1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị chiến lược metro group

65 987 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Chuyên đề: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA METRO GROUP MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ METRO GROUP 1.1. Sơ lược về METRO Group...................................................................................2 1.2. Lịch sử METRO Group........................................................................................2 CHƯƠNG II: LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC CỦA METRO GROUP 2.1. Viễn cảnh và sứ mệnh khi thành lập......................................................................5 2.2. Sự thay đổi chiến lược trong năm 2002..............................................................12 2.3. Viễn cảnh và sứ mệnh năm 2008.........................................................................16 2.4. Viễn cảnh và sứ mệnh năm 2011.........................................................................21 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 3.1. Phân tích năm lực lượng cạnh tranh ...................................................................27 3.2. Phân tích nhóm ngành.........................................................................................34 3.3. Phân tích chu kì ngành.........................................................................................38 3.4. Nhân tố then chốt thành công trong ngành.........................................................40 3.5. Kết luận................................................................................................................44 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA METRO GROUP 4.1. Chiến lược của METRO Group hiện tai............................................................46 4.2. Chiến lược quốc tế của METRO Group ............................................................51 1 4.3. Chiến lược chức năng.........................................................................................54 4.4. Chiến lược kinh doanh........................................................................................56 4.5. Tổ chức thực hiện chiến lược.............................................................................57 4.6. Thành tựu chiến lược..........................................................................................59 4.7. Phân tích bản chất và nguồn gốc lợi thế cạnh tranh...........................................63 4.8. Phân tích ngồn lực chiến lược ...........................................................................65 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ METRO GROUP 1.1 Sơ lược về METRO Group METRO Group ( hay còn gọi METRO AG) là tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế có trụ sở tại Düsseldorf Đức. Tập đoàn giữ thị phần lớn nhất ở Đức và là một trong năm hãng bán lẻ hoạt động toàn cầu lớn nhất thế giới. Doanh số năm 2009 đạt 65.5 tỷ Euro. Trên thế giới, METRO Group có khoảng 255.033 nhân viên. Hoạt động kinh doanh chính là hình thức bán sỉ tự phục vụ, cửa hàng điện tử tiêu dùng, chuỗi đại siêu thị, trung tâm mua sắm và bán hàng trực tuyến. Các tập đoàn thuộc METRO Group: - METRO/Makro Cash and Carry (các cửa hàng của Makro ở Anh và những quốc gia Châu Âu đã chuyển sang tay hãng SHV năm 1998): mang lại gần nửa doanh thu năm 2004, là phân nhánh có mặt ở tất cả các quốc gia mà hãng hoạt động. - Real: hệ thống siêu thị với 265 cửa hàng ở Đức và 34 cửa hàng ở một số nước khác vào năm 2005. - Extra: có hệ thống siêu thị cỡ nhỏ hơn của Real. Tới năm 2005, toàn bộ 443 cửa hàng 2 đều ở Đức. - Media Markt và Saturn: Media Markt là tập đoàn thiết bị điện tử dân dụng có cửa hàng ở Đức và vài nước Châu Âu khác. Saturn là hệ thông bán hàng điện tử giải trí cũng có cửa hàng ở Đức và một số nước Châu Âu. - Geleria Kaufhof: hệ thống cửa hàng bán đồ gia dụng ở Đức và Bỉ. 1.2 Lịch sử METRO Group Tiền thân của METRO Group là chuỗi METRO Cash & Carry. Trung tâm METRO Cash & Carry đầu tiên được khánh thành vào năm 1964 ở Mülheim an der Ruhr, Đức. Hai anh em Ernst Schmidt , Wilhelm Schmidt-Ruthenbeck và gia đình Schell ( chủ sở hữu tập đoàn bán sỉ hàng điện tử gia dụng) đã sáng lập ra METRO Cash & Carry. Lúc đó, METRO Cash & Cary là cửa hàng bán sỉ thực phẩm và phi thực phẩm đầu tiên rộng tới 14.000 m2. Ngay sau đó, Otto Beisheim được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của METRO-SB-Großmärkte GmbH & Co. KG. Quan niệm trả tiền – tự vận chuyển (Cash & Carry) đã tạo nên cuộc cách mạng trong phân khúc bán lẻ cho khách hàng chuyên nghiệp. Hệ thống cửa hàng được mở rộng nhanh chóng toàn nước Đức và sang Châu Âu. Năm 1996, METRO Group được thành lập. Từ đó về sau, văn phòng chính được đặt tại Düsseldorf, Đức. Trong vòng chỉ 10 tháng, ba tập đoàn bán lẻ Asko Deutsche Kaufhaus AG, Kaufhof Holding AG and Deutsche SB-Kauf AG sát nhập thành lập nên METRO Group. Năm 1997, METRO Group phát triển ra bên ngoài nước Đức, bước ra thế giới thông qua việc khai trương chuỗi Makro Cash & Carry đầu tiên ở Séc và khai trương chuỗi cửa hàng Real tại Phần Lan. Năm 1998 là năm thành công nhất trong lịch sử METRO Group, lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) tăng trưởng 63.5%, đạt đến 1.6 tỷ Mark Đức. Doanh thu từ nước ngoài chiếm 35.2%. Những năm 2000 đánh dẩu sự mở rộng mạnh mẽ tại thị trường trong nước và quốc tế của METRO Group thông qua sự mở rộng và phát triển của 4 phân nhánh kinh doanh 3 chính: • Phân nhánh bán sỉ: METRO/Makro Cash & Carry có 763 trung tâm tại 26 quốc gia, với hơn 5.5 triệu m2 tổng diện tích bán hàng, hơn 117,000 nhân viên và 30.6 tỷ Euro doanh số bán hàng trong năm 2014. • Phân nhánh điện tử gia dụng: với 3 chuỗi cửa hàng Media Markt, Saturn, Redcoon.de hoạt động trên 15 quốc gia, 986 cửa hàng và doanh thu hơn 21 tỷ Euro vào năm 2014. • Phân nhánh đại siêu thị: chuỗi cửa hàng Real ở 2 quốc gia với 311 cửa hàng và mang về doanh thu 8.4 tỷ Euro năm 2014. • Phân nhánh trung tâm mua sắm : chuỗi cửa hàng Galeria với 137 cửa hàng và doanh thu đạt 3.1 tỷ Euro năm 2014. Ngoài ra METRO còn có các tập đoàn xuyên phân nhánh để phục vụ cho việc kinh doanh của các chuỗi cửa hàng. Đến năm 2012, Olaf Koch là chủ tịch mới của Ban Quản Trị METRO Group. Media Markt mở cửa hàng trực tuyến tại Đức. Chuỗi METRO Cash & Carry mở cửa hàng thứ 1,000 tại Sofia. Booker Group, chuỗi bán lẻ thực phẩm hàng đầu mua lại 30 cửa hàng bán sỉ của Makro UK và đổi lại METRO Group sở hữu 9.08% vốn chủ cộng với 15.8 triệu bảng tiền mặt. Saturn nhận giải thưởng Trang Web tốt nhất cho di động trong mục giải thưởng cho tập đoàn di động của Google. METRO. 4 CHƯƠNG II: LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC CỦA METRO GROUP 2.1 Viễn cảnh và sứ mệnh khi thành lập Tiền thân của tập đoàn METRO Goup là tập đoàn METRO Cash & Cary thành lập vào năm 1964 tại Đức. Lúc này, quan niệm kinh doanh Cash & Carry (Trả tiền & tự vận chuyển) tạo nên một cuộc các mạng trong ngành bán lẻ cho phép các khách hàng chuyên nghiệp có thể lựa chọn tất cả các mua sắm của họ tại 1 cửa hàng ( all under one roof, trả tiền và tự chở hàng về (Cash & Carry). Quan niệm này đã trở thanh nền tảng cho các chiến lược của METRO Cash & Cary trên khắp các thị trường thế giới và là lợi thế cạnh tranh độc đáo của chuỗi METRO/Marko Cash & Carry. METRO/Marko Cash & Carry vẫn là phân nhánh kinh doanh dẫn đầu của METRO Group, đóng góp hơn 50% doanh thu của tập đoàn. Khi nghiên cứu về viễn cảnh và sứ mệnh của METRO Group, giai đoạn 1964 – 1996 mang ý nghĩa căn bản lịch sử, tập đoàn tập trung chính vào việc mở rộng thị trường và cắt giảm chi phí. Năm 1996 METRO Group chính thức được thành lập. Lúc này Erwin Conradi là Chủ tịch Ban Giám Sát (Supervisory Board) và Wolfgang Urban là Chủ tịch Ban Điều Hành (Executive Board). METRO Group chưa có tuyên bố về viễn cảnh và sứ mệnh cụ 5 thể. Giai đoạn này, Ban Điều Hành của METRO Group tập trung vào chiến lược định vị của METRO Group. Danh mục kinh doanh của METRO Group sẽ thay đổi theo quy trình tối ưu hóa liên tục. METRO Group tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cửa hàng trong nước để tối đa hóa tiềm năng thu nhập của tập đoàn. Phân nhánh trung tâm mua sắm và đại siêu thị sẽ tiếp tục giảm chi phí tăng doanh thu. Bên cạnh đó, METRO Group bán những phân nhánh hoặc hoạt động không mang lại lợi nhuận. METRO Group tiếp tục theo đuổi chiến lược lãnh đạo chi phí (cost leadership) và giành lợi thế về giá (price leadership). Năm 1997, Erwin Conradi vẫn là Chủ tịch Ban Giám Sát và Klaus Wiegandt là Chủ tịch Ban Điều Hành mới. Trong năm 1997, METRO Group đã tạo lập viễn cảnh và sứ mệnh đầu tiên của tập đoàn theo định hướng như sau: “Clear goals for management and employees are essential for systematic, valueoriented management of a company. These cannot be imposed unilaterally by the Executive Board; they must be developed through dialog with employees. METRO AG’s corporate vision is the result of this type of dialog. It is designed as a basis for developing the METRO culture and is intended as both a guideline and a benchmark. Working in cross-divisional groups, over a period of several months representatives of the workforce drafted a mission statement which was then developed further and approved by the Executive Board. This broadly-based and well-accepted process has made a major contribution to drawing together the METRO AG Group. The vision expresses the Group’s corporate philosophy and outlines the principles and objectives of METRO AG. It provides an identity for all the divisions and serves as a guide for our employees on how to do their job” “We all have to put these values into practice if we wish to position ourselves as international market leaders.” Klaus Wiegandt – 1997 Tạm dịch: “Những mục tiêu rõ ràng cho quản lý và nhân viên là cốt lõi cho một tập đoàn hệ thống và quản lý dựa trên giá trị. Những điều này không thể bị áp đặt đơn phương bởi 6 Ban Giám Đốc Điều Hành; chúng phải được phát triển thông qua đối thoại với nhân viên. Viễn cảnh của tập đoàn METRO AG là kết quả của sự tương tác như thế. Viễn cảnh được thiết lập làm nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của văn hóa METRO và với mục đích vừa là sự định hướng vừa là thước đo cho tổ chức. Những đại diện của lực lượng lao động làm việc trong những nhóm đa phân nhánh, trong thời gian nhiều tháng đã phác thảo nên tuyên bố sứ mệnh mà sau này được phát triển sâu sắc hơn nữa và được Ban Giám Đốc Điều Hành thông qua. Quy trình tiếp cận rộng rãi và dễ chấp nhận này đã đóng góp lớn vào sự kết nối mọi người trong tập đoàn METRO AG. Viễn cảnh thể hiện triết lý của tập đoàn và vạch ra các nguyên tắc cũng như mục đích của METRO AG. Nó tạo ra sự đồng nhất cho tất cả các phân nhánh và là định hướng cho nhân viên cách thức để làm công việc của họ.” “Chúng ta phải thực hiện những giá trị này nếu chúng ta mong muốn định vị bản thân là nhà đứng đầu thị trường quốc tế.” Theo đó, METRO AG đã công bố bản tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh đầu tiên của tập đoàn như sau: “Versatility is our strength. We, METRO AG, are an international retail group with a wide range of different store formats and locations. Our divisions complement one another. We analyze new trends and developments to help in the continuous development of our business. A strong position in our domestic market is the basis for international expansion. Our aim is systematic globalization.Our expansion drive focuses on mass distribution outlets aimed at price-conscious consumers and– in Germany – on modern concepts for city center shopping areas. We focus on customer requirements. Success means knowing and responding to our customers’ needs.Wherever we operate, we have to focus on our customers’ expectations.We live out this philosophy within our organization” Our employees help shape METRO. Our response is fast, efficient and serviceoriented. We see change as an opportunity, not a threat. 7 Our relationship with one another is characterized by openness, trust and respect for personal values. We use differences of opinion to help achieve a consensus. We expect our employees to meet high standards of professional and personal conduct and encourage them to work independently. Our employees are the key to our success. We expect them to keep abreast of developments so that we can be better and faster than our competitors. To this end we provide ongoing learning opportunities. We offer successful employees a wide variety of national and international career opportunities within the METRO Group. Working together enhances our performance. Our divisions aim to be the market leaders or rank among the top three in their market segment. They are responsible for their own performance and develop their own image and strategy. Ongoing learning is the key to future success. We therefore make systematic use of opportunities to transfer knowledge within the Group. Expertise, pooling of resources and idea management enable our service companies to generate competitive advantages for our divisions. The METRO AG management holding company regards itself as part of a Groupwide network of companies, each of which has full operational responsibility. It shapes corporate strategy, decides on the allocation of resources and provides Groupwide management development. Its task is to add value to the Group and individual chains. Partnership Our relationship with our business associates is a partnership geared to enhancing performance. Our role in society goes beyond our role in corporate management. We actively contribute to prosperity and well-being in the countries where we operate. Integrity and fairness are our key business principles.” Klaus Wiegandt – 1997 Tạm dịch: Sự linh hoạt là kĩ năng đặc biệt của chúng tôi. Chúng tôi, METRO AG là tập đoàn bán lẻ toàn cầu, sở hữu những hình thức cửa hàng đa dạng nằm tại nhiều vị trí kinh 8 doanh. Các phân nhánh của chúng tôi hỗ trợ lẫn nhau. Chúng tôi phân tích những xu hướng và sự phát triển mới để đảm bảo cho sự phát triển liên tục của tập đoàn. Một vị trí vững chắc ở thị trường nội địa là nền tảng của việc mở rộng ra thế giới. Mục tiêu của chúng thôi là toàn cầu hóa có hệ thông. Cốt lõi của việc mở rộng tập trung vào các cửa hàng phân phối lớn hướng đển những người tiêu dùng nhạy cảm về giá và – tại Đức – tập trung vào những quan niệm hiện đại về khu vực mua sắm tại trung tâm thành phố. Chúng tôi tập trung vào đòi hỏi của khách hàng. Thành công có nghĩa là nhận thức và phản ứng dựa vào nhu cầu của khách hàng. Bất cứ nơi nào chúng tôi hoạt động, chúng tôi phải tập trung vào kì vọng của khách hàng của METRO. Toàn bộ tổ chức sống với triết lý như thế. Nhân viên của chúng tôi góp sức hình thành METRO. Phản ứng của chúng tôi nhanh, hiệu quả và định hướng dịch vụ. Chúng tối coi sự thay đổi và cơ hội, không phải là đe dọa. Mối quan hệ nhân viên dựa trên sự cởi mở, tinh tưởng và tôn trọng các giá trị cá nhân. Chúng tôi coi sự khác biệt trong quan điểm giúp tạo nên sự nhất trí. Chúng tôi kì vọng nhân viên của mình có sự chuyên nghiệp cao và chỉ đạo cũng như khuyến khích họ làm việc độc lập. Nhân viên của chúng tôi là chìa khóa để thành công. Chúng tôi kì vọng họ luôn sát cánh phát triển để mà chúng tôi luôn tốt hơn và nhanh hơn đối thủ. Chúng tôi mang đến những cơ hội học hỏi không ngừng. Chúng tôi đem lại cho những nhân viên thành công cơ hội nghề nghiệp trong trước và quốc tế ngay tại chính tập đoàn. Đoàn kết gia tăng khả năng làm việc của chúng tôi. Các phân nhánh đều mong muốn trở thành tập đoàn dẫn đầu thị trường hoặc nằm trong top 3 trong phân khúc thị trường mà họ hoạt động. Họ chịu trách nhiệm cho chính kết quả làm việc của mình, phát triển hình ảnh và chiến lược của chính họ. Học hỏi không ngừng là chìa khóa thành công của chúng tôi. Do đó chúng tôi tận dụng một cách hệ thống các cơ hội để chuyển giao kiến thức trong tập đoàn. 9 Chuyên môn, sự đóng góp nguồn lực và quản lý ý tưởng giúp cho các tập đoàn dịch vụ của chúng tôi tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các phân nhánh. Tập đoàn quản lý tập đoàn METRO AG được coi là một phần của mạng lưới các tập đoàn trong tập đoàn, trong đó mỗi tập đoàn có đầy đủ trách nhiệm hoạt động. Tập đoàn này tạo nên chiến lược của tổ chức, quyết định sự phân bổ nguồn lực và cung cấp sự phát triển quản lý ở quy mô tập đoàn. Nhiệm vụ của tập đoàn còn là tăng giá trị cho tập đoàn và chuỗi cửa hàng độc lập. Sự hợp tác. Mối quan hệ của chúng tôi với các đối tác kinh doanh chính là đòn bẩy hợp tác để thúc đẩy thành tích kinh doanh. Vai trò của chúng tôi trong xã hội vượt xa vai trò của chúng tôi trong tập đoàn. Chúng tôi tích cực đóng góp cho sự thịnh vượng và giàu có của các đất nước nơi chúng tôi kinh doanh. Sự chính trực và công bằng là nguyên tắc kinh doanh cốt lõi của chúng tôi. Trong tuyên bố về viễn cảnh, tập đoàn đã nhấn mạnh giá trị cốt lõi là sự linh hoạt, sự cải tiến và tập trung vào khách hàng (Versatility, change, development, focus on customer requirements). Trong tuyên bố này gián tiếp hay trực tiếp tập đoàn đã khẳng định các giá trị cốt lõi và sau này trong các bản tuyên bố khác, các giá trị này lại một lần nữa. Sự tập trung vào khách hàng là giá trị cốt lõi nhất của METRO, đây cũng là triết lý sống của tập đoàn từ ngày thành lập cho đến nay. METRO Group khẳng định dù tại bất cứ nơi nào trên thế giới, dù khách hàng tại Đức hay tại các thị trường quốc tế, METRO tập trung vào thỏa mãn sự kì vọng của khách hàng. Mục đích cốt lõi của METRO Group là nhận thức và phản ứng trước những đòi hỏi của khách hàng. Kể từ năm 1964 đến nay, sau hơn 51 năm hoạt động, đây vẫn là mục tiêu cốt lõi soi đường cho tập đoàn thay đổi và tiến bộ. Nhu cầu của khách hàng không ngừng thay đổi và càng ngày càng trở nên phức tạp, cũng chính vì vậy METRO Group không ngừng thay đổi và phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu này, mặc dù cách thức thỏa mãn đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Trong tuyên bố này, sự hình dung về tương lai là sự toàn cầu hóa có hệ thống 10 (systematic globalization). Tập đoàn hướng sự mở rộng toàn cầu, phân phối rộng khắp các trung tâm buôn bán hướng về người tiêu dùng nhạy cảm về giá. Trong quyết tâm thành lập METRO Group vào năm 1996 từ 3 phân nhánh kinh doanh tại Đức và một vài nước trong khu vực, việc khát khao toàn cầu hóa là công việc đầy thách thức và táo bạo mà không phải nhà bán lẻ nào cũng dám mơ ước, rất nhiều nhà bán lẻ lớn vào thời kì này nhưng họ chỉ tập trung vào thị trường trong nước và 1 vài nước trong khu vực. Tuyến bố sứ mệnh của tập đoàn cụ thể và dễ nhận thấy hơn. Tập đoàn khẳng định METRO Group là tập đoàn bán lẻ toàn cầu. Đây chính là khẳng định hoạt đông kinh doanh của METRO Group đó là: bán lẻ /bán buôn trên phạm vi quốc tế. Sứ mệnh của tập đoàn là nhà bán lẻ toàn cầu hàng đầu (international market leader), thể hiện rõ trong mục tiêu của mỗi phân nhánh kinh doanh phải là nhà lãnh đạo thị trường hoặc top 3 trong phân khúc mà phân nhánh đó kinh doanh (our devisions aim to be market leader or rank among top three). Khách hàng của METRO là những người tiêu dùng nhạy cảm về giá, nhu cầu của họ sẽ được thỏa mãn khi mua hàng tại METRO thông qua nhiều loại hình cửa hàng tại nhiều vị trí. Bản chất từ Retail (Bán lẻ/bán buôn/thương mại) vốn bao hàm ý nghĩa rất rộng, có thể là kinh doanh bất kì sản phẩm gì (thực phẩm hay phi thực thẩm), bán cho bất kì ai (người tiêu dùng cuối cùng, người mua về bán lại, người chế biến rồi bán lại), bán với số lượng nhỏ (bán lẻ) hay bán với số lượng lớn. Trên căn bản retail có nghĩa là người bán hàng đứng giữa nhà sản xuất và khách hàng của sản phẩm đó, có thể qua trung gian là nhà phân phối hay nhà xuất nhập khẩu, bán thông qua cửa hàng thực tế hay qua cửa hàng trực tuyến. Do trong tiếng Việt không có từ tương đương nên trong bài tạm dịch từ retail là bán lẻ, từ được sử dụng thông dụng trên báo chí và sách vở, tuy nhiên dễ gây nhầm lẫn khi nói đến bán lẻ với bán buôn. Bản chất bán lẻ bao gồm khía cạnh bán buôn trong đó ( bán với số lượng lớn). Do đó, khi trả lời câu hỏi “Kinh doanh nên là gì” thì việc là nhà bán lẻ toàn cầu không bị lỗi thời hay thay đổi sau 51 năm và vẫn là ngành kinh doanh chính của METRO Group. METRO Group tất nhiên sở hữu nhưng tập đoàn dịch vụ xuyên ngành như bất động sản, thu mua nhưng để phục vụ mục đích kinh doanh bán lẻ toàn cầu chứ không phải là ngành kinh doanh độc lập, riêng biệt. 11 Các giá trị tập đoàn theo đuổi là sự cởi mở, tin tưởng, tôn trọng bên trong tập đoàn, giữa các nhân viên, và chính thực, công bằng với các đối tác bên ngoài. Xuyên xuốt tập đoàn là sự phát triển học hỏi không ngừng. Và đây là giá trị tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tất cả các phân nhánh kinh doanh. Mục tiêu của tập đoàn là trở thành nhà bán lẻ hàng đầu đoàn cầu. Mục tiêu này được phân nhỏ với sự đo lường cụ thể như sau: Đứng thứ hai trong phân khúc bản lẻ và bán sỉ (Number Two in retail and wholesale sector) trong năm 1998 và tăng trưởng có lựa chọn, thu hồi từ bán hàng đạt 3% trước thuế (return on sales of 3% before tax), thu hồi từ tổng tài sản đạt 15% trước thuế (return on equity of 15% before tax), và có lãi trong các thị trường nước ngoài ( selective and above all profitable growth in foreign market). Đối với các bên hữu quan, METRO có những tuyên bố cụ thể. Với khách hàng tập đoàn hướng đến những người tiêu dùng nhạy cảm về giá, phục vụ họ bằng nhiều loại hình cửa hàng đa dạng tại nhiều nơi trên thế giới. Vơi nhân viên, METRO mang lại cơ hội học hỏi và phát triển trong nước và quốc tế. Với đối tác, METRO đề cao sự hợp tác và với xã hội tập đoàn đóng góp vào sự thịnh vượng của các quốc gia mà tập đoàn có đặt cửa hàng kinh doanh. 2.2 Sự thay đổi chiến lược trong năm 2002 Trong năm 2002, METRO Group đã hoạt động trên 2,310 vị trí ở 26 nước và là 1 trong những tập đoàn bán buôn – bán lẻ lớn nhất thế giới. METRO AG là trở thành tập đoàn quản lý chiến lược, quản lý toàn bộ các tập đoàn thuộc tập đoàn METRO. Sáu phân nhánh kinh doanh chính hoạt động độc lập ở thị trường với quan điểm thương mại riêng biệt. Riêng phân nhánh dịch vụ như thu mua, hậu cần, IT, quảng cáo thì được quản lý chung bởi các tập đoàn dịch vụ xuyên ngành. Từ năm 2002, toàn bộ các phân nhánh và tập đoàn con của METRO đều sử dụng chung thương hiệu METRO Group trên toàn cầu. Trước đây METRO AG vẫn là tập đoàn mẹ điều hành toàn bộ hoạt động của tập đoàn, đồng thời, khi nói về toàn bộ tập đoàn thì cũng sử dụng thương hiệu METRO AG.Tuy nhiên từ năm 2002, METRO AG chỉ dùng để 12 chỉ tập đoàn mẹ đang quản lý toàn bộ tập đoàn còn. Còn METRO AG cùng toàn bộ tập đoàn con đều thuộc một thương hiệu là METRO GROUP. Điều này phản ánh sự đoàn kết của và tinh thần tự chủ của toàn bộ tập đoàn trong tập đoàn. METRO Group với nhiều tập đoàn và phân nhánh đã hình thành nên một liên minh bán buôn và bán lẻ tầm quốc tế. METRO xây dựng thương hiệu METRO Group với định vị mới: “METRO Group – The Spirit of Commerce”, tạm dịch “METRO Group – Tinh thần Thương Mại”. Điều này cũng chình là sử mệnh của METRO từ khi thành lập nhưng trong một tuyên bố khác, đó chính là tập đoàn bán lẻ toàn cầu. METRO Grop chính là đại diện cho tinh thần thương mại ở cấp cao nhất, cấp quốc tế. Thương hiệu “METRO group” đại diện cho thành tích cao, sự hiện đại, sự vượt trội để thành công và tính quốc tế. Thương hiệu nhấn mạnh tham vọng của METRO Group trở thành một nhân tố quan trọng trong giao thương quốc tế trong tương lai. Bên cạnh đó, METRO Group cũng thể hiện rõ cam kết sáng tạo và niềm tin vững chắc vào tương lai. Không có một tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh mới vào năm 2002, METRO Group vẫn tiếp tục chiến lược tăng trưởng định hướng giá trị (value oriented growth), quốc tế hóa các quan niệm thương mại. Riêng đối với các phân nhánh kinh doanh, METRO Group đưa những tuyên bố táo bạo, thách thức và cụ thể hơn so với các năm trước. “METRO Cash & Carry : With its comprehensive merchandize offering under one roof and its favorable wholesale prices the market leader in the selfservice wholesale trade is the ideal partner for commercial customers – worldwide. The successful international expansion of this sales division is based on a standardized merchandizing concept that is adapted to specific market conditions. A mature, efficient and internationally repeatable concept ensures success in opening up new markets. It offers commercial customers a high level of assortment competency both in the food and non food sectors as well as an attractive price – performance ratio. The objective is continued organic growth and an increase in earnings power.” Dr. Hans-Joachim Körber (CEO) - 2002 13 Tạm dịch:METRO Cash & carry: Với sản phẩm, dịch vụ thương mại sâu sắc tất cả tại một nơi và mức giá bản sỉ hấp dẫn, người đứng đầu thị trường trong phân phúc bản sỉ tự phục tụ, METRO Cash & Carry là đối tác lý tưởng cho các khách hàng thương mại toàn cầu. Sự mở rộng quốc tế thành công của phân nhánh kinh doanh này được dựa vào quan niệm thương mại chuẩn mực, có thích nghi với những điều kiện thị trường riêng biệt. Một quan niệm chín chắn, hiệu quả, lặp lại trên quy mô quốc tế đảm bảo sự thành công trong thâm nhập thị trường mới. Nó mang đến cho khách hàng thương mại doanh mục hàng hóa đa dạng trong cả mảng thực phẩm và phi thực phẩm đồng thời ở tỉ lệ giá – năng lực hấp dẫn. Mục tiêu là tiếp tục tăng trưởng hữu cơ và gia tăng thu nhập. “Real: Every day about one million people shop at Real. What they appreciate is the diversity of brands and private labels of products that fill everyday needs. With its innovative merchandizing concept Real shows the top position among the German hypermarkets.” Dr. Hans-Joachim Körber (CEO) - 2002 Tạm dịch: Real: Mỗi ngày, khoảng một triệu người mua sắm ở Real. Điều họ đánh giá cao chính là sự đa dạng trong thương hiệu và nhãn hàng riêng phục vụ nhu cầu mỗi ngày. Với khái niệm thương mại sáng tại, Real là đại siêu thị dẫn đầu tại Đức. “Extra: The outlet chain of convenience stores stands for fresh produce competency and a comprehensive merchandize assortment at attractive prices. With a customeroriented marketing concept this likeable round-the-corner type of convenience stores manages to profile itself in German retailing.” Dr. Hans-Joachim Körber (CEO) - 2002 Tạm dịch: Extra: Chuỗi cửa hàng tiện dụng đại diện cho năng lực sản xuất hàng tươi và danh mục hàng hóa thiết yếu ở múc giá hấp dẫn. Với quan niệm marketing hướng về khách hàng chuỗi cửa hàng tiện dụng gần góc đường được ưa thích phấn đấu tạo dấu ấn riêng tại thị trường Đức. “Media Markt/Saturn: High-quality brand products at permanently low prices and a comprehensive assortment in all segments of modern electronics retailing form the 14 basis of the success of Media Markt and Saturn. With innovative merchandizing concepts as well as rapidness and flexibility in fulfilling customer expectations the two brands occupy the top slot in their industry Europe-wide.” Dr. Hans-Joachim Körber (CEO) - 2002 Tạm dịch: Media Markt/Saturn: Sản phẩm thương hiệu chất lượng cao luôn ở mức giá thấp, danh mục hàng hóa thiết yếu trong tất cả phân khúc bán lẻ điện tử hiện đại hình thành nên nền tảng thành công của Media Markt và Saturn. Với khái niệm thương mại sáng tạo cũng như sự nhanh chóng và linh hoạt trong việc làm thỏa mãn kì vọng khách hàng hai thương hiệu đã chiếm giữ vị trí đứng đầu trong ngành tại toàn Châu Âu. “Praktiker: No matter whether for professionals or for hobby do-it-yourselfers – the full-range provider of home improvement and DIY products has a broad product range as its distinguishing feature. With its particular strength in consulting and customer service Praktiker successfully stands its ground in the competition.” Dr. Hans-Joachim Körber (CEO) - 2002 Tạm dịch: Praktiker: Bất kể là xuất phát từ nhu cầu chuyên nghiệp hay cá nhân của dòng Tự làm lấy (DIY) – nha cung cấp toàn bộ các sản phẩm cải tiến nhà cửa và tự làm (DIY) sở hữu danh mục sản phẩm rộng với đặc tính khách biệt. Cùng với điểm mạnh độc đáo trong tư vấn và dịch vụ khách hàng Praktiker thành công trong sự cạnh tranh cùng ngành. “Kaufhof : The department stores converted to the future-oriented Galeria concept offer high-quality products by national and international brand manufacturers. The special product presentation in merchandize worlds and brand shops turns shopping at Galeria Kaufhof into a unique experience for the whole family.” Dr. Hans-Joachim Körber (CEO) - 2002 Tạm dịch: Kaufhof: Trung tâm mua sắm chuyển hóa khái niệm hướng về tương lai Galeria mang đến sản phẩm chất lượng cao từ các nhà sản xuất trong nước và quốc tế. Trưng bàn sản phẩm theo cách đặc biệt trong thế giới thương mại và cửa hàng thương hiệu biến việc mua sắm tại Galeria Kaufhof thành một kinh nghiệm độc đáo cho cả gia đình. 15 Như vậy, từng thương hiệu kinh doanh của tập đoàn METRO Group đều có sứ mệnh cụ thể của riêng mình, gắn với từng phân khúc kinh doanh mà phân nhánh hướng đến cũng như cách để làm thỏa mãn khách hàng độc đáo với quan niệm kinh doan khác biệt. Điều này giúp bổ sung và làm rõ những quan niệm kinh doanh, những tuyên bố mà METRO Group đã thông báo. Đây không phải là điều mới mẻ mà là sự bổ sung cho các tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh của METRO Group trước đó. 2.3 Viễn cảnh và sứ mệnh năm 2008 Từ tháng 11 năm 2007, Dr. Eckhard Cordes là chủ tịch mới của METRO Group thay thế Dr. Hans-Joachim Körb sau 9 năm Dr Korb nằm quyền. Trong năm 2008, Dr. Corders cũng đã công bố viễn cảnh và sứ mệnh mới của tập đoàn. Bản tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh năm 2008: “METRO Group is one of the world’s largest and most international retailing companies. More than 290,000 employees from more than 150 nations work at about 2,200 locations in 32 countries. Our sales brands METRO and Makro Cash & Carry, Media Markt and Saturn command leading market positions in their respective segments. Real is one of the leading hypermarket operators, Galeria Kaufhof is the concept and system leader in its market. The sales brands prove their trading skills and performance strength every single day.” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 Tạm dịch: “METRO Group là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Hơn 290,000 nhân viên với hơn 150 quốc tịch đang làm việc tại 2,200 địa điểm ở 32 đất nước. Thương hiệu METRO và Makro Cash & Carry, Media Markt và Saturn là thương hiệu dẫn đầu và làm chủ trong phân khúc kinh doanh của mình. Real là một trong những đại siêu thị dẫn đầu, Galeria Kaufhof đứng đầu về ý tưởng và hệ thống trong thị trường của mình. Các thương kiệu kinh doanh chứng tỏ khả năng giao thương và lợi thế năng lực mỗi ngày.” 16 “Retail is our world. That’s why our customers are at the centre of everything that we do as a company. Every day, we successfully bring together people and products – millions of them, in all corners of the globe. It’s just one way in which we create added value. Not only for our customers, but also for our shareholders, employees and society as a whole.” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 Tạm dịch: “Bán lẻ là thế giới của chúng tôi. Đó là lí do tại sao khách hàng của chúng tôi là cốt lõi của bất kì điều gì tập đoàn chúng tôi đang thực hiện. Mỗi ngày, chúng tôi thành công kết nối giữa con người và các sản phẩm – hàng triệu kết nối như thế tại mỗi ngóc ngách của trái đất này. Đó chỉ là một cách để chúng tôi tạo ra giá trị thặng dư. Không chỉ cho khách hàng của chúng tôi, mà còn cho các cổ đông, nhân viên và toản thể xã hội” Bên cạnh đó, METRO Group cũng có những tuyên bố về sứ mệnh cho từng phân nhánh kinh doanh của mình. “METRO Cash & Carry is the world’s market leader in the cash & carry trade. Operating under the brands of METRO and Makro, it is our biggest and most international sales division. Its assortment is aimed exclusively at commercial and wholesale customers.” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 Tạm dịch: “ METRO Cash & Carry là thương hiệu đi đầu thế giới trong mảng trả tiền mặt – tự vạn chuyển. Hoạt động dưới hai thương hiệu mà METRO và Makro, đây là phân nhánh kinh doanh lớn nhất và quốc tế nhất của chúng tôi. Danh mục hàng hóa của METRO Cash & Carry được chuyên biệt hóa dành cho khách hàng thương mại và bán sỉ” “Real is one of the leading hypermarket operators in Germany and Poland. With stores in Germany, Poland, Romania, Russia and Turkey, Real represents the largeformat hypermarket concept.” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 17 Tạm dịch: “Real là một trong những đại siêu thị hàng đầu tại Đức và Ba Lan. Với các cửa hàng tại Đức, Ba Lan, Romania, Nga và Thổ Nhĩ Kì, Real đại diện cho quan niệm đại siêu thị quy mô lớn.” “Europe’s No. 1 in consumer electronics retailing: the sales brands of Media Markt and Saturn succeed with innovative, powerful and large-scale sales and marketing concepts. For years, both have been generating dynamic growth and rigorously extending their leadership across Europe.” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 Tạm dịch: “Số 1 Châu Âu về bán lẻ hàng điện tử gia dùng: Thương hiệu Media Markt và Saturn thành công nhờ vào quan niệm sáng tạo, mạnh mẽ và kinh doanh, tiếp thị trên quy mô lớn. Trong nhiều năm, cả hai thương hiệu đều tăng trưởng năng động và vững chắc mở rộng vị thế lãnh đạo trên khắp Châu Âu”. “Galeria Kaufhof is the concept and system leader in Germany’s department store segment and the market leader in Belgium. The sales division’s department stores enrich shopping areas and downtown centres with a high-quality assortment – emotionally presented in product worlds.” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 Tạm dịch: “Galeria Kaufhof là thương hiệu đi đầu về quan niệm và hệ thống ở phân khúc trung tâm mua sắm tại Đức và là nhà lãnh đạo thị trường tại Bỉ. Trung tâm mua sắm của phân nhánh này làm đa dạng các trung tâm thành phố và khu vực mua sắm với danh mục sản phẩm chất lượng cao – được trưng bày hấp dẫn”. Trong năm 2008, viễn cảnh và sứ mệnh của METRO Group gần như không thay đổi, chỉ có lời tuyên bố có đôi chút khác biệt và cụ thể hơn. Tư tưởng cốt lõi của tập đoàn vẫn là tập trung vào khách hàng, trong đó một lần nữa khẳng định khách hàng là cốt lõi của bất kì điều gì tập đoàn đang thực hiện. Mục đích cốt lõi của tập đoàn là tạo ra giá trị thặng dư cho khách hàng, cổ đổng, nhân viên. Tập đoàn hình dung về tương lai trong đó 18 METRO Group đóng vai trò kết nối giữa sản phẩm và con người trên khắp thế giới. Ngôn từ đầy cảm hứng “hàng triệu kết nối tại mỗi ngóc ngách của trái đất” thật sự truyền động lực cho bất cứ ai từng tiếp nhận thông điệp này. Trong bản tuyên bố đầy đủ, METRO Group mô tả: “Chúng tôi tập trung vào nhu cầu khách tràng trong bất kì điều gì mà chúng tôi làm. Chúng tôi phải phản ứng nhanh chóng và linh động với khát vọng của khách hàng. Sự định hướng mạnh về khách hàng sẽ tiếp tục xây dựng và mở rộng điểm mạnh truyền thống của METRO Group. Thách thức lớn nhất của chúng tôi vẫn là tiếp cận đa dạng những mong muốn đặc biệt của khách hàng bằng mô hình kinh doanh và quan niệm đúng đắn. Những quan niệm này phải phù hợp với và dựa trên thói quyen sinh hoạt và mua sắm của người khách hàng của chúng tôi, khách hàng của chính khách hàng của chúng tôi cũng như là độ trưởng thành tương đối của thị trường. “We focus on our customers’ needs in everything that we do. We have to respond quickly and flexibly to customer desires. Our strong customer orientation builds on and extends METRO Group’s traditional strengths. Our greatest challenge remains addressing a wide range of very specific customer desires with the right formats and concepts.These concepts must be aligned with and leverage the living and buying habits of our customers, our customers’ customers as well as the respective markets’ degree of maturity.” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 Sứ mệnh của tập đoàn được thể hiện rõ METRO Group là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với những con số nhấn mạnh: hơn 290,000 nhân viên với hơn 150 quốc tịch đang làm việc tại 2,200 địa điểm ở 32 đất nước. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn vẫn là bán lẻ (bán lẻ là thế giới của chúng tôi). Trong đó từng thương hiệu đang dẫn đầu phân khúc mà nó hoạt động. Khi tiếp cận từng thương hiệu kinh doanh, METRO có những tuyên bố rõ ràng tương tự như năm 2002, trong đó các phân nhánh kinh doanh có thể là đứng đầu thế giới, hoặc khu vực Châu Âu hoặc tại thị trường nội địa. Đối với các bên hữu quan, METRO cũng có những tuyên bố mới: “Investors 19 Dialogue with shareholders and analysts is an important part of our value-oriented strategy. Success through value focus As a player on the world markets, we appreciate only too well the importance of open communication and relations built on trust. Employees METRO Group offers employees and applicants various development opportunities. Strong personalities help retail to flourish. We rely on well-qualified and highly efficient staff to fulfil the wide-ranging needs of our customers around the world. Society METRO Group is committed to fulfi lling its corporate social responsibility by contributing towards society. As a retailer, METRO Group is part of daily life for millions of people around the world. We believe that this direct contact with our staff, suppliers and customers gives our company a very special kind of responsibility” Dr Eckhard Cordes (Chairman) – 2008 Nhà đầu tư: Đối thoại với cổ đông và nhà phân tịch là một phần quan trọng của chiến lược định hướng giá trị. Thành công từ tập trung vào giá trị: là một thành viên của thị trường thế giời, chúng tôi tuôn đánh giá cao sự quan trọng của giao tiếp mở và quan hệ xây dựng trên tin tưởng. Nhân viên: METRO Group mang đến nhân viên và ứng viên cơ hội phát triển phong phú. Nhân cách mạnh sẽ giúp ngành bán lẻ thảnh công. Chúng tôi dựa vào những nhân viên có năng lực và hiệu quả cao để hoàn thành nhu cầu đa dạng của khách hàng trên khắp thế giới. Xã hội METRO Group cam kết hoàn thành trách nhiệm xã hội bằng cách đóng góp cho xã hội. 20 Là một nhà bán lẻ, METRO Group là một phần trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên khắp thế giới. Chúng tôi tin rằng sự tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng mang đến cho tập đoàn chúng tôi một trách nhiệm đặc biệt. Với sứ mệnh và viễn cảnh trên, Metro hiện đang là nhà bán buôn/bán lẻ lớn thứ 4 quốc tế. Sự thành công của Metro cho đến thời điển này chính là nhờ sự quản lý phân quyền, hướng đến là nhà bán lẻ đầu tiên gia nhập thị trường mới, quốc tế, mô hình kinh doanh sáng tạo và lực lượng lao động toàn cầu trách nhiệm và tự chủ. METRO Group mong muốn tạo nên một sụ đánh giá bền vững giá trị của tập đoàn bằng sự tăng trưởng sinh lợi và cấu trúc hiệu quả. 2.4 Viễn cảnh và sứ mệnh năm 2011 Năm 2011 Dr Eckhard Cordes từ nhiệm vị trí Chủ tịch của Ban điều hành, Olaf Koch trở thành Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành mới ( Chairman & CEO) của Ban điều hành METRO Group. METRO Group cũng thay đổi định vị từ thông điệp “ METRO Group – The Spririt of Commerce” sang “ METRO GROUP – MADE TO TRADE” ( METRO group – Sinh ra cho thương mại”). Ông Olaf Koch cũng đưa ra bản tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh mới trong năm 2011: “METRO GROUP is one of the world's leading international retail and wholesale companies. The company’s four sales lines represent a unique range of products and services for private and professional customers. The performance strength of our company is bolstered by the passion of our employees. Every day, they work to optimally fulfil the expectations of our customers and independent companies. Their business philosophy is defined by customer orientation, business acumen, exceptional performance and mutual trust as well as internal and external credibility. We work in a responsible, sustainable manner by uniting economic, environmental and social principles. After all, we create momentum for local economies and contribute to society. By doing so, we help to improve quality of life. 21 Consequently, the aim of our strategic philosophy is to produce long-term value – for every individual who comes in contact with METRO GROUP. These are first and foremost our customers. We consider providing them with added value to be the ultimate purpose of our business. This group also includes our staff, our shareholders and society as a whole. We will be able to fulfil their expectations only if we increase our operational performance strength over the long term.” Tạm dịch: “METRO GROUP là một trong những tập đoàn bán buôn và bán lẻ quốc tế dẫn đầu trên toàn cầu. Bốn phân nhánh kinh doanh của tập đoàn tiêu biểu cho chủng loại sản phẩm độc đáo và dịch vụ đặc biệt cho khách hàng tư nhân và chuyên nghiệp. Ưu thế vượt trội của tập đoàn chúng tôi được tăng cường bởi nhiệt huyết của toàn bộ nhân viên. Mỗi ngày, chúng tôi làm việc để đáp ứng tối đa kì vọng của khách hàng và các tập đoàn độc lập. Triết lí kinh doanh của chúng tôi được định rõ bằng sự hướng đến khách hàng, sự nhạy bén kinh doanh, thành tích vượt trội và niềm tin lẫn nhau cũng như sự tín nhiệm bên trong và bên ngoài tổ chức. Chúng tôi làm việc với phong thái trách nhiệm và bền vững bằng cách hợp nhất các nguyên tắc kinh tế, môi trường và xã hội. Sau tất cả, chúng tôi tạo đà cho các nền kinh tế địa phương và đóng góp cho xã hội. Bằng cách đó, chúng tôi giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Hệ quả, mục tiêu của triết lý chiến lược của chúng tôi là tạo ra giá trị dài hạn – cho mỗi cá nhân khi họ tương tác với METRO GROUP. Đầu tiên và quan trọng nhất là các khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi coi việc cung cấp cho họ những giá trị thặng dư là mục đích cao cả nhất của tập đoàn. Chúng tôi cũng hướng đến các nhân viên, cổ đông và toàn thể xã hội. Chúng tôi chỉ có thể đáp ứng kì vọng của họ khi chúng tôi nâng cao năng lực thực thi trong dài hạn. “METRO GROUP. We offer quality of life. FOR OUR CUSTOMERS - by providing them with safe quality products and services where they live, around the world, constantly improving our processes. And with products that are made, processed and recycled in a socially responsible, environmentally sound, resource-conserving manner. This lets us secure our future. 