hạn tại ngân hàng
Đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn
Bảng 05: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 927.874 2.235.939 3.661.031 1.308.065 140,97 1.425.092 63,74 Doanh số thu nợ 822.178 1.821.298 3.531.878 999.120 121,52 1.710.580 93,92 Dư nợ 491.392 906.033 1.035.186 414.641 84,38 129.153 14,25 Nợ quá hạn 4.196 737 2.588 -3.459 -82,44 1.851 251,15
(Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
Nợ quá hạn
Hình 04: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
Doanh số cho vay
sản xuất và tiêu dùng. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm. Năm 2006 là 927.874 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên đạt mức 2.235.939 triệu đồng tức là đã tăng 140,97% hay tăng 1.308.065 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng 63,74% tương đương tăng 1.425.092 triệu đồng so với năm 2007 và đạt mức cho vay là 3.661.031 triệu đồng. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng mở rộng cho vay ngắn hạn vì đây là hình thức cho vay có thời gian thu hồi nợ ngắn, vòng quay vốn nhanh đồng thời cũng hạn chế được rủi ro tín dụng phát sinh. Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất cho khách hàng, phương thức, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy mà doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ
Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng nhanh đáng kể. Doanh số thu nợ của năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu nợ trong năm 2006 là 822.178 triệu đồng. Tăng lên trong năm 2007 và đạt mức 1.821.298 triệu đồng tăng 121,52% hay nói cách khác đã tăng 999.120 triệu đồng. Không dừng lại ở đó doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên trong năm 2008 đạt 3.531.878 triệu đồng tăng 93,92% hay tăng 1.710.580 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho tình hình thu nợ ngày càng cao là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh, hạn chế được nhiều rủi ro như đã nói ở trên, khách hàng ở đây chủ yếu là các cá nhân nhỏ lẽ phục vụ cho việc bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt và tiêu dùng cá nhân nên công tác thu nợ được thuận lợi hơn phân tán được rủi ro. Nguyên nhân khác nữa là do ngân hàng luôn thực hiện chính sách thu nợ đúng đắn. Điều này cho thấy sự chặt chẽ trong công tác thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng. Chính những điều đó mà công tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng ngày càng khả quan hơn.
Dư nợ
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm. Tăng mạnh nhất là trong năm 2007 đến 84,38%. Tình hình cụ thể như sau: năm 2006 dư nợ là 491.392 triệu đồng. Năm 2007 là 906.033 triệu đồng tăng 84,38% tương đương tăng 414.641 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008
dư nợ tăng 14,25% hay tăng 129.153 triệu đồng đạt mức 1.035.186 triệu đồng. Sở dĩ tình hình dư nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm là do ngân hàng mở rộng cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh và tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ ngắn hạn. Vì vậy, cho dù dư nợ ngắn hạn có tăng nhưng nó vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
Nợ quá hạn
Tình hình nợ quá hạn trong các năm qua có tốc độ tăng giảm không ổn định. Năm 2006 nợ quá hạn là 4.196 triệu đồng. Đến năm 2007 giảm mạnh chỉ còn 737 triệu đồng giảm 82,44% hay giảm 3.459 triệu đồng. Trong năm này tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ổn định và tương đối khả quan cùng với sự đôn đốc trả nợ của cán bộ tín dụng nên nợ quá hạn giảm mạnh như vậy. Tuy nhiên, sang năm 2008 tình hình kinh tế không được ổn định, lạm phát tăng mạnh các doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn để sản xuất kinh doanh nên nhất thời không trả nợ kịp cho ngân hàng. Chính vì vậy đã làm cho nợ quá hạn tăng lên đạt 2.588 triệu đồng tương đương tăng 251,15% hay tăng 1.851 triệu đồng.
Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tăng trưởng khả quan qua các năm. Doanh số cho vay mỗi năm đều tăng, tình hình thu nợ và dư nợ cũng đạt được những kết quả tích cực, hạn chế được rủi ro phát sinh. Chứng tỏ sự lãnh đạo hoạt động có hiệu quả của ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay ngắn hạn.
