Truyền thống khoa bảng

Một phần của tài liệu Dòng họ mai đức ở nga sơn từ thế kỷ i (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI (Trang 63)

V. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn

3.2. Truyền thống khoa bảng

Nga sơn từ lâu là vùng đất nổi tiếng hiếu học trong suốt mấy thế kỷ xây dựng nền văn hiến, tinh thần hiếu học của nhân dân Nga Sơn, được nuôi dưỡng và phát huy. Dẫu đói nghèo lam lũ nhưng ai cũng cố gắng để học hành nên người “vinh thân phì gia”. Nhân dân đã nuôi dưỡng chăm sóc nhiều học trò ưu tú đỗ đạt cao trong các kỳ thi của triều đình kiến tổ chức.

Theo lịch sử đảng bộ huyện Nga Sơn, Nga Sơn có 7 vị đại khoa gồm: một thám hoa và 6 tiến sỹ: Gồm thám hoa Mai Anh Tuấn, tiến sỹ gồm các ông: Mai Thế Chuẩn, Mai Duyên, Mai Duy Trinh, Mai Hữu Dụng, Mai Thế Trịnh và Nguyễn Giới. Sử sách nhắc nhiều nhất là các ông Mai Thế Chuẩn và Mai Anh Tuấn.

Ngoài ra còn có hàng chục cử nhân và hàng trăm tú tài qua thống kê chưa đầy đủ trên, có thể thấy tinh thần hiếu học của nhân dân Nga Sơn được duy trì và phát huy từ khoa thi đầu tiên đến khoa thi cuối cùng. Có gia đình ba bốn người cha con đều đỗ đạt cao như dòng họ Mai Thế ở làng Thạch Giản có: 1 thám hoa, 2 tiến sỹ và 3 cử nhân hay như họ Mai Duy, Mai Hữu ở Nga Mỹ. Nhiều làng xã mang đậm truyền thống hiếu học của quê hương như: Làng Trung Điền, Làng Thổ Hoàng, làng Mật Kỳ …

Khoa Bảng là truyền thống của nhiều dòng họ nước ta, trong đó có dòng họ Mai Đức ở Nga Sơn, học giỏi góp phần làm rạng rỡ nền khoa cử Việt Nam. Có thể khẳng định rằng trong chi lớn của dòng họ Mai An là (người

con thứ 3 của bà Lê Thị Hoa ), định cư ở làng Trung Điền (xã Nga Trường ), đây là chi mở đầu cho truyền thống khoa bảng của cả dòng họ với nhiều người đỗ từ tú tài đến cử nhân.

Người mở đầu truyền thống khoa bảng của dòng họ là ông tú tài Mai Trân là quan văn đầu tiên của dòng họ. Nhánh khác thuộc dòng thứ 3 của ông Mai An là ông: Mai Văn Đàn đỗ tam trường thời Nguyễn, tiếp đó các Ông Mai Văn Oánh đỗ cử nhân trong triều Dực Đức, đến thời vua Khải Định có ông: Mai Văn Yên đậu cử nhân làm quan ở huyện Hậu Lộc.

Một người thuộc hậu duệ Bà Lê Thị Hoa thuộc đời thứ 16 là ông: Mai Đức Hoằng khi còn nhỏ, nổi tiếng thần đồng hay chữ. Năm 16 tuổi đậu thứ nhì trong kỳ thi thử được tổ chức tại huyện Nga Sơn, sau đó ông tiếp tục thi và đậu trường của Pháp. Ông tiếp tục học, cần mẫn chuyên tâm, hướng vào nghề y cứu dân giúp đời. Ông tiếng chữa trị các bệnh về mắt và thần kinh được nhân dân xa gần kính trọng và quý mến. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ông tham gia tuyên truyền cách mạng, được giác ngộ ông đã tham gia dạy chữ cho rất nhiều người được xóa mù chữ.Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ông tham gia tích cực cứu chữa nhiều thương bệnh binh ra khỏi lưỡi hái của tử thần. Đến các cháu nội của ông cũng có nhiều người thông minh học giỏi nổi tiếng trong vùng như :Mai Đức Hoàng, Mai Đức Hán…Mai Đức Hoàng đỗ thủ khoa học viện lục quân 1, Mai Đức Hán đạt được nhiều giải cao ở cấp tỉnh và quốc gia, như thi ôlimpic đạt giải nhất ở Hải phòng, giải nhì nghiệp vụ sư phạm toàn quốc…

Một người khác nữa là ông Mai Đức Tịch thuộc dòng họ, thông minh học giỏi từng đậu đến bạc thành trung. Lớn lên ông tham gia cách mạng là đội trưởng đội du kích huyện Nga Sơn đầu tiên, người chỉ huy mẫu hết lòng với cán bộ chiến sỹ và nhân dân, với vốn chữ Hán được thừa kế từ gia đình, lại được cử đi học thêm nhiều năm học tiếng Trung ở Trung Quốc. Ông rất thành thạo đã dịch rất nhiều sắc phong và gia phả của các dòng họ ở Nga Sơn.

Mùa xuân năm 1975 đất nước sạch bóng quân thù, dưới chế độ mới. Tuy đất nước nói chung và dòng họ Mai Đức nói riêng, phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức . Ở mỗi vị trí con người làm chủ đất nước thúc đẩy con cháu trong dòng họ Mai Đức không ngừng phấn đấu. Chính vì vậy trong giai đoạn này có rất nhiều thành viên trong dòng họ đạt thành tích cao trong học tập như: Tiến sỹ khoa học Mai Văn Lực (trường đại học công nghiệp Hà Nội), tiến sỹ Mai Văn Quang (sở y tế Thanh Hóa ), tiến sỹ Lê Thị Hằng (học viện kỹ thuật quân sự)…Có nhiều người là kỹ sư, bác sỹ, thạc sỹ, dược sỹ cán bộ cao cấp trong chính quyền, trong quân đội như đại tá Mai Đức Toại, Mai Đức Trân, Mai đức Đa, Mai Đức Thiết …

Thật khó mà thống kê được con cháu trong dòng họ học hành đỗ đạt. Bởi vì hiện nay lan tỏa không chỉ trong nước, mà còn có nhiều người định cư ở nước ngoài. Nhiều gia đình có số lượng con cháu có trình độ từ trung cấp, đến sau đại học lên đến hàng chục người như: Gia đình ông Mai Đức Hoằng, gia đình ông Mai Đức Toại, gia đình ông Mai Đức Tịch …Con cháu trong dòng họ đã không phụ công lao dạy dỗ. Họ tiếp tục viết những trang sử vẻ vang của dòng họ và vun đắp thêm truyền thống vinh hiển mà cha ông đã để lại.

3.3 Từ đường, lăng mộ và lễ hội

3.3.1 Từ Đường :

Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, trong suốt chiều dài lịch sử. Chính vì lẽ đó mà khi nói đến, văn hóa truyền thống của dòng họ không thể nói đến di sản quý báu. Đó là nhà thờ họ bởi vì đó là một trong, những di sản vật thể vô giá của dòng họ và của cả quốc gia dân tộc. Nó không chỉ bảo tồn, nơi lưu giữ những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, lễ nghi, kiến trúc…Mà còn là một bộ phận không thể thiếu để trở thành nền văn hóa dòng họ nói riêng và văn hóa truyền thống của đất nước nói chung.

Nhà thờ họ Mai Đức ở xã Nga Thiện là nơi thờ nữ tướng Lê Thị Hoa. Người có công lớn trong việc giúp hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán ở thế kỷ 1. Đồng thời cũng là nơi thờ ông Mai Tiến chồng bà và bốn người con trai , đã có công với nước được phong Tả Hữu Tiền Phong Tứ Dực Tướng Công (Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An, Mai Trí ). Ngoài ra còn có đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa ở làng Ngũ Kiên (xã Nga Thiện ), nơi Bà có công khai phá vùng đất này.

