Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 68 - 70)

Bảng 12: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng

Năm 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

Nuôi Trồng Thủy Sản 91.544 162.948 136.550 71.404 78,00 -26.398 -16,20 Công Nghiệp Chế Biến 201.975 371.635 693.575 169.660 84,00 321.940 86,63 Thương Nghiệp 163.236 285.662 285.704 122.426 75,00 42 0,01 Xây Dựng 79.451 107.259 226.009 27.808 35,00 118.750 110,71 Ngành khác 105.108 162.108 214.535 57.000 54,23 52.427 32,34 Tổng Dư nợ 641.314 1.089.612 1.556.373 448.298 69,90 466.761 42,84

(Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang)

- 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng

Nuôi trồng thủy sản Công nghiệp chế biến Thương nghiệp Xây dựng Ngành khác Tổng Dư nợ

Hình 11: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Dư nợ của ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng khá nhỏ từ 9 – 15% trong tổng dư nợ. Năm 2006 dư nợ là 91.544 triệu đồng. Năm 2007 là 162.948 triệu đồng dư nợ tăng 78,00% hay tăng 71.404 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ có xu hướng giảm còn 136.550 triệu đồng tương đương giảm

16,20% hay 26.398 triệu đồng so với năm 2007. Đây là ngành kinh tế lâu đời đối với hầu hết người dân trong tỉnh. Tuy nhiên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiều điều kiện khách quan bên ngoài. Nhất là trong gian đoạn gần đây có thời điểm giá các loại cá tra, cá basa giảm mạnh gây nhiều khó khăn cho người dân nuôi cá. Tỉnh lại đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngân hàng hạn chế cho vay nên doanh số cho vay không cao chính vì vậy mà ngành nuôi trồng thủy sản có dư nợ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ. Ngoài ra, dư nợ giảm là do ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ đối với thành phần này.

Ngành công nghiệp chế biến có tình hình dư nợ cao nhất, chiếm từ 31 – 45% trong tổng số dư nợ. Năm 2006 dư nợ là 201.975 triệu đồng. Năm 2007 là 371.635 triệu đồng tăng 84,00% tức tăng 169.660 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 là 693.575 triệu đồng tăng tiếp tục lên 86,63% so với năm 2007. Tốc độ tăng của dư nợ nhìn chung có tăng lên nhưng tăng khá ổn định và không vì thế mà chúng ta cho rằng công tác thu nợ của ngân hàng không tốt mà sở dĩ tình hình như vậy nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ. Trong thời gian qua ngân hàng luôn cố gắng giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, thực hiện những chính sách phù hợp luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình.

Qua bảng số liệu cho thấy ngành thương nghiệp có tình hình dư nợ tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 dư nợ là 163.236 triệu đồng. Năm 2007 là 285.662 triệu đồng tăng 75,00% hay nói cách khác đã tăng 122.426 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ là 285.704 triệu đồng, dư nợ đã tăng tiếp nhưng với tốc độ rất thấp không đáng kể chỉ tăng 0,01% hay tăng 42 triệu đồng so với năm 2007. Do doanh số thu nợ tăng chậm hơn doanh số cho vay. Đồng thời, ngành thương nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường thế giới nên rất dễ thay đổi bởi sự thay đổi của môi trường. Trong thời gian này tình hình kinh tế không được ổn định, lạm phát xảy ra làm cho hoàn cảnh thị trường thay đổi mạnh và điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương nghiệp.

Đến năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng lên đạt mức 226.009 triệu đồng tương đương đã tăng 110,71% hay 118.750 triệu đồng. Tương tự như các ngành kinh tế khác, ngành xây dựng có dư nợ tăng dần mỗi năm là do doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác như là tỉnh mới nên các công trình xây dựng mới luôn được chính quyền và ngân hàng quan tâm, mở rộng góp phần tạo mọi điều kiện thay đổi diện mạo tỉnh nhà đưa nền kinh tế tỉnh ngày càng phát triển đi lên.

Cũng tương tự như phần lớn các ngành kinh tế ở trên, dư nợ của các ngành khác cũng tăng dần qua các năm. Năm 2006 là 105.108 triệu đồng. Năm 2007 là 162.108 triệu đồng tăng 54,23% tương đương tăng 57.000 triệu đồng so với năm 2006. Tăng tiếp trong năm 2008 đến 32,34% tức là tăng 52.427 triệu đồng đạt 214.535 triệu đồng. Nguyên nhân là do đời sống xã hội ngày càng cao, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về dịch vụ cũng ngày càng tăng. Do đó ngân hàng luôn mở rộng cho vay vốn đối với các ngành này làm cho doanh số cho vay mỗi năm đều tăng nhanh, cùng với một phần dư nợ của năm trước chuyển sang nên tình hình dư nợ cũng tăng dần qua các năm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 68 - 70)