Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này đượcduy trì và phát triển thì nhân tố đóng vai trò quan trọng là sự tài trợ vốn tín dụngcủa Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lớp: Tài Chính khóa 30
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm
ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ
đã tạo điều kiện cho em có được nơi thực tập đúng với chuyên ngành mà em đãhọc Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Trần Bá Trí đã tận tình chỉ dẫn, góp ý kiến quýbáu cho đề tài của em
Em xin gửi đến Ban Giám Đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn Tỉnh Sóc Trăng lời cảm ơn chân thành về việc tiếp nhận và tạo điềukiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập Một lần nữa, em cũng xin cảm
ơn các anh, chị phòng tín dụng, những người trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu vàgiúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Ngân hàng
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, KhoaKinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, thầy Trần Bá Trí cùng các cô chú, anh, chị ởNgân hàng dồi dào sức khỏe cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lê Hoàng Xuân Giao
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lê Hoàng Xuân Giao
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Sóc Trăng, ngày… tháng… năm 2008
Trang 5BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên:
Mã số sinh viên:
Chuyên ngành:
Tên đề tài:
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, …)
Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm 200…
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 6MỤC LỤC
trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1Mục tiêu chung 2
1.2.2Mục tiêu cụ thể 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1Không gian 3
1.3.2Thời gian nghiên cứu 3
1.3.3Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Ngân hàng thương mại và chức năng chủ yếu 5
2.1.2 Vai trò của ngân hàng 5
2.1.3 Tín dụng và cấp tín dụng 6
2.1.4 Bản chất tín dụng 7
2.1.5 Đặc trưng của hoạt động tín dụng 8
2.1.6 Bộ máy tín dụng – Quá trình cho vay 8
2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 11
2.1.8 Khái quát về tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản 12
2.1.9 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17
2.2.2 Phương pháp phân tích 17
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG 19
3.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM 19
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT TỈNH SÓC TRĂNG 19
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng 19
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành 21
Trang 73.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21
3.2.4 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận 22
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2005-2007 23
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 23
3.3.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm 27
3.3.3 Định hướng hoạt động trong năm 2008 34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007 35
4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 35
4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 36
4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN .45
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tài trợ so với tổng doanh số cho vay 45
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay 49
4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 52
4.4.1 Phân tích doanh số thu nợ tài trợ so với tổng doanh số thu nợ 52
4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ 57
4.5 PHÂN TÍCH DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 60
4.5.1 Phân tích dư nợ tài trợ so với tổng dư nợ 60
4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ 64
4.6 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG 66
4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 70
4.7.1 Dư nợ / Vốn huy động 70
4.7.2 Hệ số thu nợ 70
4.7.3 Vòng quay vốn tín dụng 71
4.8 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 71
Trang 84.8.2 Rủi ro tỷ giá 74
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG .77
5.1 PHÂN TÍCH SWOT 77
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG 79
5.2.1 Đối với khách hàng 79
5.2.2 Đối với nguồn nhân lực 79
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80
6.1 KẾT LUẬN 80
6.2 KIẾN NGHỊ 81
6.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành 81
6.2.2 Đối với Ngân hàng 82
6.2.3 Đối với khách hàng thủy sản 83
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận 24
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 28
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng 31
Bảng 4: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp được tài trợ tại Ngân hàng 36
Bảng 5: Tình hình tài trợ xuất khẩu thủy sản 37
Bảng 6 : Doanh số cho vay từng khách hàng 39
Bảng 7: Doanh số thu nợ từng khách hàng 41
Bảng 8: Dư nợ của từng khách hàng 43
Bảng 9: Tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số cho vay 46
Bảng 10: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu 50
Bảng 11: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh số cho vay
50
Bảng 12: Tình hình thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số thu nợ .54
Bảng 13: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu 58
Bảng 14: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh số thu nợ 58 Bảng 15: Tình hình dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng dư nợ 61
