Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 70 - 75)

Đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn Dư nợ trên vốn huy động

Nhìn chung qua 3 năm, dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng tăng dần. Cụ thể: năm 2006 tỷ lệ này là 2,18 lần tức là cứ bình quân 2,18 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đạt 2,24 tức là cứ bình quân 2,24 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Năm 2008 là 3,03 tương tự cứ bình quân 3,03 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Điều này là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, mở rộng cho vay đối với nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó cũng cho thấy được nguồn vốn huy động tại ngân hàng còn thấp và chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn từ Hội Sở. Trong thời gian tới, ngân hàng cần phải có những chính sách huy động vốn đa dạng hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng nhằm làm tăng tỷ lệ vốn huy động trong tổng dư nợ.

Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Năm

Chỉ tiêu Đvt

2006 2007 2008

1.Doanh số cho vay Triệu đồng 927.874 2.235.939 3.661.031

2.Doanh số thu nợ Triệu đồng 822.178 1.821.298 3.531.878

3.Dư nợ cho vay Triệu đồng 491.392 906.033 1.035.186

4.Nợ quá hạn Triệu đồng 4.196 737 2.588

5. Dư nợ đầu năm Triệu đồng 385.696 491.392 906.033

6.Dư nợ cuối năm Triệu đồng 491.392 906.033 1.035.186

7.Dư nợ bình quân Triệu đồng 438.544 698.713 970.610

8.Tổng vốn huy động Triệu đồng 225.356 403.900 341.572 Dư nợ/Tổng vốn huy động Lần 2,18 2,24 3,03 Rủi ro tín dụng (4/3) % 0,85 0,08 0,25 Vòng quay vốn tín dụng (2/7) Vòng 1,87 2,61 3,64 Hệ số thu nợ (2/1) % 88,61 81,46 96,47

(Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)

Rủi ro tín dụng ngắn hạn

Qua số liệu thực tế cho thấy chỉ số rủi ro này biến động không ổn định qua ba năm. Rủi ro tín dụng ngắn hạn cao nhất xảy ra vào năm 2006 là 0,85%. Đến năm 2007 có xu hướng giảm xuống mạnh chỉ còn 0,08%. Sang năm 2008 chỉ tiêu này lại tăng lên đạt mức 0,25% nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2006 rất nhiều. Nhìn chung, rủi ro tín dụng ngắn hạn có xu hướng biến động khả quan. Có được kết quả như vậy là do công tác cho vay và thu nợ đạt chất lượng tốt, tình hình nợ quá hạn trong năm 2008 cũng giảm so với năm 2006. Đồng thời, cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh. Điều này cho thấy ngân hàng đã cố gắng giảm những rủi ro tín dụng ngắn hạn đến mức tối đa có thể.

Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn trong những năm qua của BIDV – Hậu Giang có xu hướng tăng dần. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 1,87. Đến năm 2007 tăng lên là 2,61 vòng tức là tăng 0,74 vòng so với năm 2006. Tiếp tục tăng thêm 1,03 vòng và đạt mức 3,64 vòng trong năm 2008. Nguyên nhân là do trong thời gian này ngân hàng chủ yếu mở rộng cho vay ngắn hạn, nên các khoản vay ngắn hạn tăng lên nhanh chóng và có thời gian thu hồi vốn nhanh làm cho vòng quay vốn tín dụng cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, có được kết quả như vậy là do chính sách linh hoạt và chủ động của ngân hàng trong các hoạt động cho vay và trong công tác thu nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn có xu hướng ngày càng tốt hơn và tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn cũng nhanh hơn qua các năm.

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ ngắn hạn trong những năm qua có sự biến động không ổn định, giảm rồi lại tăng. Năm 2006 là 88,61%, cứ 100 đồng doanh số cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 88 đồng. Đến năm 2007 giảm 7,15% chỉ còn 81,46% tương tự cứ 100 đồng doanh số cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 81 đồng. Năm 2008 hệ số thu nợ có xu hướng tăng lên đạt 96,47% tức là cứ 100 đồng doanh số cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 96 đồng. Đây là kết quả khả quan. Trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa công tác thu nợ của mình để đồng vốn luôn được an toàn và đem lại những kết quả ngày càng cao.

