0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG DOC (Trang 44 -47 )

Ngân hàng nói chung với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay, huy động vốn để tài trợ vốn” do đó công tác huy động vốn đóng một vai trò quan trọng. Thông qua công tác huy động vốn ngân hàng sẽ tạo ra nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cho vay của mình. Để xem hoạt động huy động vốn có khả thi hay không ta có thể tìm hiểu thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 03: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA BIDV – HẬU GIANG Đvt: Triệu đồng

Năm 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi thanh toán 101.120 75.573 116.134 -25.547 -25,26 40.561 53,67

Tiền gửi tiết kiệm (TGTK)

41.477 224.342 98.030 182.865 440,88 -126.312 -56,30

TGTK không kỳ hạn 13.062 185.732 75.053 172.670 1.321,93 -110.679 -59,59

TGTK có kỳ hạn 28.415 38.610 22.977 10.195 35,88 -15.633 -40,49

Tiền gửi của kho bạc Nhà nước

82.759 103.985 127.408 21.226 25,65 23.423 22,53

Tổng vốn huy động 225.356 403.900 341.572 178.544 79,23 -62.328 -15,43

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của KBNN Tổng vốn huy động

Hình 03: BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Tổng vốn huy động của ngân hàng qua ba năm nhìn chung tăng trưởng không ổn định. Năm 2007 vốn huy động đạt 403.900 triệu đồng tăng 178.544 triệu đồng tức tăng 79,23% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của kho bạc Nhà nước trong thời gian này tăng lên đáng kể.

đồng giảm 62.328 triệu đồng tức là giảm 15,43% so với năm 2007. Sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của sự biến động từ môi trường bên ngoài đã làm cho việc huy động vốn không thuận lợi như lúc trước, các khoản huy động từ tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh làm cho tổng vốn huy động cũng giảm theo. Chính vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để nâng cao công tác huy động vốn của mình.

Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hình thức gửi tiền này tạo nhiều thuận lợi, đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của khách hàng, đảm bảo an toàn các nguồn tiền nhàn rỗi đồng thời khách hàng cũng được nhận lãi từ tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Tuy nhiên đối với loại tiền gửi này khi muốn sử dụng thì ngân hàng phải dự trữ lại với số lượng lớn để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng bất cứ lúc nào. Ba năm qua việc huy động vốn từ loại tiền gửi này không ổn định, chiếm tỷ trọng từ 19 – 45% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Trong năm 2006 là 101.120 triệu đồng. Đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 75.573 triệu đồng giảm 25,26% tức là giảm 25.547 triệu đồng. Trong thời điểm này các doanh nghiệp cần nhiều vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình nên hạn chế gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khác làm cho tiền gửi thanh toán giảm là do khách hàng đã sử dụng số tiền nhàn rỗi của mình vào việc gửi tiết kiệm để nhận lãi suất cao hơn làm cho tiền gửi tiết kiệm trong năm tăng lên đáng kể. Sang năm 2008 tiền gửi thanh toán lại tăng lên đạt 116.134 triệu đồng tăng 53,67% tức là tăng 40.561 triệu đồng. Trong thời gian này ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để khách hàng ngày càng thuận tiện hơn trong hoạt động giao dịch của mình thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Và trong năm nay hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã có lợi nhuận lớn hơn sau khi mở rộng quy mô kinh doanh nên lượng tiền thanh toán được gửi tại ngân hàng cũng đươc tăng lên.

Tiền gửi tiết kiệm là loại hình thức huy động vốn theo kiểu truyền thống của các ngân hàng. Mặc dù số tiền gửi của các cá nhân thường nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông cá thể và với mức lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán nên tiền gửi tiết kiệm tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định để cho vay.

Trong năm 2006 tiền gửi tiết kiệm là 41.477 triệu đồng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 13.062 triệu đồng; tiền gửi có kỳ hạn là 28.415 triệu đồng. Tăng lên đáng kể trong năm 2007 và đạt mức 224.342 triệu đồng, đã tăng 182.865 triệu đồng tăng hơn 05 lần so với năm 2006. Có được sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy là do tiền gửi không kỳ hạn tăng cao đạt 185.732 triệu đồng tăng gấp 06 lần năm 2006. Đây là điều đáng mừng cho công tác huy động vốn nói chung và cũng cho ta thấy được điều kiện kinh tế, đời sống của người dân đã được nâng lên, tốc độ phát triển kinh tế tỉnh nhà đang trên đà tăng trưởng nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư thuận lợi hơn. Nhưng đến năm 2008 tiền gửi tiết kiệm bị giảm 56,30% so với năm 2007 và chỉ còn 98.030 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm giảm như vậy là do các khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn đều giảm so với năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm 59,59% và có kỳ hạn giảm 40,49%. Trong năm này tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao gây nên tâm lý bất ổn cho người dân, giá cả hàng hóa cũng tăng nhanh làm cho chi tiêu của người dân ngày càng thắt chặt hơn nên họ cũng hạn chế gửi tiền vào ngân hàng hoặc sử dụng tiền đó vào mục đích khác.

Tiền gửi kho bạc Nhà nước tăng với tốc độ đều qua các năm. Năm 2006 là 82.759 triệu đồng tăng lên 25,65% đạt 103.985 triệu đồng trong năm 2007. Sang năm 2008 tăng 22,53% tức là tăng 23.423 triệu đồng đạt mức 127.408 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37% trong tổng vốn huy động, khá lớn so với nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Nguyên nhân là do kho bạc đã chi hầu như xong ngân sách vào việc mở rộng quốc lộ 1A và cơ sở hạ tầng trong những năm trước. Nên trong thời gian này kho bạc không phải chi thêm ngân sách nữa vì thế mà tiền gửi kho bạc tại BIDV – Hậu Giang tăng lên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG DOC (Trang 44 -47 )

×