22 FOR OUR EMPLOYEES - by at all times respecting, protecting and helping them grow professionally, and by building trusted relationships with them. This lets us create an attractive working environment. FOR ALL WHO WORK FOR US - by doing business fairly and responsibly and providing good living and working conditions. This lets us demonstrate responsibility in the supply chain. FOR SOCIETY - by protecting the environment, conserving natural resources and minimising our effect on the climate. This lets us help ensure a sound footing for the retailing of tomorrow.” Tạm dịch: “METRO GROUP. Chúng tôi mang đến chất lượng cuộc sống. Đối với khách hàng – Bằng cách cung cấp cho họ các sản phẩm và dịch vụ an toàn chất lượng tại nơi họ sống, khắp trên thế giới, và luôn luôn cải tiến quy trình. Và với sản phẩm được sản xuất, chế biến và tái chế theo phương cách có trách nhiệm với xã hội, an toàn cho môi trường và bảo tồn các tài nguyên. Điều này đảm bảo cho tương lai của chúng tôi. Đối với nhân viên của chúng tôi – Bằng cách luôn luôn tôn trọng, bảo vệ và giúp đỡ họ phát triển một cách chuyên nghiệp, và bằng cách xây dựng các mối quan hệ tin tưởng với hạ. Điều này giúp chúng tôi tạo nên một môi trường làm việc hấp dẫn. Đối với tất cả những ai làm việc chúng tôi – Bằng cách kinh doanh công bằng và trách nhiệm, và mang đến điều kiện sống và làm việc tốt. Điều này giúp chúng tôi thể hiện trách nhiệm trong chuỗi cung ứng. Đối với xã hội – Bằng cách bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và hạn chế tối đa tác động của chúng tôi lên khí hậu. Điều này giúp chúng tôi đảm bảo những bước tiến vững chắc đến tương lai của ngành bán lẻ. Trong bản tuyên bố mới nhất này (năm 2011), METRO Group khẳng định rõ nét hơn giá trị cốt lõi của tập đoàn chính là sự tập trung vào khách hàng : mỗi ngày, chúng tôi làm việc để đáp ứng tối ưu kì vọng của khách hàng. Sau nhiều năm, giá trị cốt lõi này vẫn giữ vững và là nền tảng cho bât cứ chiến lược nào khách của tập đoàn. Mục đích cốt lõi 23 của tập đoàn là tạo ra giá trị dài hạn cho bất cứ cá nhân nào tiếp xúc với Metro Group, tạo ra giá trị thặng dư cho các bên hữu quan. Mục đích cốt lõi này giữ nguyên như từ năm 2008, chỉ có hành văn có đôi chút khác biệt. METRO Group hình dung về tương lai bằng cách mang đến chất lượng cuộc sống (vision: we offer quality of life). Tầm nhìn này đơn giản và trực tiếp hơn các bản tuyên bố cũ. Là nhà bán buôn/bán lẻ quốc tế, mỗi ngày METRO Group thông qua các cửa hàng và nhân viên tương tác với hơn hàng triệu khách hàng, cung cấp các sản phẩm phục vụ cho cả nhu cầu cá nhân và nhu cầu chuyên nghiệp của họ. Do đó, hoài bão “mang đến chất lượng cuộc sống” vừa chân thực, gắn bó trực tiếp đến các hoạt động của hàng ngày tập đoàn hướng đến từng khách hàng vừa mang tầm vóc to lớn, thách thức và táo báo. Chất lượng cuộc sống có thể hiểu vừa trong nghĩa hẹp và nghĩa rộng, qua đó tạo nên một mục tiêu đầy thử thách để tập đoàn từng bước hướng tới. Để cụ thể các thức tập đoàn mang đến chất lượng cuộc sống, METRO Group cũng nêu rõ trong từng bên hữu quan là khách hàng (thông qua sản phẩm và dịch vụ), nhân viên (giúp họ phát triển), những người làm cho METRO Group (điều kiện sống được cải thiện), đối với xã hội (bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm tác động tiêu cực lên khí hậu). Bản tuyên bố này cũng thể hiện rõ sứ mệnh của tập đoàn là tập đoàn bán buôn và bán lẻ quốc tế dẫn đầu trên toàn cầu. Tập đoàn làm hài lòng khách hàng thông qua chủng loại sản phẩm độc đáo và dịch vụ đặc biệt đến từ bốn phân nhánh kinh doanh của tập đoàn. Khẳng định lại ngành tập đoàn tham gia là bán lẻ trên quy mô toàn cầu. Nêu rõ khách hàng của METRO Group là khách hàng tư nhân và khách hàng chuyên nghiệp, trước đây METRO dùng từ khách hàng nói chung, hoặc khách hàng và các tập đoàn, hoặc khách hàng với nhu cầu thương mại. Trong bản tuyên bố này, khách hàng gồm 2 nhóm là tư nhân và chuyên nghiệp và thể hiện hai hình thức bán hàng của tập đoàn là bán lẻ ( complementary sales) cho khách hàng tư nhân và bán buôn ( wholesales) cho khách hàng chuyên nghiệp. Gía trị của tập đoàn chính là sự hướng đến khách hàng, sự nhạy bén kinh doanh, thành tích vượt trội và niềm tin lẫn nhau cũng như sự tín nhiệm bên trong và bên ngoài tổ chức. Để cụ thể hóa sự liên kết , tương tác của từng cá nhân lên METRO, METRO Group 24 đưa ra chiến dịch “ You & METRO” ( Bạn & METRO) trong đó những kế hoạch và hạnh động cụ thể được thực thi để mang lại sự kết nối chặt chẽ giữa từng đối tượng khách hàng, cổ đông, nhân viên với METRO. Đối với nhân viên, METRO Group cũng đưa ra những nguyên tắc hành xử cụ thể trong chương trình kết nối “You & METRO” hướng dẫn nhân viên cách cư xử với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác bên ngoài, bao gồm 6 nguyên tắc: - Tập trung vào khách hàng (Customer Centric) - Tính làm chủ quốc tế (Global Entrepreneurship) - Thành tích vượt trội (Success Through Excellence) - Tin cậy (Trust In Our People) - Lãnh đạo (Authentic Leadership) - Bền vững (Sustainability) 25 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Kể từ khi thành lập, môi trường bên ngoài tập đoàn METRO đã có những thay đổi to lớn, tác động mạnh mẽ đến chiến lược kinh doanh của tập đoàn. Là một trong những tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn nhất thế giới, METRO Group cũng đồng thời chịu tác động của sự thay đổi trong môi trường toàn cầu bên cạnh môi trường vĩ mô tại Đức và môi trường đặc thù của ngành bán lẻ. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu môi trường bên ngoài tập đoàn trong giai đoạn 2011 đến nay trong phạm vi không gian là môi trường toàn cầu và ngành nghiên cứu là ngành bán lẻ các sản phẩm phực phẩm và phi thực phẩm. Theo báo cáo của Deloitte Touche Tohmatsu Limited , 250 tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới với doanh số ước tính 4.4 nghìn tỉ USD năm 2013 có chỉ tiêu lợi nhuận biên ròng (net profit margin) hàng năm như sau: Biểu đồ 3.0.1 Lợi nhuận biên ròng từ năm 2008 đến 2013 của 250 tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới. 26 (Nguồn: https://nrf.com/news ) 3.1 Phân tích năm lực lượng cạnh tranh Để đánh giá sự hấp dẫn của ngành, xét năm lực lượng cạnh tranh theo mô hình của Michael E. Porter. 3.1.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Để đánh giá khả năng các đối thủ tiềm tàng, ta xem xét ba rào cản liên quan đến sự xâm nhập ngành bán lẻ trên thị trường. Sự trung thành với nhãn hiệu: Trong thị trường quốc tế sự trung thành với nhãn hiệu bán lẻ là cao, đặc biệt là các dòng sản phẩm thực phẩm tươi sống và điện tử gia dụng (ngành hàng mà METRO tập trung kinh doanh). Tuy nhiên, ngược lại, khi thâm nhập vào ngành bán lẻ của một thị trường mới thì METRO lại gặp chính rào cản này do người tiêu dùng trong nước đã có sự trung thành nhất định với những nhà bán lẻ đi trước. Theo nghiên cứu của Kantal World Panel về hành vi người mua hàng tại kênh bán hàng hiện đại (customer behaviors in modern trade) thì người mua hàng bị chi phối bởi nhiều sứ mệnh mua sắm (shopping 27 mission) như mua dự trữ ( stock up), bữa ăn trong ngày ( meal for today), thời gian cho bản thân (time for myself)… Các sứ mệnh mua sắm này sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh mua sắm như cash & carry (trả tiền tự vận chuyển), hay đại siêu thị (hypermarket), hay siêu thị (supermarket), hay cửa hàng nhỏ (convenience store)… Khi đã quyết định kênh mua sắm phù hợp, người mua hàng có khuynh hướng lựa chọn những nhà bán lẻ/bán buôn theo các tiêu chí khác nhau như sự gần nhà, sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, chương trình khuyến mãi… Trong đó, sự trung thành với nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng. Người mua hàng có khuynh hướng trung thành với các cửa hàng mà họ thấy tin cậy, đặc biệt là với các sản phẩm tươi sống. Sự trung thành với thương hiệu bản lẻ giảm đi khi mua sắm các sản phẩm tiêu chuẩn ( ví dụ dòng hàng phi thực phẩm của các nhà sản xuất lớn như Sony, Toshiba hay sản phẩm giặt tẩy của Unilever hay P&G). Lúc này sự khác biệt giữa các nhà bán lẻ là yếu tố căn bản để tạo sự trung thành tránh ra khỏi cuộc chiến về giá vốn dĩ luôn diễn ra với các cường độ khách nhau. Các nhà bán lẻ đưa ra hàng loạt các nhãn hàng riêng như Aro, Singma, Horeca select của METRO, Wow, Cashino ( của Big C)… để tạo sự khác biệt. Qua đó sự trung thành với nhà bán lẻ của khách hàng cũng tăng lên. Lợi thế chi phí tuyệt đối: METRO có lợi thế chi phí tương nhờ khả năng vận hành chuỗi bán lẻ vượt trội dựa vào kinh nghiệm hơn 50 kinh doanh tại Đức và thị trường quốc tế, khả năng giao dịch trên phạm vi toàn cầu, có thể tiếp cận các nguồn hàng từ nhiều nơi trên thế giới. Các tập đoàn toàn cầu như Wal-Mart, Tesco, Cashino Group.. cũng có những lợi thế này. Các tập đoàn bán lẻ toàn cầu đều có những hợp đồng toàn cầu với các nhà sản xuất quốc tế, đồng thời tại mỗi quốc gia đều có hợp đồng riêng theo thông lệ kinh doanh. Bên cạnh đó, năng lực thu mua toàn cầu ( global sourching) cho phép nhà bán lẻ tiếp cận hàng hóa ở quy mô toàn cầu, thu mua sản phẩm tại những nơi rẻ nhất, xây dựng những kho trung truyển cấp quốc tế để cung cấp sản phẩm cho nhiều nước trong khu vực. Đồng thời, nhờ quyền lực này, nhà bán lẻ có thể tạo áp lực đến các nhà cung cấp trong nước để có được mức giá hoặc mức chiết khấu tốt hơn. Nhà bán lẻ như Wal-Mart, Tesco.. đều có hệ thống dự báo và quản lý tồn kho hiệu quả, nhờ đó cắt giảm chi phí tồn kho, nâng cao khả năng xoay 28 vòng vốn. Xét về tổng thể, các tập đoàn bán lẻ toàn cầu đều có lợi thế chi phí tuyệt đối và đây là sự đe dọa cho những tập đoàn không thuộc ngành bán lẻ nếu họ muốn thâm nhập vào thị trường bán lẻ. Các công ty và tập đoàn bên ngoài cần rất nhiều thời gian để có thể xây dựng được năng lực này bao gồm nhân sự, cơ sở vật chất và mối quan hệ kinh doanh quốc tế lẫn địa phương. Tính kinh tế của quy mô: Bản chất của các tập đoàn bán lẻ là đầu vào: thu mua số lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và đầu ra: phân phối và bán hàng cho người mua hàng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Đối với đầu vào, các tập đoàn toàn cầu có ưu thế về việc mua hàng tại nhiều thị trường trên thế giới, tạo ra dòng sản phẩm cạnh tranh và khác biệt. Họ có thể tiết kiệm chi phí thu mua, hưởng mức chiết khấu cao nhờ vào các công ty con chuyên thu mua cho cả tập đoàn và sức ép lớn của tập đoàn lên nhà cung cấp trên quy mô toàn cầu. Do đó, tính kinh tế của quy mô cao ở đầu vào của nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ càng lớn, khả năng ép giá lên nhà cung cấp càng lớn, do dó mua được sản phẩm với giá rẻ hơn đối thủ. Đây cũng chính là tính kinh tế của quy mô mà nhà bán lẻ hưởng được từ tính kinh tế theo quy mô của nhà sản xuất do nhà sản xuất bán ra được khối lượng lớn sản phẩm nên có thể sản xuất số lượng lớn với chi phí đơn vị thấp. Đối với đầu ra là các chuỗi cửa hàng thì tính kinh tế theo quy mô là tương đối cao. Có thể có hiệu ứng đường cong kinh nghiệm, nhờ vào kinh nghiệm quản lý cửa hàng lâu năm nên các công ty tích lũy được các thức quản lý và vận hành để tiết kiệm chi phí so với đối thủ. Đồng thời các cửa hàng lớn với lượng khách viếng thăm cao ( high traffic) cũng như doanh số cao thì doanh thu trung bình một mét vuông cao hơn so với cửa hàng nhỏ, vòng quay sản phẩm nhanh, chi phí tồn kho thấp so với doanh số bán. Do đó chi phí phải chi so với một đơn vị hàng bán cũng thấp hơn. Do đó, tính kinh tế quy mô của ngành bán lẻ là tuong đối cao. Điều dễ nhận thấy là 29 các chuỗi cửa hàng cấp quốc gia và địa phương dễ được thành lập và cạnh tranh trực tiếp với các chuỗi cửa hàng của các tập đoàn quốc tế nhưng rất khó cạnh tranh về sản phẩm, giá cả cũng như dịch vụ và thường chia sẻ phần thị phần nhỏ với mức lợi nhuận thấp. Chi phí chuyển đổi: Với ngành bán lẻ, chi phí chuyển đổi của khách hàng là thấp, do khách hàng rất dễ thay đổi giữa các kênh mua sắm và cửa hàng mua sắm. Trong phạm vi 10km, người mua hàng có thế có tới hàng trăm lựa chọn cửa hàng cho một loại sản phẩm với chi phí chuyển đổi gần như bằng không. Do đó rào cản này với người xâm nhập thị trường là thấp. Quy định của chính phủ: Sự bảo hộ của chính phủ địa phương với ngành bán lẻ trong nước thông qua một số công cụ như cấp phép, thuế… là rào cản với các nhà bản lẻ khi thâm nhập thị trường mới, đặc biệt tại Châu Á. Tại châu Âu thì đây không phải là rào cản lớn nhưng tại châu Á, nơi những nước METRO đã có được giấy phép kinh doanh thì đây vẫn là rào cản lớn cho các tập đoàn ngoài ngành nếu họ dự định xâm nhập. Sự trả đũa: Đối với ngành bán lẻ, sự trả đũa là rất cao. Một tập đoàn mới gia nhập ngành có thể chịu sự trả đũa nặng nề của các tập đoàn hiện tại thông qua cạnh tranh về giá và các chương trình khuyến mãi khiến các tập đoàn mới không thể cạnh tranh nổi. Tóm lại trong ngành bán lẻ toàn cầu, lòng trung thành nhãn hiệu bán lẻ cao, lợi thế chi phí tuyệt đối có so với đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, có tính kinh tế về quy mô nhưng chi phí chuyển đối của khách hàng thấp và chính phủ ưu tiên bảo vệ nhà bán lẻ địa phương, rào cản nhập cuộc của ngành bán lẻ là tương đối cao, nguy cơ nhập cuộc của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là tương đối thấp. 30 3.1.2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Cấu trúc cạnh tranh: Ngành bán lẻ là ngành tương đối tập trung, bị lấn át bởi một số các tập đoàn toàn cầu như Wal-Mart, Tesco, METRO Group, Casino Group… Tại thị trường địa phương, sẽ có thêm các nhà bán lẻ mạnh của địa phương. Sự cạnh tranh về giá là đe dọa chủ yếu. Đặc biệt trong những năm gần đây sự cạnh tranh về giá càng trở nên gay gắt, các nhà bán lẻ ngoài việc giảm giá, khuyến mãi còn phát triển mở rộng các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, nhãn hàng riêng để có thể cạnh tranh trong thị trường. Các điều kiện nhu cầu: Sự gia tăng nhu cầu mua sắm đến từ sự gia tăng dân số, sự gia tăng sức mua do thu nhập tăng giúp giảm sự ganh đua trong ngành. Tuy nhiên, nhu cầu khách hàng ở các thị trường khách nhau là khác nhau. Tại Châu Âu, triển vọng kinh tế không quá khả quan. Khủng hoảng nợ công tăng cao, chính sách thắt chặt, sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến người mua hàng. Tất cả những điều này làm giảm sức mua, chỉ số tự tin của khách hàng và tiêu dùng cá nhân. Tại Châu Á, mặc dù tăng trưởng kinh tế có giảm sút nhưng nhu cầu nội địa vẫn tăng cao và sự phát triển nhanh chóng của khối trung lưu giàu có. Tổng quan, ngành bán lẻ và bán sỉ ít nhạy cảm về kinh tế hơn các ngành khác. Đây cũng là cơ hội co các công ty trong ngành. Rào cản rời ngành: Rào cản rời ngành bán lẻ là tương đối thấp vì đầu tư cửa hàng và máy móc có thể dễ bán đi do thường các cửa hàng đều ở các trung tâm thành phố. Các tập đoàn bán lẻ đều đầu tư vào nhiều kênh phân phối, do đó dễ dàng bán đi một kênh hoặc một chuỗi cửa hàng kém lợi nhuận để đầu tư vào chuỗi cửa hàng khác có lợi nhuận cao hơn. Ví dụ trường hợp METRO Group dễ dàng bán đi chuỗi Marko tại Thái và Metro tại Việt Nam khi hai chuỗi này không có mang lại lợi nhuận như mong đợi. 31 Như vậy sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ là rất lớn và khốc liệt. Sự cạnh tranh này dẫn đến các cuộc chiến về giá, khuyến mãi làm suy giảm lợi nhuận của nhà bán lẻ, buộc nhà bán lẻ phải đổi mới và sáng tạo để có thê tạo sự khác biệt nhằm mong tăng giá và lợi nhuận. 3.1.3. Năng lực thương lượng của người mua Năng lực của người mua trong ngành bán lẻ tương đối thấp. Mặc dù chi phí chuyển đối thấp, người mua có thể dễ dàng chuyển sang các kênh phân phối khác hoặc cửa hàng khác. Họ cùng lúc cũng có thể sắm tại rất nhiều cửa hàng khác nhau. Nhưng do người mua là rất nhiều người mua hàng phân tán, không phải là một vài người mua với số lượng lớn nên năng lực thương lượng của họ thấp. Khi nói đến bán lẻ là nói đến sự phân tán người mua và hàng triệu người mua mỗi ngày. Thậm chí nếu người mua là khách hàng chuyên nghiệp, mua cho mục đích kinh doanh, top 20 khách hàng đóng góp 80% doanh số theo quy luật Paleto cũng gồm rất nhiều khách hàng với năng lực thương lượng hạn chế. 3.1.4. Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp Năng lực thương lượng của nhà cung cấp trong thị trường bán lẻ là tương đối cao. Trong một số ngành hàng, chỉ có một vài nhà cung cấp lớn ví dụ hóa phẩm có Unilever, P&G, điện tử gia dụng có Sony, Toshiba, Samsumg, Electrolux… nên những nhà cung cấp cấp quốc tế này có sức thương lượng lớn, đặc biệt nếu họ ngầm đồng ý tăng giá với nhau. Thêm vào đó, các nhà cung cấp lớn có năng lực phân phối, quảng cáo, khuyến mãi để tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của họ, tạo ra tài sản thương hiệu riêng biệt, do đó các nhà bán lẻ cần thương hiệu hay sản phẩm của những công ty toàn cầu này trong cửa hàng của họ để phát triển ngành hàng, tạo doanh số hay lượt viếng thăm. Kết quả là năng lực thương lượng của hai bên thay đổi. Đối với các ngành hàng mà thương hiệu không quá quan trọng ví dụ đường, muối, dầu ăn (phục vụ kinh doanh).. thì năng lực thương lượng của nhà cung cấp thấp do nhà bán lẻ chỉ cần lựa chọn những sản phẩm mang lại lợi ích tối đa cho họ. Tại thị trường Châu Âu, do nhãn hàng riêng của nhà bán lẻ tương đối 32 mạnh và sự cạnh tranh cao, năng lực thương lượng của nhà cung cấp giảm. Kết quả là tỉ lệ chiết khấu sau bán hàng và lợi nhuận biệ bán hàng (later income/ trade term & front margin) của nhà cung cấp cho nhà bán lẻ rất cao. Tại Châu Á, do cạnh tranh ít hơn và thương hiệu của nhà cung cấp rất mạnh nên nhà cung cấp nắm lợi thế, mức lợi nhuận tổng cộng mà nhà cung cấp cho nhà bán lẻ trước và sau bán hàng ít hơn, ước tính chỉ bằng 50% so với tại Châu Âu và Châu Mỹ. 3.1.5. Các sản phẩm và dịch vụ thay thế Ngành bán lẻ truyền thống là ngành dịch vụ trong đó các công ty bán hàng thông qua cửa hàng. Ngành bán lẻ hiện đại mở rộng dịch vụ từ mua bán trực tiếp tại cửa hàng đến mua bán trực tuyến. Các công ty, tập đoàn bán lẻ toàn cầu đều đã và đang phát triển kênh bán hàng trực tuyến của mình nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng, đồng thời mở rộng thêm các phương thức kinh doanh từ tại cửa hàng, đến tư vấn qua điện thoại, mua sắm trên website, mua sắm qua điện thoại. Tuy nhiên các dịch vụ thay thế như các kênh bán hàng trực tuyến 100% (ví dụ Amazon), các kênh bán hàng trực tuyến của nhà cung cấp ( ví dụ Dell bên cạnh bán vào các cửa hàng điện tử thì cũng bán hàng trực tuyến cho khách hàng hay có đội ngũ chăm sóc các khách hàng chuyên nghiệp riêng), hay các cửa hàng của chính nhà cung cấp đều đang là các dịch vụ cung cấp các sản phẩm hay giải pháp thay thế cho các nhà bán lẻ toàn cầu. Sự cạnh tranh này rất khốc liệt và dẫn đến việc các nhà bán lẻ khó có thể tăng giá hay thậm chí buộc phải giảm giá để có thể cạnh tranh với các kênh thay thế. Đồng thời, cùng lúc sự cạnh tranh của các sản phẩm mới thay thế bán hàng thông qua các kênh bán hàng khác cũng tạo áp lực cho chính các dòng sản phẩm mà nhà bán lẻ đang kinh doanh. Tóm lại, trong ngành bán lẻ, nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng là tương đối thấp trên quy mô quốc tế và cao hơn ở cấp địa phương, cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là rất khốc liệt, năng lực thương lượng của người mua thấp, năng lực thương lượng của nhà cung cấp là tương đối, các sản phẩm và dịch vụ thay thế là tương đối. Do đó, bán lẻ vẫn là một ngành tương đối hấp dẫn. 33 3.2 Phân tích nhóm ngành Bán lẻ là một ngành rất đa dạng và phức tạp, khi xét theo những chỉ tiêu khác nhau tại những thị trường khác nhau sẽ giúp hình dung cụ thể hơn các nhóm ngành mà chiến lược của họ có sự tương đương và các công ty đang cạnh tranh trong cùng một nhóm chiến lược đó. Theo báo cáo của Deloitte Touche Tohmatsu Limited (DTTL) (www.nfr.com), doanh số, tăng trưởng và lợi nhuận của 10 nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu như sau: Biểu đồ 3.2.1. Doanh số, tăng trưởng và lợi nhuận của 10 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới năm 2013. Thứ tự Tên công ty 1 Wal-Mart Xuất xứ Mỹ Costco Wholesales Mỹ 3 Carrefour S.A Pháp Schwarz 4 Unternehmens Treuhand (LiDL) Đức 5 Tesco Anh 6 The Kroger Co. Mỹ 7 Metro AG Đức 8 Aldi Einkauf Đức 9 The Home Depot Mỹ 2 10 Target Corporation Mỹ Doanh thu 2013 ( triệu USD) 476,294 105,156 98,688 98,662 98,631 98,375 86,393 81,090 78,812 72,596 34 Tăng trưởng doanh thu Lợi nhuận ròng Số quốc gia công ty đang có mặt 1.5% 3.5% 28 6.1% 2.0% 9 -2.4% 1.8% 33 9.5% n/a 26 -2.0% 1.5% 13 1.7% 1.6% 1 -2.5% 0.7% 32 4.7% n/a 17 5.4% 6.8% 4 0.9% 2.7% 2 Xét các công ty bán lẻ và sỉ toàn cầu: METRO Group, Tesco, Wal-Mart, Carefour, Kroger, Costco wholesales, Sears…. Biểu đồ nhóm ngành dựa vào 2 chỉ tiêu: phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hay cá nhân và vị trí địa lí thuận lợi cao hay thấp (trung tâm hay gần trung tâm). Trong đó, các nhà cạnh tranh sỉ thường tương đối xa trung tâm và nhà bán lẻ thì cạnh tranh trong khu vực trung tâm thành phố. Điều nay liên quan đến nhóm khách hàng chiến lược, định vị của công ty, chính sách của nhà nước, chi phí cắt giảm do giảm tiền thuê mặt bằng khi đi xa trung tâm, chính sách vận chuyển của nhà bán lẻ. Các nhà bán sỉ thường tập trung vào các khách hàng chuyên nghiệp (chủ cửa hàng tạp hóa, chủ siêu thị nhỏ, chủ Kiosk, chủ nhà hàng, khách sạn, canteen). Các nhà bán lẻ thì tập trung vào người mua hàng thường là người tiêu dùng cuối cùng, mua cho nhu cầu tiêu dùng gia đình và cá nhân. Biểu đồ 3.2.2. Biều đồ nhóm ngành theo khách hàng và vị trí địa lý Biểu đồ nhóm ngành đựa vào 2 chỉ tiêu: giá cả vả và sự đa dạng trong mô hình kinh doanh: Trong đó Metro hoạt động trên rất nhiều mô hình cửa hàng (format) từ Cash & Carry, đến siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng điện tử gia dụng. Các thương hiệu khác như Wal-Mart, Carrefour, Tesco hoạt động trên ít kênh hơn như đại siêu thị, siêu thị, siệu thị tiện dụng. Costco wholesales vận hành cửa hàng sỉ có vận chuyển, LiDL bán hàng thông qua chuỗi siêu thị giảm giá, Kroger chính yếu là các cửa hàng thực phẩm. Biểu đồ 3.2.3 Biều đồ nhóm ngành theo mô hình và giá cả Biểu đồ nhóm ngành theo 2 chỉ tiêu giá cả và sự đa dạng hàng hóa. Các tập đoàn hay công ty đi về bán lẻ cho người tiêu dùng, mô hình kinh doanh siêu thị hay đại siêu thị như Wal-Mart, Tesco, Carrefour có hàng hóa đa dạng hơn hẳn so với các mô hình khác. Số lượng SKUs (stocking keeping unit – mặt hàng) thường từ 30.00040.000. Để đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng lẻ, các cửa hàng thường có những kệ hàng lớn, dài, trưng bày đa dạng các mặt hàng theo thói quen mua hàng và phương 35 thức ra quyết định của khách hàng. Ngành hàng kinh doanh từ thực phẩm đến phi thực phẩm, gồm hơn 20 ngành hàng. Với các tập đoàn bán sỉ, ngành hàng và sản phẩm tập trung vào nhu cầu sỉ và các sản phẩm bán sỉ chính gồm sản phẩm dễ bán và có thị phần lớn trên thị trường hay sản phẩm chuyên dụng ( bao, gói lớn) thay vì đi đa dạng mặt hàng. Lấy ví dụ Wal-Mart có thể bán cùng lúc Cocacola lon 330ml, chai 1.5ml, Coke light 330ml, Coke Zero 330ml, Coke Green… Tuy nhiên với cửa hàng sỉ chỉ tập trung vào dòng chính là Coke lon 330ml, có thể không bán một số dòng quá đặc biệt và mới như Coke Green. Metro Cash & Carry duy trì 2 mức giá sỉ và lẻ tại cùng 1 cửa hàng, tuy nhiên xét tổng thể METRO Group thì mức giá trung bình. Vì lợi nhuận bán hàng ( front margin) của bán lẻ thực phẩm thấp hơn so với phi thực phẩm và sự đa dạng hàng hóa nên sự so sánh mức giá chỉ có thể tương đối. Biểu đồ 3.2.3 Biều đồ nhóm ngành theo đa dạng ngành hàng và giá cả 3.3 Phân tích chu kì ngành Xét riêng về mô hình chu kì ngành thì ngành bán lẻ/bán sỉ ở toàn cầu đang ở giai doạn tái tổ chức. Tuy nhiên đánh giá này chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào thị trường nào như Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á đang ở giai đoạn khách nhau. Biểu đồ 3.3.1 Tăng trưởng doanh số hàng năm của top 250 nhà bán lẻ toàn cầu 36 Nguồn: Deloitte 2009 – 2013 Trong đó top 250 tập đoàn bán lẻ toàn cầu mang lại doanh số từ 3.82 ngàn tỉ trong năm 2009, tăng trưởng đến 4.4 ngàn tỉ trong năm 2013. Tăng trưởng vượt bậc trong năm 2010 đặt 5.3%, và giữ vững trên 4% trong những năm sau đó. Giai đoạn này sự cạnh tranh của các nhà bán lẻ toàn cầu là rất lớn, ganh đua mãnh liệt. Tại các thị trường địa phương mà nhà bán lẻ toàn cầu có kinh doanh nhưng hoạt động kém hiệu quả, các nhà bán lẻ toàn cầu phải bán đi các chuỗi thua lỗ ví dụ Carrefour tại Thái Lan đã bán cho Big C (Cashino Group), Metro Cash& Carry Việt Nam bán cho BJC. Thị trường Mỹ và Châu Âu đang ở giai đoạn bão hòa do nhu cầu giảm. Khủng hoảng nợ công, tỉ lệ thất nghiệp tăng, dự báo kinh tế không khả quan, tăng trưởng kinh tế âm đẫn dến người tiêu dùng thiếu tự tin về tương lai và thắt chặt chi tiêu cho hiện tại. Kết quả là nhu cầu giảm, nhu cầu các sản phẩm giá cao khác biệt giảm, sức ép giảm chi phí cao. Thị trường các nước đang phát triển tại Châu Á, kênh bán hàng hiện đại chiếm chưa tới 50% (ví dụ tại Thái Lan là 40%, Việt Nam là khoảng 20%, Indonesia là khoảng 30%), ngành bán lẻ, đặc biệt là kênh bán hàng hiện đại tăng trưởng nhanh. Ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng. Nhu cầu tăng do kinh tế tăng trưởng tốt, sự phát triển của tầng lớp 37 trung lưu giàu có, tăng trưởng dân số và sự tự tin của người tiêu dùng vào tương lai. Chính vì thế, các nhà bán lẻ toàn cầu tập trung đầu tư vào các thị trường mới nổi nhằm chuyển năng lực cạnh tranh và sự khác biệt sang các nơi có cạnh tranh thấp, nhanh chóng chiếm lấy thị phần, xây dựng lòng trung thành nhãn hiệu và thu lợi từ sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Cùng lúc, các nhà đầu tư địa phương cũng gia nhập vào ngành bán lẻ trong cả kênh truyền thống và kênh hiện đại, cạnh tranh trực tiếp với công ty nước ngoài. Sự gia nhập thị trường mạnh hay yếu của các công ty quốc tế tùy thuộc vào chính sách bảo hộ thị trường trong nước của chính phủ địa phương. 3.4 Phân tích nhân tố then chốt thành công trong ngành 3.4.1. Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành Ngành bán lẻ /bán sỉ toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, dẫn đạo bởi sự thay đổi trong hành vi và ứng xử của khách hàng. Điều này tạo ra cơ hội cho những phương thức bán hàng, sản phẩm và cách tiếp thị mới nhằm phục vụ các nhu cầu và sở thích ngày càng phức tạp của người tiêu dùng. Bài nghiên cứu này tập trung vào ba lực lượng chính đang dẫn dắt sự thay đổi trong ngành là: thương mại đi động, trải nghiệm của khách hàng, bán lẻ du lịch. Thương mại di động (mobile retailing) Thương mại điện tử thông qua website đã trở thành thông thường trong bán lẻ, sự phát triển của các công ty dotcom diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ, Châu Âu và hiện tại là các nước đang phát triển tại Châu Á. Xu hướng hiện tại của thương mại điện tử là thương mại trên điện thoại di động nhờ sự bùng nổ của sản phẩm di động thông minh (smart phone) và công nghệ liên quan đến di động. Khoảng 65% dân số thế giới sử dụng điện thoại di động và ước tính 83% lượng internet được sử dụng thông qua thiết bị cầm tay. Hiển nhiên là thương mại di dộng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới. Ước tính trong ba năm tới, doanh số thương mại toàn cầu thông qua thiết bị di dộng vào khoảng 638 tỉ USD, tương đương với doanh thu của toàn ngành thương mại điện tử cách đây một năm 38 ( nguồn Deloite). Sự ra đời của Google Glass và Apple Watch mở ra các cơ hội mới để tiếp cận khách hàng và các nhà bán lẻ đang theo sát khuynh hướng này. Nhà bán lẻ cần đưa ra các cửa hàng miễn phí Wi-fi, website bán lẻ thân thiện qua điện thoại được tối ưu hóa cho từng dòng thiết bị cá nhân. Thanh toán qua điện thoại cũng rất quan trọng. WalMart, eBay và Amazon đã mang đến những kinh nghiêm mua sắm trên thiết bị di dộng thuận tiện và các nhà bán lẻ khác sẽ nhan chóng theo sau. Tuy nhiên, dù khách hàng cần thông tin và chương trình kịp thời, phù hợp và cá nhân hóa cao, nhà bán lẻ cần hết sức lưu ý đến sự an ninh và bảo mật. Lòng tin, sự minh bạch và bảo vệ thông tin là những yếu tố thiết yếu. Trải nghiệm của khách hàng Bán lẻ đã không còn chỉ là bán một sản phẩm mà là sự trải nghiệm, khách hàng cần sự giải trí, giáo dục, cảm xúc, liên kết và khai sáng trong trải nghiệm của mình. Nhà bán lẻ cần tìm tòi các phương thức sáng tại để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng của họ như buổi trình diễn thời trang, lễ hội âm nhạc, trưng bày tương tác, chương trình trên mạng xã hội… Ví dụ công ty Legaspi đã xây dựng lại những trung tâm mua sắm thất bại thành các trung tâm văn hóa Tây Ba Nha tại Mỹ, phục vụ toàn bộ các nhu cầu từ thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, quần áo, giải trì, ngân hàng, dịch vụ xe.. Kết quả là doanh thu tăng 30%. Khách hàng cần sự trải nghiệm liền mạch và nhất quán từ tại cửa hàng, đến online, tại nhà hay ngoài đường. Khách hàng kì vọng có thể xem tất cả các thông tin trên mạng, tiếp cận phiếu mua hàng, chương trình khuyến mãi và hàng hóa tại bất cửa lúc nào và qua bất cứ phương tiện nào. Khách hàng kì vọng thông tin, sản phẩm và giá cả nhất quán qua tất cả các kênh: quảng cáo, mạng xã hội, trong cửa hàng, trực tuyến, qua điện thoại hay qua nhân viên trong quầy. Khách hàng mong muốn đặt hàng, chuẩn bị hàng, giao hàng, nhận hàng và đổi trả tại bất cứa đau. Để có thể phản ứng lạnh lẹ với kì vọng khách hàng, các nhà bán lẻ phải thay đổi các thức tác nghiệp, gia tăng việc cộng tác giữa các phòng ban. Khách hàng kì vọng sự cá nhân hóa từ website đến trải nghiệm trong cửa hàng. Nhà bán lẻ có thể tương tác với từng cá nhân thông qua tin nhắn. Nhà bán lẻ buộc lòng phải phân tích hệ thống dữ liệu chuyên sâu hơn để có thể tạo ra sự cá nhân hóa phù 39 hợp. Bên cạnh đó, khách hàng cũng mong muốn việc mua sắm phải nhanh hơn nữa. Vận tốc phục vụ đã trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến bán lẻ bao gồm: khuynh hướng mua nhanh ( nhanh chóng đến cửa hàng càng nhanh càng tốt), sản phẩm hữu hạn thời gian, mua bán chớp nhoàng phục vụ nhu cầu gấp và khẩn, đưa sản phẩm nhanh ra thị trường, quầy tính tiền tự phục vụ để giảm thời gian chờ. Năm 2015, nhu cầu tốc độ càng áp lực. Thế hệ trẻ 9x,10x đang là những khách hàng lớn dẫn dạo khuynh ướng này. Họ cần sự phản ứng nhanh và sự hài lòng ngay lập tức. Amazon, Google đưa ra dịch vụ vận chuyển trong cùng ngày đặt hàng và các công ty sớm muộn cũng phải đi theo. Bán lẻ du lịch (travelling retailing) Hơn 1 tỉ người du lịch quốc tế mỗi năm, tương đương 15% dân số thế giới. Họ chi tiêu ước tính hơn 1 ngàn tỉ trong cả quá trình. Kết quả, công ty như Pernod Ricard và L’Oreal coi bán lẻ từ du dịch là “châu lục thứ sáu” của họ và Luxottica coi bán hàng tại sân bay là “công thức số 1 của bán lẻ”. Du lịc quốc tế tiếp tục gia tăng vượt mức kì vọng bất chấp sự thách thức về kinh tế và chính trị. Doanh thu tăng trưởng 12% một năm từ 2009. Hơn một sửa sự tăng trưởng đến từ sự gia tăng người du lịch đặc biệt từ đất nước đang phát triển như Trung Quốc. Phần lớn còn lại là từ sự sẵn lòng mua sắm tại nước ngoài. Sự gia tăng của giới trung lưu du lịch đến các nước, mong mốn mua các sản phẩm mắc tiền giúp phát triển doanh thu tại các nước tại Mỹ và Châu Âu. Hơn 50% doanh thu của dòng sản phẩm cao cấp của Pháp đến từ khách