Bảng 16: Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ tài trợ xuất khẩu 64
Bảng 17: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu dư nợ 64
Bảng 18: Tình hình tài trợ xuất khẩu thủy sản bằng phương thức chiết khấu L/C .68
Bảng 19: Lãi suất USD bình quân 72
Bảng 20: Tỷ giá USD bình quân 74
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình vận động của tín dụng 7
Sơ đồ 2: Bộ máy tín dụng 9
Sơ đồ 3: Quá trình cho vay 10
Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 15
Sơ đồ 5: Mạng lưới hoạt động NHNo & PTNT Sóc Trăng 20
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức 21
Biểu đồ 1: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng 27
Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng 29
Biểu đồ 3: Tình hình hoạt động tín dụng 32
Biểu đồ 4: Tình hình tài trợ xuất khẩu 37
Biểu đồ 5: Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số cho vay 46 Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số thu nợ 54
Biểu đồ 7: Dư nợ tài trợ xuất khẩu so với tổng dư nợ 61
Trang 11DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
DN: doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
L/C: Letter Credit: thư tín dụng
WTO: World Trade Organization: tổ chức thương mại thế giới
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo ĐôngDương, thuộc khu vực Đông Nam Á với đường bờ biển trải dài hơn 3.260 km vàtrên 4000 hòn đảo lớn nhỏ Do đó, Việt Nam có tiềm năng phong phú về cácnguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ, cùng với những điều kiện tựnhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nướcbiển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đấtnước
Thực tế cho thấy, trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam liên tục tăng trưởng vững chắc, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt
ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩungày càng đa dạng hơn về chủng loại, cơ cấu; ngoài sản phẩm đông lạnh còn córất nhiều loại sản phẩm chế biến sẵn; mặt hàng xuất khẩu chủ lực tôm chiếm tỷtrọng gần 40% trong cơ cấu tổng sản phẩm xuất khẩu, sản lượng của các sảnphẩm cá da trơn và nhiều sản phẩm khác ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thịtrường lớn như Nhật, Mỹ, EU, nhiều doanh nghiệp của VN đã chứng tỏ được bảnlĩnh trên thương trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách Theo sốliệu thống kê của Bộ thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 của cảnước ước đạt 2,65 tỷ USD, năm 2006 khoảng 3,2 tỷ USD và năm 2007 là 3,75 tỷUSD Với kết quả đạt được, Việt Nam đã chính thức gia nhập nhóm 10 quốc giaxuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới
Từ đó thấy rằng, thủy sản ngày càng trở thành lĩnh vực trọng tâm của nềnkinh tế nước ta, thu hút rất nhiều nhân lực và tài lực và cần có nhiều chươngtrình, dự án nhằm khai thác hiệu quả nguồn tiềm năng Đặc biệt, đây là lĩnh vực
có nhiều cơ hội phát triển cũng như đang tiềm ẩn không ít nguy cơ cạnh tranhgay gắt trên toàn cầu khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các ban ngành có liên quan cần phải đẩy mạnhcác hoạt động đầu tư, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho toàn ngành, tập huấn,phổ biến kiến thức về hội nhập cho lao động, mở rộng hợp tác quốc tế song
Trang 13phương và đa phương nhằm tranh thủ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý,thu hút vốn tài trợ đầu tư phát triển ngành.
Trong các tỉnh cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu, Sóc Trăng là tỉnhluôn đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Đây
là tỉnh nằm cuối lưu vực sông Hậu tiếp giáp với biển Đông, có trên 72 km bờbiển với 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, với dãy rừng ngậpmặn ven biển và các cửa sông là nơi cư trú sinh sản của các giống loài thuỷ sản
Do điều kiện tự nhiên Sóc Trăng có nhiều sông, kênh rạch thông ra biển hìnhthành 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ và ngọt nên tiềm năng phát triển nuôi thủysản rất lớn trên 100.000 ha
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có hàng chục công ty chế biến thuỷ sản xuấtkhẩu như: Cty cổ phần thủy sản Stapimex, Cty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, CtyTNHH Kim Anh, Cty TNHH Phương Nam, Cty TNHH Út Xi… Trong nhữngnăm gần đây, ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng, góp phầncải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngànlao động, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của đất nước nói chung, của ngành nóiriêng lên cao rất nhiều
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này đượcduy trì và phát triển thì nhân tố đóng vai trò quan trọng là sự tài trợ vốn tín dụngcủa Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (NHNo & PTNT) Do đó, người viết đã chọn đề tài “Phân tích hoạt
động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài tốt nghiệp để tìm
hiểu thêm về tình hình hoạt động của Ngân hàng cũng như tìm hiểu về ngànhkinh tế mũi nhọn của tỉnh
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2005 – 2007
Trang 141.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3năm 2005, 2006 và 2007
- Phân tích sơ bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
- Phân tích tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ ở lĩnh vực tài trợ xuất khẩuthuỷ sản so với tổng doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay, thu nợ và dư nợtài trợ xuất khẩu
- Phân tích nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu thuỷ sản theo phương thức thư tín dụng L/C
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng trong công tác tíndụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản
- Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Ngânhàng trong những năm tiếp theo
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại phòng tín dụng chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn Sóc Trăng
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu phát sinh trong khoảngthời gian từ năm 2005 đến năm 2007
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do hoạt động của Ngân hàng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau mà thờigian thực tập và vốn kiến thức của bản thân lại có hạn nên nội dung của đề tài chỉtập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay để hỗ trợ cho việc xuất khẩu thuỷ sảncủa một số công ty trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2007
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Luận văn tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuấtnhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cần thơ” của tác giả Liễu ThanhQuý, năm 2003
- Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàngCông thương An Giang” của tác giả Nguyễn Ngọc Bửu Châu, năm 2003
Trang 15- Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình cho vay mua, xây dựng và sửachữa nhà ở tại chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Longtỉnh An Giang” của tác giả Lâm Thị Cẩm Thi, năm 2004
Trang 16CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Ngân hàng thương mại và chức năng chủ yếu
Có nhiều khái niệm về Ngân hàng Nếu xét trên phương diện những loạihình dịch vụ cung cấp thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp mộtdanh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm vàthanh toán; và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế
Những chức năng chủ yếu của Ngân hàng đa năng hiện nay là:
- Chức năng tín dụng
- Chức năng quản lý tiền mặt
- Chức năng uỷ thác
- Chức năng bảo hiểm
- Chức năng môi giới
- Chức năng đầu tư và bảo lãnh
- Chức năng lập kế hoạch đầu tư
- Chức năng thanh toán
- Chức năng tiết kiệm
2.1.2 Vai trò của ngân hàng
Ngân hàng có những vai trò cơ bản sau:
- Vai trò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản tín dụngcho các tổ chức kinh tế và các thành phần kinh tế khác để đầu tư
- Vai trò thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việcmua hàng hoá và dịch vụ (phát hành và bù trừ Séc, cung cấp mạng lưới thanhtoán điện tử,…)
- Vai trò người bảo lãnh: cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mấtkhả năng thanh toán (phát hành thư tín dụng)
- Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, pháthành hoặc chuộc lại chứng khoán
Trang 17- Vai trò thực hiện chính sách: thực hiện các chính sách kinh tế của Chínhphủ góp phần điều tiết tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu kinh tế xãhội.
Có thể nói rằng sự hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn liền với
sự hưng thịnh của nền kinh tế
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội nghề nghiệp
mà xu hướng là chuyển mạnh từ chi phí của thời gian lao động sang chi phí máymóc, số lượng lao động nhìn chung sẽ giảm, máy móc ngày càng đảm nhận nhiềugiao dịch thông thường
Ngày nay hoạt động của nhiều ngân hàng điện tử đã mở rộng phạm vi thịtrường nhanh - tạo sự rút ngắn về mặt địa lý – các ngân hàng và tổ chức phi ngânhàng phải trực tiếp cạnh tranh để tồn tại
Mặc dù hiện nay ngành ngân hàng trong giai đoạn chuyển tiếp có nhiều thayđổi nhưng con người làm việc trong ngành ngân hàng phải đảm bảo các phẩmchất: trung thực, tin cậy, cẩn thận và sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới trongquá trình đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ của ngân hàng
2.1.3 Tín dụng và cấp tín dụng
a Tín dụng
Là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giaotiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời hạn nhất định, đồng thời bênnhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận
Như vậy trong định nghĩa trên chứa đựng những nội dung sau:
- Quan hệ tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, một bên chuyểngiao tiền hoặc hàng hoá cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định Bênchuyển giao tiền hoặc hàng hoá được gọi là người cho vay Bên nhận tiền hayhàng hoá được gọi là người đi vay
- Người đi vay chỉ sử dụng tiền hay hàng hoá trong thời gian nhất định, hếtthời hạn cam kết người đi vay phải hoàn trả lại lượng giá trị nêu trên cho người
đi vay Thường thì giá trị khoản trả lớn hơn giá trị khoản vay Đó là phần lợi tức
mà người cho vay nhận được
Trang 18Quy trình vận động của tín dụng có thể diễn tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình vận động của tín dụng
Trong hoạt động thực tiễn, quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đadạng và có đủ tất cả các loại chủ thể tham gia vào các quan hệ tín dụng
b Cấp tín dụng
Là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiềnvới nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tàichính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác
đã định
Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng cònđược tăng thêm dưới hình thức lợi tức
Tóm lại: Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh
tế xã hội Tuy nhiên dù vận động theo hình thức nào thì tín dụng cũng mang 3đặc điểm cơ bản:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng
T: Giá trị tín dụng
T+L: Giá trị tín dụng + lãi
Trang 19- Có thời hạn sử dụng được xác định do thỏa thuận giữa người đi vay và chovay.
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới dạng lãitức
2.1.5 Đặc trưng của hoạt động tín dụng
- Là hoạt động kinh doanh chủ yếu, tạo doanh thu lớn nhất của các Tổ chứctín dụng Việt Nam
- Là hoạt động có nhiều bên, nhiều tổ chức, nhiều người tham gia
- Là hoạt động trên phạm vi rộng (mọi nơi của đất nước và ở ngoài nước)
- Là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro, có lúc rủi ro xảy ra nghiêm trọng làmgiảm năng lực tài chính của Ngân hàng, làm thua lỗ cho Doanh nghiệp, thậm chíảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
- Khi tổn thất vốn phải xử lý trách nhiệm người gây ra
- Hoạt động tín dụng phải tuân theo pháp luật, áp dụng chuẩn mực và thông
Trang 20Sơ đồ 2: Bộ máy tín dụng
Quản lý phi tập trung
- Giám sát: trung ương
- Uỷ ban tín dụng cao cấp
- Giám sát, kiểm tra
- Khoản vay lớn
Trang 21b Quá trình cho vay
Quá trình cho vay có thể mô tả một cách khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quá trình cho vay
Quá trình cho vay (5 bước)
- Bên vay đề nghị vay
- Bên cho vay đánh giá, phân
- Thực hiện hạn mức
- Định giá tín dụng: lãi suất, phí
2 Bên cho vay đánh giá phân tích
- Người đi vay và cho vay gặp nhau
- Phân tích từ thông tin/báo cáo tài chính…
- Thực hiện và lập hợp đồng tín dụng
1 Bên vay đề nghị
- Vay đủ vốn cần thiết
- Loại hình tín dụng/biện pháp bảo đảm phù hợp
4 Kiểm tra, giám sát
Giám sát Phát hiện Xử lý kịp thời
Trang 222.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng
a Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho kháchhàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi
e Hệ số thu nợ (%)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng Nó cho ta biết đượctrong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu đượcbao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng cao thì công tác thu hồi vốn của Ngân hàngcàng hiệu quả và ngược lại Công thức tính:
f Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phảnánh số vốn đầu tư quay vòng nhanh hay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín
Doanh số thu nợDoanh số cho vay
Hệ số thu nợ =
Nợ quá hạnTổng dư nợ
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ =
Trang 23dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liêntục Công thức tính:
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ
Nó còn cho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng Nếu chỉtiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêunày nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả
2.1.8 Khái quát về tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản
a Tài trợ và tác động của tài trợ
Về hình thức, tài trợ được chia thành 2 loại: tài trợ xuất khẩu và tài trợ nộiđịa Tài trợ xuất khẩu chỉ dành cho những sản phẩm được xuất khẩu Tài trợ nộiđịa là những tài trợ dành cho các sản phẩm bất kể chúng có được xuất khẩu haykhông
Các hình thức tài trợ có thể gây những tác động sau:
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quânVòng quay vốn tín dụng =
Trang 24- Tài trợ của quốc gia A có thể nâng cao khả năng xuất khẩu các sản phẩmcủa A sang một quốc gia khác, như B chẳng hạn;
- Những tài trợ của A có thể nâng xuất khẩu các sản phẩm của nó sang mộtquốc gia thứ 3, C chẳng hạn, nơi mà chúng sẽ cạnh tranh với sản phẩm tương tựđược xuất khẩu từ B
- Kìm hãm nhập khẩu vào quốc gia tiến hành tài trợ Chẳng hạn nếu quốcgia A tài trợ cho xe đạp ngay cả khi chúng chỉ tiêu thụ trong nước, thì nhữngquốc gia khác khó mà xuất khẩu được xe đạp sang A Tài trợ trong tình huốngnày đã trở thành một hàng rào nhập khẩu
b Tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản
Là các chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc xuất khẩu thuỷ sản để thựchiện chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đã đượcThủ tướng Chính phủ quy định cụ thể trong Quyết định 133
Quyết định 133 ban hành bao gồm các nghiệp vụ cho vay vốn tín dụng hỗtrợ xuất khẩu trung, dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư
và nhất là nghiệp vụ cho vay vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, nhằm tạođiều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Đây là một kênh vay vốn ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, giúp cácdoanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống, mở thị trường mới đối với cácmặt hàng thuộc diện ưu tiên, khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ Đồng thời,
hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người
lao động
c Vai trò của tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản
- Chính sách tín dụng này là sự ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các DN,
tổ chức kinh tế và cá nhân (trừ DN có vốn đầu tư nước ngoài) phát triển sản xuấtkinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhànước
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các DN, góp phần giúp nhiều DNgiảm chi phí sử dụng vốn, giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa hàng hóa xuất khẩu, tạo vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế
Trang 25- Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm chongười lao động, từ đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội đất nước.
- Thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành nói riêng và của cảnước nói chung
- Thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để phát triển các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế làm cho các nước có điều kiệnxích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển
2.1.9 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
a Nội dung nghiệp vụ
Tín dụng chứng từ hay thư tín dụng (L/C) là cam kết của một ngân hàng(ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) về việc sẽtrả một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng L/C), hoặc sẽ chấpnhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điềukiện người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C
L/C có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thanh toán: bộ chứng từ xuất trình để đòi tiền theo L/C thôngthường là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá, chứng minh việcngười bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã ký với người mua,
là cơ sở để ngân hàng thực hiện thanh toán
- Chức năng tín dụng: thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngânhàng cấp cho nhà nhập khẩu và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với nhàxuất khẩu Trong nghiệp vụ này, chữ “tín dụng” cần được hiểu theo nghĩa rộng lànghĩa “tín nhiệm” chứ không chỉ là khoản tiền vay theo nghĩa thông thường củathuật ngữ này Trong thực tế, khi nhà nhập khẩu yêu cầu mở thư tín dụng màngân hàng yêu cầu ký quỹ 100% thì lúc này ngân hàng không cấp cho nhà nhậpkhẩu một khoản tín dụng nào, có chăng ngân hàng chỉ cho nhà nhập khẩu “vay
sự tín nhiệm” của ngân hàng mà thôi
- Chức năng đảm bảo: tín dụng chứng từ là sự cam kết độc lập của ngânhàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu Trong đó, ngân hàng mở L/C đảm bảo nghĩa
vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp màkhông phụ thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu Mặt
Trang 26khác, thông qua phương thức thanh toán này, quyền lợi của nhà nhập khẩu cũngđược bảo vệ vì ngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ.
b Quy trình thanh toán thư tín dụng
Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(1) Ký kết hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu(2) Nhà nhập khẩu (Người xin mở L/C) yêu cầu ngân hàng phục vụ mìnhphát hành L/C cho người thụ hưởng (thường là nhà xuất khẩu)
(3) Ngân hàng phát hành thực hiện mở L/C và gửi đến ngân hàng đại lý(Ngân hàng thông báo)
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng(5) Người thụ hưởng L/C cung ứng hàng hoá, dịch vụ
(6) Người thụ hưởng xuất trình chứng từ và nhận tiền chiết khấu
(7) Ngân hàng chiết khấu gửi chứng từ và nhận tiền hoàn trả từ ngân hàng
mở L/C
(8) Ngân hàng mở L/C giao chứng từ và yêu cầu người xin mở L/C thanhtoán
c Các chủ thể tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Người xin mở thư tín dụng: là người yêu cầu ngân hàng phát hành thư tíndụng cho người thụ hưởng
1
Nhà nhập
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng
phát hành
107
9
3
82
5
6
3
4
Trang 27- Ngân hàng phát hành: là ngân hàng mở L/C theo đề nghị của người xin mởthư tín dụng
- Ngân hàng thông báo: là ngân hàng thực hiện thông báo L/C đến người thụhưởng
- Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đại lý được ngân hàng mở L/C yêu cầuxác nhận (thường là ngân hàng có hạn mức tín dụng dành cho ngân hàng mởL/C)
- Ngân hàng thanh toán, chiết khấu, chấp nhận: là ngân hàng được ngânhàng mở L/C uỷ quyền thanh toán, chiết khấu, chấp nhận hối phiếu và chứng từ
do người thụ hưởng xuất trình
- Ngân hàng bồi hoàn: là ngân hàng đại lý được ngân hàng mở L/C uỷquyền hoàn trả trực tiếp cho ngân hàng thanh toán, chiết khấu, chấp nhận theođiều kiện của L/C
- Người thụ hưởng: thường là người bán hàng (nhà xuất khẩu)
d Ý nghĩa kinh tế của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổbiến nhất hiện nay Các phương thức thanh toán khác như chuyển tiền, nhờ thuthường có sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu,
mà rủi ro thường nghiêng về phía người xuất khẩu (trừ hình thức chuyển tiền ứngtrước) Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã giải quyết được phần lớncác mâu thuẫn đó và dung hoà được quyền lợi của mỗi bên Người xuất khẩutránh được rủi ro trong thanh toán, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn người nhậpkhẩu nhận được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng, đúng thời gian Người nhậpkhẩu cũng là người kiểm tra cuối cùng bộ chứng từ thanh toán và là người cóquyền từ chối thanh toán cuối cùng
- Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tính phứctạp của phương thức này tuy nó đem lại thu nhập cao cho ngân hàng và tạo điềukiện nâng cao uy tín của ngân hàng Đây là nghiệp vụ chứa đựng rủi ro ở tất cảcác khâu nghiệp vụ, do vậy nó đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ tính cẩn trọng và thực thinghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đề ra
Trang 282.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: tham khảo trực tiếp ý kiến của các cô, chú, anh, chị trongNgân hàng về các vấn đề có liên quan
- Số liệu thứ cấp: thu thập từ:
+ Bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm+ Bảng thống kê doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của hoạt động tài trợxuất khẩu thuỷ sản
+ Bảng thống kê doanh số thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ của cáccông ty xuất nhập khẩu
2.2.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh theo chiều dọc: Là phương pháp phân tích các chỉtiêu theo thời gian (3 năm) nhằm thấy được sự biến động tăng giảm giữa năm này
và năm kia Từ đó tìm ra nguyên nhân
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các chỉ tiêu này có quan hệ
tích Từ đó xác định được nhân tố chủ yếu và thứ yếu (là nhân tố tác động mạnhhay ít đến chỉ tiêu cần phân tích)
- Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánhđối chiếu các chỉ tiêu, kết quả Gồm có so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
∆y = y1 - yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trướccủa các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động củacác chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
Trang 29
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của cácchỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêugiữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ranguyên nhân và biện pháp khắc phục
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ: thông qua hình ảnh, tính chất của đồ thị đểphân tích mối quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích
∆y =
y1 - yo
Trang 30CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG
3.1GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHN O & PTNT VIỆT NAM
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành lập theo quyết định số 400/CPngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướngChính phủ), với 100% vốn ngân sách Nhà nước cấp, Nhà nước bổ nhiệm ngườilãnh đạo điều hành
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam(tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development,viết tắt là AGRIBANK) theo quyết định số 280/QĐNH ngày 15 tháng 10 năm
1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNo & PTNT Việt Nam
có trụ sở chính tại số 04 Trang Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội, và có chi nhánh đặt ởmỗi tỉnh, thành phố
NHNo & PTNT Việt Nam có chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng trêncác lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ và các lĩnh vựckhác