Đối với hoạt động tín dụng trung hạn Dư nợ trên vốn huy động

Khác với hoạt động tín dụng ngắn hạn, tỷ lệ này đối với tín dụng trung hạn nhỏ hơn và biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2006 là 0,30 tức là cứ bình quân 0,30 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Năm 2007 tỷ lệ này giảm nhẹ đạt 0,27 tương tự cứ bình quân 0,27 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn tham gia vào. Đến năm 2008 dư nợ trên vốn huy động có xu hướng tăng lên đáng kể là 1,04 tức là cứ bình quân 1,04 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Điều này cho thấy tình hình sử dụng vốn huy động để cho vay trung hạn còn hạn chế, vốn huy động chủ yếu là sử dụng vào cho vay ngắn hạn.

Bảng 14: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN

Năm

Chỉ tiêu Đvt

2006 2007 2008

1.Doanh số cho vay Triệu đồng 97.942 62.050 355.149

2.Doanh số thu nợ Triệu đồng 93.889 20.124 110.160

3. Dư nợ cho vay Triệu đồng 67.023 108.949 353.938

4.Nợ quá hạn Triệu đồng 712 1.016 839

5.Dư nợ đầu năm Triệu đồng 62.970 67.023 108.949

6.Dư nợ cuối năm Triệu đồng 67.023 108.949 353.938

7.Dư nợ bình quân Triệu đồng 64.997 87.986 231.444

8.Tổng vốn huy động Triệu đồng 225.356 403.900 341.572 Dư nợ/Tổng vốn huy động Lần 0,30 0,27 1,04 Rủi ro tín dụng (4/3) % 1,06 0,93 0,24 Vòng quay vốn tín dụng (2/7) Vòng 1,44 0,23 0,48 Hệ số thu nợ (2/1) % 95,86 32,43 31,02

(Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)

Rủi ro tín dụng trung hạn

Bên cạnh sự biến động không ổn định của rủi ro tín dụng ngắn hạn, rủi ro tín dụng trung hạn lại có xu hướng giảm xuống đáng kể. Cụ thể: năm 2006 là 1,06% cao nhất trong các năm qua. Đến năm 2007 có giảm nhưng không nhiều còn 0,93%. Sang năm 2008 rủi ro tín dụng đã thực sự giảm mạnh chỉ còn 0,24%. Bên cạnh việc tích cực hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn. Do hoạt động tín dụng trung hạn có lãi suất cho vay cao hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn nên các khoản vay này luôn được sự theo dõi chặt chẽ hơn. Ngoài ra, có được kết quả như vậy không thể không kể đến sự lãnh đạo năng nỗ, tích cực trong việc xử lý các khoản nợ của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng luôn được nâng cao và luôn thực hiện tốt quá trình xét duyệt cho vay. Điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã

thực sự có được sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa những điểm mạnh này trong công tác quản lý rủi ro để ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng, thu hút nhiều khách hàng, với mức rủi ro thấp tạo tiền đề cho việc tăng doanh thu trong tương lai.

Vòng quay vốn tín dụng

Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng trung hạn trong các năm qua tăng giảm không đều. Năm 2006 là 1,44. Năm 2007 là 0,23 giảm 1,21 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008 vòng quay vốn tín dụng trung hạn tăng lên đạt 0,48 vòng. Tuy nhiên mức tăng không nhiều so với mức giảm. Điều này chứng tỏ tình hình tín dụng trung hạn không được khả quan cho lắm, tốc độ luân chuyển vốn chưa cao. Do cho vay trung hạn có thời gian thu hồi vốn dài hơn so với cho vay ngắn hạn nên vòng quay vốn tín dụng trung hạn cũng chậm hơn nhiều, mặc dù lãi suất cho vay trung hạn có cao hơn. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng phải cố gắng chú trọng hơn nữa để duy trì được vòng quay vốn ổn định và ngày càng tăng nhanh.

Hệ số thu nợ

Nhìn chung, hệ số thu nợ trung hạn trong những năm qua có xu hướng giảm dần. Cụ thể: năm 2006 là 95,86% tức là cứ 100 đồng doanh số cho vay trung hạn ngân hàng thu được 96 đồng. Năm 2007 giảm xuống 63,43% chỉ còn 32,43% cứ 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu được 32 đồng. Đến năm 2008 chỉ tiêu này tiếp tục giảm và chỉ còn 31,02% tương tự cứ 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu được 31 đồng. Nguyên nhân là do trong những năm này ngân hàng mở rộng cho vay ngắn hạn nên cho vay trung hạn tương đối thấp. Bên cạnh đó, tốc độ thu nợ trung hạn trong năm 2007, năm 2008 thấp hơn nhiều so với cho vay trung hạn. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến hệ số thu nợ đòi hỏi ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong công tác thu nợ của mình.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)