Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 61 - 65)

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế khá quen thuộc đối với phần lớn người dân trong tỉnh, góp phần đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Ngày nay khi mà xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi ngành này phải luôn đổi mới, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác, chế biến và bảo quản. Chính vì vậy mà hoạt động này cũng đòi hỏi nhu cầu vốn khá lớn để đáp ứng cho khoản chi phí về thức ăn. Doanh số cho vay qua các năm biến động không ổn định. Năm 2006 là 118.333 triệu đồng. Đến năm 2007 cho vay tăng lên 182,83% tức là tăng lên 216.344 triệu đồng và đạt mức 334.677 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số cho vay lại có xu hướng giảm chỉ còn 135.364 triệu đồng tương đương đã giảm 59,55% hay giảm 199.313 triệu đồng so với năm 2007. Sở

trường giá cả thức ăn, cá giống, thuốc thú y thủy sản tăng nhanh, cung lại vượt cầu, giá các loại cá tra, cá basa giảm liên tục, nhiều hộ nuôi cá phải treo ao hoặc cá đã tới lứa nhưng không bán được mà phải neo lại. Đối với họ thì lãi suất cho vay của ngân hàng là khá cao, lúc này những người nuôi cá cần tiết kiệm chi phí đến mức tối đa. Chính vì vậy mà doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian này giảm nhanh, khả năng trả nợ là tương đối thấp và trong lúc này các ngân hàng cũng thực hiện hạn chế cho vay đối với ngành kinh tế này. Chính vì vậy mà doanh số cho vay để nuôi trồng thủy sản trong năm 2008 chỉ chiếm tỷ trọng là 3% trong tổng doanh số cho vay.

Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Nuôi Trồng Thủy Sản 118.333 334.677 135.364 216.344 182,83 -199.313 -59,55 Công Nghiệp Chế Biến 320.747 657.520 2.007.907 336.773 105,00 1.350.387 205,38 Thương Nghiệp 483.754 895.120 301.169 411.366 85,04 -593.951 -66,35 Xây Dựng 171.828 266.523 526.888 94.695 55,11 260.365 97,69 Ngành khác 50.861 181.931 1.217.449 131.070 257,70 1.035.518 569,18 Tổng DSCV 1.145.523 2.335.771 4.188.777 1.190.248 103,90 1.853.006 79,33

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Nuôi trồng thủy sản Công nghiệp chế biến Thương nghiệp Xây dựng Ngành khác Tổng DSCV

Hình 09: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Ngành công nghiệp chế biến đang trên đà phát triển, giàu tiềm năng đối với tỉnh Hậu Giang. Luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đây cũng là cơ hội để BIDV Hậu Giang thực hiện các chính sách cho vay đối với nhóm khách hàng đầy tiềm năng này. Trong đó, ngân hàng đặc biệt chú trọng đến ngành công nghiệp chế biến thủy sản và lương thực thực phẩm. Điển hình như công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thạnh, Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Cafatex. Doanh số cho vay đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao từ 28 – 48% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2006 là 320.747 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 105,00% tương đương tăng 336.773 triệu đồng đạt 657.520 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đáng kể đạt 2.007.907 triệu đồng tức là đã tăng 205,38% hay đã tăng 1.350.387 triệu đồng so với năm 2007. Doanh số cho vay đối với ngành này tăng nhanh là do đây là ngành có tiềm lực mạnh và chiếm tỷ trọng ngành xuất khẩu cao trong nước. Bên cạnh đó, xuất khẩu lại chịu nhiều ảnh hưởng và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các công ty cùng ngành trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp lúc nào cũng phải đổi mới công nghệ nên cần một số vốn đủ lớn để kinh doanh tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Cho vay đối với thương nghiệp nhìn chung tăng trưởng không ổn định qua các năm. Trong năm 2007 doanh số cho vay cho hoạt động thương nghiệp là

năm 2006. Sang năm 2008 cho vay lại giảm chỉ còn 301.169 triệu đồng tức là đã giảm 66,35% hay giảm 593.951 triệu đồng so với năm 2007, chỉ chiếm 7% trong tổng doanh số cho vay. Đây là ngành kinh tế khá phổ biến và chịu ảnh hưởng mạnh từ môi trường khách quan bên ngoài. Đặc biệt, trong năm 2008 tình hình lạm phát tăng, giá cả hàng hóa leo thang, người dân thì thắc chặt tiêu dùng làm cho ngành thương nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, sự biến động giá cả trên thị trường cũng làm cho các hộ kinh doanh ngại đầu tư thêm nữa vì phải tăng chi phí nhưng kết quả kinh doanh không hoàn toàn nắm chắc trong tương lai. Từ đó doanh số cho vay giảm mạnh

Doanh số cho vay đối với ngành xây dựng qua các năm đều tăng, chiếm từ 11 – 15% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể là trong năm 2006 là 171.828 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 55,11% tương đương tăng 94.695 triệu đồng và đạt mức 266.523 triệu đồng. Đến năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng đạt 526.888 triệu đồng tăng 97,69% hay tăng 260.365 triệu đồng. Nguyên nhân là do Hậu Giang là một tỉnh thành lập không lâu và luôn được sự hỗ trợ, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình giao thông,… để tạo diện mạo mới cho tỉnh. Bên cạnh đó cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu kinh tế giữa các vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Các ngành khác chiếm vị trí cũng khá quan trọng, đóng góp đáng kể vào kinh tế tỉnh nhà đặc biệt là một tỉnh mới như tỉnh Hậu Giang. Ngành khác ở đây chủ yếu là các ngành như nhà hàng, khách sạn, bưu chính viễn thông, vận tải,… Các ngành này đang có sự thay đổi tích cực cùng với sự thay đổi của tỉnh nên doanh số cho vay cũng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng từ 4 – 29% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2006 cho vay là 50.861 triệu đồng. Đến năm 2007 cho vay tăng lên đạt mức 181.931 triệu đồng tức là đã tăng 257,70% hay tăng 131.070 triệu đồng so với năm 2006. Cho vay tiếp tục tăng lên trong năm 2008 đạt 1.217.449 triệu đồng đã tăng 1.035.518 triệu đồng so với năm 2007. Điều này cho thấy các ngành này có nhu cầu ngày càng cao về vốn. Chỉ sau ba năm mà doanh số cho vay đối với ngành kinh tế này tăng lên một cách nhanh chóng. Không dừng lại ở đó có thể trong tương lai nó sẽ là một trong những ngành kinh tế đầy hứa hẹn của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 61 - 65)