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũcán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Đến tháng3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định trên nhiều phươngdiện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng;Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợpvới tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh vàđiểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhânviên
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHN O & PTNT TỈNH SÓC TRĂNG
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01tháng 04 năm 1992 cùng với ngày thành lập tỉnh Sóc Trăng
Tính riêng khu vực tỉnh Sóc Trăng, chi nhánh NHNo & PTNT có 4 đơn vịtrực tiếp giao dịch: Hội sở tỉnh – NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng, chi nhánh
Trang 31thành phố Sóc Trăng, chi nhánh Ba Xuyên và phòng giao dịch Khánh Hưng Cácchi nhánh điều thuộc sự quản lý và điều hành trực tiếp của Ngân hàng Hội sở.
Từ khi thành lập đến nay, chữ “tín” được xem là chỉ tiêu của mọi hoạtđộng tại Ngân hàng và xác định “Nông thôn là thị trường cho vay, nông dân làkhách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư” đã vận dụng sáng tạo các địnhhướng đó vào trong mọi hoạt động một cách linh hoạt Từ đó, đề ra động lực pháttriển dựa vào hoạt động của Ngân hàng từng bước hoà nhập vào xu thế phát triểncủa cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh
Sơ đồ 5: Mạng lưới hoạt động NHN o & PTNT Sóc Trăng
Giải thích CN: Chi nhánh CLDung: Cù Lao Dung PGD K-Hưng: Phòng giao dịch Khánh Hưng
CN Vĩnh Châu
CN Mỹ Tú
CN CLDung
NHNo & PTNT tỉnhSóc Trăng
CNThuận Hoà
CN Trần Đề
CN Mỹ Xuyên
CN
Kế Sách
CN Ngã Năm
CN Thị Xã
CN Ba Xuyên
CN
CN Long Phú
PGDK-Hưng
Trang 323.2.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành
Là một trong những Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có mạng lưới mởrộng với hàng loạt các chi nhánh đặt ở các xã góp phần lớn vào việc phát triểnkinh tế nông thôn và giúp người dân cải thiện cuộc sống Cũng có thể nói mộttrong những nguyên nhân dẫn đến thành công của NHNo & PTNT tỉnh SócTrăng là làm tốt công tác tổ chức cán bộ
Cơ cấu tổ chức nhân sự của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng gồm banGiám Đốc, trong đó có một Giám Đốc, ba Phó Giám Đốc, và hệ thống các phòngban Đồng thời mở thêm các chi nhánh trực thuộc ở các huyện, xã để tạo điềukiện thuận lợi trong việc quản lý và quan hệ với khách hàng Các phòng ban vàcác chi nhánh được điều hành một cách trôi trãi và hợp lý Trong quá trình điềuhành luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trongcông tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu quản
lý của ngành
3.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức
Giải thích NVTH: Nguồn vốn tổng hợp KTNB: Kiểm tra nội bộ TCCB: Tổ chức cán bộ
Ban Giám Đốc
Phòng Kế
Hoạch & NVTH
PhòngTín Dụng
Phòng Kế Toán Ngân Quỹ
Phòng Thanh Toán Quốc Tế
Phòng TCCB – Đào Tạo
Phòng
PhòngHành Chính
Trang 333.2.4 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận
- Giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi công việc của chi nhánh theo qui chế
qui định chung của toàn hệ thống
- Các phó Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc điều hành một số mặt công
tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụđược giao
- Phòng thẩm định: Thu thập quản lý cung cấp thông tin phục vụ cho việc
thẩm định, tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh, tập huấn nghiệp
vụ cho cán bộ thẩm định, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo qui định, thẩm địnhkhoản vay
- Phòng tín dụng: Trực thuộc phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, tham
mưu cho Giám đốc nghiên cứu ban hành qui chế, hướng dẫn các nghiệp vụ cóliên quan đến hoạt động tín dụng, trực tiếp xây dựng chương trình thẩm định, táithẩm định các dự án tín dụng Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quáhạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục
- Phòng kế hoạch và nguồn vốn tổng hợp: Huy động vốn, điều chuyển
vốn, tuyên truyền tiếp thị, phát triển thị trường…tổng hợp các nguồn vốn
- Phòng vi tính: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin có liên
quan đến hoạt động của chi nhánh Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đếnhạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ về tín dụng và các hoạtđộng khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữamáy móc, thiết bị tin học
- Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống
kê và thanh toán theo qui định của NHNo, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính,quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương Quản lý và sử dụng quỹ,thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện nghiệp vụ thanh toántrong và ngoài nước
- Phòng thanh toán quốc tế: Khai thác, huy động nguồn vốn ngoại tệ, tiếp
nhận ủy thác đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tín dụng, thực hiệnnghiệp vụ ngoại hối
- Phòng kiểm toán kiểm tra nội bộ: Kiểm tra kiểm soát việc chấp hành
Trang 34và phát triển vốn, tài sản và các nguồn nhân lực khác, chấp hành đúng pháp luật,các qui chế quản lý của ngành và nội qui, qui định của cơ quan, hạn chế nhữngrủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đảm bảo tính trung thực và tincậy của số liệu hạch toán, bảo vệ quyền lợi của người lao động và của kháchhàng.