Nhà thờ họ Mai Đức:

Nhà thờ họ đặt ở vị trí đẹp, ngay trên mảnh đất nữ tướng Lê Thị Hoa sinh sống và lập nghiệp. Khu nhà thờ trước đây gần một mẫu, trải qua nhiều đời đã bị xâm lấn. Đến nay còn khoảng hai sào Bắc Bộ, nằm giữa khu dân cư. Trước còn hẳn khu nhà thờ giành riêng cho nhà thờ họ Mai Đức, đến năm 1961 nhà thờ bị phá để xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Cho nên diện tích bị giảm rất nhiều. Nhà thờ ngoảnh mặt về phía tây, phía trước là khu dân cư xa hơn một chút là khu đồng màu, bốn mùa cây trái tốt tươi. Nhà thờ họ Mai Đức được xây dựng, theo kiên trúc hiện đại, nhà thờ gồm 3 gian:

Kết cấu dọc : 0.8-2m;2.3m;0,8m.

Kết cấu ngang : 0.8m; 1m; 1.5m; 1.2m.

Cột các có đường kính: 0.25; cao3,5m và 4 cột. Cột hiên có đường kính: 0.15; cao2.0m và 4 cột.

Nền gạch được lát gạch hoa kích cỡ 40 cm và 40 cm.

Ở gian hậu cung, phía trước đầu tường dốc có cột quyết, có đường kính rộng 35cm, dài 1.5m có đôi câu đối bất hủ :

“Thề báo Tô cừu, thanh Bắc khấu

Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang ” Dịch nghĩa là:

“Thề báo thù Tô Định, diệt giặc phương Bắc Nghĩa phù Chúa Trưng, khôi phục nước Nam”

Phía trên hai câu đối bất hủ, đó là bức đại tự có đường kính 50cm, dài 80cm, có ghi là “tiết liệt trâm anh” nghĩa là “khí tiết oanh liệt”.

Ở gian thứ 2 hai bên cột được đúc bằng bê tông, vẽ rồng rất đẹp hoa văn rất rực rỡ ở. Mỗi gian đều có cữa gỗ đóng phía trên, được trạm trổ hoa văn lưỡng long trầu nguyệt rất tinh xảo. Đôi câu đối trên cột tường như sau:

“Sơ cư Hán Đế lai thiên cỗ

Liệt tiết Trưng Vương hạ nhất nhân”. Dịch nghĩa: “Từ thời vua Hán đến nay, chưa từng có

Oanh liệt nhất Trưng Vương, dưới có một người”. Ở gian thứ 3 có đôi câu đối, được khắc trên cột ở cửa ra vào:

“Bình tức nữ nhi, dinh tức tướng Tộc vi thủy tổ, ấp vi thần

Dịch nghĩa: “Bình thường là một người con gái, lúc vào doanh trại là một vị tướng.

Họ là thủy tổ, ấp là thần của ấp”.

Ở phía ngoài, có một đôi một đôi rồng bằng đá, được thợ đá mới được trạm trổ rất đẹp. Xa hơn mội chút là sân nhà thờ để phục vụ, cho việc cúng lễ của dòng họ tiếp đến là 2 tấm bia ghi công đức của con cháu trong dòng họ, đóng góp công đức để xây dựng nhà thờ.

Ngoài cùng là hai cây cột được xây dựng, cao khoảng 3m trên cùng được trạm trổ hoa văn hình bông sen. Xung quanh là tường bao bọc để đỡ lấy tấm bia đá, dựa trên hai bản ngọc phả về nữ tướng Lê Thị Hoa do đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào tháng 10 năm Hồng Phúc thứ nhất (1557) và bản ngọc phả thứ 3 vào tháng 12 năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736 ) do quản giám bách thần tri điện hùng lĩnh thiếu khanh thần Nguyễn Hiền sao lại y nguyên bản chính .