du lịch. Bán lẻ du lịch mang lại cơ hội mới để kết nối với khách hàng. Người du lịch thường có nhiều thời gian để mua sắm do thời gian chờ ở sân bay lâu và cảm giác hào hứng hơn khi mua sắm tại ngước ngoài. Để nắm bắt cơ hội này, nhiều đất nước đang đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu tại các thị trường mới nổi, thậm chí ngay cả khi khách hàng chiến lược sẽ không mua các nhãn hiệu đó tại quê nhà. Chính tâm lý khách màng muốn mua sản phẩm ngoại, sản phẩm đắt tiền khi du lịch, đặc biệt là tại các đất nước đã phát triển nơi có các sản phẩm cao cấp hơn và giá lợi thế hơn do thuế thấp hơn đã làm 40 bùng nổ ngành bán lẻ cho khách du lịch. Kết quả sân bay trở thành trung tâm bán lẻ mới, thiết kế bán lẻ tại sân bay thay đổi, lấp đầy bằng các thương hiệu cao cấp thay vì các cửa hàng miễn thuế như quá khứ. 3.4.2. Động thái cạnh tranh Ngành bán lẻ luôn là một ngành cạnh tranh rất năng động. Không có một công thức nào cho sự thành công như trước. Khách hàng ngày càng kì vọng nhiều hơn, phức tạp nhiều hơn, dễ thay đổi hơn buộc các nhà bán lẻ phải trở nên không ngừng sáng tạo cách thức giao tiếp mới với khách hàng. Công nghệ và cải tiến đang từng bước thay đổi ngành bán lẻ, không có một định hướng cụ thể thành công cho quy mô, mô hình và kênh phân phối. Các nhà bán lẻ toàn cầu bên cạnh kênh phân phối truyền thống (cửa hàng sỉ, đại siêu thị, siêu thị, siêu thị tiện dụng, cửa hàng giảm giá, cửa hàng tiện dụng, trung tâm mua sắm…) không ngừng mở rộng các kênh phân phối mới (điện tử, viễn thông…). Thay đổi các tiếp cận truyền thống tại cửa hàng thành các trải nghiệm từ trước – trong- sau khi mua hàng từ trực tuyến đến trực tiếp. Các nhà bán lẻ không ngường nghiên cứu cách thức để liên kết các công nghệ vào bán lẻ như robot scan hàng, mua hàng tự động liên kết nhà và cửa hàng. Trong ngành bán lẻ, nhóm 10, 20, 250 nhà bán lẻ toàn cầu đóng vai trò quan trọng dẫn đạo trong ngành. Không ngừng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, có năng lực và sức ép lên nhà sản xuất giúp công ty đưa ra các chương trình và cách thức tiếp cận độc đáo, đồng thời luôn tìm cách giảm chi phí về mức hiệu quả.Tuy nhiên, các thị trường ngách với phương thức kinh doanh độc đáo vẫn không ngừng nở rộ. Ví dụ sự thành công từ việc chuyên một sản phẩm của Warby Parker, đổi mới không gian mua hàng của Verizon, hệ thống bán hàng di động như ô tô, kiosk, hội nhập dọc của Zady. Thậm chí là không còn nhà trung gian bán lẻ, không cửa hàng, không kho bãi, tất cả được thay thế bằng phương thức sản xuất theo đơn hàng trực tiếp của nhà sản xuất. Sự cạnh tranh về giá càng ngày càng khốc liệt bởi sự tăng trưởng chậm trong các thị trường đã phát triển chính, các thị trường mới nổi, giá đầu vào bất ổn, sự e ngại của 41 người tiêu dùng trước tăng giá. Điều ngày có nghĩa là, nhà bán lẻ phải khác biệt với đối thủ để tồn tại và thịnh vượng. Nhà bán lẻ cần có nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và khác biệt rõ ràng với đối thủ. Sự khác biệt có thể đến từ trưng bày độc đão, nhãn hàng riêng, mô hình mới, thiết kế sáng tạo và trải nghiệm khách hàng vượt trội. Cuộc đua trong thương mại điện tử cũng đang rất nóng, các nhà bán lẻ truyền thống và các công ty mới không ngừng tăng tốc trong phân khúc bùng nổ này. Bán hàng qua website, đi động và các phương tiện khác, qua mạng xã hội hay trực tuyến trở thành hướng đi chung cho toàn bộ thị trường. Việc kết nối trải nghiệm trực tuyến thành một phần không thể thiếu của trải nghiệm bán lẻ cũng là công việc căn bản của các nhà bán lẻ hiện nay. 3.5 Kết luận Tóm lại, ngành bán lẻ vẫn là ngành tập trung, tương đối hấp dẫn với tỉ lệ lợi nhuận tốt, sự toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng lúc là sự địa phương hóa không ngừng tạo áp lực. Thị trường quốc tế là thị trường cạnh tranh khốc liệt, đồng thời tại thị trường địa phương, các nhà bán lẻ địa phương không ngừng gia nhập ngành, cạnh tranh trực tiếp với các nhà bán lẻ toàn cầu. Toàn bộ chiến lược và quá trình tác nghiệp tại cấp quốc tế và quốc gia của các tập đoàn đang phải thay đổi để có thể đáp ứng được kì vọng tăng cao của khách hàng. Nhân tố chính dẫn đạo ngành chinh là sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng. Khách hàng ngày càng có những nhu cầu và thói quen phức tạp với sự kì vọng càng ngày càng cao. Sự thay đổi trong nhân khẩu học, quy mô gia đình, thói quen sống, thói quen tiêu dùng, thói quen du lịch, chủ nghĩa cá nhân đã và đang định hình lại cách ứng xử khi mua hàng của người tiêu dùng. Đồng hành cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, tạo nền tảng cho các mong muôn, hành vi và thói quen mới phát triển. Nhiều hình thức mua hàng nở rộ và khác biệt như mua hàng du lịch, mua hàng trực tuyến, mua hàng qua di dộng, mua hàng qua mạng xã hội. Các nhà bán lẻ được kì vọng 42 phải cá nhân hóa cho hàng triệu khách hàng toàn cầu mỗi ngày của họ, đảm bảo mỗi sự trải nghiệm của khách hàng là vượt trội về đáp ứng nhu cầu, về sự thuận tiện, về sự đồng nhất, về dịch vụ nhanh chóng. Không còn cách thức tiếp cận truyền thống nào phù hợp, các nhà bán lẻ phải không ngừng đổi mối trong cuộc cạnh tranh khó có thể dự báo trước này. Nhu cầu của khách hàng vẫn tăng bất chấp sự bất ổn của tăng trường kinh tế, nhu cầu cho sự khác biệt bùng nổ. Phân bố cầu dịch chuyển về các nước mới nổi tại Châu Á như Trung Quốc nhờ sự phát triển nhanh chóng của tầng lới trung lưu giàu có. Cơ hội kinh doanh đến từ khả năng sáng tạo, nắm bắt nhu cầu và dịch vụ vượt trội. Các nhà sản xuất cũng theo sát các khuynh hướng tiêu dùng ngày, không ngừng nâng cao năng lực cung cấp, đưa ra các sản phẩm độc đáo , cá nhân hóa cao. Các ngành càng ngày càng có nhiều phân khúc nhỏ, đáp ứng cao sự cá biệt hóa cho khách hàng, mang lại cơ hội tăng giá và tăng lợi nhuận. Cách thức tổ chức sản xuất mang tính toàn cầu hóa mãnh liệt, sản phẩm có thể được thiết kế và xây dựng thương hiệu tại Mỹ, sản xuất tại Thái, Trung Quốc hay Việt Nam, đưa trở lại Mỹ để xuất khẩu, được phát triển thương hiệu trên toàn cầu và phân phối đồng thời tại các nhà bán lẻ/sỉ truyền thống hay trực tuyến. Cạnh tranh của ngành bán lẻ là rất gay gắt, đến từ việc giá cả mua bán hàng ngày, đến các dòng sản phẩm, đến trải nghiệm trong cửa hàng, đến trải nghiệm trực tuyến. Các cuộc chiến về giá vẫn không ngừng diễn ra, đẩy các nhà bán lẻ địa phương hoặc thậm chí là toàn cầu vào thế suy yếu nếu không thể trụ vững được. Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi, sự cạnh tranh thật sự đến từ sự tìm tòi tạo ra sự khác biệt cho khách hàng và sự vận hành đảm bảo ưu thế về chi phí để tạo ra lợi nhuận tái đầu tư ngược lại vào khác hàng. CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC CỦA METRO GROUP 4.1 Chiến lược của METRO Group hiện tại 43 4.1.1. Tuyên bố chiến lược của METRO Group trong giai đoạn hiện tại METRO Group xác định các ngành kinh doanh chính gồm: bán sỉ tự phục vụ, siêu thị, cửa hàng điện tử gia dụng, trung tâm mua sắm và thương mại điện tử trong giai đoạn sắp tới. METRO Group tiếp tục chiến lược định hướng giá trị (value oriented strategy) trong đó chiến lược nhằm tạo ra giá trị kinh tế, xã hội và môi trường cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và xã hội. Mục tiêu là nỗ lực tạo ra phát triển thu nhập tích cực bền vững, gia tăng khả năng cạnh tranh trên tất cả các phân nhánh kinh doanh, cải thiên tăng trưởng cùng kì (like-for-like sales) và đảm bảo phát triển lợi nhuận bền vững. METRO tập trung toàn bộ tập đoàn vào tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên năm điểm chiến lược trọng tâm là: Thay đổi, tăng trưởng, cải tiến, mở rộng và sáng tạo (transform, grow, improve, expand and innovate) 44 Thêm vào đó, METRO tập trung vào hoàn thiện khả năng thực thi công việc chính bao gồm tăng trưởng doanh thu, cải thiện lợi nhuận, cấu trúc chi phí hiệu quả và xoay vòng vốn. Để đạt các mục tiêu này, METRO tối ưu hóa việc quản lý hệ thống kinh doanh trên tất cả các tập đoàn và các ngành. METRO có thể tạo ra kết quả vượt trội trong dài hạn chỉ khi METRO đặt cả hai khí cạnh này vào trọng tâm của chiến lược và luôn tập trung. Năm điểm chiến lược trọng tâm mô tả cách tiếp cận kinh doanh, mang đến sự đồng nhất và định hướng chung cho toàn công ty. Customer value – Gía trị khách hàng METRO Group khẳng định nền tảng của chiến lược là tạo ra giá trị thặng dư cho khách hàng. Ý nghía của điều này là mang đến cho khách hàng cá nhân và chuyên nghiệp dòng sản phẩm và dịch vụ phù hợp ở mức giá cạnh tranh. Có nghĩa là tập đoàn thay đổi kênh bán hàng để phù hợp với nhu cầu và thói quen mua sắm của khách hàng. Các phân nhánh kinh doanh cũng phải quan tâm đến nhu cầu địa phương ở các thị trường khác nhau. Tập đoàn cũng sẽ đầu tư vào năng lực mới và dịch vụ mới mà làm tăng kì vọng khách hàng. Transform – Thay đổi Dựa vào các yêu cầu thay đổi đã được xác định, METRO Group sẽ tái định vị và hiện đại hóa các phân khúc kinh doanh theo phương thức đã được định hướng. Điều này bao gồm: thay đổi danh mục hàng hóa để phù hợp nhu cầu địa phương, mở rộng danh mục sản phẩm nhãn hàng riêng, đa dạng dịch vụ khách hàng, mở kênh bán hàng mới ví dụ quan niệm đa kênh và giao hàng cho khách sỉ. Grow – Tăng trưởng Sự thay đổi nhằm mục tiêu tạo ra sự gia tăng bền vững sức hấp dẫn của sản phẩm và dịch vụ. Tăng trưởng cùng kì (Like for like) là nền tảng. Để làm được điều này, tập đoàn đầu tư vào sản phẩm mới, dịch vụ mới và đầu tư có chọn lọc vào giá. Improve – Cải tiến Để bảo đảm sự tăng trưởng của tập đoàn trong nền kinh tế biến động, METRO Group tăng sự hiệu quả về chi phí và dòng tiền. Cải tiến quy trình là một phần cốt lõi của 45 mô hình kinh doanh. Tối ưu hóa chi phí và tối ưu hóa dòng tiền là hai mục tiêu cốt lõi để tạo ra nguồn tái đầu tư cho khách hàng. Expand – Mở rộng Mở rộng ra toàn cầu mang lại tăng trưởng cho METRO Group, đặc biệt là Đông Âu và Châu Á. Tập đoàn bổ sung đầu tư vào các cơ hội mới này và gia tăng hiệu quả đầu tư. Inovate – Đổi mới METRO Group định rõ sự kết nối toàn cầu và dòng đời sản phẩm càng ngày càng ngắn, nhu cầu khách hàng sẽ tiến hóa và biến đổi ngày càng phức tạp. Do đó, tập đoàn hình thành nên những mạng lưới sáng tạo, tận dụng chuyên môn trên toàn cầu để khai thác sự thay đổi, mang lại cơ hội kinh doanh mới. Mục tiêu của chiến lược mới là tạo ra thành tích vượt trội, trong đó METRO Group hướng đến tối ưu hóa quản lý hệ thống kinh doanh trong tất cả các ngành kinh doanh và các công ty con để tạo ra thành tích vượt trội trong bốn lĩnh vậy: • Tăng trưởng doanh số • Cải thiện lợi nhuận biên • Cấu trúc chi phí cạnh tranh • Dòng tiền tập trung Năm tiêu điểm chiến lược là nền tảng chiến lược của các hoạt động kinh doanh và vạch đường cho tất cả các phân nhánh và công ty trong tập đoàn. Mỗi phân nhánh với các thương hiệu kinh doanh sẽ có các hành động và phương thức cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra trên cơ sở 5 tiêu điểm chiến lược trên. 4.1.2. Phân tích chiến lược phát triển của METRO Group trong giai đoạn hiện tại METRO Group hoạt động chính trong ngành bán lẻ và bán sỉ trên quy mô toàn cầu (global retailing). Các mặt hàng kinh doanh từ thực phẩm đến phi thực phẩm. METRO Group hướng đến cả bán lẻ (complementary sales) và bán sỉ ( wholesales). Các chuỗi cửa hàng của METRO Group cùng hoạt động trong ngành bán lẻ nhưng theo những mô hình khác nhau, quy mô quốc tế khác nhau và danh mục sản phẩm khác nhau. Metro 46 Properties là một công ty thuộc tập đoàn hoạt động trong ngành bất động sản, trước đây là ngành kinh doanh độc lập nhưng sau này là trở thành công ty hỗ trợ cho bốn phân nhánh kinh doanh trên. Cụ thể như sau: Bảng 4.1.2.1 Bảng ma trận doanh thu của METRO Group từ năm 2010 – 2014 (*) Danh mục METRO GROUP METRO Cash & Carry Real Media-Saturn Galeria Kaufhof Khác Đóng góp 100% 2010 2009 2011 2012 2012/13 2013/14 67,258 65,529 65,926 66,739 65,680 63,035 47.2% 16.1% 31.5% 5.0% 0.2% 31,095 11,499 20,794 3,584 286 30,613 11,298 19,693 3,539 386 31,121 11,032 20,604 3,119 50 31,636 11,017 20,970 3,092 24 31,165 10,366 21,053 3,082 14 30,513 8,432 20,981 3,099 10 (*) Từ năm 2012 Metro đổi năm tài chính từ ngày 1.1 đến ngày 31.12 thành từ ngày 1.10 đến ngày 30.9 của năm sau Bảng 4.1.2.2 Bảng tăng trưởng doanh thu của METRO Group từ năm 2010 – 2014 Danh mục METRO GROUP METRO Cash & Carry 2009 -2.6% -2% 2011 0.6% 2% 47 2012 1.2% 2% 2012/13 -0.4% 0% 2013/14 -4.0% -2% Real Media-Saturn Khác Galeria Kaufhof -2% -5% 35% -1% -2% 5% -87% -12% 0% 2% -52% -1% -6% 2% -72% -1% -19% 0% -29% 1% Ngồn: Báo cáo hàng năm của METRO Group (Annual reports) Lĩnh vực kinh doanh chính của METRO Group từ lúc thành lập luôn là bán lẻ. Tuy nhiên khái niệm “retail” đã biến đổi nhiều theo thời gian, gồm nhiều phân khúc kinh doanh khác nhau. Trong đó, doanh thu chính của METRO Group vẫn đến từ Metro Cash & Carry hoạt động trong phân khúc bán sỉ, tự phục vụ, kinh doanh mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm, ước tính 40.000 SKUs ( stock keeping unit – mặt hàng). Metro Cash & Carry cũng là phân nhánh kinh doanh độc đáo nhất, quốc tế nhất của METRO Group. Tiếp theo là Media –Saturn là cửa hàng điện máy, kinh doanh các mặt hàng điện tử gia dụng tại Châu Âu. Đây cũng là phân nhánh đang được ưu tiên phát triển kênh trực tuyến và kênh di động. Real hoạt động là đại siêu thị tại Đức và Ba Lan, kinh doan thực phẩm và phi thực phẩm. Galeria là trung tâm mua sắm với nhiều thương hiệu quốc tế bên trong trung tâm. METRO Group đại diện cho tập đoàn đa mô hình trong bán lẻ hiện đại (Modern trade) với nhiều phân nhánh kinh doanh và hướng đến các nhóm khách hàng khác nhau. METRO Group đa dạng trong mô hình và quan niệm thương mại nhưng không hoạt động trong nhiều lĩnh vực hay nhiều ngành nghề khác nhau. Trong hơn 50 năm hoạt động, bán lẻ/sỉ hiện đại vẫn là ngành kinh doanh chính yếu của tập doàn. Lịch sử METRO Group ghi nhận nhiều sự sát nhập giữa các công ty quy mô quốc gia hay châu lục để hình thành nên METRO Group hiện đại. Những năm 2000s, tập đoàn thường xuyên mua hoặc sát nhập với các công ty để mở rộng ra quốc tế, từ khởi điểm là Metro Cash & Carry, tập đoàn dần sở hữu Real, Media Staturn, hay Galeria. Sau này, phần lớn các trung tâm của METRO Group được xây mới theo tiêu chuẩn riêng của tập đoàn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, do sức ép cạnh tranh lớn, đồng thời suy thoái kinh tế dẫn đến cầu giảm, lợi nhuận thấp, tập đoàn bên cạnh nhượng quyền thì còn liên tục bán đi 48 một số phân nhánh kinh doanh tại một đất nước nhất định nếu tiềm năng kinh doanh thấp hoặc thường xuyên thua lỗ. Ví dụ, riêng năm 2012, METRO Group bán 30 cửa hàng bán sỉ của MAKRO tại Anh cho Booker Group, nhượng quyền thương hiệu Metro tại Sofia với thương hiệu Moiat Magazin, tư vấn và hỗ trợ nhà bán lẻ nhỏ tại Bulgaria trong chương trình nhượng quyền, bán các cửa hàng của Real ở Đông Âu cho Groupe Auchan đồng thời Groupe Auchan cũng mua lại bất động sản của Metro ở Ba Lan, Romania, Nga và Ukraine. 4.2 Chiến lược quốc tế của METRO Group METRO Group hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và bán sỉ. Đây là ngành có sức ép về chi phí rất cao do cạnh tranh về giá rất khốc liệt. Đồng thời, mỗi thị trường quốc gia lại có nhu cầu địa phương khác biệt, đòi hỏi nhà bán lẻ phải có sự thích nghi thì mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Chiến lược quốc tế của METRO Group là chiến lược xuyên quốc gia. Tại các quốc gia mà METRO Group đang kinh doanh, Metro cạnh tranh trực tiếp với nhà bán lẻ quốc tế và nhà bán lẻ địa phương. Cạnh tranh về giá của bán lẻ rất lớn, diễn ra hằng ngày, đối với bán sỉ có thể là hàng giờ. Do đó, bắt buộc tập đoàn phải duy trì mức giá thấp với lợi nhuận bán hàng thấp để có thể tồn tại. Do đó, sức ép chi phí tăng để có thể mang lại mức lợi nhuận kì vọng. Như trong chiến lược của METRO Group nêu rõ, Metro luôn phải cải tiến quy trình để có cấu trúc chi phí hiệu quả. Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu quốc gia và địa phương cũng là nhân tố then chốt. Trong chiến lược của mình, Metro cũng nêu rõ sự thay đổi cần thiết để đáp ứng hơn nữa nhu cầu địa phương. Ngành bán lẻ là ngành rất năng động về sự thay đổi để phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách hàng. Do đó, METRO Group luôn phải thích ứng với sự thay đổi ngày càng phức tạp của khách hàng. Mặc dù mô hình kinh doanh, hình thức kinh doanh, định dạng cửa hàng của tập đoàn được duy trì thống nhất tại tất cả các nước ( ví dụ cửa hàng Metro Cash & Carry Việt Nam gần giống hoàn toàn với cửa hàng Metro Cash & Carry tại Đức). Sự đáp ứng nhu cầu địa phương thể hiện rõ nét trong lựa chọn 49 nhóm khách hàng chiến lược, danh mục hàng hóa, dịch vụ vận chuyển, quy cách hàng hóa… Ví dụ tại Châu Âu, hầu hết người mua hàng ưa thích thịt đông lạnh và quen với sử dụng hàng đông lạnh. Nhưng với người Châu Á, người tiêu dùng vẫn ưa thích thịt tươi hơn nên trong danh mục hàng hóa của Metro sẽ có dòng thịt tươi bán trong ngày và hỗ trợ chặt/cắt theo nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm nhãn hàng riêng cũng được sản xuất và quảng cáo theo nhu cầu địa phương, phù hợp với sự cạnh tranh tại thị trường địa phương. Ví dụ dòng sản phẩm HORECA SELECT chuyên dành cho nhà hàng khách sạn. Tại các nước đã phát triển, dòng sản phẩm này mạnh về bơ, sữa, đồ đông lạnh, đồ hộp, sản phẩm sơ chế.. Nhưng tại Việt Nam, nhu cầu này chưa mạnh, nên Metro liên kết với công ty Việt Nam để sản xuất dòng Horeca select bột ngọt, hạt nêm vốn được bếp trưởng hay sử dụng trong nêm nếm trong khi bạn không thể tìm thấy dòng sản phẩm này tại Metro nước khác. Bảng 4.2.1 Doanh thu và tăng trưởng doanh thu của METRO Group theo khu vực địa lý năm 2010 đến 2014 Thị Trường Đóng góp 2010 2009 2011 2012 2012/13 2013/ 14 METRO GROUP 100% 67,258 65,529 65,926 66,739 65,680 63,035 Đức 39.5% 26,130 26,511 25,469 25,630 25,623 25,478 Quốc Tế Tây Âu (ngoại trừ Đức) 60.5% 41,128 39,018 40,457 41,108 40,056 37,557 31.0% 21,528 20,932 20,699 19,808 19,192 19,081 Đông Âu 24.9% 16,880 15,766 16,946 17,752 17,180 14,755 Châu Á/Châu Phi 4.7% 2,720 2,320 2,812 3,548 1% -5% -4% 4% 1% 2% 1% -1% -1% -6% -3% -7% -15% -1% 7% 21% -4% 5% 26% -7% 1% 31% -1% -14% 1% Đức Quốc Tế Tây Âu (ngoại trừ Đức) Đông Âu Châu Á/Châu Phi 50 3,685 3,722 Từ khi thành lập ( năm 1996), METRO Group không ngừng mở rộng sang thị trường Châu Âu và Châu Á. Cho đến hiện nay, thị trường chính của Metro là Đức với khoảng 39.5% đóng góp trong tổng doanh thu. Doanh thu từ thị trường quốc tế không ngừng tăng, từ 7% đóng góp trong năm 1998 đến 60.5% đóng góp trong giai doạn hiện tại. Châu Âu (ngoại trừ Đức) mang lại doanh thu chính trong thị trường quốc tế của Metro, nhưng doanh thu gia tăng chậm. Châu Á và Châu Phi với đóng góp nhỏ nhưng doanh số tăng trưởng nhanh. Sự dịch chuyển ra toàn cầu giúp METRO Group nắm bắt được các cơ hội mở rộng thị trường, xuất khẩu “dịch vụ bán lẻ khác biệt” ra các nước. Với lợi thế chuyên môn bán sỉ và lẻ hơn hàng chục năm, METRO Group tái lập các mô hình kinh doanh (repeated model) tại Đức ra thế giới, qua đó tạo được lợi thế cạnh tranh và giá trị khác biệt. Ngoài ra, METRO Group còn tạo được lợi thế về quy mô nhờ việc thu mua số lượng lớn trên quy mô toàn cầu, gây được áp lực lớn đến các nhà cung cấp ở tầm quốc tế. 4.3 Chiến lược chức năng của METRO Group Để tạo dựng lợi thế cạnh tranh, METRO Group thực hiện nhiều hành động chiến lược trong các chiến lược chức năng. Sản xuất và thu mua Metro thuê công ty thứ 3 để sản xuất sản phẩm thuộc dòng thương hiệu riêng (Aro, Horeca select, Fine food, Finedreaming, Sigma) nhằm xây dựng sự khác biệt. Các nhãn hiệu đánh vào các phân khúc khác nhau nhằm thỏa mãn đầy đủ các nhóm khách hàng. Công ty cũng tập trung thu mua tại công ty mẹ ( Metro AG) nhằm tăng năng lực đàm phán trong các hợp đồng quốc tế, tạo lợi thế về chi phí nhờ phát triển thương mại toàn cầu, tìm nguồn hàng với giá tốt nhất, cạnh tranh nhất cho các cửa hàng của mình. Marketing Marketing của METRO Group nói riêng và bán lẻ nói chung tương đối khác với marketing sản phẩm, trong đó quy trình và con người đóng vai trò quan trọng hơn cả các 51 Ps khác. Các chương trình marketing của Metro được địa phương hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng thông qua các kênh thông tin truyền thống như cẩm nang mua sắm (Metro mail), nhắn tin, email, phát tờ rơi qua bưu điện, điện thoại. Đặc biệt với top 20% khách hàng, đóng góp 80% doanh số, METRO Group sẽ có nhân viên chăm sóc phục vụ nhu cầu chuyên nghiệp của khách hàng. Quản trị tồn kho Quản lý tồn kho hiệu quả cũng là một trong những chiến lược chức năng của Metro nhằm tăng hiệu quả dòng tiền, quay vòng tồn kho và giảm chi phí tồn kho. METRO Group không ngừng nghiên cứu những công nghệ mới, phần mềm mới nhằm hỗ trợ việc quản lý tổng kho và cửa hàng hiệu quả. Tùy thuộc vào doanh số bán, hệ thống của METRO Group sẽ giúp người dùng nằm bắt lượng tồn kho, đưa ra mức đặt hàng hiệu quả, liên kết trực tiếp với hệ thống của nhà sản xuất, cảnh báo khi tồn kho có dấu hiệu bất ổn cho từng sản phẩm, đảm bảo mỗi cửa hàng có mức tồn kho nhỏ nhất mà vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng, không diễn ra trường hợp hết hàng hoặc tồn quá nhiều. Nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực luôn là 1 chiến lược chen chốt của METRO Group. Qua nhiều năm, METRO Group không ngừng hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực từ tiếp cận các sinh viên xuất xắc khi họ còn đi học, liên kết với các trường để mở các chương trình thực tập, quản trị viên tập sự, phát triển và nuôi dưỡng nhân viên thông qua việc thay đổi công việc và thăng tiến nội bộ. Đồng thời METRO Group cũng mang lại cơ hội nghề nghiệp tại khắp nơi METRO hoạt động cho nhân viên. Song song với điều đó, METRO Group cũng duy trì việc thưởng theo thành tích vào cuối năm tài chính. Qua đó tùy theo kết quả kinh doanh, người lao động sẽ nhận thêm phần thưởng hàng năm từ công ty. Đáp ứng khách hàng vượt trội Đây là chiến lược cốt lõi của METRO Group kể từ khi thành lập. Trong bản sứ mệnh cũng như trong nguyên tắc đạo đức & hành xử, việc tập trung vào khách hàng là yếu tố nền tảng. Với mục tiêu “ Khách hàng luôn muốn quay lại Metro”, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên tại Metro luôn phải tìm cách và giải pháp để cải thiện dịch vụ cho khách 52 hàng. Luôn tôn trọng, tự chủ và hỗ trợ là phong thái của mỗi nhân viên. Việc phân chia khách hàng thành các nhóm chiến lược giúp Metro phục vụ theo nhu cầu từng nhóm khách hàng tốt hơn và có danh mục sản phẩm phân hóa phù hợp. Hệ thống thông tin khách hàng cũng được xây dựng bài bản nhằm tạo ra những hồ sơ khách hàng đầy đủ, qua đó có các giải pháp chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của METRO Group đến từ việc duy trì chi phí thấp trong các mô hình kinh doanh của mình, nhờ vào quản lý tồn kho hiệu quả, luôn cải tiến cập nhập công nghệ thông tin, hỗ trợ cho các thức quản lý. Đồng thời năng lực thu mua quốc tế giúp tạo ra giá đầu vào thấp, tạo năng lực cạnh tranh về giá. Sự khác biệt của Metro đến từ đáp ứng khách hàng vượt trội, nhờ vào đội ngũ lãnh đạo và nhân viên luôn phải đặt khách hàng là trung tâm trong mọi hành động và quyết định của họ, marketing các dòng sản phẩm chuyên biệt, luôn cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ vượt trội. 4.4 Chiến lược kinh doanh của METRO Group METRO Group có bốn phân nhóm kinh doanh chính là Metro Cash & Carry, Real, Media – Saturn và Galeria. Mỗi phân nhánh tại mỗi quốc gia chính là một đơn vị cấp kinh doanh với các chiến lược khách nhau. Metro Cash & Carry tập trung vào phục vụ đa dạng, phân đoạn thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau tùy theo nhu cầu khách hàng. METRO Group lựa chọn các nhóm khách hàng chiến lược, trên cơ sở đó hình thành nên danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho từng nhóm. Ví dụ tại Việt Nam, Metro lựa chọn 5 nhóm chiến lược là : nhà hàng Việt, quán ăn, canteen, tạp hóa, văn phòng, nhà máy. Tại Nhật, Metro lựa chọn các nhà hàng Izakaya, nhà hàng Á, nhà hàng Âu, Teishokou ( cửa hàng cung cấp bữa ăn sẵn); nhà bán lẻ thực phẩm. Với từng nhóm khách hàng khách nhau, Metro có những chương trình, giải pháp, công cụ bán hàng, dịch vụ khách nhau nhằm tạo ra các dịch vụ khác biệt cho từng nhóm khách hàng chuyên nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, ngoài phương thức “cash & carry” ( trả tiền – tự vận chuyển) truyền thống, Metro cũng đưa ra hình thức vận chuyển để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng chuyên nghiệp này. 53 Real tại Châu Âu lại tập trung phục vụ cho các khách hàng bình thường. Theo đuổi mô hình đại siêu thị, Real hướng đến toàn bộ người tiêu dùng mua hàng cho nhu cầu cá nhân và gia đình. Galeria thì lại chỉ tập trung vào một phân đoạn là mua sắm cao cấp, thông qua mô hình trung tâm mua sắm, Galeria mang lại sự trải nghiệm cao cấp hơn với các thương hiệu quốc tế, mô hình mua sắm hiện đại, trưng bày đẹp mắt và các sản phẩm thuộc phân khúc cao với giá cao hơn và lợi nhuận cao hơn. Media – Saturn đi về khác biệt trong dòng sản phẩm cung cấp, chỉ tập trung vào điện tử gia dụng thay vì rất nhiều mặt hàng như các đơn vị kinh doanh khác, sự khác biệt đến từ sự chuyên môn hóa trong việc cung cấp hàng điện tử cho nhu cầu khách hàng. Mặc dù ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng dương, nhưng METRO Group đang tiến vào thời kì tăng trưởng âm trên các thị trường và trên các phân ngành kinh doanh chính. Do đó, tại một số nước METRO Group đã sử dụng chiến lược suy thoái, thanh lí các tài sản, cửa hàng nhằm thu hoạch tất cả các thu nhập có thể được, và tập trung đầu tư vào các thị trường trọng điểm. Điều này diễn ra trong tất cả các phân nhánh kinh doanh của METRO Group. 4.5 Tổ chức thực hiện chiến lược của METRO Group Cấu trúc quản lý của METRO Group gồm nhiều bộ phận được phân rõ trách nhiệm. Trong đó, Metro AG là công ty mẹ, quản lý toàn bộ các bộ phận chức năng của tập đoàn bao gồm tài chính, kiểm soát, pháp lý. Cấu trúc tác nghiệp của METRO Group gồm 4 phân nhánh kinh doanh. Tất cả các phân nhánh có trách nhiệm chung cho toàn bộ chuỗi giá trị của công ty, từ thu mua đến logistics, đến dịch vụ và trực tuyến. Toàn bộ các mảng bất động sản, công ty dịch vụ đã chuyển về Metro Properties. Từ năm 2013, bất động sản không còn là 1 phân nhánh kinh doanh độc lập mà được hợp nhất với các phân nhánh kinh doanh khác. Các bộ phận thông tin, công nghệ sẽ nằm ở bộ phận khác. Cấu trúc của METRO Group gồm ban giám sát ( supervisory board) và ban điều 54 hành ( management board). Biểu đồ 4.5.1 Cơ cấu ban điều hành của METRO Group năm 2014 Trong đó, tại các đất nước, các phân nhánh kinh doanh sẽ có cấu trúc tổ chức như sau: Biểu đồ 4.5.2 Cấu trúc tổ chức của một phân nhánh kinh doanh của Metro tại một đất nước Managing Director Finance Director Operations Director Offer Management Director HR Director Head of Legal & Compliance Head of Audit Head of QA Head of Expansion Head of Security Head of Controlling Head of Accounting Head of Banking Relations & Treasury Head of IM Head of IT Head of Supply Chain Mgt Head of Regional Operations – South 4 Distribution Center Managers 3 Distribution Center Managers 55 - Training Head of Regional Operations – North 4 Distribution Center Managers 1 Distribution Center Mgr. - Training Head of Ultra-Fresh Head of Dry Food Head of Soft Goods Head of Merchandising Head of Fresh Food Head of Field Operations Head of Branding Head of TGM - Traders Head of TGM - HoReCa Head of Own Brand CustomerManagement Director Head of Hard Goods Head of Training Head of HR Admin & Labor Relations Head of Construction Head of Store Operations & NSO Head of Delivery Head of TGM - SCO Head of CRM 56 Biểu đồ 4.5.3 Cấu trúc tổ chức của một cửa hàng tại một địa phương của METRO Group 4.6 Thành tựu chiến lược Thành tựu METRO Group đã đạt được trong thời gian qua. Bảng 4.6.1. Báo cáo tài chính của METRO Group năm 2013 - 2014 Triệu € Key financial figures Tăng trưởng doanh thu cùng kì Tăng trưởng doanh thu cùng kì (Sau khi thay đổi theo tỉ giá tiền tệ) Doanh thu ròng METRO Cash & Carry Media-Saturn Real Galeria Kaufhof 2, 3 2013/14 Thay đổi ( %) % -1.3 0.1 – % -1.4 65,679 31,165 21,053 10,366 3,082 1.3 63,035 30,513 20,981 8,432 3,099 – -4.0 -2.1 -0.3 -18.7 0.5 2012/13 57 EBITDA (Thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao) EBIT ( Thu nhập trước thuế và lãi) METRO Cash & Carry Media-Saturn Real Galeria Kaufhof EBT (Thu nhập trước thuế) Thu nhập trước thuế và một vài khoản đặc biệt Lời / Lỗ Lời lỗ trước một vài khoản đặc biệt Thu nhập của một cổ phiếu Thu nhập của một cổ phiếu trước một vài khoản đặc biệt Cổ tức của một cổ phiếu thường Cổ tức của một cổ phiếu ưu đãi Dòng tiền Đầu tư Tỉ lệ tài sản Nợ ròng Số nhân viên Địa điểm Diện tích bán hàng (1,000 m2) 3,133 1,688 1,3795 299 1455 2295 1,048 2,545 1,273 1,125 335 81 193 709 -18.8 -24.6 -18.4 12.0 -44.1 -15.8 -32.3 1,429 58 580 -0.11 1,233 182 673 0.39 -13.7 – 16.0 – 1.47 – – 2,667 1,175 18.1 5,391 272,867 2,221 12,773 1.84 0.907 1.137, 8 2,008 1,209 17.9 4,655 255,033 2,200 12,236 24.7 – – -24.7 2.9 – -13.7 -6.5 -0.9 -4.2 € € € € % Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 của METRO Group Bảng 4.6.2. Gía cổ tức, cổ phiếu và giá thị trường của METRO Group năm 2008 – 2013. 2008 28.57 29 1.18 1.298 9.3 Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường Cổ tức Cổ phiếu ưu đãi Gía thị trường ( tỉ bảng) Giá cố phiếu 2009 42.57 35 1.18 1.298 13.9 2010 53.88 36.09 1.35 1.485 17.6 2011 28.2 24.16 1.35 1.485 9.2 2012 21 23.05 1 1.06 6.9 Nguồn: Báo cáo tài chính của METRO Group (annual report) Bảng 4.6.3. EBIT (Thu nhập trước thuế và lãi) của METRO Group năm 2008 – 2011 EBIT 2008 2009 58 2010 2011 2013 26.08 20.25 0.9 1.13 8.5 METRO GROUP METRO Cash & Carry Real Media-Saturn Galeria Kaufhof Khác 2,222 1,139 6 603 115 359 2,024 936 52 608 119 309 2,415 1,104 132 625 138 416 2,372 1,148 134 542 121 427 Nguồn: Báo cáo tài chính của METRO Group (annual report) Tóm lại, với các thành tựu đạt được, METRO Group vẫn duy trì vị trí những nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu. Hiện tại đang nắm giữ vị trí số 7 trong danh sách top 250 nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu. Phân tích SWOT của METRO Group sẽ giúp nhìn rõ hơn phân tích từ bên trong của Metro Group. Điểm mạnh: Năng lực thu mua toàn cầu; Mối quan hệ lâu năm với các nhà cung cấp; Am hiểu thị trường và khách hàng; Chuyên môn và nghiệp vụ bán lẻ; Khái niệm kinh doanh độc đáo (Cash & Carry); Tại thị trường địa phương: sản phẩm chất lượng, an toàn cao; - Tiên phong trong các tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng cao tại thị trường châu Á và châu Phi; Điểm yếu: - Chưa linh động trong một số thị trường địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ dịch vụ giao hàng cho Metro Cash & Carry; - Cấu trúc chi phí còn bất lợi so với nhà phân phối ( do chi phí cửa hàng cao hơn nhiều so với chi phí kho của nhà phân phối) trong lĩnh vực bán sỉ; - Quan niệm kinh doanh của METRO Group không phù hợp tại một số đất nước, dẫn đến việc mở rộng quốc tế vẫn thu lỗ sau nhiều năm, phải bán đi các trung tâm thua lỗ; Cơ hội: 59 - Sự tăng trưởng đều (khoảng 4%) trong những năm gần đây của ngành bán lẻ; - Mặc dù kinh tế suy thoái, nhưng tổng nhu cầu vẫn tăng, có phân khúc thị trường tăng và phân khúc thị trường giảm; - Nhiều phân khúc mới phát triển bùng nổ (điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, mua sắm online…); - Khuynh hướng tiêu dùng mới, thói quen và hành vi mới của người tiêu dùng mang lại những cơ hội bán hàng mới thông qua sản phẩm mới, dịch vụ mới hay mô hình kinh doanh mới. Thách thức: - Sự cạnh tranh tại quốc tế và thị trường địa phương từ các nhà bán lẻ với mô hình mới sáng tạo (chỉ 1 sản phẩm, mô hình độc đáo…); - Sự cạnh tranh đến từ các nhà phân phối, nhà bán hàng hiện đại tại địa phương; - Sự cạnh tranh từ các kênh phân phối mới ( thương mại điện tử, thương mại trên công cụ di động); - Sự bảo hộ một số nước cho các nhà bán lẻ địa phương; - Sự gia tăng thuế tại một số thị trường; - Suy thoái kinh tế do một số nền kinh tế gặp vấn đề ví dụ như Trung Quốc, Châu Âu; - Lãi suất thị trường bị ảnh hưởng do sự thay đổi của chính sách tiền tệ của Mỹ, dẫn đến sự tăng trưởng chậm của một số thị trường Brazil, Turkey, Indonesia, Nam Phi, Nga, Argentina; - Khủng hoảng Ukraine gây tác động tiêu cực kinh tế giữa Mỹ, Châu Âu và NgaL - Sự gia tăng của nhóm người nghỉ hưu tại các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu và Trung Quốc làm giảm tiềm năng tăng trưởng; 4.7 Bản chất và nguôn gốc lợi thế cạnh trạnh Xét tỉ suất lợi nhuận biên của METRO Group. Trong năm 2013, mức lợi nhuận biên của METRO Group là 0.7% (nguồn Delloite) thấp hơn so với mức thị trường là 3.4% (top 250 tập đoàn bán lẻ toàn cầu). Như vậy METRO Group đang không có lợi thế cạnh 60 tranh khi so sánh với các nhà bán lẻ khác. Tuy nhiên METRO Group vẫn có những ưu thế vượt trội so với đối thủ đến từ đáp ứng khách hàng vượt trội. Metro Cash & Carry: danh mục sản phẩm rộng, chất lượng, dịch vụ linh động. Danh mục sản phẩm gồm 20,000 mặt hàng thực phẩm và 30,000 mặt hàng phi thực phẩm. Metro Cash & Carry mua 90% mặt hàng từ địa phương. Quan niệm kinh doanh linh động, thay đổi để đáp ứng nhu cầu và điều kiện riêng của từng đất nước. Real mang đến các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao với giá hấp dẫn. Khách hàng có thể mua tất cả các nhu cầu hằng ngày của họ tại Real. Media- Staturn: Số 1 về điện tử gia dụng tại châu Âu. Phân tích chuỗi giá trị của Metro Group Giá trị của METRO Group tạo ra cho khách hàng bằng cách chuyển hóa các giá trị 61 của hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay khách hàng, thông qua METRO Group các giá trị hàng hóa này được gia tăng thông qua: - Thu mua & vận chuyển: Thông qua việc thu mua và vận chuyển, hàng hóa được chuyển từ nhà cung cấp đến các cửa hàng của Metro. Nhờ khả năng bán được số lượng lớn hàng hóa nên METRO Group giúp các nhà sản xuất có được lợi thế kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm, nhờ đó giá thành sản xuất giảm. Việc thu mua cũng giúp METRO Group tạo ra sự cạnh tranh và áp lực lên các nhà cung cấp, buộc các nhà cung cấp phải có những sản phẩm mới sáng tạo, hoặc phương thức vận hành mới hiệu quả hơn. - Cửa hàng & Trưng bày: Tại cửa hàng, khách hàng có sự trải nghiệm mong đợi chứ không chỉ là mua 1 sản phẩm hay hàng hóa. Hàng hóa được trưng bày theo quyết định mua hàng của khách hàng (decision making tree) nhờ đó họ dễ tìm hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mình hơn, hàng hóa cũng được trưng bày đẹp mặt, lý tình và cảm tính của sản phẩm cũng được truyền đạt rõ ràng và thuyết phục với khách hàng. Ngoài ra, các cửa hàng thông qua quan niệm trưng bày riêng, các khách hàng sẽ có những trải nghiệm mua sắm độc đáo, phù hợp với nhu cầu của họ. Khi kết hợp trưng bày hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp thành các khu vực, METRO Group giúp tạo ra giải pháp cho khách hàng. Ví dụ, các chủ nhà hàng có thể tham khảo toàn bộ các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thực phẩm khô tại Metro với giá hấp dẫn. Qua đó họ có thể mua toàn bộ nhu cầu kinh doanh của mình tại 1 cửa hàng. - Dịch vụ: dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi làm gia tăng giá trị mà khách hàng khi họ mua sắm tại bất cứ cửa hàng nào của METRO Group. Dịch vụ vận chuyển giúp chọ có thêm lựa chọn phù hợp, dịch vụ đặt hàng online giúp họ tiết kiệm thời gian mua sắm. Dịch vụ tư vấn giúp họ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình mua hàng. Hoạt động thu mua, cửa hàng & trưng bày với khái niệm kinh doanh độc đáo đang tạo ra các giá trị vượt trội cho khách hàng. Mỗi nhà bán lẻ theo đuổi những mô hình kinh doanh và quan niệm trưng bày khác biệt, phù hợp với những mục đích mua hàng khác 62 nhau của khách hàng. Hoạt động quản lý hàng hóa đang gây ra chi phí kém hiệu quả của Metro. So với Wal-Mart, METRO Group quản lý hàng hóa và giảm hàng tồn kho không hiệu quả bằng, kết quả là chi phí cao hơn so với đối thủ. Hoạt động quản lý cửa hàng cũng đang gây ra chi phí rất lớn, đặc biệt là tại các cửa hàng có doanh số và lượt viếng thăm thấp. Đồng thời, khả năng tăng giá thấp do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến khả năng tăng lợi nhuận bán hàng thấp. Việc quản lý chi phí không hiệu quả bằng các nhà bán lẻ khác và không có khả năng tăng giá chính là lí do METRO Group có lợi nhuận biên thấp hơn so với các nhà bán lẻ khác. 4.8 Nguồn lực chiến lược 4.8.1 Nguồn lực hữu hình Nguồn lực hữu hình của METRO bao gồm: - Bất động sản: METRO sở hữu khối bất động sản có giá trị khổng lồ tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Mỗi cửa hàng của METRO Group đều nằm tại các vị trí trung tâm thành phố, với diện tích từ 2.500m2 – 5.000m2. - Nguồn kĩ thuât: Metro là tập đoàn sở hữu nhiều nhãn hiệu thương mại riêng, phân phối độc quyền tại Metro như Aro, Sigma, Finefood, Finedreaming. Đồng thời METRO cũng sở hữu bản quyền của các nghiên cứu riêng về công nghệ quản lý cửa hàng. - Nguồn tổ chức: METRO Group có hệ thống hoạch địch, kiểm soát phối hợp, báo cáo chính thức bài bản, rõ ràng, dễ kiểm soát, chuẩn mực , phục vụ tốt cho mục tiêu quản lý và phát triển tập đoàn. - Nguồn tài chính: METRO Group là tập đoàn bán lẻ đứng thứ 7 toàn cầu, nguồn lực tài chính do tự tài trợ và vay nợ đều tốt. 4.8.2 Nguồn lực vô hình 63 - Thương hiệu: các thương hiệu của METRO Group gồm Metro/Marko Cash &Carry, Real, Media- Staturn, Galeria đều là các thương hiệu quốc tế, nổi tiếng nhiều năm, có giá trị lớn về mặt cảm tính trong lòng khách hàng. - Quan niệm kinh doanh: METRO Group là tập đoàn duy nhất sở hữu quan nhiệm kinh doanh độc đáo Cash& Carry (Trả tiền, tự vận chuyển). Riêng mảng C&C mang lại METRO Group hơn 30 tỉ trong năm 2013. Real, Media – Saturn, Galeria đều có những khái niệm độc đáo. - Danh tiếng với nhà cung cấp: METRO Group là tập đoàn có sức ảnh hưởng to lớn đến các nhà cung cấp sản phẩm bởi khả năng phân phối toàn cầu quy mô lớn của nó. METRO có thể tạo ảnh hưởng vượt trội so với các nhà bán lẻ khách, nhờ đó có được đầu vào hiệu quả. - Nhận thức của khách hàng về các thương hiệu kinh doanh của METRO Group: khách hàng có niềm tin về dịch vụ, chất lượng sản phẩm khi họ mua tại các cửa hàng của METRO Group. - Nhân sự: METRO Group có hơn 250,000 nhân viên ở hơn 33 quốc gia, trong đó rất nhiều chuyên viên về bán lẻ và bán sỉ, các nhà quản trị tài giỏi về quản lý bán lẻ ở quy mô toàn cầu. Nhân sự có kiến thức chuyên ngành cao, được đào tạo bài bản, theo sát những giá trị mà công ty xây dựng, khả năng tự chủ cao. - Các khả năng cải tiến của METRO Group trong bán lẻ rất mạnh mẽ. Với mô hình tập đoàn đa dạng trong mô hình cửa hàng kinh doanh, METRO xây dựng một mạng lưới nội bộ luôn đề cao cải tiến và cải tiến theo nhu cầu và hành vi khách hàng. Nhờ các nguồn lực trên mà METRO Group tạo được năng lực cốt lõi là khả năng mang ra giải pháp cho khách hàng sỉ và lẻ trên quy mô quốc tế. Sự tiếp cận khách hàng theo hành vi và cách ứng xử giúp METRO Group thông qua các cửa hàng và nhân viên của mình đáp ứng các nhu cầu và kì vọng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng , nhờ đó khách hàng có thể tìm gia giải pháp cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu kinh doanh của mình. 64 65 [...]... tịch và Tổng giám đốc điều hành mới ( Chairman & CEO) của Ban điều hành METRO Group METRO Group cũng thay đổi định vị từ thông điệp “ METRO Group – The Spririt of Commerce” sang “ METRO GROUP – MADE TO TRADE” ( METRO group – Sinh ra cho thương mại”) Ông Olaf Koch cũng đưa ra bản tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh mới trong năm 2011: METRO GROUP is one of the world's leading international retail and wholesale... tập đoàn mẹ đang quản lý toàn bộ tập đoàn còn Còn METRO AG cùng toàn bộ tập đoàn con đều thuộc một thương hiệu là METRO GROUP Điều này phản ánh sự đoàn kết của và tinh thần tự chủ của toàn bộ tập đoàn trong tập đoàn METRO Group với nhiều tập đoàn và phân nhánh đã hình thành nên một liên minh bán buôn và bán lẻ tầm quốc tế METRO xây dựng thương hiệu METRO Group với định vị mới: METRO Group – The Spirit... METRO Group cũng thể hiện rõ cam kết sáng tạo và niềm tin vững chắc vào tương lai Không có một tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh mới vào năm 2002, METRO Group vẫn tiếp tục chiến lược tăng trưởng định hướng giá trị (value oriented growth), quốc tế hóa các quan niệm thương mại Riêng đối với các phân nhánh kinh doanh, METRO Group đưa những tuyên bố táo bạo, thách thức và cụ thể hơn so với các năm trước METRO. .. vượng của các quốc gia mà tập đoàn có đặt cửa hàng kinh doanh 2.2 Sự thay đổi chiến lược trong năm 2002 Trong năm 2002, METRO Group đã hoạt động trên 2,310 vị trí ở 26 nước và là 1 trong những tập đoàn bán buôn – bán lẻ lớn nhất thế giới METRO AG là trở thành tập đoàn quản lý chiến lược, quản lý toàn bộ các tập đoàn thuộc tập đoàn METRO Sáu phân nhánh kinh doanh chính hoạt động độc lập ở thị trường với... 2011), METRO Group khẳng định rõ nét hơn giá trị cốt lõi của tập đoàn chính là sự tập trung vào khách hàng : mỗi ngày, chúng tôi làm việc để đáp ứng tối ưu kì vọng của khách hàng Sau nhiều năm, giá trị cốt lõi này vẫn giữ vững và là nền tảng cho bât cứ chiến lược nào khách của tập đoàn Mục đích cốt lõi 23 của tập đoàn là tạo ra giá trị dài hạn cho bất cứ cá nhân nào tiếp xúc với Metro Group, tạo ra giá trị. .. dịch METRO Group – Tinh thần Thương Mại” Điều này cũng chình là sử mệnh của METRO từ khi thành lập nhưng trong một tuyên bố khác, đó chính là tập đoàn bán lẻ toàn cầu METRO Grop chính là đại diện cho tinh thần thương mại ở cấp cao nhất, cấp quốc tế Thương hiệu METRO group đại diện cho thành tích cao, sự hiện đại, sự vượt trội để thành công và tính quốc tế Thương hiệu nhấn mạnh tham vọng của METRO Group. .. mua, hậu cần, IT, quảng cáo thì được quản lý chung bởi các tập đoàn dịch vụ xuyên ngành Từ năm 2002, toàn bộ các phân nhánh và tập đoàn con của METRO đều sử dụng chung thương hiệu METRO Group trên toàn cầu Trước đây METRO AG vẫn là tập đoàn mẹ điều hành toàn bộ hoạt động của tập đoàn, đồng thời, khi nói về toàn bộ tập đoàn thì cũng sử dụng thương hiệu METRO AG.Tuy nhiên từ năm 2002, METRO AG chỉ dùng... bán buôn ( wholesales) cho khách hàng chuyên nghiệp Gía trị của tập đoàn chính là sự hướng đến khách hàng, sự nhạy bén kinh doanh, thành tích vượt trội và niềm tin lẫn nhau cũng như sự tín nhiệm bên trong và bên ngoài tổ chức Để cụ thể hóa sự liên kết , tương tác của từng cá nhân lên METRO, METRO Group 24 đưa ra chiến dịch “ You & METRO ( Bạn & METRO) trong đó những kế hoạch và hạnh động cụ thể được... xã hội Bằng cách đó, chúng tôi giúp cải thiện chất lượng cuộc sống Hệ quả, mục tiêu của triết lý chiến lược của chúng tôi là tạo ra giá trị dài hạn – cho mỗi cá nhân khi họ tương tác với METRO GROUP Đầu tiên và quan trọng nhất là các khách hàng của chúng tôi Chúng tôi coi việc cung cấp cho họ những giá trị thặng dư là mục đích cao cả nhất của tập đoàn Chúng tôi cũng hướng đến các nhân viên, cổ đông... (Chairman) – 2008 Nhà đầu tư: Đối thoại với cổ đông và nhà phân tịch là một phần quan trọng của chiến lược định hướng giá trị Thành công từ tập trung vào giá trị: là một thành viên của thị trường thế giời, chúng tôi tuôn đánh giá cao sự quan trọng của giao tiếp mở và quan hệ xây dựng trên tin tưởng Nhân viên: METRO Group mang đến nhân viên và ứng viên cơ hội phát triển phong phú Nhân cách mạnh sẽ giúp ngành ... đầu tư ngược lại vào khác hàng CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC CỦA METRO GROUP 4.1 Chiến lược METRO Group 43 4.1.1 Tuyên bố chiến lược METRO Group giai đoạn METRO Group xác định ngành kinh doanh gồm: bán... nhà cung cấp tầm quốc tế 4.3 Chiến lược chức METRO Group Để tạo dựng lợi cạnh tranh, METRO Group thực nhiều hành động chiến lược chiến lược chức Sản xuất thu mua Metro thuê công ty thứ để sản... Chairman & CEO) Ban điều hành METRO Group METRO Group thay đổi định vị từ thông điệp “ METRO Group – The Spririt of Commerce” sang “ METRO GROUP – MADE TO TRADE” ( METRO group – Sinh cho thương mại”)

Ngày đăng: 22/10/2015, 22:31

Xem thêm: Quản trị chiến lược metro group

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w