- Phòng hành chính: Có chức năng xây dựng và đôn đốc thực hiện
chương trình công tác đã được Giám đốc phê duỵêt Lưu giữ các văn bản phápluật có liên quan đến NHNo và văn bản định chế của NHNo Giao tiếp với kháchhàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh Quản lý con dấu, thực hiện công táchành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của NHNo Thựchiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ laođộng, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan
- Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Trực thuộc sự điều hành trực tiếp của
Giám đốc, thực hiện công tác qui hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đicông tác, học tập trong và ngoài nước Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật cán bộ, nhân viên Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, thực hiện chế độ quản lýđối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ qui định
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2005-2007
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng vàdịch vụ ngân hàng Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác,luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụthể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữatổng thu nhập và tổng chi phí Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lýtốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểucác chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tácphí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
có hiệu quả Sau đây là bảng số liệu về tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận
Trang 35Bảng 1:TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
Nguồn: Phòng Kế toán NHN o & PTNT Sóc Trăng )
KDNT: kinh doanh ngoại tệ
DV: dịch vụ
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rấthiệu quả, lợi nhuận tăng liên tục qua các năm Cụ thể, năm 2005 lợi nhuận là7.503 triệu đồng nhưng sang năm 2006 lợi nhuận lên đến 30.371 triệu đồng, tức
là tăng hơn năm trước 22.868 triệu đồng với tốc độ 304,78% Đến năm 2007, lợinhuận tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn trước, cụ thể đạt 33.585 triệuđồng tương đương tăng hơn năm 2006 là 3.214 triệu đồng, với tốc độ tăngkhoảng 10,58% Sở dĩ lợi nhuận có sự thay đổi như trên là do chịu ảnh hưởng
Trang 36Năm 2006, tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 455.477 triệu đồng, tăng đến104.909 triệu đồng so với năm 2005, tương đương với tốc độ tăng 29,93% Thunhập chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, điều này chứng tỏ chinhánh đã đa dạng hóa các hình thức cho vay, cho vay đủ mọi thành phần kinh tế,đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm thu hút khách hàng Do đó, thị phần tín dụngchiếm tới 59% (so với năm 2005 là 58,6%) Ngoài ra, trong năm 2006 trụ sởchính trang bị mới 7 máy ATM và phát hành 15.861 thẻ (so với năm 2005 tăng6.004 thẻ), mở rộng các hoạt động hợp tác kinh doanh, làm đại lý với các doanh
PTNT Thành phố Hồ Chí Minh)…đã nâng cao thêm một bước tiện ích phục vụkhách hàng và tăng nguồn thu tài chính làm cho các khoản thu từ dịch vụ và thukhác tăng lên đáng kể Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chú trọng đến việc xây dựng
cụ thể phương án huy động vốn ngoại tệ, chú trọng đến các đối tượng dân cư, tổchức đoàn thể có nguồn vốn lớn và rẻ; thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụchuyển tiền, phát triển các đại lý đổi ngoại tệ tạo thêm nguồn thu đáng kể choNgân hàng từ kinh doanh ngoại tệ (từ 179 triệu đồng năm 2005 tăng lên đến 793triệu đồng năm 2006)
Sang năm 2007 thu nhập càng tăng nhanh hơn giai đoạn trước, lên đến613.570 triệu đồng, tương ứng với lượng tăng là 158.093 triệu đồng, đạt tốc độtăng trưởng 34,71% so với năm 2006 Trong đó, thu từ hoạt động tín dụng tăngđáng kể, cụ thể tăng 27,74% tương ứng với số tiền 117.172 triệu đồng Nguyênnhân là do chi nhánh thực hiện tốt khung lãi suất cho vay và huy động vốn theotừng thời điểm, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn, vận dụng linh hoạt lãi suấtnhằm phát triển, duy trì và mở rộng khách hàng Ngoài ra, chi nhánh còn mởrộng phạm vi hoạt động bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợpđồng, bảo lãnh thanh toán nhằm tăng thu nhập
