉ được khoảng 10 đời hoặc hơn chứ đa phần là không có mà các dòng họ Mai đều chủ yếu có nguồn gốc ở Nga Sơn. Nhưng không nói rõ ở vùng nào, nên chỉ con cháu dòng họ Mai ở giai đoạn sau nhiều người đỗ đạt quyền cao chức trọng cũng không nắm vững nguồn gốc từ đâu mà chỉ nghe truyền lại thì không có chứng cứ khoa học cho nên chúng tôi không thể ghi vào được.

3.2 Truyền thống khoa bảng:

Nga sơn từ lâu là vùng đất nổi tiếng hiếu học trong suốt mấy thế kỷ xây dựng nền văn hiến, tinh thần hiếu học của nhân dân Nga Sơn, được nuôi dưỡng và phát huy. Dẫu đói nghèo lam lũ nhưng ai cũng cố gắng để học hành nên người “vinh thân phì gia”. Nhân dân đã nuôi dưỡng chăm sóc nhiều học trò ưu tú đỗ đạt cao trong các kỳ thi của triều đình kiến tổ chức.

Theo lịch sử đảng bộ huyện Nga Sơn, Nga Sơn có 7 vị đại khoa gồm: một thám hoa và 6 tiến sỹ: Gồm thám hoa Mai Anh Tuấn, tiến sỹ gồm các ông: Mai Thế Chuẩn, Mai Duyên, Mai Duy Trinh, Mai Hữu Dụng, Mai Thế Trịnh và Nguyễn Giới. Sử sách nhắc nhiều nhất là các ông Mai Thế Chuẩn và Mai Anh Tuấn.

Ngoài ra còn có hàng chục cử nhân và hàng trăm tú tài qua thống kê chưa đầy đủ trên, có thể thấy tinh thần hiếu học của nhân dân Nga Sơn được duy trì và phát huy từ khoa thi đầu tiên đến khoa thi cuối cùng. Có gia đình ba bốn người cha con đều đỗ đạt cao như dòng họ Mai Thế ở làng Thạch Giản có: 1 thám hoa, 2 tiến sỹ và 3 cử nhân hay như họ Mai Duy, Mai Hữu ở Nga Mỹ. Nhiều làng xã mang đậm truyền thống hiếu học của quê hương như: Làng Trung Điền, Làng Thổ Hoàng, làng Mật Kỳ …

Khoa Bảng là truyền thống của nhiều dòng họ nước ta, trong đó có dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn, học giỏi góp phần làm rạng rỡ nền khoa cử Việt Nam. Có thể khẳng định rằng trong chi lớn của dòng họ Mai An là (người

con thứ 3 của bà Lê Thị Hoa ), định cư ở làng Trung Điền (xã Nga Trường ), đây là chi mở đầu cho truyền thống khoa bảng của cả dòng họ với nhiều người đỗ từ tú tài đến cử nhân.

Người mở đầu truyền thống khoa bảng của dòng họ là ông tú tài Mai Trân

Một phần của tài liệu Dòng họ mai đức ở nga sơn từ thế kỷ i (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w