Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 65 - 68)

Trong thời gian qua ngân hàng đã hoạt động rất hiệu quả trong việc thực hiện công tác cho vay, doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thì bên cạnh doanh số cho vay cần phải quan tâm đến tình hình thu nợ của ngân hàng. Doanh số thu nợ cao, kịp thời luôn là tiêu chí mà các cán bộ tín dụng quan tâm. Làm tốt điều này sẽ giúp cho vòng quay vốn tín dụng được liên tục, giảm thiểu rủi ro. Trong các năm qua tình hình thu nợ của ngân hàng được thể hiện như sau:

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)

Năm 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

Nuôi Trồng Thủy Sản 103.075 263.272 161.762 160.197 155,42 -101.510 -38,56 Công Nghiệp Chế Biến 307.533 487.860 1.685.967 180.327 58,64 1.198.107 245,58 Thương Nghiệp 466.526 772.693 301.127 306.167 65,63 -471.566 -61,03 Xây Dựng 156.113 238.715 408.138 82.602 52,91 169.423 70,97 Ngành khác 66.560 124.933 1.165.022 58.373 87,70 1.040.089 832,52 Tổng DSTN 1.099.807 1.887.473 3.722.016 787.666 71,62 1.834.543 97,20

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Nuôi trồng thủy sản Công nghiệp chế biến Thương nghiệp Xây dựng Ngành khác Tổng DSTN

Hình 10: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ của ngành nuôi trồng thủy sản có mức tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2006 là 103.075 triệu đồng. Năm 2007 là 263.272 triệu đồng tăng 155,42% tương đương tăng 160.197 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 thu nợ là 161.762 triệu đồng giảm 38,56% hay giảm 101.510 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay trong năm 2008 giảm, thị trường cá bất ổn, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc bán cá, cung vượt cầu đã làm cho giá cá tra, cá basa giảm mạnh. Chi phí để nuôi cá thì lại khá lớn do các loại thức ăn cho cá, các nguyên liệu đều tăng nhanh. Bán được cá thì cũng không có lãi bao nhiêu. Người dân nuôi cá không có lợi nhuận cũng tương đương với việc khả năng trả nợ của họ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Như đã nói ở trên công nghiệp chế biến là ngành kinh tế giàu tiềm năng và đang trên đà phát triển, doanh số cho vay luôn tăng dần nên doanh số thu nợ cũng tăng theo qua các năm. Năm 2006 là 307.533 triệu đồng. Năm 2007 là 487.860 triệu đồng tương đương đã tăng 58,64% hay 180.327 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng tiếp đạt 1.685.967 triệu đồng tức là tăng 245,58% hay 1.198.107 triệu đồng so với năm 2007. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất hiệu quả, ngành công nghiệp chế biến luôn có khả năng cạnh tranh, phát triển đối với nền kinh tế địa phương.

Doanh số thu nợ của thương nghiệp năm 2006 là 466.526 triệu đồng. Năm 2007 là 772.693 triệu đồng tăng 65,63% tương đương tăng 306.167 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ là 301.127 đã giảm so với năm 2007

giảm 61,03% hay giảm tương đương 471.566 triệu đồng. Công tác thu nợ đối với thương nghiệp nhìn chung không ổn định lắm. Trong năm 2006, năm 2007 thì tình hình thu nợ chiếm tỷ trọng trên 41% tương đối cao so với các thành phần kinh tế khác. Nhưng đến năm 2008 thì tỷ trọng giảm chỉ còn 8% trong tổng doanh số thu nợ. Trong năm này kết quả hoạt động thương nghiệp không tốt, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, ga, vàng... tăng nhanh, đòi hỏi phải bỏ ra chi phí lớn, làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, không đạt được kết quả nên thực hiện nghĩa vụ trả nợ không đúng hạn đã gây khó khăn cho công tác thu nợ, làm cho doanh số thu nợ tại Chi nhánh giảm xuống. Ngoài ra, do doanh số cho vay giảm mạnh nên doanh số thu nợ cũng giảm theo.

Cũng tương tự doanh số thu nợ của ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng cũng có tốc độ tăng qua các năm. Tuy không cao như công nghiệp chế biến nhưng nó cũng góp phần không nhỏ vào việc luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng. Tình hình thu nợ đối với ngành này cụ thể qua ba năm như sau: năm 2006 là 156.113 triệu đồng. Năm 2007 là 238.715 triệu đồng tăng 52,91% hay nói cách khác đã tăng 82.602 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ là 408.138 triệu đồng tăng 70,97% hay tăng 169.423 triệu đồng so với năm 2007. Là một tỉnh mới, các hoạt động đầu tư xây dựng luôn được sự quan tâm của chính quyền, các công trình hoàn thành xong luôn được bàn giao đúng kỳ hạn, thu hồi vốn nhanh đem lại lợi nhuận ổn định tạo điều kiện thuận lợi trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Các ngành khác trong các năm qua có tốc độ tăng trưởng mạnh và đang trên đà phát triển tốt. Doanh số cho vay của năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Doanh số thu nợ mỗi năm cũng khá cao. Điều này chứng tỏ các ngành nhà hàng, khách sạn, bưu chính viễn thông, vận tải,…trong nhóm ngành khác này luôn tạo ra mức lợi nhuận cao qua các năm nên luôn đảm bảo khả năng trả nợ của mình hay nói cách khác công tác thu nợ của ngân hàng cũng thuận lợi hơn. Cụ thể như sau: năm 2006 doanh số thu nợ là 66.560 triệu đồng. Đến năm 2007 là 124.933 triệu đồng tăng 87,70% hay tăng 58.373 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 thu nợ là 1.165.022 triệu đồng tức là đã tăng 832,52% nói cách khác đã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)