Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 59 - 61)

Nhìn chung, tình hình dư nợ đều tăng qua các năm. Trong đó từng thành phần kinh tế đều có dư nợ tăng lên theo thời gian góp phần đáng kể vào tổng dư nợ cho vay. Cụ thể đối với từng thành phần như sau:

Bảng 09: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 150.641 241.025 354.061 90.384 60,00 113.036 46,90 Công ty TNHH 186.862 340.088 472.030 153.226 82,00 131.942 38,80 DNTN 117.809 213.908 234.569 96.099 81,57 20.661 9,66 TP khác 186.002 294.591 495.713 108.589 58,38 201.122 68,27 Tổng dư nợ 641.314 1.089.612 1.556.373 448.298 69,90 466.761 42,84

- 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng DNNN Công ty TNHH DNTN TP khác Tổng dư nợ

Hình 08: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước luôn tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ là 150.641 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ tăng 60,00% tức tăng lên 90.384 triệu đồng và đạt mức 241.025 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng đạt 354.061 triệu đồng đã tăng 46,90% hay tăng 113.036 triệu đồng. Do ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay nên doanh số cho vay tăng nhanh, tuy nhiên tình hình thu nợ cũng tăng theo nhưng vẫn thấp hơn so với doanh số cho vay làm cho dư nợ tăng lên cùng với một phần dư nợ của năm trước chuyển sang.

Thành phần kinh tế công ty trách nhiệm hữu hạn có dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thành phần kinh tế khác, chiếm tỷ trọng từ 29 – 31% trong tổng doanh số dư nợ. Cụ thể là: năm 2006 dư nợ là 186.862 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ tăng lên đến 82,00% tức là tăng lên 153.226 triệu đồng và đạt mức là 340.088 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ lại tăng lên tiếp 38,80% và đạt mức 472.030 triệu đồng. Do trong khoảng thời gian này thị trường giá cả luôn biến động không ổn định nên hoạt động của các công ty giảm sút và cần phải vay thêm vốn để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của mình, thu nợ lại giảm. Chính vì vậy mà làm cho dư nợ tăng cao.

Chỉ tiêu này đối với doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng dần qua ba năm. Năm 2007 tăng 81,57% đến năm 2008 tiếp tục tăng lên 9,66%. Cụ thể như sau: Năm 2006 dư nợ là 117.809 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 96.099 triệu đồng đạt 213.908 triệu đồng. Năm 2008 tăng 20.661 triệu đồng so với năm 2007 và đạt

234.569 triệu đồng. Do thành phần kinh tế này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng. Nên doanh số cho vay đều tăng lên qua các năm, doanh số thu nợ trong năm 2007 lại có xu hướng giảm đã làm cho dư nợ trong năm này tăng. Thu nợ năm 2008 có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với doanh số cho vay cùng với một phần dư nợ năm 2007 chuyển sang đã làm dư nợ tiếp tục tăng mạnh.

Thành phần khác có dư nợ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số (từ 27 – 32%). Nhưng so với doanh số cho vay cao nhất trong tổng doanh số cho vay thì tình hình dư nợ rất khả quan vì thu nợ của ngân hàng đối với thành phần này được thực hiện rất tốt. Điều này chứng tỏ thành phần này làm ăn rất hiệu quả vì vậy mà khả năng trả nợ cũng rất đúng hạn. Năm 2006 dư nợ là 186.002 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng lên đạt 294.591 triệu đồng đã tăng 58,38% hay tăng 108.589 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 tiếp tục tăng lên 68,27% tương đương tăng 201.122 triệu đồng so với năm 2007 và đạt mức 495.713 triệu đồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG doc (Trang 59 - 61)