Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 54 - 90)

4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong những năm gần đây diễn biến khả quan, doanh số cho vay của năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, uy tín để thu hút nhiều khách hàng đến vay tiền. Khi mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao và nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp càng tăng cao. Và khi có nhu cầu về tín dụng thì người ta thường nghĩ ngay đến BIDV – Hậu Giang, nơi giao dịch uy tín và chất lượng. Để biết rõ hơn về tình hình cụ thể qua ba năm qua ta lần lượt đi phân tích doanh số cho vay theo từng thành phần kinh tế cụ thể.

Nhìn chung, doanh số cho vay của thành phần doanh nghiệp Nhà nước luôn chuyển biến tích cực qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 18 – 25% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể: Năm 2006 là 285.889 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng lên 44,82% tức tăng lên 128.132 triệu đồng và đạt là 414.021 triệu đồng. Năm 2008 doanh số cho vay theo thành phần này tiếp tục tăng mạnh đạt mức 825.840 triệu đồng tăng 99,47% tức tăng 411.819 triệu đồng. Sở dĩ có sự tăng lên liên tục như vậy là do đây là bộ phận khách hàng truyền thống của ngân hàng. Một số doanh nghiệp Nhà nước quen thuộc của BIDV – Hậu Giang như Công ty Cổ Phần xây dựng công trình giao thông tỉnh Hậu Giang, Công ty Mía đường Cần Thơ,…nên ngân hàng luôn quan tâm đến thành phần kinh tế này và luôn mở rộng doanh số cho vay giúp họ thực hiện tốt việc kinh doanh của mình theo mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 07: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 285.889 414.021 825.840 128.132 44,82 411.819 99,47 Công ty TNHH 356.668 340.008 1.088.258 -16.660 -4,67 748.250 220,07 DNTN 213.557 213.907 271.694 350 0,16 57.787 27,02 TP khác 289.409 1.367.835 2.002.985 1.078.426 372,63 635.150 46,43 Tổng DSCV 1.145.523 2.335.771 4.188.777 1.190.248 103,90 1.853.006 79,33

(Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng DNNN Công ty TNHH DNTN TP khác Tổng DSCV

Hình 06: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng từ 15 – 31% tương đối cao trong tổng doanh số cho vay. Trong năm 2007 doanh số cho vay theo thành phần này là 340.008 triệu đồng giảm 4,67% tức là giảm 16.660 triệu đồng. Doanh số tuy có giảm so với năm 2006 nhưng đây chỉ là

mức 1.088.258 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng nhanh như vậy là do công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích đầu tư phát triển, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Cùng với sự xuất hiện thêm của nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn đã làm cho nhu cầu về vốn càng tăng cao hơn nữa. Với uy tín và chất lượng cung cấp BIDV – Hậu Giang đã được các công ty tìm đến. Chính điều đó đã làm cho doanh số cho vay đối với thành phần này không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao

Đối với thành phần doanh nghiệp tư nhân, doanh số cho vay nhìn chung có tăng nhưng không nhiều so với các thành phần kinh tế khác. Năm 2006 doanh số cho vay là 213.557 triệu đồng. Đến năm 2007 là 213.907 triệu đồng tăng 0,16% tương đương tăng 350 triệu đồng chỉ tăng nhẹ so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tăng và đạt 271.694 triệu đồng tăng nhiều hơn so với năm 2007, đã tăng đến 27,02% hay đã tăng 57.787 triệu đồng so với năm 2007. Loại hình này chưa phát triển mạnh ở tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, doanh số cho vay đều tăng qua các năm là do trong những năm qua tình hình giá cả nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và hàng hóa đều tăng. Thêm vào đó quá trình hoạt động của các doanh nghiệp chưa thực sự ổn định. Chính vì vậy mà nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng để phục vụ việc kinh doanh và để mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động của doanh nghệp.

Doanh số cho vay đối với thành phần khác có tốc độ tăng trưởng rất khả quan. Chiếm tỷ trọng từ 25 – 59% trong tổng doanh số cho vay. Trong năm 2006 đạt doanh số cho vay là 289.409 triệu đồng. Năm 2007 là 1.367.835 triệu đồng tăng 372,63% tương đương đã tăng 1.078.426 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng trưởng đạt 2.002.985 triệu đồng tăng 46,43% tức là đã tăng 635.150 triệu đồng. Thành phần khác ở đây là các loại hình kinh tế cá thể, tập thể và các công ty như công ty cổ phần Cafatex,…Điều này cho thấy ngân hàng đã rất chú trọng mở rộng hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế này. Sự tăng trưởng mạnh này đã góp phần to lớn vào sự tăng trưởng chung của tổng doanh số cho vay.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Cũng như doanh số cho vay doanh số thu nợ cũng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm. Cụ thể đối với từng thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 08: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 266.241 323.637 712.804 57.396 21,56 389.167 120,25 Công ty TNHH 403.383 186.781 956.316 -216.602 -53,70 769.535 412,00 DNTN 225.338 117.808 251.033 -107.530 -47,72 133.225 113,09 TP khác 204.845 1.259.247 1.801.863 1.054.402 514,73 542.616 43,09 Tổng DSTN 1.099.807 1.887.473 3.722.016 787.666 71,62 1.834.543 97,20

(Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng DNNN Công ty TNHH DNTN TP khác Tổng DSTN

Hình 07: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Qua số liệu ta thấy thành phần doanh nghiệp Nhà nước có tốc độ tăng trưởng về thu nợ khá nhanh, chiếm tỷ trọng cao từ 17 – 24% trong tổng doanh số

thu nợ. Trong năm 2006 là 266.241 triệu đồng tăng lên đạt 323.637 triệu đồng vào năm 2007, tức là đã tăng 21,56% hay đã tăng 57.396 triệu đồng. Đến năm 2008 thu nợ tiếp tục tăng đạt mức 712.804 triệu đồng tăng hơn 120,25% tương đương tăng hơn 389.167 triệu đồng so với năm 2007. Như đã nói ở trên đây là nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng và luôn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, sự quan tâm ưu đãi của ngân hàng nên hoạt động của các doanh nghiệp này ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày càng cao. Chính vì vậy mà doanh nghiệp luôn hoàn thành tốt các khoản nợ của ngân hàng đúng thời hạn quy định.

Thu nợ đối với thành phần công ty trách nhiệm hữu hạn nhìn chung tăng trưởng không ổn định. Năm 2006 doanh số thu nợ chiếm 403.383 triệu đồng nhưng đến năm 2007 thì doanh số thu nợ đã giảm chỉ còn 186.781 triệu đồng giảm 53,70% tương đương đã giảm 216.602 triệu đồng. Sở dĩ doanh số thu nợ giảm đến thế là do trong năm này tình hình kinh doanh của khách hàng có nhiều biến động cùng với những thay đổi của môi trường khách quan bên ngoài như tình hình giá cả xăng dầu tăng lên đáng kể làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp làm tăng chi phí từ đó lợi nhuận của các công ty cũng giảm xuống và trong năm 2007 doanh số cho vay giảm, cùng với một số khoản nợ chưa đến hạn thu đã làm cho doanh số thu nợ giảm đi. Sang năm 2008 doanh số thu nợ có xu hướng tăng lên nhanh chóng đạt mức 956.316 triệu đồng tăng lên 412,00% tức là đã tăng 769.535 triệu đồng. Đây là điều đáng mừng đối với công tác thu nợ của ngân hàng và đối với các công ty chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các công ty đã đi vào ổn định và đang phát triển tốt nên khả năng trả nợ của họ cũng tăng lên.

Giống như thành phần công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tư nhân cũng có tốc độ biến động không ổn định. Cụ thể: doanh số thu nợ giảm từ 225.338 triệu đồng trong năm 2006 và chỉ còn 117.808 triệu đồng trong năm 2007 tương đương đã giảm 47,72% hay giảm 107.530 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số thu nợ có xu hướng tăng trở lại đạt 251.033 triệu đồng tức đã tăng 113,09% hay 133.225 triệu đồng. Thành phần này hoạt động chưa thực sự ổn định, rất dễ bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Trong năm 2007 thị trường lại bất ổn, giá cả bắt đầu tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt

động cũng như khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2008 tình hình thu nợ của ngân hàng được tốt hơn, công việc kinh doanh của các công ty đã tương đối ổn định hơn. Khả năng thanh toán các khoản vay cũng tốt hơn.

Do doanh số cho vay đối với thành phần khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nên tình hình thu nợ cũng khá cao chiếm từ 19 – 67% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 doanh số thu nợ 204.845 triệu đồng tăng lên đến 1.259.247 triệu đồng trong năm 2007 tức là đã tăng 514,73% hay tăng 1.054.402 triệu đồng. Không dừng lại ở đó doanh số thu nợ tiếp tục tăng đạt mức 1.801.863 triệu đồng trong năm 2008 hay tăng 43,09% tức là tăng 542.616 triệu đồng so với năm 2007. Chỉ tiêu này tăng là do cho vay tăng đồng thời do thành phần kinh tế này làm ăn có hiệu quả nên thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình. Thêm vào đó trong thời gian này ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu nợ nên thu nợ không ngừng tăng lên.