Dựa trên hai bản ngọc phả nói trên.Vào ngày 9 tháng 9 năm Tân Mùi, niên hiệu Tự Đức 24 (1871) một người trong họ là tú tài Mai Trân thừa tả đã thuê người thợ đá cùng huyện xã yên khoái là Mai Hữu Quyền khắc bia để

nêu lại sự việc trên.Văn bia gồm 2 mặt khổ 0.97 * 1.1 0. 43 dòng, mỗi dòng 9 chữ đến 38 chữ cả thẩy 1600, chữ chữ chân phương dễ đọc .Trên tấm bia được lập ngói cẩn thận. Phía trên đầu rồng, rất dữ tợn thể hiện sự uy nghiêm tôn kính nơi linh thiêng. Hai bên hàng cột có đôi câu đối gồm 16 chữ nội dung :

“bản chi bách thế, dực hữu lợi tai

Oang liệt nhất trường, đương như thị nhĩ ”. Dịch nghĩa:

“Họ này hàng trăm năm, đều được hưởng lợi Oanh liệt nhất thiên hạ, đó là việc rõ ràng ” Bài trí nội thất:

Bài trí ở gian hậu cung: Là gian được bài trí trang trọng và đẹp nhất. Gồm tượng nữ tướng Lê Thị Hoa, được trùm vải có ghế ngồi sau lưng thêu hoa văn rất kỹ xảo. Hình lưỡng long chầu nguyệt, thể hiện được sự uy linh. Hai bên là bộ vũ khí giáo mác và kiếm mà bà đã dùng khi chiến trận. Bên cạnh đó là chiếc lọng, để che bên dưới là bộ thờ rất đẹp, bộ lư hương hai bên gồm 6 chiếc.

Ở bậc thờ dưới là tượng 4 người con trai bà tả hữu tiền phong tứ dục tướng công (Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An và Mai Trí ) trong tư thế giáp chiến rất uy nghi. Trên bàn thờ được sơn son thiếp vàng có 6 chiếc bát hương thờ hội đồng dòng họ.Hai bên bàn thờ có mâm chè, một be rượu cũ, hai bát gỗ sơn. Bài vị của nữ tướng Lê Thị Hoa, cùng bài vị của ông thủy tổ Mai Tiến.Kế bên là bài vị của bốn người con trai.

Bài trí ở gian thứ 2 :

Gồm bát hương, thờ hội đồng gia tộc các thế hệ sau này.Phía trên là bức đại tự có thêu rồng, hai bên đó là hình lưỡng long chầu nguyệt rộng 0.70 cm, dài 2.3m, hai bên có hình tương tự rộng 45cm, dài 2.5m do đại tá Mai Đức Toại là con cháu trong dòng họ cung tiến. Trên chiếc bàn thờ rộng 1.1m, dài 2m được chạm trổ hoa văn đẹp. Nhiều bát hương thờ những thế hệ con cháu

về sau có công lao.Phía trước là bộ binh khí tượng trưng gồm: gươm, đao, giáo, mác.Hai là bên hai con hạc, hai mâm ngũ quả, hai bình sứ có đường kính 25cm, cao 0.75cm trong đựng hoa sen.

Ở gian ngoài :

Là gian trưng bầy các hiện vật, đang còn được lưu giữ đến ngày nay như: các bản sắc phong thời phong kiến, được treo trên tường khuôn cỡ rộng 40cm dài 65cm, treo sắp xếp rất cẩn thận. Hai bên là bộ binh khí gỗ, mỗi bên 10 chiếc. Tiếp đến là các hình ảnh hoạt động của dòng họ, được chụp chiếu trong các dịp lễ tết và giỗ tổ. Danh sách con em đỗ đạt từ trung cấp đến sau đại học …

Các hiện vật trong di tích : Hiện vật bằng sứ:

Bình hoa : 2 cái cao 0.5m, đường kính 20cm. Xung quanh vẽ hoa văn lưỡng long chầu nguyệt.