Khoản thu nhập từ dịch vụ cũng tăng nhanh hơn giai đoạn trước, từ 5.851triệu đồng năm 2006 tăng lên đến 8.362 triệu đồng năm 2007, tức là tăng 2.511triệu đồng với tốc độ 42,92% Thu nhập khác trong năm 2007 tăng thêm 38.879triệu đồng so với năm 2006 Sở dĩ chi nhánh đạt được kết quả trên là do chinhánh tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng nghiệp vụ thanhtoán chi lương qua thẻ (đã ký kết hợp đồng với 78 đơn vị) và chuyển khoản qua
Trang 37thẻ (phát hành thêm 11.941 thẻ, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2006 là 49,9%).Ngoài ra, Ngân hàng còn có nguồn thu là hoa hồng phí do làm đại lý mua bán
Minh, đại lý bán thẻ điện thoại di động cho Bưu điện Viễn thông thị xã SócTrăng, đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airlines Riêng nguồn thu từ kinhdoanh ngoại tệ trong năm 2007 lại giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kểnên vẫn không làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập trong năm
Bên cạnh thu nhập của Ngân hàng tăng lên thì chi phí cũng tăng Cụ thể,tổng chi năm 2005 là 343.065 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên đến 425.106triệu đồng và năm 2007 là 579.985 triệu đồng Trong đó, chủ yếu vẫn là khoảnchi cho hoạt động tín dụng do chi nhánh phải đầu tư vào việc đào tạo cán bộ tíndụng, thẩm định dự án, phân tích môi trường đầu tư Ngoài ra các khoản chinhư: chi hoạt động dịch vụ, chi phí nhân viên, chi phí quản lý và công cụ, chikhác (chi cho quảng cáo, bảo hiểm, bưu phí…) mặc dù có xu hướng tăng dần quacác năm nhưng đó là các khoản chi hợp lý và có tốc độ tăng chậm hơn so với cáckhoản thu nhập nên lợi nhuận Ngân hàng vẫn tăng cao
Tóm lại, với mức lợi nhuận đạt được qua ba năm cho thấy Ngân hàngNHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng hoạt động ngày càng có hiệu quả Đặc biệt trongnăm 2007 đã đánh dấu một quá trình phát triển và vươn lên khá toàn diện củaNgân hàng trong nỗ lực tự khẳng định mình nhằm tích cực hội nhập vào thịtrường tài chính - tiền tệ Đây là kết quả mà không phải Ngân hàng nào cũng cóthể có được và là kết quả của tinh thần làm việc có trách nhiệm, đầy nhiệt huyếtcủa Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh
Trang 38
Biểu đồ 1: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng
(2005-2007) 3.3.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm
a Tình hình huy động vốn
Trang 39Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2005-2007
VT: tri u đ ng ĐVT: triệu đồng ệu đồng ồng
Trang 400200.000400.000600.000800.0001.000.0001.200.0001.400.000triệu đồng
Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng (2005-2007)
Qua bảng thống kê và biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn Ngân hàng huy động
có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2007 Năm 2005, nguồn vốn này là
1.213.587 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên đến 1.499.384 triệu đồng, tức là
tăng 285.797 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 23,55% Đến năm 2007, nguồn
vốn huy động tiếp tục tăng lên đạt 1.852.139 triệu đồng, tăng 352.755 triệu đồng
so với năm trước, tốc độ tăng tương đương giai đoạn trước là 23,53% Trong tổngnguồn vốn huy động ta thấy nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối,trên 96% qua ba năm Do nhu cầu vay nội tệ của khách hàng luôn cao hơn so vớingoại tệ nên Ngân hàng quan tâm đến việc huy động vốn nội tệ nhiều hơn Cònngoại tệ chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu của các công ty xuất nhập khẩu trên địabàn Hơn nữa, chi nhánh phải đảm bảo trạng thái ngoại hối theo quy định củaNgân hàng Nhà nước (không vượt quá 30% vốn tự có) nên hạn chế huy độngngoại tệ, khi khách hàng có nhu cầu Ngân hàng có thể mua thêm ngoại tệ từNgân hàng trung ương hoặc các chi nhánh
Trong các khoản mục của nguồn vốn huy động thì tiền gửi dân cư làkhoản mục quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm.Năm 2005 tiền gửi dân cư là 644.680 triệu đồng, chiếm 53,12% tổng nguồn vốn.Sang năm 2006, khoản mục này tăng lên 942.139 triệu đồng, chiếm 62,84% tổng