4.2.2.3 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, tình hình dư nợ đều tăng qua các năm. Trong đó từng thành phần kinh tế đều có dư nợ tăng lên theo thời gian góp phần đáng kể vào tổng dư nợ cho vay. Cụ thể đối với từng thành phần như sau:

Bảng 09: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 150.641 241.025 354.061 90.384 60,00 113.036 46,90 Công ty TNHH 186.862 340.088 472.030 153.226 82,00 131.942 38,80 DNTN 117.809 213.908 234.569 96.099 81,57 20.661 9,66 TP khác 186.002 294.591 495.713 108.589 58,38 201.122 68,27 Tổng dư nợ 641.314 1.089.612 1.556.373 448.298 69,90 466.761 42,84

- 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng DNNN Công ty TNHH DNTN TP khác Tổng dư nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 08: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước luôn tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ là 150.641 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ tăng 60,00% tức tăng lên 90.384 triệu đồng và đạt mức 241.025 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng đạt 354.061 triệu đồng đã tăng 46,90% hay tăng 113.036 triệu đồng. Do ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay nên doanh số cho vay tăng nhanh, tuy nhiên tình hình thu nợ cũng tăng theo nhưng vẫn thấp hơn so với doanh số cho vay làm cho dư nợ tăng lên cùng với một phần dư nợ của năm trước chuyển sang.

Thành phần kinh tế công ty trách nhiệm hữu hạn có dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thành phần kinh tế khác, chiếm tỷ trọng từ 29 – 31% trong tổng doanh số dư nợ. Cụ thể là: năm 2006 dư nợ là 186.862 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ tăng lên đến 82,00% tức là tăng lên 153.226 triệu đồng và đạt mức là 340.088 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ lại tăng lên tiếp 38,80% và đạt mức 472.030 triệu đồng. Do trong khoảng thời gian này thị trường giá cả luôn biến động không ổn định nên hoạt động của các công ty giảm sút và cần phải vay thêm vốn để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của mình, thu nợ lại giảm. Chính vì vậy mà làm cho dư nợ tăng cao.

Chỉ tiêu này đối với doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng dần qua ba năm. Năm 2007 tăng 81,57% đến năm 2008 tiếp tục tăng lên 9,66%. Cụ thể như sau: Năm 2006 dư nợ là 117.809 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 96.099 triệu đồng đạt 213.908 triệu đồng. Năm 2008 tăng 20.661 triệu đồng so với năm 2007 và đạt

234.569 triệu đồng. Do thành phần kinh tế này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng. Nên doanh số cho vay đều tăng lên qua các năm, doanh số thu nợ trong năm 2007 lại có xu hướng giảm đã làm cho dư nợ trong năm này tăng. Thu nợ năm 2008 có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với doanh số cho vay cùng với một phần dư nợ năm 2007 chuyển sang đã làm dư nợ tiếp tục tăng mạnh.

Thành phần khác có dư nợ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số (từ 27 – 32%). Nhưng so với doanh số cho vay cao nhất trong tổng doanh số cho vay thì tình hình dư nợ rất khả quan vì thu nợ của ngân hàng đối với thành phần này được thực hiện rất tốt. Điều này chứng tỏ thành phần này làm ăn rất hiệu quả vì vậy mà khả năng trả nợ cũng rất đúng hạn. Năm 2006 dư nợ là 186.002 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng lên đạt 294.591 triệu đồng đã tăng 58,38% hay tăng 108.589 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 tiếp tục tăng lên 68,27% tương đương tăng 201.122 triệu đồng so với năm 2007 và đạt mức 495.713 triệu đồng.

4.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế

Cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng chủ yếu từ các ngành như: nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, xây dựng và ngành khác. Để thấy rõ hơn về hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế ta lần lượt đi vào phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tình hình dư nợ theo ngành như sau:

4.2.3.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế khá quen thuộc đối với phần lớn người dân trong tỉnh, góp phần đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Ngày nay khi mà xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi ngành này phải luôn đổi mới, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác, chế biến và bảo quản. Chính vì vậy mà hoạt động này cũng đòi hỏi nhu cầu vốn khá lớn để đáp ứng cho khoản chi phí về thức ăn. Doanh số cho vay qua các năm biến động không ổn định. Năm 2006 là 118.333 triệu đồng. Đến năm 2007 cho vay tăng lên 182,83% tức là tăng lên 216.344 triệu đồng và đạt mức 334.677 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số cho vay lại có xu hướng giảm chỉ còn 135.364 triệu đồng tương đương đã giảm 59,55% hay giảm 199.313 triệu đồng so với năm 2007. Sở

trường giá cả thức ăn, cá giống, thuốc thú y thủy sản tăng nhanh, cung lại vượt cầu, giá các loại cá tra, cá basa giảm liên tục, nhiều hộ nuôi cá phải treo ao hoặc cá đã tới lứa nhưng không bán được mà phải neo lại. Đối với họ thì lãi suất cho vay của ngân hàng là khá cao, lúc này những người nuôi cá cần tiết kiệm chi phí đến mức tối đa. Chính vì vậy mà doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian này giảm nhanh, khả năng trả nợ là tương đối thấp và trong lúc này các ngân hàng cũng thực hiện hạn chế cho vay đối với ngành kinh tế này. Chính vì vậy mà

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 54 - 90)