Mâm rượu: Một cái có hoa văn thủy mặc Ấm chén Hải Dương: hai bộ

Hiện vật bằng vải, nỉ : Bức trướng : 1 cái Cờ vua : 5 cái Hiện vật bằng đồng :

Hạc : một đôi, cao 40 cm, nặng 1.5kg

Một bộ chiêng gồm 2 chiếc : đường kính 40cm x 40cm, nặng 3,5 kg Hiện vật bằng gỗ:

Tượng : Bao gồm 6 pho, gồm bà nữ tướng Lê Thị Hoa, ông thủy tổ Mai Tiến và bốn người con trai (Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An và Mai Trí )

Bài vị : gồm 6 chiếc cao 40cm, rộng 25cm Bàn thờ : 2 chiếc

Chiếc ở hậu cung rộng 1,2m, dài 2 m Bàn ở gian thứ 2: rộng 1m, dài 2m

Mâm chè: 4 chiếc, đường kính 40cm Chúc bản: 1 chiếc, dài 0,4m, rộng 0,5m

Đại đao: gồm 20 chiếc mỗi thứ 2 chiếc để 2 bên Hiện vật bằng giấy :

Sắc phong của các triều đại phong kiến, cho nữ tướng Lê Thị Hoa .Cho bốn người con trai của tả hữu tiền phong tứ dực tướng công (Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An và Mai Trí). Hiện vật hiện còn 7 bản sắc phong, ngoài ra còn gia phả do ông Mai Đức Sâm tự là Phúc Chiêu, được lập ở đời vua Tự Đức. Hiện vật bằng da :

Trống to: 1 cái tang trống dài 0,95m, đường kính mặt trống 0,65m Trống vừa: 1 cái tang trống dài 0,65m, đường kính mặt trống 0,45m Trống con : 2 cái tang trống dài 0,12m, đường kính mặt trống 0,33m Hiện vật bằng đá:

Văn bia, gồm hai mặt rộng 0,97m, dài 1,10m Rồng đá: hai con dài 1,56m cao 40cm

Tổng số hiện vật trong nhà thờ Mai Đức gồm: 64 hiện vật. Nhà thờ nữ tướng Lê Thị Hoa:

Từ thành phố Thanh Hóa, qua cầu Hoàng Long, theo quốc lộ 1A đến đầu đường 13 rẽ hướng đông bắc. Đến đầu cầu Báo Văn rồi đến thị trấn Nga Sơn, đi tiếp 3 km về phía tây bắc là tới xã Nga Thiện, nơi có di tích đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa.

Đền thờ nằm trong khu vực phía tây khu dân cư làng Ngũ Kiên. Đây là vùng đất rất linh thiêng, trước đây rộng hàng mẫu. Nhưng bây giờ chỉ còn vài sào bắc bộ được gọi là “Nghè ” . Đền có cửa quay về hướng tây, phía trước đền là cánh đồng lúa hai vụ rộng lớn của làng Ngũ Kiên và phía đông là khu dân cư đông đúc, phía nam giáp với đền thờ danh tướng Trịnh Minh đời Trần, một người con ưu tú của Nga Sơn. Mặc dù gần khu dân cư, cửa đền thờ quay về hướng tây nên vẫn tạo được sự cách biệt những ồn ào sinh hoạt hàng ngày ở khu dân cư. Khung cảnh xung quanh ngôi đền gần gũi với thiên nhiên,

vừa tạo nên sự thân thiện với khu dân cư . Đồng thời vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, linh thiêng của ngôi đền .

Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa được xây dựng đầu tiên, khi nào cho đến nay chưa có tài liệu nào cho biết chỉ biêt rằng. Sau khi bà mất Trưng Vương đã sai sứ thần về chọn đất tốt để làm lễ an táng cho bà Hoa và lập miếu ngay trước nơi bà đã ở để nhân dân đời sau tiện phụng thờ. Mộ cất ở phía tây khu dân cư, gọi là “ Bãi Sở ”.

Từ đó trở đi nhân dân khu thượng trang Yên Nội, chuyên thờ phụng bà mãi về sau : “có hai vị đại vương là chính thần của khu thượng, vì thế khu thượng chuyên thờ hai vị chính thần, còn việc hương hoả tại đền thờ bà Hoa

Một phần của tài liệu Dòng họ mai đức ở nga sơn từ thế kỷ i (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI (Trang 63)

w