Đối với hoạt động tín dụng trung hạn
Bảng 06: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 97.942 62.050 355.149 -35.892 -36,65 293.099 472,36
Doanh số thu nợ 93.889 20.124 110.160 -73.765 -78,57 90.036 447,41
Dư nợ 67.023 108.949 353.938 41.926 62,55 244.989 224,87
Nợ quá hạn 712 1.016 839 304 42,70 -177 -17,42
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
Nợ quá hạn
Hình 05: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN
Doanh số cho vay
Đối với hoạt động tín dụng trung hạn doanh số cho vay tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2006 là 97.942 triệu đồng. Năm 2007 là 62.050 triệu đồng giảm 36.65% hay giảm 35.892 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn và ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay vốn chỉ thực hiện cho vay khi khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Đến năm 2008 doanh số cho vay trung hạn có xu hướng tăng mạnh đạt mức 355.149 triệu đồng tăng 472,36% tương đương đã tăng 293.099 triệu đồng so với năm 2007. Sự tăng lên của doanh số cho vay trung hạn này là do trong thời gian này khách hàng cần một số vốn nhiều hơn cho các kế hoạch kinh doanh lâu dài của mình. Đây là những đối tượng khách hàng làm ăn có hiệu quả và có uy tín với ngân hàng trong thời gian qua cùng với những khách hàng mới mà ngân hàng đang cố gắng mở rộng tìm kiếm và thu hút họ. Tuy các khoản vay trung hạn này có rủi ro lớn hơn cho vay ngắn hạn nhưng nó đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng và đóng góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Doanh số thu nợ
Cùng với sự tăng trưởng không ổn định của doanh số cho vay trung hạn, doanh số thu nợ trung hạn cũng có tốc độ biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ giảm chỉ còn 20.124 triệu đồng giảm 78,57% hay
giảm 73.765 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 thu nợ tăng trở lại đạt mức 110.160 triệu đồng tức là đã tăng 447,41% tương đương tăng 90.036 triệu đồng so với năm 2007. Sự biến động này là do trong năm 2007 nhu cầu vay vốn trung hạn giảm dẫn đến thu nợ cũng giảm theo. Bên cạnh đó có một số khách hàng làm ăn không hiệu quả nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Cho vay trung hạn lại chứa đựng nhiều rủi ro nên gây khó khăn cho công tác thu nợ của ngân hàng. Nhưng sang năm 2008 hoạt động kinh doanh của khách hàng dần đi vào ổn định nên trả nợ cũng tốt hơn cùng với một phần nợ quá hạn của năm 2007 chuyển sang làm cho tình hình thu nợ năm 2008 tăng lên đáng kể.
Dư nợ
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ qua các năm đều tăng lên. Cụ thể: năm 2006 dư nợ là 67.023 triệu đồng. Năm 2007 là 108.949 triệu đồng tăng 62,55% hay tương đương tăng 41.926 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng lên đạt mức 353.938 triệu đồng tăng 224,87% tức là tăng 244.989 triệu đồng so với năm 2007. Do doanh số cho vay trung hạn tăng trưởng không ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn cao hơn nhiều so với doanh số thu nợ nên dư nợ cũng tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ khách hàng chưa thực hiện tốt việc trả nợ đối với các khoản vay trung hạn mặc dù các cán bộ tín dụng đã cố gắng thu hồi nợ. Trong thời gian tới ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ trung hạn để đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng tại đơn vị.
Nợ quá hạn
Tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn đối với hoạt động tín dụng trung hạn cũng tương tự như tín dụng ngắn hạn, tăng giảm không ổn định. Năm 2006 là 712 triệu đồng. Năm 2007 lại tăng lên đạt 1.016 triệu đồng tăng 42,70% tức là tăng 304 triệu đồng so với năm 2006. Nhìn chung, sự biến động của nợ quá hạn trung hạn chủ yếu là do ảnh hưởng của biến động của nền kinh tế, lạm phát tăng, một số doanh nghiệp làm ăn trì trệ, kém hiệu quả nên ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn làm cho các khoản nợ quá hạn tăng dần. Đến năm 2008 nợ quá hạn có xu hướng giảm chỉ còn 839 triệu đồng tức giảm 17,42% tương đương 177 triệu đồng so với năm 2007. Có được điều này là do ngân hàng đã có nhiều biện pháp
xử lý đối với những khoản nợ này, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn không để phát sinh thêm nợ quá hạn nữa.
Tóm lại: Đối với hoạt động tín dụng trung hạn ngân hàng nên quan tâm hơn nữa để phát huy tốt vai trò mà nó mang lại. Mặc dù hình thức cho vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn nhưng nó mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Chính vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng càng phải chú trọng nhiều hơn đến hoạt động tín dụng trung hạn. Đặc biệt là trong khâu thẩm định cho vay để tín dụng trung hạn không những tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng.