kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến thủy sản xuất nhập khẩu thiên phú

109 347 0
kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến thủy sản xuất nhập khẩu thiên phú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN HỒNG CẨM KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 Cần Thơ, tháng 12/2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN HỒNG CẨM MSSV: 4114091 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 Cán bộ hƣớng dẫn Trƣơng Đông Lộc Cần Thơ, tháng 12/2014 LỜI CẢM TẠ Trong suốt khoảng thời gian học ở Trƣờng Đại Học Cần Thơ, em đã đƣợc tiếp thu và học hỏi đƣợc rất nhiều từ quý thầy cô. Đặc biệt là sự tận tình, ân cần chỉ bảo của quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã trang bị cho em những kiến thức quý báu cũng nhƣ là hành trang và nền tảng để em vững bƣớc hơn khi vào môi trƣờng làm việc đầy thử thách ngoài xã hội. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú , em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các anh chị trong Công ty đã hƣớng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành tốt đề tài này. Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trƣơng Đông Lộc, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và đóng góp cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Nhân đây, con cũng xin gởi lời cảm ơn đến cha mẹ, ngƣời đã nuôi dạy con nên ngƣời và động viên an ủi con khi con gặp những khó khăn và trở ngại trong cuộc sống. Cám ơn các bạn lớp kế toán tổng hợp 2 K37 đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho em trong thời gian qua. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhƣng cũng không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện. Rất mong sự thông cảm và chỉ bảo cũng nhƣ sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè để đề tài ngày một tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!. Cần Thơ, ngày … tháng ... năm 2014 Sinh viên thực hiện Phan Hồng Cẩm i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện Phan Hồng Cẩm ii MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG ------------------------------------------------------------------ vii DANH MỤC HÌNH --------------------------------------------------------------------ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT --------------------------------------------------------- x Chƣơng 1: GIỚI THIỆU--------------------------------------------------------------- 1 1.1 Lý do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 2 1.2.1 Mục tiêu chung ------------------------------------------------------------------ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ------------------------------------------------------------------ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 2 1.3.1 Không gian ----------------------------------------------------------------------- 2 1.3.2 Thời gian ------------------------------------------------------------------------- 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 2 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------- 3 2.1 Cơ sở lý luận ----------------------------------------------------------------------- 3 2.1.1 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ----------------------------------- 3 2.1.2 Kế toán doanh thu --------------------------------------------------------------- 4 2.1.3 Kế toán chi phí ----------------------------------------------------------------- 10 2.1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ---------------------------------------- 16 2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty ----- 17 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------- 19 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ------------------------------------------------ 19 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ----------------------------------------------- 20 Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ ------------------ 23 3.1 Lịch sử hình thành ---------------------------------------------------------------- 23 3.2 Ngành nghề kinh doanh --------------------------------------------------------- 23 3.3 Cơ cấu tổ chức -------------------------------------------------------------------- 24 3.4 Tổ chức bộ máy kế toán --------------------------------------------------------- 26 iv 3.5 Hệ thống các chứng từ và tài khoản công ty đang sử dụng ----------------- 27 3.6 Tổ chức vận dụng và các phƣơng pháp kế toán------------------------------- 28 3.7 Sơ lƣợc kết quả hoạt động kinh doanh ----------------------------------------- 28 3.8 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển ------------------------------- 31 3.6.1 Thuận lợi ------------------------------------------------------------------------ 31 3.6.2 Khó khăn ------------------------------------------------------------------------ 32 3.6.3 Định hƣớng phát triển --------------------------------------------------------- 32 CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ -------------------------- 33 4.1 Kế toán doanh thu ---------------------------------------------------------------- 33 4.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ----------------------------------- 33 4.1.2 Doanh thu nội bộ --------------------------------------------------------------- 35 4.1.3 Doanh thu tài chính ------------------------------------------------------------ 35 4.1.4 Các khoản giảm trừ doanh thu ----------------------------------------------- 37 4.1.5 Thu nhập khác ------------------------------------------------------------------ 37 4.2 Kế toán chi phí -------------------------------------------------------------------- 38 4.2.1 Giá vốn hàng bán -------------------------------------------------------------- 38 4.2.2 Chi phí bán hàng --------------------------------------------------------------- 40 4.2.3 Chi phí quản lí doanh nghiệp ------------------------------------------------- 41 4.2.4 Chi phí tài chính ---------------------------------------------------------------- 43 4.2.5 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ----------------------------------------- 44 4.2.6 Chi phí khác -------------------------------------------------------------------- 44 4.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ------------------------------------------ 44 4.3.1 Thủ tục xác định kết quả kinh doanh tại công ty -------------------------- 44 4.3.2 Một số nghiệp vụ phát sinh --------------------------------------------------- 44 4.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh -------------------------------------- 46 4.4.1 Phân tích thị trƣờng tiêu thụ -------------------------------------------------- 46 4.4.2 Tình hình chi phí hoạt động -------------------------------------------------- 50 4.4.3 Phân tích lợi nhuận ------------------------------------------------------------ 55 v 4.4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính ------------------------------------------------------------------------------------------- 58 Chƣơng 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ --------------------------------------------------------- 68 5.1 Nhận xét chung -------------------------------------------------------------------- 68 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán ------------------------------------------------- 68 5.1.2 Về hệ thống chứng từ ---------------------------------------------------------- 68 5.1.3. Về sổ sách kế toán ------------------------------------------------------------ 68 5.1.4. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty -------------------------- 69 5.2 Một số giải pháp nhăm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty ---------------------------------------------------------------------- 69 5.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ---------------- 69 5.3.1. Mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thị trƣờng nội địa, gia tăng xuất khẩu thị trƣờng nƣớc ngoài ---------------------------------------------------------- 69 5.3.2 Tiết kiệm chi phí -------------------------------------------------------------- 70 5.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động --------------------------------- 70 5.3.4. Đảm bảo nguồn nguyên liệu ------------------------------------------------- 70 5.3.5 Ổn định tài chính --------------------------------------------------------------- 70 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ----------------------------------------- 71 6.1 Kết luận ---------------------------------------------------------------------------- 71 6.2 Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------- 72 6.2.1. Đối với Công ty --------------------------------------------------------------- 72 6.2.2. Đối với chính quyền tỉnh Bạc Liêu ----------------------------------------- 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------ 73 PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------ 74 vi vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 – 2013 ------------------------------------------------------------------------------------------- 29 Bảng 4.1: Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo quốc gia --------------------------- 47 Bảng 4.2 : Cơ cấu các khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh -------------- 50 Bảng 4.3: Chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng --------------------------- 52 Bảng 4.4: Chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp ------------- 54 Bảng 4.5: Tổng lợi nhuận của công ty qua ba năm ------------------------------ 56 Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động ----------------------------- 59 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về lợi nhuận ------------------------------------------------ 62 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ------------ 5 Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chiết khấu thƣơng mại --------------------------------- 6 Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại -------------------------------------- 7 Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán -------------------------------------- 7 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính ------------------------------------- 9 Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác ------------------------------------------ 10 Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán -------------------------------------- 11 Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng --------------------------------------- 12 Hình 2.9. Sơ đồ hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp ------------------------ 13 Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính -------------------------------------- 14 Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí khác ------------------------------------------- 15 Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN ---------------------------------- 16 Hình 2.13 Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh ----------------------- 17 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------ 25 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán ----------------------------------------------------- 26 Hình 4.1 Lƣu đồ luận chuyển chứng từ kế toán doanh thu --------------------- 34 Hình 4.2 Sơ dồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh ------------------------- 46 Hình 4.3 Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo châu lục ----------------------------- 49 Hình 4.4 Phân tích ROE theo sơ đồ Dupont từ 2011 đến 2013 ---------------- 63 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên DT : Doanh thu DTT : Doanh thu thuần TSCĐ : Tài sản cố định TTS : Tổng tài sản CP : Chi phí LN : Lợi nhuận VCSH : Vốn chủ sỡ hữu x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Song, nó cũng gây nhiều khó khăn thử thách cho các doanh nghiệp. Đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải nổ lực làm nên những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Ngành hàng thủy sản ngành hàng này được nhà nước ta ưu đãi rất nhiều cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản do ngành hàng thủy sản mang lại tỷ trọng cao trên tổng thu nhập GDP của nước ta. Nhưng trên thực tế để tồn tại được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản phải chịu sự kiểm soát gắt gao của thị trường xuất khẩu. Những năm gần đây ngành hàng thủy sản gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế kiểm soát nhập khẩu và chống bán phá giá càng làm cho ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn. Do đó, muốn đứng vững trong thị trường kinh doanh khắc nghiệt và đầy biến động này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một kế hoạch, một qui trình kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp và chặt chẽ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu tốn chi phí mua sắm các yếu tố đầu vào nên chi phí luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị, họ phải tìm cách để kiểm soát chi phí một cách tốt nhất. Đồng thời với việc khai thác thị trường để tạo ra doanh thu. Mặt khác, với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường thì mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán xác định kết quả kinh doanh là một công cụ rất quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp vì đó là căn cứ để các nhà quản lý có thể biết được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình có đạt hiệu quả hay không? Lời hay lỗ như thế nào? Từ đó định hướng phát triển trong tương lai. Vì vậy công tác xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp là như vậy nên tôi xin chọn đề tài “Kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú” làm đề tài nghiên cứu. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú (sau đây xin được gọi là Công ty Thiên Phú) , trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá công tác xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty. - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian - Công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú - Địa chỉ: Ấp Xóm Mới, Xã Xuân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. 1.3.2 Thời gian - Đối với số liệu kết quả kinh doanh, đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Đối với số liệu thực hiện kế toán, đề tài sử dụng số liệu kế toán của tháng 1/2014. - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh cảu Công ty Thiên Phú. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2.1.1.1 Doanh thu Kết thúc quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thu được một khoản tiền nhất định, đó là doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. - Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. - Doanh thu khác như thu về nhượng bán vật tư ứ đọng, các khoản được bồi thường, các khoản nợ vắng chủ hay nợ không ai đòi… Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với khách hàng, đối với các cổ đông tham gia các hoạt động 3ien doanh…Do đó, mọi doanh nghiệp cần phải phấn đấu để tăng doanh thu của mình. 2.1.1.2 Chi phí Thực hiện các mục tiêu của kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm, chi phí tổ chức tiêu thụ sản phẩm và những khoản tiền thuế gián thu nộp cho Nhà nước theo luật thuế quy định… Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau thì nội dung cơ cấu chi phí sẽ không giống nhau. Điều quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp là phải luôn quan tâm đến tiết kiệm chi phí vì nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực tế của nó đều gây ra những trở ngại trong quản lý và đều giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 3 2.1.1.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản… và vô hình như uy tín, thương hiệu của công ty đối với khách hàng và phần trăm thị trường mà công ty chiếm được. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính… Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận không. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội. 2.1.2 Kế toán doanh thu 2.1.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn + Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. ( Theo chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 4 b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ: +Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng + Phiếu thu, giấy báo + Hợp đồng kinh tế + Các chứng từ gốc khác có liên quan… - Tài khoản sử dụng: TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) + Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất – kinh doanh. Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền ngay, cũng có thể chưa thu được tiền (do các thỏa thuận về thanh toán hàng bán), sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp thuận thanh toán. + Sơ đồ hạch toán: TK 911 TK 511, 512 TK 111,112,131 K/c DTT Phản ánh DTBH TK 3332 TK 3331 3333 Thuế TK 521,531,532 K/c các khoản giảm trừ DT Phản ánh các khoản giảm trừ DT Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.1.2.2 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu a) Chiết khấu thương mại - Khái niệm: Chiết khấu thương mại là số tiền giảm giá trong trường hợp khách hàng mua hàng với khối lượng lớn như đã được thỏa thuận ghi trên hợp đồng mua bán. - Chứng từ hạch toán: + Hợp đồng chiết khấu, bảng tính chiết khấu + Hóa đơn GTGT, hóa đơn chiết khấu + Các chứng từ gốc khác có liên quan… 5 - Tài khoản sử dụng: TK 521: Chiết khấu thương mại + Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại. (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng). +Sơ đồ hạch toán: TK 511 TK 521 TK 111, 112, 131 Doanh thu không có thuế GTGT Số CKTM cho Thuế GTGT đầu ra người mua Cuối kỳ k/c CKTM sang TK doanh thu TK 3331 (nếu có) Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại b)Hàng bán bị trả lại - Hàng bán bị trả lại là trị giá của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng mua bán: hàng bị mất, kém phẩm chất; không đúng chủng loại, quy cách. - Chứng từ hạch toán: + Biên bản hàng bán bị trả lại + Hóa đơn hàng bán bị trả lại + Các chứng từ gốc khác có liên quan… - Tài khoản sử dụng: TK531: Hàng bán bị trả lại + Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại (tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn). Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chi được phản ánh vào TK 641 – Chi phí bán hàng. + Sơ đồ hạch toán: 6 TK 511, 512 TK 531 TK 111, 112, 131 Thanh toán cho khách hàng số tiền hàng bị trả lại Doanh thu không có thuế Cuối kỳ k/c hàng bị trả lại sang DTBH GTGT TK 3331 Thuế GTGT đầu ra (nếu có) Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại c) Giảm giá hàng bán - Giảm giá hàng bán là khoản giảm giá được doanh nghiệp chấp thuận một cách đặt biệt trên giá đã thỏa thuận vì một số lí do hàng bán kém phẩm chất, hay không đúng quy cách, mẫu mã,... đã ghi trong hợp đồng mua bán. - Chứng từ hạch toán: hóa đơn, biên bản giảm giá và các chứng từ có liên quan… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán + Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. + Sơ đồ hạch toán TK 532 TK 111, 112, 131 Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng Doanh thu không có thuế GTGT TK 511 Cuối kỳ k/c tổng số giảm giá hàng bán sang DTBH Thuế GTGT đầu ra TK 3331 (nếu có) Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán 2.1.2.3 Kế toán doanh thu nội bộ - Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp. - Kết cấu và nội dụng: 7 Nợ TK 512 - Số thuế TTĐB hoặc thuế GTGT tính theo PPTT của hàng bán nội bộ. Có - DT bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ hạch toán. - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận k/c. - K/c sang TK 911 để XĐKQKD. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ 2.1.2.4 Kế toán doanh thu nội bộ a) Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh về vốn khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ hạch toán: giấy báo có, phiếu thu, các chứng từ gốc khác có liên quan. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính + Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. 8 + Sơ đồ hạch toán TK 911 TK 515 TK 111,112,138 Lãi tiền gửi, tiền cho vay, trái phiếu cổ tức được chia K/c doanh thu tài chính TK 1111,1121 TK 1112,1122 Bán ngoại tệ Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá thực tế Lãi bán ngoại tệ TK 1112,1122 TK 211,241,642 152,153,156 Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ Lãi tỷ giá TK 121,221 Dùng cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp TK 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng K/c lãi tỉ giá hối đoái do TK 413 đánh giá lại số dư cuối kỳ SXKD Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính 2.1.2.5 Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm Thu nhập khác là những khoản thu nhập mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản thu nhập không mang tính thường xuyên như: thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ,… b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ: giấy báo có, phiếu thu, các chứng từ khác có liên quan. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 711 – Thu nhập khác 9 +Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. + Sơ đồ hạch toán TK 3331 TK 111, 112 TK 711 Thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ Số thuế GTGT phải nộp theo PP trực tiếp (nếu có) TK 3331 (nếu có) TK 331, 338 TK 911 Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ K/c các khoản thu nhập khác phát sinh TK 152, 156, 211 Được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 2.1.3 Kế toán chi phí 2.1.3.1 Giá vốn hàng bán a) Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của một số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ hạch toán: hóa đơn, phiếu xuất kho, các chứng từ gốc khác liên quan… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán + Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê bất động sản 10 theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư... + Sơ đồ hạch toán TK 632 TK 154 Sản phẩm sản xuất xong giao thẳng cho người mua TK 911 K/c giá vốn hàng bán TK 155, 156 Giá vốn TP xuất bán TK 155, 156 Giá vốn TP đã bán bị trả lại kho TK 157 Hàng gửi đi bán xác định là đã bán TK 159 Hoàn nhập dự phòng TK 152,153,138 Phản ánh hao hụt, giảm giá hàng tồn kho mất mát hàng tồn kho TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 217 Giá trị còn lại bất động sản đầu tư Hao mòn bất TK 2147 động sản đầu tư Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 2.1.3.2 Chi phí bán hàng a) Khái niệm Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí bảo quản, vận chuyển; chi 11 phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo; chi phí hoa hồng, đại lý; chi phí bảo hành sản phẩm. b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ: + Hóa đơn, phiếu chi + Bảng kê chi phí, bảng lương, bảng tính BHXH, BHYT,.. + Các chứng từ gốc khác có liên quan… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng +Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. + Sơ đồ hạch toán: TK 641 TK 334, 338 CP nhân viên bán hàng TK 111, 112 Các khoản ghi giảm CPBH TK 152,153 CP vật liệu, CCDC TK 911 K/c CPBH TK 214 CP khấu hao TSCĐ TK 142 TK 111,112,331 CPBH chờ K/c CP dịch vụ mua ngoài K/c CPBH CP bằng tiền khác TK 133 Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 2.1.3.3 Chi phí quản lí doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng,.. 12 b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ: + Hóa đơn, phiếu chi. + Bảng kê chi phí, bảng lương, bảng tính BHXH, BHYT,.. +Các chứng từ gốc khác có liên quan… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp + Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hạch toán. + Sơ đồ hạch toán TK 642 TK 334, 338 CP nhân viên QLDN TK 111, 112 Các khoản ghi giảm CP QLDN TK 152,153 CP vật liệu, CCDC TK 911 TK 214 K/c CP QLDN CP khấu hao TSCĐ TK 142 TK 111,112,331 CP QLDN chờ K/c CP dịch vụ mua ngoài CP bằng tiền khác K/c CP QLDN TK 133 Hình 2.9. Sơ đồ hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp 2.1.3.4 Chi phí tài chính a) Khái niệm Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chi phí tiền lãi vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,… những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền. b) Chứng từ, tài khoản sử dụng 13 - Chứng từ: giấy báo có, bảng tính lãi vay, các chứng từ gốc khác có liên quan…. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính + Tài khoản này được sử dụng để phản ánh các khoản chi phí hay các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính, hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán + Sơ đồ hạch toán: TK 635 TK 111,112,242,335 Trả lãi tiền vay, phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp TK 129,229 Dự phòng giảm giá đầu tư TK 129, 229 Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư TK 121,221,222 223, 228 Lỗ về các khoản đầu tư TK 111,112 Tiền thu về bán các khoản đầu TK 111(2) tƣ 112(2) Bán ngoại tệ (giá ghi sổ) TK 911 CP hoạt động liên doanh, liên kết K/c CP tài chính Lỗ về bán ngoại tệ TK 413 K/c lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục gốc ngoại tệ Hình 2.10. Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 2.1.3.5 Chi phí khác a) Khái niệm Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước 14 b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ: hóa đơn, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 811 – Chi phí khác Sơ đồ hạch toán: TK 111,112 TK 811 Các chi phí khác bằng tiền (chi hoạt TK 911 động thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…) K/c chi phí khác TK 111,112,338 phát sinh trong kỳ Khoản phạt do vi phạm hợp đồng TK 211 Giá trị hao mòn Ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán TK 214 Giá trị còn lại Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí khác 2.1.3.6 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. b) Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ: tờ khai tạm tính thuế TNDN và tờ khai quyết toán thuế TNDN. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Sơ đồ hạch toán: 15 TK 111,112 Nộp thuế TNDN TK 8211 TK 334 Thuế TNDN phải nộp TK 911 K/c chi phí thuế TNDN Điều chỉnh thuế TNDN đã nộp Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN 2.1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.4.1 Khái niệm - Là xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được và tổng chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) và lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí). - Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.1.4.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ: + Bảng tính toán, kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt động SXKD và các hoạt động khác của DN. + Bảng tính toán, kết chuyển chênh lệch thu chi (lợi nhuận trước thuế) của các hoạt động SXKD và các hoạt động khác. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doan + Sơ đồ hạch toán: 16 TK 632 TK 511,512 TK 911 K/c trị giá vốn trực tiếp hàng đã bán K/c DTT TK635, 811 TK 515 K/c chi phí tài chính và chi phí khác K/c DT hoạt động TC TK 641 TK 711 K/c chi phí bán hàng K/c thu nhập khác TK 142 Chờ K/c TK 821 TK 642 K/c thuế TNDN hoãn lại Chờ K/c K/c chi phí QLDN TK 421 TK 821 K/c thuế TNDN hiện hành K/c lỗ K/c lãi Hình 2.12 Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.4.3 Nguyên tắc hạch toán - Phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành. - Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. - Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. 2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty 2.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. a) Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán 17Hàng tồn kho bình quân (Lần) (2.1) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. b) Kỳ thu tiền bình quân (DSO) Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu bình quân 90()()()(Ngày) (0 (2.2) Doanh thu bình quân một ngày = Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. c) Vòng quay tài sản cố định Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định = Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân (Lần) (2.3) Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. d) Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản (Lần) (2.4) = Tổng giá trị tài sản bình quân Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. 2.1.5.2 Các tỷ số về khả năng sinh lời Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh 18 nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng ROS X 100 % = (2.5) Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một triệu đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. b) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng ROE = x 100 % (2.6) Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. c)Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng ROA = x 100 % (2.7) Tổng tài sản bình quân Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một triệu đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ sổ sách, báo cáo tài chính do Phòng kế toán Công ty Thiên Phú cung cấp. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả 19 năm nay và năm trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng. giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Mức chênh lệch giữa = Số năm sau – Số năm trước (2.8) năm sau và năm trước + So sánh bằng số tương đối: Dùng tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Số năm sau – Số năm trước Tỷ lệ năm sau so với x = năm trước 100 (%) (2.9) Số năm trước - Phân tích Dupont ( tách ROE): đây là phương pháp xác định các yếu tố dẫn đến sự thay đổi ROE. Mô hình này tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. + Ứng dụng mô hình Dupont:  Mô hình có thể sử dụng bởi bộ phận thu mua hay bộ phận bán hàng để khảo sát hay giải thích kết quả của ROE, ROA…  So sánh với những công ty khác cùng ngành.  Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian. + Phương pháp phân tích:  Tách ROE thành 2 phần: = Hay: x (2.10) ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính  Tách ROE thành 3 phần: = X X (2.11) Hay: ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính Các tỷ số phân tích theo phương pháp này đều được trình bày ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tủy thuộc vào hai nhân tố: mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính 20 còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bởi một hoặc một vài tỷ số tài chính khác. Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. - Thế mạnh của phân tích Dupont: + Tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty + Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên + Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém . - Hạn chế: + Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy + Không bao gồm chi phí vốn + Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào. - Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Bước 1: Xác định công thức,túc là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau. Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích. So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích. Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể hiện bằng phương trrình: Q = a . b . c Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1b1c1 21 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0b0c0 ∆Q = Q1 – Q0: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng cần phân tích. ∆Q = a1b1c1 - a0b0c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế) Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: ∆a = a1b0c0 – a0b0c0 - Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: ∆b = a1b1c0 – a1b0c0 - Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: ∆c = a1b1c1 – a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆a + ∆b +∆c = ∆Q 22 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Công Ty TNHH MTV CBTS XK Thiên Phú được thành lập ngày 25/04/2006 và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6004000018 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bạc Liêu cấp và hoạt động theo luật doanh nghiệp của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành. - Tên Công ty :Công ty TNHH MTV CBTS XK Thiên Phú - Địa chỉ Công ty : 199 Ấp Xóm Mới, Xã Tân Thạnh, H. Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu. - Tên giao dịch : Thienphu Export Seafood Processing Company Limited. - Vốn điều lệ : 24.900.000.000 đồng - Điện thoại : 0781 3846 778 - Fax : 0781 5846 779 - Mã số thuế : 1900315501 - Hình thức hoạt động : Công ty TNHH MTV 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Chế biến thủy sản, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, kinh doanh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa các mặt hàng thủy sản . Là công ty có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ công nhân tay nghề cao, trang thiết bị đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về chế biến và xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, do nằm ở vị trí thuận lợi, ngay vùng nguyên liệu của vùng đồng bằng song Cửu Long, nên sản phẩm của Thiên Phú luôn đáp ứng nghiêm ngăt độ tươi và an toàn thực phẩm. Mỗi năm, Thiên Phú chế biến khoảng 3.500 tấn sản phẩm tôm sú, tôm thẻ các loại xuất khẩu sang thị trường EU, Canada, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, và một số thị trường khác. Đặc biệt là chứng nhận xuất khẩu xuất khẩu sản phẩm tôm đông lạnh vào thị trường châu Âu với code DL 502. Các sản phẩm của Công ty: + Tôm sú: tôm sú tươi nguyên con, sú vỏ, Ez-peel, PTO, PD, Nobashi…(Đông Block, semi Block và IQF). 23 + Tôm thẻ chân trắng: Thẻ vỏ, PTO, PD…( Đông Block, semi block và IQF). + Tôm chì: chì vỏ, PTO, PD…( Đông Block, semi block và IQF). + Tôm thẻ vuông: Thẻ vỏ, PTO, PD…( Đông Block, semi block và IQF). Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tích to lớn không chỉ về mặc kinh tế mà còn góp phần vào các mục tiêu xã hội tạo công ăn việc làm cho người dân lao động, góp phần làm hạn chế tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh. Sau đây là những thành tích tiêu biểu nhất. + Ngày 13/10/2009 Ủy Ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu khen tặng thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tích cực tham gia thực hiện tốt chính sách xã hội + Ngày 18/02/2009 Trung Ương hội chử thập đỏ Việt Nam Khen tặng đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động nhân đạo góp phần xây dựng Hội chử thập đỏ Việt Nam vững mạnh. + Hằng năm luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà Nước. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC Cho đến nay, sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra một cách ổn định là nhờ vào việc tổ chức một cách tương đối hoàn chỉnh bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Trong cơ cấu này, giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thực hiện theo mối quan hệ trực tiếp, tức là người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh duy nhất từ người lãnh đạo trực tiếp. Các bộ phận chức năng này trở thành bộ phận tham mưu đóng vai trò trợ lý và cố vấn cho người lãnh đạo. Bao gồm các bộ phận theo sơ đồ sau: 24 TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Tài chính kế toán Thu mua Phòng Hành chánh tổ chức Kho nguyên liệu Phòng Phòng Kinh doanh Kỹ thuật công nghệ Phòng nghiên cứu chất lượng Xưởng sản xuất Kho phụ liệu Kho thành phẩm Tổ phục vụ Tổ chế biến Tổ phân cỡ Tổ xếp Tổ cấp đông hộp Tổ xuất nhập Nguồn: Phòng hành chính tổ chức Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: - Tổng giám đốc: người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật để điều hành hoạt động của công ty. - Phòng tài chính kế toán: + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước. + Ghi chép tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện công tác thống kê thông tin kinh tế. + Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật và của Bộ tài chính. + Cung cấp các số liệu, tài liệu các báo cáo tài chính cho Kiểm toán, các cơ quan Nhà nước,… 25 - Phòng thu mua: tìm kiếm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất căn cứ theo tình hình thực tế sản xuất của công ty. - Phòng hành chánh tổ chức: tham mưu giúp cho Giám đốc trong công việc về công tác tổ chức, công tác lao động tiền lương, công tác hành chính văn phòng, công tác bảo vệ, công tác vệ sinh y tế, về sử dụng bảo quản phương tiện vận tải. - Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch hoạt động cho từng bộ phận của Công ty, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đồng thời trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng. Đề ra những biện pháp kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế. - Phòng nghiên cứu chất lượng: Nghiên cứu, xây dựng, triển khai hệ thống quản lý chất lượng. Tham mưu cho BGĐ các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm. - Phòng kĩ thuật: Phụ trách việc kiểm tra vàbảo trì máy móc, thiết bị. Đồng thời tìm cách khắc phụ nếu có sự cố xảy ra để hế thống được vận hành trong thời gian sớm nhất. - Tổ sản xuất: hoàn thành mọi giai đoạn từ chế biến đến đóng gói ngay sau khi tôm nguyên liệu được đưa vào xưởng. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, đồng thời phụ trách các nhân viên kinh tế trong đó có kế toán tổng hợp, thủ quỹ, kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng, thuế, kế toán giá thành ký duyệt chứng từ. - Kế toán tổng hợp: Tập hợp tất cả các chứng từ đã thực hiện cuối tháng, quý, năm, tổng hợp trên sổ sách kế toán, điều hành kiểm tra, phân loại đối chiếu các bộ phận có liên quan, chỉnh lý lập kế hoạch bao cáo trình kế toán trưởng xét duyệt. 26 - Kế toán giá thành: Là người tập hợp sản lượng hàng hóa đầu vào và kết chuyển đầy đủ các chi phí sản xuất trên cơ sở đó để tính toán giá thành một cách chính xác và hợp lý. Đề ra giá bán sản phẩm phù hợp. - Kế toán thanh toán: Là người theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến việc chi trả tiền trên hợp đồng, các hóa đơn thanh toán, các phiếu tạm ứng đã ký duyệt…. - Kế toán ngân hàng: Là người theo dõi công nợ với ngân hàng và theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi chờ thanh toán, đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty liên quan đến các chứng từ của ngân hàng. - Thủ quỹ: Là người cấp tiền, phát tiền mặt cho công ty. Cuối ngày thủ quỹ phải kiểm kê toàn bộ số tiền tồn quỹ thực tế và đối chiếu với kế toán, có trách nhiệm bảo quản tiền mặt của công ty, thu chi theo từng chứng từ hợp lệ và luôn phải ghi chép vào sổ sách rõ ràng, chính xác. - Kế toán thuế: Là người theo dõi các loại thuế phát sinh tại công ty để cuối kỳ kế toán thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của công ty đối với Nhà nước. Ngoài ra còn tổng hợp tất cả các loại báo cáo có liên quan đến thuế của công ty. 3.5 HỆ THỐNG CÁC CHỨNG TỪ VÀ TÀI KHOẢN CÔNG TY ĐANG SỬ DỤNG Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài ra để tiện việc theo dõi cụ thể, Công ty còn mở thêm chi tiết một số tài khoản: TK 515: Doanh thu tài chính 5153: Chênh lệch tỷ giá 5155: Lãi tiền gởi TK 635: Chi phí tài chính 6351: Chi phí lãi vay 6352: Chi phí chênh lệch tỷ giá TK 641: Chi phí bán hàng 641711: Chi phí vận chuyển 641810: Chi phí đóng cont, xuất hàng 641811: Hoa hồng bán hàng TK 642: Chi phí quản lí doanh nghiệp 642101: Chi lương nhân viên quản lý 642106: BHXH, BHYT, BHTN 642302: Chi phí phân bổ CCDC văn phòng 642401:Hao mòn TSCĐ hữu hình 642702: Chi phí điện thoai, Internet… 27 642801: Chi phí tiếp khách 642802: Chi phí công tác 642803: Chi phí nước lọc 642805: Chi phí ngân hàng 642806: Chi phí gửi chứng từ 642808: Chi phí mua mực máy in, photo... 642814: Chi phí thuế môn bài 642899: Chi phí khác 3.6 TỔ CHỨC VẬN DỤNG VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 của năm kinh doanh đó. - Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam.. - Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: khấu hao đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ - Hình thức kế toán công ty áp dụng: nhật kí chung - Phần mềm kế toán công ty đang sử dụng là phần mềm VTT của Công ty phần mềm Tri Thức Việt chuyên sâu vào các lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy hải sản, xây dựng, dược phẩm… phần mềm tính lương, kho lạnh và quản lý toàn diện các nguồn lực doanh nghiệp. 3.7 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 28 29 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lơi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Lợi nhuận kế toán sau thuế 418.137,8 565.855,1 417.571,9 385.941 31.630,8 105,9 5.980,4 6.581,9 4.152,9 15.021,4 121,5 121,5 15.142,9 13.628,6 2012 432.001,1 943.091,9 431.057,9 398.518,7 32.539,2 384,7 8.122,2 5.686,5 4.639,7 14.475,5 581,5 274,5 306,9 14.782,4 13.304,2 2013 555.959,1 555.959,1 506.350 49.609 1.341 9.586,3 9.059,7 4.980,8 27.323,1 1.010,1 1.010,1 28.333,3 25.499 Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Thiên Phú 30 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 13.863,3 3,3 123.958 28,7 377263,8 66,7 (943.091,9) (100) 13.486 3,2 124.901,2 28,9 12.577,7 3,2 107832,3 27 908,4 2,9 17.069,8 52,5 278,8 263,3 956,3 248,6 2141,8 35,8 1464,1 18 (895,4) (13,6) 3823,2 67,2 486,8 11,7 341,1 7,4 12847,6 (545,9) 12.847,6 88,8 460 378,6 428,6 73,7 274,5 100 (274,5) (100) 185,4 152,6 703,2 229,1 (360,5) (2,4) 13.550,9 91,7 (324,4) (2,4) 12.194,8 91,7 Qua bảng 3.1 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ta nhận thấy tổng doanh thu bán hàng của công ty qua ba năm 2011, 2012, 2013 có tăng nhưng tăng không đồng đều. Tổng doanh thu từ 418.137,8 triệu đồng năm 2011 tăng lên 432.001,1 triệu đồng năm 2010, tức tăng 13.863,3 triệu đồng, tương đương 3,3%. Sang năm 2012 doanh thu đạt đến 555.959,1 triệu đồng tăng so với 2011 là 123.958 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 28,7%. Tuy nhiên, dù doanh thu năm 2012 cao hơn năm trước đó là 2011, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn nguyên nhân chủ yếu là do các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính. Năm 2012, các khoản giảm trừ doanh thu tăng 377263,8 triệu đồng, tương đương 66,7% so với 2011. Và chi phí tài chính năm 2012 cũng tăng 2141,8 triệu đồng, tương đương 35,8% so với 2011. Sang năm 2013, các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0, đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Giá vốn hàng bán của công tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 385.941 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 398.518,7 triệu đồng, tức tăng 12.577,7 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3,2% .Đến 2013 giá vốn tiếp tục tăng so với 2012 là 107832,3 triệu đồng với tỷ lệ là 27%. Nguyên nhân của sự thay đổi về giá vốn như thế chủ yếu lpà do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính qua ba năm ta thấy tăng liên tục năm 2011 đạt 105,9 triệu đồng đến 2012 tăng lên 384,7 triệu đồng tương ứng tăng 278,8 triệu đồng tỷ lệ tăng 263,3%. Đến năm 2013 lại tiếp tục tăng thêm 956,3 triệu đồng tương ứng 248,6%. Sự gia tăng doanh thu tài chính chủ yếu là từ việc chenh lệch tỷ giá đối với các khoản ngoại tệ của công ty tại ngân hàng. Đồng thời việc gia tăng tiền gửi ngân hàng cũng dem lại doanh thu tài chính cho công ty từ lãi tiền gửi. Các khoản chi phí gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính nhìn chung đều tăng đều tăng. Cụ thể, chi phí tài chính năm 2012 là 8.122,2 triệu đồng tương ứng 35,8%, năm 2013 chi phí này tăng thêm 1464,1 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18%. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng không nhiều, năm 2012 tăng 486,8 triệu đồng, tức 11,7% so với 2011.Năm 2013 tăng 341,1 triệu đồng, tức 7,4 % so với năm 2012. Nguyên nhân là do tiền lương nhân viên quản lí ngày càng tăng, đồng thời công ty ngày càng trang bị thêm nhiều dụng cụ, văn phòng phẩm, máy móc, mặt khác trang thiết bị của công ty đã cũ, hư hỏng nên phải tốn chi phí sửa chữa, bảo trì. Năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là 27.323,1 triệu đồng qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy lợi nhuận từ hoạt 31 động kinh doanh của công ty tăng mạnh so với hai năm 2011 và năm 2012. Cụ thể là năm 2011 là 15.021,4 triệu đồng và 2012 là 14.475,5 triệu đồng. Việc tăng lợi nhuận này chủ yếu là do năm 2013, công ty liên tục xuất khẩu sang các thị trường mới nên doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh. Lợi nhuận khác của công ty chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu lợi nhuận tuy nhiên nó vẫn tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng 185,4triệu đồng so với 2011, tức tăng 152,6% và năm 2013 tiếp tục tăng thêm 703,2 triệu đồng, tương đương 229,1%. Việc tăng lợi nhuận khác là do tăng doanh thu từ việc xuất bán vỏ đầu tôm phế phẩm. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 2012, 2013 như vậy là rất khả quan. Ban Giám đốc công ty và tập thể cán bộ công nhân viên có mối đoàn kết tốt, biết phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện sự năng động sáng tạo, cải tiến quy trình công nghệ, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nổ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch hàng năm. 3.8 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG 3.8.1 Thuận lợi - Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước: Dù chưa hoàn toàn hoàn chỉnh về chính sách, nhưng chính phủ và các cơ quan chức năng luôn dành các ưu tiên về vốn, hỗ trợ cho ngành thủy sản. Hiện Chính phủ đã có quyết định cụ thể cho mục tiêu phát triển dài hạn của ngành thông qua quyết định số 322/QĐ-TTg. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức theo theo sát, hỗ trợ cho hoạt động của ngành. - Uy tín đã được thừa nhận ở nhiều nước và thương hiệu cảu ngành thủy sản Việt Nam đã dần định hình ở nhiều thị trường. Tôm xuất khẩu của Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn như Thái Lan, Ấn Độ, Mehico…. - Là một công ty năng động, thích nghi tốt và có kinh nghiệm. Đồng thời, công ty chỉ tập trung vào phát triển lĩnh vực kinh doanh chính, không đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực khác. - Tạo sự đoàn kết và hợp tác tốt từ Ban điều hành đến tập thể cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Công ty với đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, công nhân có tay nghề cao, vận hành thiết bị của công ty rất tốt có thể nói đã làm chủ được thiết bị sản xuất. - Bộ máy tổ chức được sắp xếp lại tinh gọn, phù hợp theo yêu cầu, hoạt động có hiệu quả hơn, từng bước ổn định và phát triển. 32 3.8.2 Khó khăn Khả năng tiếp cận vốn khó khăn: Công ty cần nguồn vốn đầu tư ban đầu và nguồn vốn lưu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, với điều kiện kinh doanh khó khăn của ngành tủy sản thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều e dè hỗ trợ vốn cho người nuôi và cả doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng.Điều này gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp, khiến họ không kịp xoay sở vốn, thậm chí nhiều hộ dân phải treo ao và doanh nghiệp thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: Do không được quản lí và quy định chặt chẽ, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được thành lập trong các năm qua mà không có sự kiểm soát về chất lượng, hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ với tư duy ngăn hạn, manh mún, thường không đảm bảo về chất lượng sản phẩm, lại thường xuyên bán phá giá, dẫn đến tình trạng khách hàng thường xuyên lợi dụng ép giá doanh nghiệp. Đồng thời do đặc thù vị trí địa lí thuận lợi phát triền ngành thủy sản, nên công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, không thiếu những đối thủ có kinh nghiệm kinh doanh và tiềm lực lớn. Nguyên liệu: dịch bệnh trên các loài thủy sản luôn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tôm, chúng rất dễ nhiễm bệnh dịch khi môi trường xung quanh không đảm bảo. Loài tôm sú có đặc tính khó nuôi hơn tôm chân trắng nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Hơn nữa, hầu hết các hộ nông dân nuôi tôm hầu như không được đào tạo một cách có hệ thống nên không có khả năng phòng ngừa và xử lí dịch bệnh. Điều này khiến các đợt dịch bệnh trên tôm gây thiệt hại rất nhiều, thậm chí nhiều hộ dân phá sản , không còn khả năng thanh toán tiền vay cho ngân hàng, cũng tạo ra thiếu hụt nguyên liệu cho việc chế biến của công ty. 3.8.3 Phƣơng hƣớng phát triển - Mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh những thị trường đã có, công ty luôn tích cực tìm kiếm thị trường mới song song với việc giữa vững những khách hàng cũ. - Phát triển theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo chất lượng, đảm bào vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường. - Đào tạo một đội ngũ nhân viên có trình độ, tay nghề cao và một lực lượng chuyên viên kỹ thuật giỏi. 33 CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ 4.1 KẾ TOÁN DOANH THU 4.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Phương thức tiêu thụ: tiêu thục nội địa hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. - Phương thức thanh toán: áp dụng phương thức trả tiền ngay hoặc thanh toán sau. 4.1.1.1 Chứng từ và thủ tục lưu chuyển chứng từ - Chứng từ: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế… - Thủ tục luân chuyển chứng từ: căn cứ vào đơn đặt hàng, phòng kế toán lập hóa đơn bán hàng (GTGT), phản ánh số lượng sản phẩm xuất bán, đơn giá bán và tổng thành tiền. Hóa đơn chia thành 3 liên:  Liên 1: Lưu quyển  Liên 2: Giao cho khách hàng  Liên 3: Kế toán giữ Mô tả quy trình bán hàng của công ty: Khi phòng kế toán nhận được thông báo có khách đặt hàng (vì công ty chủ yếu xuất khẩu nên đa phần nhận đặt hàng qua điện thoại) hay kí kết hợp đồng mới từ phòng kinh doanh, họ sẽ kiểm tra dư nợ của khách hàng nếu đây là khách hàng cũ, và kiểm tra thông tin đồng thời lập hồ sơ khách hàng nếu là khách hàng mới. Khi xác định bán hàng phòng kế toán sẽ lập lệnh bán hàng chuyển qua bộ phận kho, đồng thời lưu trx hợp đồng bán hàng đã kí kết. Tại kho, thủ kho căn cứ vào lệnh bán hàng để lập phiếu xuất kho gửi phòng kế tóa, đóng cont, kiểm tra hàng hóa và chờ xuất hàng Phòng kế toán sau khi nhận được phiếu xuất kho, sẽ đối chiếu so sánh với lệnh bán hàng trước đó, sau đó lập hóa đơn bán hàng. Hóa đơn sẽ được lập thành 3 liên để lưu quyển, giao cho khách hàng, lien còn lại kế toán giữ. Sau đó, kế toán phản ánh vào phần mềm nghiệp vụ vừa phát sinh, đồng thời cập nhật lại dư nợ cho khách hàng. 34 BPkinh kinhdoanh doanh BP kho BPBP kho Bắt đầu Lệnh bán hàng Hợp đồng bán hàng, đặt hàng qua điện thọai Đóng cont, kiểm tra và xuất hàng, lập phiếu xuất kho BPkế kếtoán toán BP A Phiếu xuất kho (đã kí) Lệnh bán hàng KH Kiềm tra dư nợ KH ,lập lệnh bán hàng Lệnh bán hàng Kiểm tra, đối chiếu, lập hóa đơn Phiếu Phiếu xuất kho xuất kho Lệnh bán Phiếu hàng xuất kho Hóa Hóabán đơn Hóa đơnđơn bán bán hàng KH N Hợp đồng bán hàng Lệnh bán Lệnhhàng bán hàng Lệnh bán hàng KH Nhập liệu vào phần mềm Cập nhật số liệu, số chứng từ A N Tập tin phải thu Tập tin KH Phiếu xuất kho (đã kí) Lệnh bán Hóa hàng đơn bán hàng N Hình 4.1 Lưu đồ luận chuyển chứng từ kế toán doanh thu 4.1.1.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Ngày 5/1/2014, xuất bán tôm thẻ thịt IQF loại 800gr*10/Ctn, Size 21/25 là 132.999đ/kg, số lượng xuất 594,74kg, Size 26/30 là 117.820đ/kg, số lượng xuất 3.454,94kg, size 51/60 là 98.939đ/kg, số lượng xuất là 2.324,48kg, size 61/70 là 72.639đ/kg, số lượng xuất là 8.712,26 kg, doanh thu hàng bán là 98.157,98 USD, khách hàng chưa thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn số HĐ000040, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 1312: 2.064.851.267 35 Có TK 51122: 2.064.851.267 - Ngày 6/1/2014, xuất tôm sú vỏ, thẻ vỏ đông block loại 1.0kg*10/ Ctn, size 8/10 đơn giá 249.433đ/kg, size 10/12 đơn giá 222.646đ/kg, size 13/15 đơn giá 220.854đ/kg, size 16/20 đơn giá 215.660đ/kg, size 21/25 đơn giá 211.805đ/kg cho công ty Guang Dong Xinhui Lizhong Seafood. Tổng giá vốn hàng bán là 10.662.229.193đ, doanh thu 1.184.220 CNY, tỷ giá ngày phát sinh là 3.475VNĐ/USD, khách hàng chứ thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng HĐ0000408, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 1312: 4.115.590.819 Có TK 5112: 4.115.590.819 - Ngày 12/1/2014, xuất bán tôm sú nguyên con, sú thịt IQF loại 500gr*10/Ctn, size 8/10 đơn giá 251.282đ/kg, size 10/12 đơn giá 139.169đ/kg cho công ty Holmbrook International Pty LTD (Hồng Kông), tổng doanh thu là 111315.5 USD, tỷ giá 21.036đ, chưa thu tiền. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng HĐ0000411, kế toán ghi vào nhật kí chung : Nợ TK 1312: 2.341.632.858 Có TK 5112: 2.341.632.858 - Ngày18/1/1014, xuất bán tôm thẻ thịt loại 750gr*10/Ctn, size 71/90 đơn giá 141.886đ/kg, size 91/120 đơn giá 132.933đ/kg, size 100/200 đơn giá 107.519đ/kg cho công ty BALLANDE NEW ZEALAND, khách hàng chưa thanh toán. Tổng doanh thu là 195256.32USD, tỷ giá 21.036VNĐ/USD. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số HĐ0000414, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK1312: 4.107.411.948 Có TK 5112: 4.107.411.948 - Ngày 30/1/2014, xuất tôm sú thịt IQF cho công ty BML Food Group Holland BV, loại 1,8*6/ Ctn, size 16/20 đơn giá 246.260đ/kg, size 21/25 đơn giá 225.169đ/kg, size 28/30 đơn giá 218.611đ/kg. Tổng doanh thu là 223.085,61 USD, tỷ giá 21.036VNĐ/USD, chưa thu tiền. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng HĐ0000420, kế toán ghi vào nhật kí chung : Nợ TK 1312: 4.692.828.892 Có TK 5112: 4.692.828.892 Trong tháng 1/2014, Công ty có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 43.359.074.253đ 4.1.2 Doanh thu nội bộ Trong tháng công ty không phát sinh doanh thu nội bộ 4.1.3 Doanh thu tài chính 36 Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền thu được từ các khoản lãi tiền gởi ngân hàng, chênh lệch tỷ giá,… Tại đơn vị doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ gồm chênh lệch tỷ giá lãi phát sinh từ ủy nhiệm chi (chiếm 99,9%) và lãi tiền gửi ngân hàng. 4.1.3.1 Chứng từ và thủ tục lưu chuyển chứng từ - Chứng từ: giấy báo có - Thủ tục luân chuyển chứng từ: khi nhận được giấy báo có của ngân hàng gửi về kế toán sẽ tiến hành ghi vào sổ kế toán 37ien quan và chứng từ được lưu giữ ở phòng kế toán. 4.1.3.2 Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu trong tháng - 2/1/2014, công ty ủy nhiệm chi 220.000USD tại ngân hàng Á Châu Bạc Liêu, tương ứng 4.432.796.250đ, lãi chênh lệch tỷ giá thu được là 58.308.750. Căn cứ vào UNC19, kế toán ghi vào sổ nhật kí chung : Nợ TK 112103: 4.432.796.250 Có TK 112012: 4.432.796.250 Nợ TK 1120103: 58.308.750 Có TK 5153: 58.308.750 - 7/1/2014, bán 180.000USD chuyển thành tiền gửi ngân hàng, tỷ giá ngày phát sinh nghiệp vụ là 21.475VND/USD,giao dịch được thực hiện tại ngân hàng Sacombank Tắc Vân Cà Mau. Lãi chênh lệch tỷ giá thu được là 34.258.300đ. Căn cứ vào UNC158, kế toán ghi vào nhật kí chung : Nợ TK 112109: 3.865.541.700 Có TK 112207: 3.865.541.700 Nợ TK 112109: 34.258.300 Có TK 5153: 34.258.300 - 25/1/2014, nhận giấy báo có BC DEPACB của ngân hàng Á Châu Bạc Liêu về lãi tiền gửi ngân hàng, số tiền là 162.594đ. Kế toán ghi vào sổ nhật kí chung : Nợ TK 112103: 162.594 Có TK 5155: 162.594 - 27/1/2014, nhận giấy báo có BC DEPNNBLUSD của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu về lãi tiền gởi ngoại tệ, số tiền lãi thu được là 2,61USD, tỷ giá trong ngày là 20.917VND/USD. Kế toán ghi vào sổ nhật kí chung và sổ cái: Nợ TK 112201: 54.593 Có TK 5155: 54.593 37 Tổng doanh thu tài chính phát sinh trong tháng 1/2014 của Công ty là 637.960.962 đ. 4.1.4 Các khoản giảm trừ doanh thu Các nghiệp vụ phát sinh - 1/1, giảm giá hàng bán đối với lô hàng xuất khẩu cho công ty YEN & BROTHER ENTERPRISE CO ngày 14/12/2013. Khách hàng yêu cầu giảm 307,2USD trên toàn bộ số hàng. Căn cứ vào PKT 9, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 5322: 6.393.216 Có TK 1312: 6.393.216 - 1/1, điều chỉnh lại bút toán ghi nhầm giảm giá hàng bán ngày 31/10/2013 cho công ty YH TRADING COMPANY thành hàng bán bị trả lại. Căn cứ vào PKT 62, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 53122: 1.106.247.978 Có TK 5112: 1.106.247.978 - Điều chỉnh lại bút toán giảm giá hàng bán ngày 12/11/2013 cho công ty LORD FOOD SARL. Căn cứ vào PKT 63, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 53122: 1.727.329.068 Có TK 1312: 1.727.329.068 4.1.5 Thu nhập khác Thu nhập khác của công ty là doanh thu từ hoạt động bán đầu vỏ tôm phế phẩm cho doanh nghiệp khác 4.1.5.1 Chứng từ và thủ tục luân chuyển chứng từ - Chứng từ: hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, giấy báo có. - Thủ tục luân chuyển chứng từ: khi phát sinh nghiệp vụ, phòng kế toán lập hóa đơn bán hàng, phản ánh số lượng, đơn giá bán và tổng thành tiền. Hóa đơn bán được lập thành 3 liên:  Liên 1: Lưu quyển  Liên 2: Giao cho khách hàng  Liên 3: Kế toán giữ 4.1.5.2 Nghiệp vụ phát sinh: - 31/1/2014, xuất bán đầu vỏ tôm phế phẩm cho công ty TNHH MTV Ngô Việt, Bạc Liêu, số lượng 28.213kg, giá bán chưa thuế GTGT là 2.400đ/kg, thuế GTGT 5%. Doanh thu thu được là 71.096.760 đ, khách hàng chưa thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng HĐ000534, kế toán ghi vào sổ nhật kí chung : 38 Nợ TK 1311: 71.096.760 Có TK 7111: 67.711.200 Nợ TK 1311: 3.385.560 Có TK 33311: 3.385.560 - 31/1/2014, xuất bán vỏ đầu tôm phế phẩm cho công ty Nguyễn Quân, số lượng 89.357,68 kg, đơn giá 571đ/kg chưa bao gồm thuế GTGT 5%. Số tiền thu được là 53.574.397đ, khách hàng chưa thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng HĐ000535, kế toán ghi vào sổ nhật kí chung: Nợ TK 1311: 53.574.397 Có TK 7111: 51.023.235 Có TK 33311: 2.551.162 Tổng thu nhập khác phát sinh trong tháng 1/2014 là 118.734.435đ 4.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ 4.2.1 Giá vốn hàng bán - Tại Công ty, mỗi loại sản phẩm có một giá vốn hàng bán tương ứng. - Công ty tính giá vốn hàng bán dựa trên phiếu xuất kho sản phẩm, sản phẩm được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. 4.2.1.1 Chứng từ và thủ tục luân chuyển chứng từ - Chứng từ gốc: phiéu xuất kho, phiếu xuất kho. - Thủ tục luân chuyển chứng từ: : mỗi khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, căn cứ vào hợp đồng kế toán lập phiếu xuất kho để phản ánh số lượng xuất. 4.2.1.2 Nghiệp vụ phát sinh - Ngày 5/1/2014, theo hợp đồng số 40, công ty xuất bán tôm thẻ thịt IQF loại 800gr*10/Ctn, cho công ty Behn Meyer Erope GMBH lô hàng chính phẩm có tổng trị giá giá vốn là 1.193.185.273đ. Căn cứ vào phiếu xuất kho PX XTP0001, kế toán ghi vào sổ nhật kí chung: +Giá vốn tôm thẻ thịt IQF Size 21/25 là 132.999đ/kg, số lượng xuất 594,74kg. Tổng trị giá là 79.099.825đ. Nợ TK 632: 79.099.825 Có TK 155: 79.099.825 + Giá vốn tôm thẻ thịt IQF Size 26/30 là 117.820đ/kg, số lượng xuất 3.454,94kg. Tổng trị giá là 406.159.831đ Nợ TK 632: 406.159.831 Có TK 155: 406.159.831 + Giá vốn tôm thẻ thịt IQF size 51/60 là 98.939đ/kg, số lượng xuất là 2.324,48kg.Tổng trị giá 229.881.727đ 39 Nợ TK 632: 229.881.727 Có TK 155: 229.881.727 + Giá vốn tôm thẻ thịt IQF size 61/70 là 72.639đ/kg, số lượng xuất là 8.712,26 kg.Tổng trị giá 632.849.854đ. Nợ TK 632: 632.849.854 Có TK 155: 632.849.854 - Ngày 6/1/2014, xuất tôm sú vỏ đông block loại 1.0kg*10/ Ctn, cho công ty Guang Dong Xinhui Lizhong Seafood. Tổng giá vốn hàng bán là 1.662.229.190đ, doanh thu 1.184.220 CNY, tỷ giá ngày phát sinh là 3.475VNĐ/CNY, khách hàng chưa thanh toán. Căn cứ vào phiếu xuất kho PX XTP003, kế toán ghi vào nhật kí chung: + Giá vốn tôm sú vỏ đông block size 8/10: đơn giá 249.433đ/kg. Số lượng xuất 2545,54kg. Nợ TK 632: 634.941.679 Có TK 155: 634.941.679 + Giá vốn tôm sú vỏ đông block size 10/12: đơn giá 222.646đ/kg, số lượng xuất 1100,48kg. Nợ TK 632: 245.017.470 Có TK 155: 245.017.470 + Giá vốn tôm sú vỏ đông block size 13/15: đơn giá 220.854đ/kg, số lượng xuất 1840,55 kg Nợ TK 632: 406.492.829 Có TK 155: 406.492.829 + Giá vốn tôm sú vỏ đông block size 16/20: đơn giá 215.660/kg, số lượng xuất 1420,28 kg. Nợ TK 632: 306.297.585 Có TK 155: 306.297.585 + Giá vốn tôm sú vỏ đông block size 21/25: đơn giá 223.321đ/kg, số lượng 2000,45kg. Nợ TK 632: 446.742.494 Có TK 155: 446.742.494 - Ngày 30/1/2014, xuất tôm sú thịt IQF cho công ty BML Food Group Holland BV, loại 1,8*6/ Ctn, size 16/20 đơn giá 246.260đ/kg, size 21/25 đơn giá 225.169đ/kg, size 28/30 đơn giá 218.611đ/kg. Tổng giá vốn của lô hàng là 2.226.440.264đ. Căn cứ vào phiếu xuất kho PX XTP000015, kế toán ghi vào nhật kí chung: 40 + Giá vốn tôm sú thịt IQF size 16/20: đơn giá 246.260đ/kg, số lượng xuất 1840kg. Nợ TK 632: 453.118.400 Có TK 155: 453.118.400 + Giá vốn tôm sú thịt IQF size 21/25: đơn giá 225.169đ/kg, số lượng xuất 2670,25kg. Nợ TK 632: 601.257.522 Có TK 155: 601.257.522 + Giá vốn tôm sú thịt IQF size 28/30: đơn giá 218.611đ/kg, số lượng xuất 5360,48kg. Nợ TK 622: 1.172.120.634 Có TK 155: 1.172.120.634 Tổng chi phí giá vốn trong tháng 1/ 2014 là 37.785.186.080đ. 4.2.2 Chi phí bán hàng Tại doanh nghiệp phát sinh ba loại chi phí bán hàng là chi phí vận chuyển, chi phí đóng cont xuất hàng và chi phí hoa hồng. 4.2.2.1 Chứng từ và thủ tục lưu chuyển chứng từ - Chứng từ: phiếu chi và ủy nhiệm chi - Thủ tục lưu chuyển chứng từ: : khi có phát sinh chi phí liên quan thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ kế toán liên quan: sổ nhật kí chung, sổ nhật kí chi tiền… 4.2.2.2 Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng - 1/1/2014, thanh toán chi phí vận chuyển ngày 4,9 và 15/12/2013 cho công ty TNHH Phước Đạt số tiền 15.818.182đ chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Căn cứ vào phiếu chi PC01, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 6417: 15.818.182 Có TK 1111: 15.818.182 Nợ TK 1331: 1.518.818 Có TK 1111: 1.518.818 - 3/1, chuyển phí đóng cont, xuất hàng cho công ty TNHH MTV VT Ngân Vỹ Dương thông qua ngân hàng NN & PTNT Giá Rai, số tiền 10.000.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Căn cứ vào UNC06NNGR, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 6418: 10.000.000 Có TK 1121: 10.000.000 Nợ TK 1331: 1.000.000 Có TK 1121: 1.000.000 41 - 17/1, chuyển tiền chi phí hoa hồng( ZIAD EL- AWAD) bằng ủy nhiệm chi tại ngân hàng NN&PTNT Bạc Liêu, số tiền là 23.521.528đ.Chi phí giao dịch phát sinh là 232.239đ. Căn cứ vào UNC99, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 6418: 23.521.528 Có TK 1122: 23.521.528 Nợ TK 642: 232.239 Có TK 1122: 232.239 - 27/1, chuyển tiền chi phí vận chuyển theo HĐ0000462 ngày 24/1/2014 cho DNTN Thủy Chung số tiền 59.090.909 chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Chi phí giao dịch phát sinh với ngân hàng NN&PTNN Giá Rai là 3000đ, chưa bao gồm GTGT 10%. Căn cứ vào UNC55NNGR, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 6417: 59.090.909 Có TK 1121: 59.090.909 Nợ TK 1331: 5.909.091 Có TK 1121: 5.909.091 Nợ TK 6421: 3.000 Có TK 1121: 3.000 Nợ TK 1331: 300 Có TK 1121: 300 Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong tháng: 834.139.204đ - Chi phí vận chuyển: 375.545.455đ - Chi phí đóng cont, xuất hàng: 399.573.053 - Chi phí hoa hồng: 59.020.696 4.2.3 Chi phí quản lí doanh nghiệp Tại Công ty, chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm: lương nhân viên quản lí và các khoản trích theo lương, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ văn phòng, hao mòn TSCĐ hữu hình, chi phí điện thoại và Internet,….. 4.2.3.1 Chứng từ và thủ tục lưu chuyển chứng từ - Chứng từ: phiếu chi, giấy báo nợ. - Thủ tục lưu chuyển chứng từ: khi có phát sinh chi phí liên quan thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ kế toán liên quan: sổ nhật kí chung, sổ nhật kí chi tiền… 4.2.3.2 Một số nghiệp vụ phát sinh - 1/1, điều chỉnh lại bút toán hạch toán nhầm chuyển tiền cho BB Duy Nhật theo UNC64NNGR ngày 21/10/2013( đơn vị nhận tiền đúng phải là công 42 ty TNHH Tân Hy), số tiền là 57.090.000đ. Căn cứ vào PKT59, kế toán ghi vào sổ nhật kí chung: Nợ TK 331: 57.090.000 Có TK 642: 57.090.000 - 2/1, chuyển tiền nộp thuế môn bài năm 2014, số tiền 3.000.000đ, thực hiện tại ngân hàng NN&PTNT Giá Rai. Phí ngân hàng là 14.545đ, chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Căn cứ vào UNC03NNGR, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 642: 3.000.000 Có TK 33383: 3.000.000 Nợ TK 33383: 3.000.000 Có TK 1121: 3.000.000 Nợ TK 642: 14.545 Có TK 1121: 14.545 Nợ TK 1331: 1.455 Có TK 1121: 1.455 - 4/1, chuyển tiền trả tiền phí ngân hàng nước ngoài(J.SYKES), ủy nhiệm chi tại ngân hàng Sacombank Cà Mau, số tiền là 60USD, tỷ giá giao dịch trong ngày là 20.787VND/USD. Căn cứ vào UNC155, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 642: 1.247.195 Có TK 1122: 1.247.195 - 16/1, công ty trích BHYT, BHXH, BHTN của nhân viên quản lí tháng 12/2013, số tiền là 10.758.000đ. Trong đó, BHYT 8.560.000đ, BHXH 1.628.000đ, BHTN 569.200đ. Căn cứ vào PKT BH3, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 642: 10.758.000 Có TK 3383: 8.560.800 Có TK 3384:1.628.000 Có TK 3389: 569.200 - 31/1, lương phải trả cho nhân viên quản lí tháng 1/ 2014 là 239.402.880đ. Kế toán ghi nhận vào nhật kí chung: Nợ TK 642: 239.402.880 Có TK 334: 239.402.880 - 31/1, phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình, số tiền là 13.760.038đ. Căn cứ vào PKTTSO 01, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 642: 13.760.038 Có TK 214: 1.760.038 43 Tổng chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh trong tháng là 419.160.141đ. Trong đó: - Chi phí lương nhân viên quản lí: 239.402.880 - Chi phí BHYT, BHXH, BHTN: 10.758.000 - Chi phí phân bổ CCDC văn phòng: 10.713.967 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: 13.760.038 - Điện thoại, internet: 6.791.409 - Nước lọc: 1.244.000 - Tiếp khách, công tác:19.406.726 - Phí ngân hàng, gửi chứng từ: 88.033.121 - Mực máy in, photo..: 19.030.000 - Thuế môn bài: 3.000.000 - Khác: 7.020.000 4.2.4 Chi phí tài chính Tại Công ty, chi phí tài chính phát sinh chủ yếu từ hai hoạt động: chênh lệch tỷ giá lỗ và trả lãi vay. 4.2.4.1 Chứng từ và thủ tục lưu chuyển chứng từ - Chứng từ: giấy báo nợ, ủy nhiệm chi…. - Thủ tục lưu chuyển chứng từ: định kỳ đơn vị trả lãi vay ngân hàng, khi nhận được giấy báo nợ ngân hàng, kế toán phản ánh lên sổ sách liên quan. 4.2.4.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh - 2/1, trả lãi vay ngân hàng Á Châu Bạc Liêu, số tiền 46.771.931. Căn cứ vào UNC64, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 635: 46.771.931 Có TK 112103: 46.771.931 - 7/1, chênh lệch tỷ giá lỗ từ việc trả nợ vay ngoại tệ ngân hàng NN&PTNN Bạc Liêu. Số tiền vay phải trả là 2.081.125.000đ. Chênh lệch tỷ giá là 30.134.000đ. Căn cứ vào UNC92, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 31101: 2.081.125.000 Có TK 112201: 2.081.125.000 Nợ TK 635: 30.134.000 Có TK 112201: 30.134.000 - 14/1, trả nợ vay ngân hàng NN&PTNTT Bạc Liêu, số tiền là 3.725.000.000đ, chưa bao gồm chi phí lãi vay 22.027.778đ. Căn cứ vào UNC144, kế toán ghi vào nhật kí chung: Nợ TK 31101: 3.725.000.000 Có TK 112101: 3.725.000.000 Nợ TK 635: 22.027.778 44 Có TK 112001: 22.027.778 Trong tháng 1/2014, chi phí tài chính phát sinh là 859.847.334đ. Gồm: - Chênh lệch tỷ giá lỗ: 279.184.115 - Chi phí lãi vay: 580.663.219 4.2.5 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty kê khai thuế TNDN theo quý. 4.2.6 Chi phí khác Trong tháng 1/ 2014, Công ty không phát sinh chi phí khác. 4.3 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4.3.1 Thủ tục xác định kết quả kinh doanh tại công ty Dựa vào các chứng từ, sổ kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí sản xuất, chi phí khác có liên quan kết chuyển sang TK 911. Sau khi tập hợp đầy đủ tài liệu, kế toán sẽ tổng hợp số liệu và xác định phần chênh lệch giữa chi phí và doanh thu để xác định lãi, lỗ. 4.3.2 Một số nghiệp vụ phát sinh - Kết chuyển các khoản làm giảm trừ doanh thu: Nợ TK 5112: 2.839.970.262 Có TK 5312:2.833.577.046 Có TK 5322: 6.393.216 - Kết chuyển doanh thu bán hàng: Nợ TK 5112: 33.120.625.432 Nợ TK 5113: 7.404.871.775 Có TK 911: 40.525.497.207 - Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ TK 5153: 637.038.960 Nợ TK 5155: 922.002 Có TK 911: 637.960.962 - Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711: 118.734.435 Có TK 911: 118.734.435 - Kết chuyển chi phí giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: 37.785.186.080 Có TK 632: 37.785.186.080 - Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: 1.253.299.165 Có TK 641711: 375.545.455 Có TK 641810: 399.573.053 45 Có TK 641811: 59.020.696 - Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp Nợ TK 911: 10.758.000 Có TK 642101: 10.758.000 Có TK 642106: 10.713.967 Có TK 642302: 10.713.967 Có TK 642401: 13.760.038 Có TK 642702: 6.791.409 Có TK 642801: 11.672.453 Có TK 642802: 7.734.273 Có TK 642803: 1.244.000 Có TK 642805: 81.284.454 Có TK 642806: 6.748.667 Có TK 642808: 19.030.000 Có TK 642814: 3.000.000 Có TK 642899: 7.020.000 Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911: 859.847.334 Có TK 635: 859.84 46 TK 632 TK 911 37.785.186.080 37.785.186.080 37.785.186.080 37.785.186.080 TK 511 40.525.497.207 40.525.497.207 40.525.497.207 40.525.497.207 37.785.186.080 40.525.497.207 TK 515 TK 635 859.847.334 859.847.334 859.847.334 859.847.334 637.960.962 637.960.962 859.847.334 637.960.962 637.960.962 637.960.962 TK 641 TK 711 834.139.204 834.139.204 118.734.435 834.139.204 834.139.204 118.734.435 834.139.204 118.734.435 118.734.435 118.734.435 TK 642 419.160.141 419.160.141 419.160.141 419.160.141 419.160.141 39.898.332.759 41.282.192.604 TK 421 1.383.859.845 1.383.859.845 1.383.859.845 Hình 4.2 Sơ dồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh 4.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.4.1 Phân tích thị trƣờng tiêu thụ Thị trường tiêu thụ của công ty bao gồm thị trường trong nước và xuất khẩu. Và cũng như hàng loạt doanh nghiệp thủy sản khác, công ty chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu, nơi đem lại hầu hết doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Kể từ khi thành lập và phát triển, công ty không ngừng tìm kiếm thị trường mới, giữ vững thị trường đã có, vì thế cho đến hiện tại công ty đã xuất 47 khẩu sang 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu xuất khẩu mỗi năm khoảng 500 tỷ đồng. Bảng 4.1: Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo quốc gia STT Thị trường 2011 Doanh số (triệu đồng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ANH (EU) BALAN (EU) BI (EU) 40.329 2013 Tỷ lệ Doanh số (%) (triệu đồng) Tỷ lệ Doanh số (%) (triệu đồng) 9,64 17.451 BO DAO NHA (EU) CH SÍP (EU) 5.899 CROATIA (EU - DANMACH (EU) 2012 4,17 1,41 Tỷ lệ (%) 39.021 8,47 43.993 7,91 2.931 0,64 3.305 0,59 17.026 3,69 33.851 6,09 1.137 0,25 1.282 0,23 5.346 1,16 6.027 1,08 1.453 0,26 - 2.571 0.61 3.071 0,67 3.463 0,62 DUC (EU) 27.319 6,53 32.916 7,14 29.219 5,26 HALAN (EU) 66.054 15,8 0 70.056 15,2 0 102.656 18,46 HYLAP (EU) 3.025 0,72 3.776 0,82 2.002 0,36 PHAP (EU) 10.476 2,51 15.556 3,37 17.538 3,15 TAYBAN NHA (EU) HAN QUOC 20.857 4,99 27.166 5,89 30.627 5,51 40.057 9,58 43.436 9,42 48.969 8,81 HONGKONG 60.155 14,3 9 56.830 12,3 3 64.070 11,52 4.121 0,74 PHILIPPIN SINGAPORE - - 9.545 2,28 12.274 2,66 13.837 2,49 TAIWAN 35.358 8,46 39.203 8,51 44.197 7,95 CHINA 34.334 8,21 38.067 8,26 41.917 7,72 AICAP 10.678 2,55 11.839 2,57 13.347 2,40 2.465 0,53 2.779 0,50 CARIBE - 48 7.456 1,78 8.267 1,79 9.320 1,68 LEBANON 12.194 2,92 13.520 2,93 15.242 2,74 23 MALIVER - 956 0,17 24 NAM PHI 3.004 0,72 3.338 0,72 3.755 0,68 25 OMAN 1.563 0,37 1.733 0,38 1.955 0,35 26 UAE 6.036 1,44 6.693 1,54 7.545 1,36 27 VIETNAM 3.778 0,9 5.274 1,14 7.5359 1,36 Tổng doanh thu 418.138 21 ISRAEL 22 - 432.001 555.959 Nguồn:Phòng kế toán, Công ty Thiên Phú Qua bảng 4.1 cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo quốc gia ta thấy được, doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty tăng trong giai đoạn 2011- 2013, đặc biệt tăng mạnh trong 2012-2013, và tăng nhiều nhất là thị trường Hà Lan. Doanh thu tại thị trường này năm 2013 tăng 30.622.101.000 đồng , tương ứng 3,26% so với năm 2012. Một số thị trường chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty: Năm 2013 Anh chiếm 7,91%, Hà Lan 18,46%, Hàn Quốc 8,81%, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc lần lượt là 11,52%, 7,95% và 7,72%.Đây là những thị trường lớn và tương đối ổn định với công ty. Chỉ riêng những thị trường này hàng năm đem lại cho công ty hơn 300 tỷ đồng doanh thu. Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng. Câc thị trường mới xuất hiện năm 2012 gồm Bồ Đào Nha và Caribe, năm 2013 có thêm Croatia, Philippin và Maliver. Do đây là những thị trường mới nên chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong xuất khẩu. Maliver chiếm 0,17%, Philippin chiếm 0,74%... Tuy xuất khẩu sang khá nhiều nước, nhưng trong số chỉ có một số ít quốc gia chiếm trọn phần lớn doanh thu, có một số quốc gia chiếm tỉ trọng rất nhỏ, việc xuất khẩu sang các thị trường này đem lại doanh thu rất ít, khoảng 3 tỷ mỗi năm. Cụ thể xuất khẩu sang Hi Lạp đem lại 3.071.423.000 đồng, chiếm 0,67% năm 2012, doanh thu của thị trường Oman là 1.733.042.000 đ, chiếm 0,38%.... 49 Năm 2011 Năm 2012 Châu Âu Châu Á Thị trường khác Nội địa Năm 2013 Nguồn: Phòng kế toán Hình 4.3 Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo châu lục Qua hình 4.3, ta thấy được: Cũng như hầu hết các công ty thủy sản cùng ngành, công ty chỉ chú trọng thị trường nước ngoài. Nhìn vào bảng 4,1, ta thấy được doanh thu bán hàng trong nước ngày càng tăng, năm 2011 là 3.763.240.000đ, năm 2012 tăng thêm 1.048.833.000đ. Và đến 2013, doanh thu nội địa đã đạt 7.574.782.000đ. Cùng với việc tăng doanh thu thì tỉ trọng thị trường nội địa cũng tăng đều qua các năm, nếu như năm 2011, thị trường trong nước chỉ chiếm 0,9% thi đến 2013 nó đã tăng lên 1,36%. Nhưng điều đó không đồng nghĩa Công ty đang quan tâm thị trường trong nước, nguyên nhân tăng doanh thu nội địa là do sản lượng hàng sản xuất ra ngày một nhiều, nên lượng vỏ đầu tôm phế phẩm cũng tăng theo, và đây là nguồn đem lại thu nhập cho Công ty. Thị trường chủ lực của công ty là châu Á và châu Âu, chỉ riêng hai thị trường này đã chiếm hơn 95% doanh thu. Tuy tỉ trọng hai thị trường có chút ít thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung vẫn tương đối ổn định và mức độ quan trọng của hai thị trường là như nhau. 50 Thị trường khác của công ty chủ yếu là thị trường châu Phi (khoảng 98%). Và tình hình doanh thu của thị trường này cũng không ổn định. Nếu như 2012, doanh thu từ thị trường này giảm từ 13.682.004.000đ xuống 6.896.375.000đ, thì sang năm 2013 lại tăng lên 17.102.506.000đ. 4.4.2 Tình hình chi phí hoạt động Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất và làm tăng lợi nhuận. Các chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Bảng 4.2 : Cơ cấu các khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh ĐVT: triệu đồng 2011 2012 6/2013 2013 Chỉ tiêu 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 385.941 97,2 398.519 97,5 506.350 97,9 227.858 97,9 278.492 97,2 Chi phí bán hàng 9.060 2,3 5.687 1,4 6.582 1,3 3.171 1,4 5.889 2,1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.981 0,5 4.640 1,1 4,153 0,8 1.743 0,7 1,873 0,7 396.982 100 408.846 100 517.085 100 232.722 100 286.254 100 Tổng Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Thiên Phú 4.4.2.1 Giá vốn hàng bán Khoản mục chi phí giá vốn rất quan trọng và bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, trên 97% trong tổng chi phí kinh doanh của công ty. Cụ thể năm 2011 chi phí giá vốn chiếm 97,2%, năm 2012 chiếm 97,5% và năm 2013 chiếm 97,9%. Tỉ lệ này có giảm đôi chút nếu so giữa 6 tháng đầu 2013 và 6 tháng đầu 2014 nhưng chỉ giảm 0,5%, không đáng kể. Đều đó cho thấy 51 giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định lợi nhuận doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không cao lắm trong tổng cho phí. Nhưng đều này không thể không xem xét tầm quan trọng của những chi phí này. Qua bảng 4.2 cơ cấu các khoản mục kinh doanh ta nhận thấy chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí và luôn đứng đầu trong ba năm. Năm 2012 chi phí giá vốn hàng bán của công ty là 398.519 triệu đồng tăng so với năm 2009 chỉ ở mức 385.941 triệu đồng, nhưng tăng mạnh nhất là 2013, giá vốn là 506.350 triệu đồng. Đồng thời so với 6 tháng đầu 2013 thì 6 tháng đầu 2014, giá vốn cũng tăng từ 227.858 triệu đồng lên 278.492 triệu đồng. Điều này được giải thích như sau: nguyên nhân của giá vốn tăng là do trong những năm nay là đơn đặt hàng của công ty ngày càng nhiều, có thêm khách hàng mới nên lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Đồng thời do giá tôm nguyên liệu biến động thất thường trong thời gian này nên gây khó khăn trong khâu thu mua, phải đi xa hơn và tìm kiếm nguồn tôm giá hợp lí nhất dẫn đến chi phí thu mua và vận chuyển tôm nguyên liệu về kho tăng lên. Do đó công ty cần tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý. 4.4.2.2 Chi phí bán hàng 52 Bảng 4.3: CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Năm Chỉ tiêu 2011 Số tiền 2012 Số tiền % 2013 % Số tiền 2013 % Số tiền 2014 % Số tiền % Chi phí hoa hồng 1.595 24,1 1.894 33,3 2.586 28,5 1.168 36,8 1.597 27,1 Chi phí vận chuyển 1.881 28,6 1.962 32,5 2.394 26,4 985 31,1 1.688 28,7 Chi phí đóng cont, xuất hàng 2.769 42,1 1498 27,8 3.868 42,7 953 30,1 2.552 43,3 340 5,2 363 6,4 212 2,4 65 2,0 52 0,9 6.582 100 5.687 100 9.060 100 3.171 100 5.889 100 Chi phí khác Tổng Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Thiên Phú 53 Qua bảng 4.3 ta thấy được chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng biến động không ổn định, giảm rồi tăng qua các năm. Năm 2012 so với năm 2011, chi phí bán hàng giảm 895 triệu đồng, tương đương 13,6%, vào năm 2013 chi phí bán hàng tăng 59,3% với mức tăng tuyệt đối là 3.373 triệu đồng. Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí bán hàng là chi phí đóng cont, xuất hàng. Trong ba năm từ 2011 đến 2013 và cả 6 tháng đầu 2014, chi phí này luôn chiếm trên 40% trong tổng chi phí bán hàng, chỉ riêng 6 tháng đầu 2013 nó chỉ chiếm 30,1% do vào năm 2013, nghiệp vụ bán hàng phát sinh chủ yếu ở 6 tháng cuối năm. Chi phí chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là chi phí vận chuyển. Công ty luôn phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho khâu vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ. Do công ty không có tổ vận chuyển riêng nên vấn đề này luôn phải thuê ngoài. Số tiền mà công ty chi cho vận chuyển răng dần qua các năm, tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng. Năm 2011, chi phí vận chuyển là 1.881 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 1.962 triệu và tăng mạnh nhất vào năm 2013 với 2.394 triệu do năm 2013 (năm 2013 là năm có doanh thu cao nhất). Riêng 2013, mặc dù tăng về số tương đối nhưng tỷ lệ chi phí vận chuyển lại giảm 6,1% so với 2012 do các chi phí khác tăng mạnh hơn. Chi phí bán hàng: do công ty không có tổ chuyên phụ trách về bán hàng nên cũng bớt đi một phần chi phí lương cho nhân viên bán hàng. Và chi phí bán hàng cũng phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2013 là năm có doanh thu cao nhất nên chi phí hoa hồng năm 2013 cao hơn hẳn so với hai năm còn lại với 2.586 triệu đồng, trong khi 2011 và 2012 lần lượt là 1.595 và 1.894 triệu đồng. Tương tự, chi phí hoa hồng 6 tháng đầu 2014 cũng cao hơn so với cùng kì 2013 429 triệu đồng,. 4.4.2.3. Chi phí quản lí doanh nghiệp Theo số liệu phòng Kế toán, được bảng chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán bằng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối qua bảng 4.5 như sau : 54 Bảng 4.4: CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 Số tiền 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền % 2,635.1 63.5 2,709.10 58.4 2,993.5 60.1 845.8 48.5 903.6 48.2 Chi phí phân bổ CCDC 95.5 2.3 103.6 2.2 95.7 1.9 53.4 3.1 58.2 3.1 Hao mòn TSCĐ hữu hình 80.3 1.9 86.7 1.9 91.4 1.8 43.4 2.5 50.5 2.7 660,7 15.9 775.9 16.7 798.8 16.0 477.7 27.4 506.4 27.0 Chi phí công tác 94.3 2.3 105.3 2.3 97.2 2.0 52.6 3.0 55.1 2.9 Chi phí ngân hàng 20.8 0.5 25.7 0.6 25.9 0.5 13.3 0.8 15.2 0.8 Chi phí điện, điện thoại, Internet 60.7 1.5 65.8 1.4 72.5 1.5 35.4 2.0 40.1 2.1 505.6 12.2 767.5 16.5 806.0 16.2 221.3 12.7 243.7 13.0 4,153.2 100 4,640.5 100 4,981 100 1,743.1 100 1,873.2 100 Chi phí tiếp khách Chi phí khác Tổng Nguồn: Phòng kế toá, Công ty Thiên Phú 55 % Số tiền 6/2014 % Chi phí lương nhân viên Số tiền 6/2013 % Số tiền % Qua bảng chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp là 5.233,2 triệu đồng vào năm 2012 tăng so với năm 2011 là 487,3 triệu đồng với tỷ lệ là 11.7%. Sang năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng thêm 330,5 triệu, tương đương 7,1% so với 2012. Và nhìn chung, biến động trong từng khoản mục giữa các năm là không đáng kể. 6 tháng đầu 2013 và 6 tháng đầu 2014 có chênh lệch nhưng rất ít. Cụ thể: Ta thấy chi phí nhân viên quản lý luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng dần qua các năm. Do công ty luôn có chính sách tăng lương cho nhân viên để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn nên chi phí nhân viên đều tăng qua các năm như vậy. Năm 2012, tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên tăng 74 triệu đồng với tỉ lệ tăng 1,8% so với năm 2011 và năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng 284,4 triệu đồng tương đương 6,1% so với năm 2010. Mức chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã có sự quan tâm đến đời sống nhân viên. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy, công ty phải quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất, công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, công tác phí…đồng thời, công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn trong tương lai. Chi phí khác cũng chiếm tỉ trọng cao trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2012, chi phí này tăng 262,3 triệu đồng so với 2011, tức là 6.3%. Sang năm 2013 chi phí này tăng ít hơn, chỉ tăng thêm 38,1 triệu đồng tức 0,8%.Chi phí khác bao gồm chi phí nước lọc, mực in, giấy photo, thuế môn bài, chi phí gửi chứng từ… 4.4.3. Phân tích lợi nhuận Để thấy được mức độ chênh lệch của lợi nhuận từng năm, từ số liệu thứ cấp thu thập được từ báo cáo tài chính của công ty, cụ thể trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhbài viết dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để phân tích và tính toán được số liệu thể hiện qua bảng sau: 56 Bảng 4.5: Tổng lợi nhuận của công ty qua ba năm ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Năm Chỉ tiêu LN thuần từ hoạt động kinh doanh LN hoạt động tài chính LN hoạt động khác Tổng lợi nhuận 2011 2012 2013 Số tiền 15.021 14.475 27.323 (545) (5.874) 121 15.142 (7.737) 581 15.057 (8.245) 1.010 28.333 (1.862) 460 (85) % Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % (3,6) 12.847 88,8 37,7 378,6 (0,6) (507) 428 13.276 6,6 73,7 88,1 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng Kế toán Từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng lợi nhuận của công ty biến động không đều qua ba năm, năm 2012 so với năm 2011, tổng lợi nhuận giảm 85,9 triệu đồng, tương đương 0,6% sang năm 2013 tổng lợi nhuận tăng mạnh 13.276,3 triệu đồng tương ứng mức tỷ lệ 88,1% so với năm 2012, từ kết quả trên cho thấy sự nổ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tìm kiếm thị trường phát triển sản phẩm để gia tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty. Cụ thể qua từng khoản mục lợi nhuận như sau: Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh: Năm 2012 giảm mức tuyệt đối so với năm 2010 là 545 triệu đồng tỷ lệ giảm là 3,6%, mức giảm này không đáng kể. Và năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với năm 2012 tăng 12.847,7 triệu đồng tương đương 88,8 44%. Đều này là do năm cuối 2012, doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn 19 tỷ 500 triệu đồng, đầu từ thêm công nghệ, nhờ đó lợi nhuận của công ty tăng vọt. Tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (2012 so với 2011: 11% so với 10%) , đây là biểu hiện tốt vì dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận công ty cao. Năm 2013 so với 2012 tốc độ tăng của doanh thu thuần vẫn cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (2011 so với 2010: 34 so với 33). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét về chi phí ta thấy chi phí bán hàng 2012 so với 2011 chi phí bán hàng giảm 3.373 triệu đồng,trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 341 triệu đồng, lợi nhuận gộp tăng 908,4 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2,9% nhưng lợi nhuận hoạt động kinh doanh lại giảm 545,9 triệu đồng tỷ lệ giảm 3,6%. Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu tăng nhưng không đủ bù đắp tăng các khoản giảm giá hàng bán và chi phí tài 57 chính làm cho lợi nhuận giảm. Đến 2013 chi phí bán hàng tăng 3.823,3 triệu đồng tỷ lệ tăng 67,2% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 341,1 triệu đồng tỷ lệ tăng 7,4% và khi đó lợi nhuận gộp tăng 17.069 triệu đồng, tỷ lệ cao 52,5% so với năm 2012 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng với số tuyệt đối là 12.847,6 triệu đồng tỷ lệ tăng 88%. Tóm lại, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty, qua ba năm tuy có giảm giai đoạn 2011 – 2012 có giảm ít nhưng sau đó lợi nhuận tăng trở lại, đó là biểu hiện tốt, thể hiện khả năng cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên công ty. Lợi nhuận hoạt động tài chính Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu hoạt động thu lãi tiền gửi ngân hàng, và lãi chênh lệch tỷ giá. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cả ba năm đều âm là do doanh thu hoạt động tài chính nhỏ hơn chi phí tài chính. Chi phí tài chính của Công ty gồm trả lãi vay và chênh lệch tỷ giá, trong đó trả lãi vay chiếm đến hơn 99%. Và liên tiếp trong 3 năm từ 2011 đến 2013, chi phí lãi vay của Công ty đều tăng, kéo theo chi phí tài chính tăng. Cụ thể năm 2012 chi phí tài chính tăng 2.142 triệu đồng tức tăng 35,8% so với 2011. Đến 2013 lại tiếp tục tăng thêm 1464 triệu đồng, tương ứng 18% so với 2012. Điều này cho thấy cùng với sự gia tăng doanh thu và tài sản, thì nợ vay của Công ty cũng ngày càng nhiều. Năm 2013 thu nhập từ hoạt động tài chính lại tăng 956,3 triệu đồng tức là tăng 248,6% so với 2012 nhưng lợi nhuận tài chính vẫn âm do lợi nhuận từ tiễn lãi ngân hàng và chênh lệch tỷ giá không bù đắp nổi chi phí lãi vay . Doanh thu tài chính năm 2013 tăng là do bên cạnh lãi tiền gửi ngân hàng do ngân hàng có sự thay đổi về chính sách lãi suất cũng như số lượng tiền gửi Việt Nam đồng và ngoại tệ của công ty tại các ngân hàng, bên cạnh đó công ty còn có phần lãi chênh lệch tỷ giá nhờ các quyết định mua bán ngoại tệ đúng lúc kịp thời. Mặc dù sử dụng nợ vay giúp Công ty tạo đòn bẩy tài chính lớn, là lá chắn thuế TNDN nhưng nó cũng mang lại rủi ro về tài chính cho Công ty nếu vay nợ quá nhiều. Lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Qua số liệu từ bảng 4.5 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động này của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2012 so với năm 2011, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 460 triệu đồng, tương đương 478,6%. Năm 2013 lại tăng thêm 428 triệu đồng so với 2012, tức là tăng 73,7%. 58 Nguyên nhân lợi nhuận khác của Công ty tăng là do năng lực sản xuất tăng, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, đồng thời doanh thu từ vỏ đầu tôm phế phẩm cũng tăng theo, đây là nguồn thu chính trong khoản mục lợi nhuận khác của Công ty. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm là khá cao, và đàn có chiều hướng đi lên. Tuy nhiên sự tăng giảm không đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận do lợi nhuận công ty chủ yếu là hoạt động kinh doanh đem lại, qua phân tích cho thấy chi phí tài chính của Công ty cao do sử dụng nhiều vốn vay, Công ty càn tự chủ hơn về mặt tài chính Tuy nhiên sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua so sánh như thế không đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Chính vì vậy trong việc phân tích lợi nhuận, ta phải sử dụng chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được quy mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 4.4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính 4.4.4.1. Phân tích năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tính được các số liệu đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu này được trình bày chi tiết ở bảng 4.7 59 Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 (1) Giá vốn hàng bán 385.941 398.519 506.350 227.858 278.493 (2) Hàng tồn kho bình quân 170.848 158.145 143.325 139.838 133.936 (3) Các khoản phải thu bình quân 7.841 7.979 16.083 12.481 22.793 (4) Doanh thu bình quân một ngày 1.146 1.184 1.523 1.371 1.706 (5) Doanh thu thuần 417.572 431.058 555.959 250.182 307.481 (6) Tổng tài sản cố định bình quân 17.249 19.266 156.071 169.262 Vòng quay hàng tồn kho (1)/(2) (Lần) 2,3 2,5 3,5 1,6 2,1 Kỳ thu tiền bình quân (3)/(4) (Ngày) 6,8 6,7 10,6 9,1 13,4 Vòng quay tài sản cố định (5)/(6) (Lần) 24,2 22,4 26,6 12,2 14,1 Vòng quay tổng tài sản (5)/(7) (Lần) 2,7 2,5 3,0 1,4 1,6 (7) Tổng tài sản bình quân 2012 2013 20.869 6/2013 20.498 6/2014 21.680 183.537 178.781 195.122 Nguồn: Báo cáo tài chính a) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là một loại tài sản được dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục. Mức độ tồn kho phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời gian trong năm…để tiến hành sản xuất liên tục và đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu khách hàng yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ hàng tồn kho cho hợp lý. 60 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của mỗi công ty. Tỷ số này nói lên tốc độ lưu chuyển hàng hóa bao nhiêu vòng trong kỳ. Giá trị tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với việc hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, tình hình tiêu thụ hàng hóa càng tốt. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho của công ty là 2,3 sang năm 2012 tăng lên 2,5. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đều giảm hàng tồn kho bình quân trong năm 2012 so với 2011, chủ yếu là sự suy giảm của thành phẩm tồn kho, do sự thiếu hụt nguyên liệu của ngành tôm bởi dịch bệnh đã gây tác động mạnh đến ngành, khiến hầu hết doanh nghiệp tôm không có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Công ty đã mở rộng thu gom nguyên liệu sang những vùng lân cận, những công ty thu mua tôm nguyên liệu nhỏ lẻ. Do đó, vòng quay hàng tồn kho 2012 so với 2011 không những không giảm mà còn tăng 0,2 vòng . Sang năm 2013, do sự tăng mạnh của giá vốn hàng bán đồng thời hàng tồn kho bình quân của công ty ngày càng có xu hướng giảm nên dù tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty thấp nhưng có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể tăng thêm 1 vòng so với 2012, từ 2,5 lên 3,5. So với 6 tháng đầu 2013 thì vòng quay hàng tồn kho 6 tháng đầu 2014 cũng tăng 0,5 vòng, từ 1,6 lên 2,1. Hệ số vòng quay hàng tồn kho ngày càng cao cho thấy công ty bán hàng nhanh hơn và hàng tồn kho ít bị ứ đọng hơn. Có nghĩa là công ty sẽ ít rủi ro hơn, giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao lợi nhuận. b) Kỳ thu tiền bình quân (DSO) Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu nghĩa là để thu được các khoản phải thu thì cần thời gian là bao lâu. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt nhưng còn tùy thuộc vào chính sách riêng của mỗi công ty trong việc thanh toán tiền hàng. Các khoản phải thu bình quân được tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng số dư cuối kỳ chia cho hai. Kỳ thu tiền bình quân của công ty cao nhất là vào 6 tháng đầu 2014, số ngày để thu được nợ là 13,4 ngày. Nguyên nhân kỳ thu tiền bình quân của công ty luôn ở mức thấp, 6,8 ngày năm 2011, 6,7 ngày năm 2012, là do chính sách bán hàng của công ty. Do nguồn vốn còn hạn chế nên công ty chủ trương bán hàng thu tiền nhanh, để đảm bảo xoay vòng vốn. Năm 2013, Công ty đã bổ sung thêm 19.470.993.109 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu nên chính sách bán hàng của Công ty có sự thay đổi, tăng số ngày thu hồi nợ để gia tăng số lượng đặt hàng của khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Việc kỳ thu tiền bình quân của Công ty thấp, cho thấy công tác thu 61 hồi nợ của Công ty tốt, không bị chiếm dụng vốn, đồng thời Công ty cũng không có bất cứ khoản nợ khó thu nào. c)Vòng quay tài sản cố định Như chúng ta đã biết tài sản cố định là bộ phận tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định là tài sản cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm tài sản trong sản xuất và ngoài sản xuất. Số vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Đồng thời cũng thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay tài sản cố định của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Nguyên tài sản cố định của công ty tăng qua các năm do công ty mua sắm thêm nhiều tài sản để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Vòng quay tài sản cố định năm 2011 là 24,2 lần, năm 2012 giảm 1,8 lần còn 22,4. Đến năm 2013 lại tăng lên 4,2 lần so với 2012, cao nhất trong 3 năm 26,6. Cụ thể là năm 2011, cứ 1 đồng vốn tài sản cố định đem lại được 24,2 đồng doanh thu. Năm 2012 giảm, cứ 1 đồng vốn tài sản cố định đem lại 24,2 đồng doanh thu và năm 2013 là 26,6 đồng doanh thu. Nhìn chung tốc độ quay vốn cố định của công ty đang có xu hướng khả quan, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty khá tốt. Kết quả đạt được là do năm 2013 doanh thu tăng lên, kéo theo tốc độ quay vốn cố định của công ty cũng tăng theo. d) Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Nhìn tổng thể qua các năm, vòng quay tổng tài tăng giảm không ổn định. Vòng quay tài sản Công ty ở mức khá cao, năm 2011 cứ 1 đồng tài sản chỉ tạo ra 2,7 đồng doanh thu, năm 2012 tạo ra được 2,5 đồng doanh thu và sang 2013 đã tăng lên 3 đồng. Điều đó cho thấy Công ty đang cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng tốt. 4.4.4.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. 62 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về lợi nhuận Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 (1) Lợi nhuận ròng Triệu đồng 13.629 13.304 25.500 13.601 15.523 (2) Doanh thu thuần Triệu đồng 417.572 431.058 555.959 250.182 307.481 (3) Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 156.071 169.262 183.537 178.781 195.122 (4) Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 40.648 47.701 63.702 56.528 68.023 (ROS) (1)/(2) % 3,3 3,1 4,6 5,4 5,0 (ROA)(1)/(3) % 8,7 7,9 13,9 7,6 8,0 (ROE) (1)/(4) % 33,8 27,1 40,0 24 22,8 Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Thiên Phú a) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Vì lợi nhuận ròng của năm 2011 là dương nên tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu cũng dương điều này cho thấy cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận. Năm 2012, lợi nhuận ròng và doanh thu thuần của công ty thay đổi với tốc độ không cao nên tỷ số này cũng như năm 2011, thay đổi không đáng kể. Nhưng sang đến 2013, doanh thu của Công ty tăng 28,7% so với 2012 (bảng 3.1), và ROS tăng mạnh từ 3,1% lên 4,6% trong giai đoạn 2012-2013.Điều này cho thấy công ty đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình kinh doanh cảu công ty ngày càng tốt. b)Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2011 cho thấy cứ một đồng tài sản tạo ra 0,087 đồng lợi nhuận. Năm 2012 tỷ số này bằng 7,9% nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,079 đồng lợi nhuận, năm 2013 tạo ra 1,39 đồng. VIệc tỷ số này ngày càng tăng chứng tỏ công ty sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả. c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 63 Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu đồng thời cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu các nhà đầu tư khá quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư. Qua bảng phân tích cho thấy năm 2011 ROE là 33,8% nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 3,38 đồng lợi nhuận, năm 2012 giảm, ở năm này cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 2,71 đồng lợi nhuận do lợi nhuận ròng của công ty vào năm 2013 giảm, sang năm 2013 tỷ số này đạt 40%. Nguyên nhân ROE của Công ty luôn ở mức cao là do Công ty sử dụng nhiều nợ vay, đòn bẩy tài chính lớn, điều này rất tốt trong việc giảm chi phí thuế TNDN, nhưng việc đòn bẩy tài chính lớn cũng đồng nghĩa vói rủi ro lớn. 4.4.4.3 Phân tích tài chính theo sơ đồ Dupont Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 2011 2012 2013 33,8% 27,1% 40,0% Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ lệ tài sản/ Vốn chủ sở hữu (Lần) 2011 2012 2013 2011 8,7% 7,9% 13,9% 3,8 2012 2013 3,5 2,9 Tỷ suất lợi nhuận trên DT (ROS) Số vòng quay tổng tài sản( Lần) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 3,3 3,1 4,6 2,7 2,5 3,0 DT thuần Lợi nhuận ròng DT thuần Tổng tài sản Năm Tr.đồng Năm Tr.đồng Năm Tr.đồng Năm Tr.đồng 2011 13.627 2011 417.572 2011 417.572 2011 161.808 2012 13.304 2012 431.058 2012 431.058 2012 176.717 2013 25.500 2013 555.959 2013 555.959 2013 190.363 Hình 4.4 Phân tích ROE theo sơ đồ Dupont từ 2011 đến 2013 64 Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản(ROA) và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trong khi đó ROA lại chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và số vòng quay tổng tài sản nên để xem xét biến động của ROE ta phân tích biến động của 3 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Ta có phương trình Dupont được viết lại như sau: ROE = a x b x c Với: a: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu b: Số vòng quay tổng tài sản c: Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu Năm 2012 so với 2011: Gọi Q0 là ROE năm 2011 Q1 là ROE năm 2012 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1 Chênh lệch ROE giữa năm 2012 và 2011: ∆Q = Q1 – Q0 = 27,1 – 33,8 = -6,7  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 – a0b0c0 = 31,8 – 33,9 = -2,1  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 - a1b0c0 = 29,5 – 31,8 = -2,3  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1 – a1b1c0 = 27,1-29,5 = -2,4 Nhận xét: ROE năm 2012 giảm 6,7% so với 2011 là do:  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm 0,2% so với 2011 làm cho ROE năm 2012 giảm 2,1% so với 2011. Số vòng quay tổng tài sản giảm 0,2 lần so với 2011 làm cho ROE giảm 2,3%.  Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm 0,3 lần so với 2011 làm cho ROE giảm 2,4%. 65 Năm 2013 so với 2012: Gọi Q0 là ROE năm 2012 Q1 là ROE năm 2013 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1 Chênh lệch ROE giữa năm 2012 và 2013: ∆Q = Q1 – Q0 = 40,0 – 27,1 = 12,9  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 – a0b0c0 = 40,25 – 27,1 = 13,15  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 - a1b0c0 = 48,3 – 40,25 = 8,05  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1 – a1b1c0 = 40,0 – 48,3 = -8,3 Nhận xét: ROE năm 2013 tăng 12,9% so với 2012 là do:  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2013 tăng 1,5% so với 2012 làm cho ROE năm 2012 tăng 13,15% so với 2012.  Số vòng quay tổng tài sản tăng 0,5 lần so với 2012 làm cho ROE tăng 8,05%.  Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm 0,6 lần so với 2012 làm cho ROE giảm 8,3%. Qua phân tích ta thấy được năm 2012 ROE giảm là do sự sụt giảm của cả 3 yếu tố, ROS giảm 0,2%, vòng quay tổng tài sản giảm 0,2 lần và tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu( tức đòn bẩy tài chính) giảm 0,3 lần. Đến 2013, ROE tăng lên là nhờ sự gia tăng của 2 nhân tố RÓ và vòng quay tổng tài sản, trong khi đó đòn bẩy tài chính vẫn giảm mạnh. Đồng thời qua sơ đồ ta cũng nhận thấy doanh thu và tổng tài sản của công ty tăng đều qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013, lợi nhuận năm 2013 tăng gần gấp đôi so với 2012, điều đó làm cho vòng quay tổng tài sản và ROS năm 2013 tăng đáng kể, kéo theo ROE tăng. 4.4.4.4 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Qua việc phân tích trên, ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đã có bước tiến triển khá tốt qua các năm. Mặc dù doanh thu hoạt động tài 66 chính không lớn lắm nhưng đây cũng là một nguồn thu quan trọng, góp phần tạo nên tổng doanh thu cho công ty. Khoản mục thu nhập khác liên tục tăng qua 3 năm nhưng khoản giảm này ảnh hưởng không đáng kể đến tốc độ biến động của tổng doanh thu. Giá vốn hàng bán là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, nên sự biến động của nó có tác động rất lớn đến tổng chi phí. Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng qua 3 năm. Chi phí tài chính tăng đều qua 3 năm trong các khoản mục chi phí, chủ yếu là do chi phí lãi vay, cùng với việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận thì Công ty sử dụng nguồn vốn vay ngày càng nhiều. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty và có ảnh hưởng rất lớn đến tổng lợi nhuận trước thuế. Mặc dù tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 và năm 2012 chênh lệch không đáng kể nhưng lợi nhuận này tăng rất cao ở năm 2013, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển tốt, khả năng mở rộng sản xuất của công ty là rất cao. Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính đã giúp ta có cái nhìn tổng quát về công ty như sau: khả năng thu hồi các khoản phải thu của công ty tốt, các khoản nợ phải thu của công ty còn chiếm tỷ lệ thấp, công ty không bị chiếm dụng vốn, không có nợ khó đòi. Doanh thu bán hàng của Công ty có xu hướng tăng, hàng tồn kho ngày càng giảm, hàng hóa ít bị ứ đọng.. Về hiệu quả sử dụng vốn thì vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản ở mức cao, công ty đang sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Khả năng sinh lời của công ty cũng có bước gia tăng. Bên cạnh đó, Công ty sử dụng một lượng lớn nợ vay, điều này có thể là lá chắn thuế tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng đem lại rủi ro lớn. Trên cơ sở phân tích trên, giúp công ty phát hiện ra một số hạn chế còn vướng mắc, từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục hạn chế trên, hướng đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 như vậy là rất khả quan. Ban Giám đốc công ty và tập thể cán bộ công nhân viên có mối đoàn kết tốt, biết phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện sự năng động sáng tạo, cải tiến quy trình công nghệ, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nổ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch hàng năm, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. 67 CHƢƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ 5.1. NHẬN XÉT CHUNG 5.1.1. Nhận xét về công tác kế toán Bộ máy kế toán của công ty tổ chức khá hợp lí, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt khối lượng công việc được giao. Công việc được chia đều cho từng thành viên, ai cũng có ý thức trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên mỗi người đều kiêm nhiệm một phần hành riêng nên khó khan trong việc quản lí, kiểm tra chéo. Công ty đã cung cấp đầy đủ mọi trang thiết bị để hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc. Nghiệp vụ phát sinh có trường hợp không được phản ánh ngay. Các nghiệp vụ vận chuyển, hay một số dịch vụ mua ngoài khác mặc dù đã nhận được hóa đơn, kế toán vẫn không ghi nhận ngay mà đợi đến luôn đến lúc thanh toán mới ghi nhận, bỏ qua giai đoạn định khoản phải trả người bán. 5.1.2 . Về hệ thống chứng từ - Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, phát sinh rất nhiều nghiệp vụ, chứng từ, nhưng công ty cũng đã xây dựng cho mình mọt hệ thống chứng từ tương đối chi tiết,đầy đủ. - Chứng từ của công ty có đầy đủ chữ kí của các các nhân tham gia( trừ trường hợp bán hàng qua điện thoại). - Chứng từ được phân loại sắp xếp theo từng nghiệp vụ, theo thời gian. Thuận lợi cho việc theo dõi kiểm tra khi cần thiết, lưu trữ đúng quy định. - Quy trình lưu chuyển chứng từ luôn dược diễn ra nhanh chóng nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên và các bộ phận. - Hoạt động chủ yếu của công ty là bán hàng xuất khẩu, do chênh lệch khoảng cách địa lí nên đôi khi việc thu thập chứng từ mất thời gian, ảnh hưởng đến việc phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh. 5.1.3. Về sổ sách kế toán Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí chung, các sổ kế toán được sử dụng tại Công ty là những sổ sách theo quy định của hình thức Nhật kí chung. Đồng thời căn cứ vào sổ Nhật kí chung để ghi vào sổ cái các tài khoản, mỗi tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết đều được mở riêng vào một sổ cái. 68 Tuy công ty sử dụng phần mềm kế toán để ghi chép nghiệp vụ phát sinh, nhưng các mẫu sổ khi dung phần mềm kết xuất ra vẫn chưa đúng quy định, sổ nhật kí chung không có cột ngày tháng ghi sổ, số thứ tự dòng, đã ghi sổ cái; sổ cái không có cột ngày tháng ghi sổ, trang số và số thứ tự dòng. Đồng thời công ty không sử dụng nhật kí đặc biệt. 5.1.4. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông qua việc phân tích các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số đánh giá năng lực hoạt động, các chỉ số tài chính, có thể kết luận Công ty đang hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, doanh thu tăng dần qua các năm, lợi nhuận năm 2013 tăng trưởng rõ rệt, tài sản được sử dụng một cách hữu hiệu. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY - Công ty nên phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bởi có những các nghiệp vụ vận chuyển, hay một số dịch vụ mua ngoài khác mặc dù đã nhận được hóa đơn, kế toán vẫn không ghi nhận ngay mà đợi đến luôn đến lúc thanh toán mới ghi nhận, bỏ qua giai đoạn định khoản phải trả người bán. - Nên mở thêm sổ nhật kí đặc biệt để theo dõi, và các mẫu sổ cần đúng theo quy định. 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.3.1. Mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thị trƣờng nội địa, gia tăng xuất khẩu thị trƣờng nƣớc ngoài. - Ngành thủy sản nước ta đang phát triển mạnh, sản lượng thủy sản xuất khẩu ngày càng cao, đồng thời Nhà nước ta luôn khuyến khích “Người Việt Nam dùng hang Việt Nam”. Đây là một cơ hội lớn để công ty tấn công thị trường nội địa. - Công ty cần chú trọng nhất đến công tác nâng cao chất lượng, uy tín, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. - Với đặc thù là một ngành cạnh tranh gay gắt, công ty cần đầu tư thêm máy móc hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất. - Bên cạnh việc gia tăng sản lượng sản xuất thì công ty nên có biện pháp để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: Tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo, chăm sóc khách hàng, thu thập phản ánh của khách hàng, để từ đó có chính sách kinh doanh hợp lý phục vụ tối đa nhu cầu thị trường. - Cần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có khả năng sử dụng công nghệ sản xuất mới. 69 5.3.2 Tiết kiệm chi phí - Công ty cần dự đoán tình hình biến động giá cả nguyên liệu để có chính sách phù hợp. - Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cần xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn, thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, công ty cần xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp. 5.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động - Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình kinh doanh: ở khâu dự trữ thì có mức dự trữ tồn kho hợp lý giúp công ty không bị gián đoạn trong quá trình kinh doanh và tối thiểu hóa các chi phí dự trữ, ở khâu tiêu thụ thì cần lựa chọn khách hàng, phương thức thanh toán để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. - Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao. 5.3.4. Đảm bảo nguồn nguyên liệu Việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất là yếu tos vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp dồng và uy tín của công ty. Vì vậy, để đảm bảo vấn đề nguyên liệu, công ty cần: - Ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với các đối tác cung ứng, tránh tình trạng khan hiếm nguyên liệu. - Hỗ trợ và tập huấn người dân trong việc nuôi tôm, phòng ngừa dịch bệnh. - Luôn dự trù nguồn nguyên liệu cần thiết, tránh tình trạng bị ép giá thu mua. 5.3.5 Ổn định tài chính - Tình trạng tài chính hiện nay của công ty khá tốt, tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần tiếp tục duy trì nguồn tài chính ổn định và lành mạnh. - Kiếm soát chặt chẽ hàng tồn kho, không để xảy ra tình trạng ứ đọng, khó xoay vòng vốn. - Quản lí chặt chẽ các nguồn nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, tăng cường công tác kiểm tra, thu hồi nợ đúng hạn 70 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện và có chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững trên thương trường. Qua phân tích kết hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Thiên Phú qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu 2014 ta nhận thấy công ty hoạt động tương đối hiệu quả, bên cạnh đó công ty cũng đã hết sức cố gắng và đồng thời đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc gia tăng doanh thu tạo được uy tín trên thị trường đặc biệt là khu vực miền Tây. Qua phân tích ta thấy tỷ trọng hàng tồn kho ngày càng giảm trong khi doanh thu tăng điều này chứng tỏ công tác tổ chức bán hàng và tiêu thụ sản phẩm tương đối tốt. Ngoài ra với sự phấn đấu không ngừng đi lên để đạt lợi nhuận cao, sự thành công này là tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã có những biện pháp, hướng đi thích hợp luôn đổi mới cách làm việc để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời công ty cũng nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo chất lượng vật chất tinh thần ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên sản phẩm của công ty đang cạnh tranh rất gay gắt nên tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn còn biến động, chưa ổn định, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao, công ty sử dụng chủ yếu vốn vay nên chi phí trả lãi cao. Từ việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những khó khăn khách quan, chủ quan cần phải khắc phục. Tóm lại, trong thời gian qua công ty luôn nổ lực và linh động trong sản xuất kinh doanh cũng như trong quan hệ mua bán với các đối tác của mình để duy trì lợi nhuận của công ty, với truyền thống đó hy vọng công ty sẽ có những chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình mới để công ty không ngừng mở rộng và phát triển trong tương lai. 71 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Nhà nƣớc - Đơn giản quy trình thủ tục, hồ sơ hải quan, quy định thời gian cụ thể giải quyết trong từng khâu công việc trên cơ sở công khai quy trình thủ tục hải quan cho mỗi loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu và cần phải có chế tài xử phạt đối với cán bộ công chức hải quan không chấp hành quy định đó. - Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu đóng chung container gồm nhiều đơn vị, nên thay đổi cho phù hợp. Doanh nghiệp đề nghị: Khi mở tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp chỉ cần ghi trên số tờ khai (hàng đóng chung container với tờ khai số). Số tờ khai của đơn vị làm chủ container, không phải làm công văn đóng ghép như hiện nay, để cho thời gian hoàn thiện thủ tục được nhanh chóng và kịp thời. -Nhập khẩu tại cảng, thủ tục còn phải qua nhiều khâu, quá trình kiểm hàng rất mất thời gian do việc phải chuyển bãi kiểm hóa mất 1,5 – 2 ngày mới kiểm được. Đề nghị Tổng cục Hải quan có biện pháp rút ngắn thời gian chuyển bãi kiểm hóa (phải có liên kết giữa hải quan và đơn vị quản lý cảng). - Cần có quy định rõ ràng trong việc phối hợp với các cơ quan trong thông quan hàng hóa như cơ quan kiểm dịch, thuế, kho bạc, biên phòng,....và các cơ quan liên quan khác như Bộ Công thương, Cơ quan quản lý chất lượng và tiến tới thủ tục hải quan một cửa. 6.2.2. Đối với chính quyền tỉnh Bạc Liêu - Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngành thủy sản tỉnh nhà. - Kiểm soát, bình ổn giá, thường xuyên thanh tra kiểm tra để phát hành tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín ngành. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đức Dũng, 2009. Nguyên lí kế toán. Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê. 3. Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị My, 2004. Kế toán doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê. 4. www.cafef.vn/PhanTichBaoCao/NganhThuySan_120613_FPTS.pd/, Phan Nguyễn Trung Hưng, Báo cáo ngành Thủy sản, Công ty Cổ phần chứng khoán FPT, Chi nhánh TP HCM 5. www.thienphuseafood.com.vn 73 PHỤ LỤC Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ NHẬT KÍ CHUNG Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Ngày 01/01/2014 PC 01/01/2014 PC TK đối ứng Diễn giải Số Số phát sinh Nợ 01 03 Thanh toán phí xe vận chuyển ngày 04+09+15/12/2013 (Hùng - Cty TNHH Phước Đạt) (Khách khác) Chi phí vận chuyển Tiền mặt Việt Nam Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Tiền mặt Việt Nam Thanh toán phí đóng cont, xuất hàng tháng 11/2013 (Bé Riêng) (Khách khác) 74 641711 1111 13311 1111 Có 15 818 182 15 818 182 1 581 818 1 581 818 01/01/2014 PC 01/01/2014 PKT 01/01/2014 PKT 01/01/2014 PKT 04 59 62 63 Chi phí đóng cont, xuất hàng Tiền mặt Việt Nam Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Tiền mặt Việt Nam Thanh toán mua VLSC (nước sơn...) theo HĐ 0001287 ngày 29/11/2013 (Thành Đắc) (Khách khác) Chi phí VTSC Tiền mặt Việt Nam Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Tiền mặt Việt Nam Điều chỉnh do hạch toán nhầm chuyển tiền BB Duy Nhật theo UNC64NNGR ngày 21/10/2013 (CN Cty TNHH Tân Hy-XN In & BB Duy Nhật) Phải trả cho ngời bán - Trong nớc : VND Chi phí Ngân hàng Đ/C lại bút toán ghi nhầm giảm giá hàng bán 31/10/13 (YH TRADING COMPANY) Hàng bán bị trả lại: Thành phẩm Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Đ/C lại bút toán giảm giá hàng bán ngày 12/11/13 (LORD FOOD SARL) 75 641810 1111 13311 1111 627808 1111 13311 1111 3311 642805 53122 5112 12 413 637 12 413 637 1 241 363 1 241 363 10 913 900 10 913 900 1 091 390 1 091 390 57 090 000 57 090 000 1 106 247 978 1 106 247 978 01/01/2014 PC 01/01/2014 PKT 06 9 UNC 02/01/2014 UNC03NNGR Hàng bán bị trả lại: Thành phẩm Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Giá vốn hàng bán Thành phẩm Thanh toán phí chứng từ đóng cont theo HĐ0000435 ngày 30/12/2013 (Tuyết Nhung) (Khách khác) Chi phí đóng cont, xuất hàng Tiền mặt Việt Nam Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Tiền mặt Việt Nam Giảm giá hàng bán IV062/THP-YEN/2012 (YEN & BROTHER) 307.20USD (YEN & BROTHER ENTERPRISE CO., LTD) Giảm giá hàng bán: Thành phẩm Phải thu của khách hàng – Nước Ngoai - : USD Chuyển tiền nộp thuế môn bài năm 2014 (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai) (Khách khác) Thuế môn bài Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Chi phí Ngân hàng 76 53122 5112 632 155 641810 1111 13311 1111 5322 1 727 329 068 1727 329 068 1 057 645 221 1 057 645 221 848 000 848 000 84 800 84 800 6 393 216 6 393 216 1312 33383 112102 642805 3 000 000 3 000 000 14 545 02/01/2014 UNC 02/01/2014 UNC 19 64 UNC 02/01/2014 UNC03NNGR Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Bán ngoại tệ (Ngân hàng á Châu Bạc Liêu) (Khách khác) Ngân hàng á Châu Bạc Liêu Ngân hàng á Châu Bạc Liêu Ngân hàng á Châu Bạc Liêu Chênh lệch lãi tỷ giá Trả lãi vay (Ngân hàng á Châu Bạc Liêu) (Khách khác) Chi phí lãi vay Ngân hàng á Châu Bạc Liêu Chuyển tiền nộp thuế môn bài năm 2014 (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai) (Khách khác) Thuế môn bài Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Chi phí Ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ 77 14 545 112102 13311 1 455 1 455 112102 112103 112202 112103 5153 4 432 796 250 6351 112103 46 771 931 33383 3 000 000 112102 642805 4 432 796 250 58 308 750 58 308 750 46 771 931 3 000 000 14 545 14 545 112102 13311 1 455 03/01/2014 PC 15 05/01/2014 HD 0000407 06/01/2014 HD 0000409 Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Thanh toán phí vận chuyển theo HĐ 0000435 ngày 25/12/2013 (Hận - DNTN Thủy Chung) (Khách khác) Chi phí vận chuyển Tiền mặt Việt Nam Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Tiền mặt Việt Nam Xuất bán tôm thẻ thịt IQF theo INV 236/THP-BNZ/13/001 (98,157.98 USD) (CIDES) Phải thu của khách hàng – Nước Ngoai - : USD Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Giá vốn hàng bán Thành phẩm Xuất tôm sú vỏ, thẻ vỏ đông block theo INV 03-1/THP-GUA/13/003 (1,184,220.00 CNY) (GUANG DONG XINHUI LIZHONG SEAFOOD) Phải thu của khách hàng - Nuoc Ngoai - : CNY Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu 78 1 455 112102 641711 1111 13311 1111 1312 5112 6321 155 1313 5113 10 000 000 10 000 000 1 000 000 1 000 000 2 064 851 267 2 064 851 267 1 193 185 273 1 193 185 273 4 115 590 819 4 115 590 819 07/01/2014 UNC 92 07/01/2014 UNC 158 12/01/2014 HD0000411 14/01/2014 UNC 144 Giá vốn hàng bán Thành phẩm Trả nợ vay (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu) (Khách khác) Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Chi phí chênh lệch Tỷ giá Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Bán ngoại tệ (Ngân hàng Sacombank Cà Mau) (Khách khác) Ngân hàng Sacombank Tắc Vân Cà Mau Ngân hàng Sacombank Tắc Vân Cà Mau Ngân hàng Sacombank Tắc Vân Cà Mau Chênh lệch lãi tỷ giá Xuất bán tôm sú nguyên con, sú thịt IQF theo INV 215/TPH-HNK/12/005 (111,315.50 USD) (HOLMBROOK INTERNATIONAL PTY LTD (HK)) Phải thu của khách hàng - Nuoc Ngoai - : USD Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Giá vốn hàng bán Thành phẩm Trả nợ vay (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu) (Khách khác) 79 6321 155 10 662 229 193 10 662 229 193 311201 112201 6352 112201 2 081 125 000 112109 112207 112109 5153 3 865 541 700 1312 5112 6321 155 2 081 125 000 30 134 000 30 134 000 3 865 541 700 34 258 300 34 258 300 2 341 632 858 2 341 632 858 2 375 885 742 2 375 885 742 16/01/2014 PKT BH1 17/01/2014 UNC 99 18/01/2014 HD 0000414 Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Chi phí lãi vay Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Thu BHXH, BHYT, BHTN của Cán bộ quản lý tháng 12/2013 Phải trả Cán bộ quản lý Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Chuyển tiền phí hoa hồng (ZIAD ELAWAD) (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu) (Khách khác) Hoa hồng bán hàng Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Chi phí Ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu Xuất bán tôm thẻ thịt theo INV 244/THPBNZ/13/008 (195,256.32 USD) (BALLANDE NEW ZEALAND) Phải thu của khách hàng - Nuoc Ngoai - : USD Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Giá vốn hàng bán Thành phẩm 80 311101 112101 6351 112101 3344 3383 3384 3389 641811 112201 642805 112201 1312 5112 6321 155 3 725 000 000 3 725 000 000 22 027 778 22 027 778 5 925 100 4 560 000 835 900 529 200 23 551 528 23 551 528 232 239 232 239 4 107 411 948 4 107 411 948 2 385 442 185 2 385 442 185 Lãi tiền gửi (Ngân hàng á Châu Bạc Liêu) (Khách khác) Ngân hàng á Châu Bạc Liêu Lãi tiền gởi Chuyển tiền phí vận chuyển theo HĐ 0000462 ngày 24/01/2014 (DNTN Thủy UNC Chung) (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT 27/01/2014 UNC55NNGR Giá Rai) (Khách khác) Chi phí vận chuyển Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Chi phí Ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu BC Lãi tiền gửi ngoại tệ (Ngân hàng Nông 27/01/2014 DEPNNGRUSD Nghiệp & PTNT Giá Rai) (Khách khác) Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Giá Rai Bạc Liêu Laĩ tiền gởi BC 25/01/2014 DEPACB 81 112103 5155 162 294 641711 59 090 909 112102 642805 162 294 59 090 909 3 000 3 000 112102 13311 5 909 091 5 909 091 112102 13311 300 300 112102 112217 5155 14 152 14 152 30/01/2014 HD 000420 31/01/2014 HD 31/01/2014 HD 000534 000535 Xuất tôm Sú thịt IQF ĐL theo INV 001/TPHBML/14/014 ( 223,085.61 USD ) (BML FOOD GROUP HOLLAND BV) Phải thu của khách hàng - Nuoc Ngoai - : USD Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Giá vốn hàng bán Thành phẩm Xuất Đầu vỏ tôm phế phẩm 28.213,0 Kg theo HĐ 534 , 31/01/14 (CTY TNHH MTV NGô Việt Bạc Liêu) Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thu nhập khác: Đầu vỏ tôm phế phẩm Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thuế GTGT đầu ra phải nộp Xuất Đầu vỏ tôm phế phẩm 89.357,68 Kg theo HĐ 535 ngày 31/01/14 (Nguyễn Quân) Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thu nhập khác: Đầu vỏ tôm phế phẩm Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thuế GTGT đầu ra phải nộp Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu 82 1312 5112 6321 155 1311 7111 1311 33311 1311 7111 1311 33311 112201 4 692 828 892 4 692 828 892 2 226 440 264 2 226 440 264 67 711 200 67 711 200 3 385 560 3 385 560 51 023 235 51 023 235 2 551 162 2 551 162 54 593 31/01/2014 HD 31/01/2014 HD 31/01/2014 PKT 31/01/2014 000534 000535 L1 PKTTS01 Laĩ tiền gởi Xuất Đầu vỏ tôm phế phẩm 28.213,0 Kg theo HĐ 534 , 31/01/14 (CTY TNHH MTV NGô Việt Bạc Liêu) Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thu nhập khác: Đầu vỏ tôm phế phẩm Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thuế GTGT đầu ra phải nộp Xuất Đầu vỏ tôm phế phẩm 89.357,68 Kg theo HĐ 535 ngày 31/01/14 (Nguyễn Quân) Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thu nhập khác: Đầu vỏ tôm phế phẩm Phải thu của khách hàng: - Trong Nuoc VND Thuế GTGT đầu ra phải nộp Phải trả lương Cán bộ quản lý tháng 01/2014 01- Chi lương nhân viên quản lý Phải trả Cán bộ quản lý But toan PB CP thang 1 - 01- Chi phí Hao mòn TSCĐ hữu hình 01- Hao mòn TSCĐ hữu hình Hao mòn TSCĐ hữu hình 83 54 593 5155 1311 7111 1311 33311 1311 7111 1311 33311 67 711 200 67 711 200 3 385 560 3 385 560 51 023 235 51 023 235 2 551 162 2 551 162 642101 3344 239 402 880 642401 2141 13 760 038 239 402 880 13 760 038 31/01/2014 PKT 31/01/2014 PKT 31/01/2014 PKT KC 532 - > 511 Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Chênh lệch lãi tỷ giá Giảm giá hàng bán: Thành phẩm Xác định kết quả kinh doanh Laĩ tiền gởi Xác định kết quả kinh doanh KC 511 - > 911 Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Xác định kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu Xác định kết quả kinh doanh KC 632 - > 911 Xác định kết quả kinh doanh 31/01/2014 PKT 5112 5153 5322 911 5155 911 5112 84 637 038 960 6 393 216 637 038 960 922 002 922 002 33 120 625 432 33 120 625 432 911 5113 911 911 Giá vốn hàng bán KC 531 - > 511 Doanh thu bán hàng và thành phẩm xuất khẩu Hàng bán bị trả lại: Thành phẩm Thu nhập khác: Đầu vỏ tôm phế phẩm Xác định kết quả kinh doanh 6 393 216 7 404 871 775 7 404 871 775 37 785 186 080 37 785 186 080 6321 51122 53122 7111 911 2 833 577 046 2 833 577 046 118 734 435 118 734 435 31/01/2014 PKT 31/01/2014 PKT KC 641 - > 911 Xác định kết quả kinh doanh Chi phí vận chuyển Xác định kết quả kinh doanh Chi phí đóng cont, xuất hàng Xác định kết quả kinh doanh Hoa hồng bán hàng KC 642 - > 911 Xác định kết quả kinh doanh 01- Chi lương nhân viên quản lý Xác định kết quả kinh doanh BHXH, BHYT, BHTN Xác định kết quả kinh doanh Chi phí phân bổ CCDC văn phòng Xác định kết quả kinh doanh 01- Hao mòn TSCĐ hữu hình Xác định kết quả kinh doanh Điện Thoại, Internet Xác định kết quả kinh doanh Chi phí Tiếp khách Xác định kết quả kinh doanh Chi phí công tác Xác định kết quả kinh doanh Chi phí nước lọc Xác định kết quả kinh doanh 85 911 641711 911 641810 911 641811 911 642101 911 642106 911 642302 911 642401 911 642702 911 642801 911 642802 911 642803 911 834 139 204 375 545 455 375 545 455 399 573 053 399 573 053 59 020 696 59 020 696 239 402 880 239 402 880 10 758 000 10 758 000 10 713 967 10 713 967 13 760 038 13 760 038 6 791 409 6 791 409 11 672 453 19 406 726 7 734 273 11 672 453 7 734 273 1 244 000 1 244 000 81 284 454 31/01/2014 PKT 31/01/2014 PKT Chi phí Ngân hàng Xác định kết quả kinh doanh Chi phí Gửi chứng từ Xác định kết quả kinh doanh Chi phí mua mực máy in, Photo... Xác định kết quả kinh doanh Thuế môn bài Xác định kết quả kinh doanh Chi phí Khác KC 635 - > 911 Xác định kết quả kinh doanh Chi phí lãi vay Xác định kết quả kinh doanh Chi phí chênh lệch Tỷ giá KC Lãi 911 - > 421 Xác định kết quả kinh doanh Lãi 86 642805 911 642806 911 642808 911 642814 911 642899 911 6351 911 6352 911 42121 81 284 454 6 748 667 6 748 667 19 030 000 19 030 000 3 000 000 3 000 000 7 020 000 7 020 000 580 663 219 580 663 219 279 184 115 279 184 115 1 383 859 845 1 383 859 845 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Ngày Diễn giải TK đ/ư Số 01/01/2014 PKT62 01/01/2014 PKT63 05/01/2014 HD 0000407 06/01/2014 HD 0000409 12/01/2014 HD 0000411 18/01/2014 HD 0000414 19/01/2014 HD 0000415 Đ/C lại bút toán ghi nhầm giảm giá hàng bán 31/10/13 Đ/C lại bút toán giảm giá hàng bán ngày 12/11/13 Xuất bán tôm thẻ thịt IQF theo INV 236/THP-BNZ/13/001 (98,157.98 USD) Xuất tôm sú vỏ, thẻ vỏ đông block theo INV 03-1/THPGUA/13/003 (1,184,220.00 CNY) Xuất bán tôm sú nguyên con, sú thịt IQF theo INV 215/TPHHNK/12/005 (111,315.50 USD) Xuất bán tôm thẻ thịt theo INV 244/THP-BNZ/13/008 (195,256.32 USD) Xuất bán tôm sú Nobashi, sú thịt, sú nguyên con, thẻ Số phát sinh ngoại tệ Tỷ giá Số phát sinh VND Nợ Có 53122 . . 1 106 247 978 53122 . . 1 727 329 068 1312 . 98 157.98 21 036 2 064 851 267 1313 . 1 184 220. 3 475 4 115 590 819 1312 . 111 315.5 21 036 2 341 632 858 1312 . 195 256.32 21 036 4 107 411 948 1312 . 128 982.4 21 036 2 713 273 766 87 Nợ Có Nobashi, thẻ tẩm bột theo INV 235/TPH-WFS/13/009 (128,982.40 USD) Xuất bán tôm thẻ thịt theo INV HD 20/01/2014 002/THP-EOC/14/010 0000416 (81,228.00 USD) Xuất tôm sú vỏ đông block HD theo INV 010/THP21/01/2014 0000417 GUA/14/011 (946,177.20 CNY) Xuất tôm Sú thịt , thẻ thịt IQF HD ĐL theo INV 245/THP26/01/2014 000418 BNZ/13/12 ( 104,301.01 USD ) Xuất tôm thẻ thịt đông lạnh HD 27/01/2014 theo INV 008/THP-PTC/14/13 000419 ( 106,200.00 USD ) Xuất tôm Sú thịt IQF ĐL theo HD 30/01/2014 INV 001/TPH-BML/14/014 ( 000420 223,085.61 USD ) …………………. 31/01/2014 PKT KC 53122->51122 31/01/2014 PKT KC 5322->5112 1312 . 81 228. 21 036 1 708 712 208 1313 . 946 177.2 3 476 3 289 280 956 1312 . 104 301.01 21 036 2 194 076 046 1312 . 106 200. 21 036 2 234 023 200 1312 . 223 085.61 21 036 4 692 828 892 53122 5322 31/01/2014 PKT KC 5112->911 911 31/01/2014 PKT 31/01/2014 PKT KC 51122->911 KC 5113->911 911 911 . 307.2 1 574 470.26 . 2 130 397.2 88 . . 2 833 577 046 6 393 216 . 35 954 202 478 . . ( 2 833 577 046) 7 404 871 775 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 515 - Doanh thu tài chính Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Số TK đ/ư Diễn giải Ngày 02/01/2014 UNC19 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 06/01/2014 UNC90 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 10/01/2014 UNC170 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 11/01/2014 UNC171 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 13/01/2014 UNC40 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 15/01/2014 UNC46 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 16/01/2014 UNC50 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 20/01/2014 UNC172 Bút toán chênh lệch tỷ giá lãi 25/01/2014 BC Lãi tiền gửi (Ngân hàng á DEPACB Châu Bạc Liêu) 27/01/2014 BC Lãi tiền gửi (Ngân hàng Nông DEPNNC Nghiệp & PTNT Cà Mau) M 27/01/2014 BC Lãi tiền gửi (Ngân hàng Nông DEPNN Nghiệp & PTNT Giá Rai) GR 27/01/2014 BC Lãi tiền gửi (Ngân hàng Nông 89 Số phát sinh ngoại tệ Nợ Có Tỷ giá Số phát sinh VND Nợ 112103 112101 311203 112109 112103 112103 112103 112109 112103 Có 58 308 750 38 812 500 4 492 288 1 127 070 21 903 033 6 151 746 47 627 502 15 469 165 162 294 112106 800 112102 271 200 112111 300 DEPNN MC 31/01/2014 BC DEPSCB USD 31/01/2014 BC DEPCTT VUSD Nghiệp & PTNT Móng Cái) Lãi tiền gửi ngoại tệ (Ngân hàng Sacombank Cà Mau) 112207 6 917 Lãi tiền gửi ngoại tệ (Ngân 112208 hàng Công Thương Cà Mau) 0,02 31/01/2014 PKT ……………………….. ……………………………………………. KC 5153->911 911 31/01/2014 PKT KC 5155->911 911 90 6,53 20 811 416 637 038 960 922 002 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 711 – Thu nhập khác Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ TK Diễn giải đ/ư Ngày Số Xuất Đầu vỏ tôm phế phẩm theo 31/1/2014 HĐ0000534 HĐ 534 , 31/01/14 (CTY TNHH 1311 MTV Ngô Việt Bạc Liêu) Xuất Đầu vỏ tôm phế phẩm theo 31/1/2014 HĐ0000535 HĐ 535 ngày 31/01/14 (Nguyễn Quân) 31/1/2014 PKT Xác định kết quả kinh doanh 91 911 Số phát sinh Nợ Có 67 711 200 51 023 235 118 734 435 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 532 – Giảm giá hàng bán Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ TK Diễn giải đ/ư Ngày Số Giảm giá hàng bán IV062/THPPKT YEN/2012 (YEN & BROTHER) 9 1/1/2014 1312 307.20USD (YEN & BROTHER ENTERPRISE CO., LTD) Kết chuyển khoản giảm trừ 31/1/2014 PKT 5112 doanh thu Số phát sinh Nợ Có 6 393 216 6 393 216 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 531 – Hàng bán bị trả lại Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Ngày Số PKT 9 1/1/2014 31/1/2014 PKT Diễn giải Đ/C lại bút toán ghi nhầm giảm giá hàng bán 31/10/13 (YH TRADING COMPANY) Kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu 92 TK đ/ư Số phát sinh Nợ Có 6 393 216 1312 5112 6 393 216 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 632 – Giá vốn hàng bán Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Ngày TK đ/ư Diễn giải Số 05/01/2014 HD 0000407 06/01/2014 HD 0000409 12/01/2014 HD 0000411 18/01/2014 HD 0000414 26/01/2014 HD 000418 30/01/2014 HD 000420 31/01/2014 PKT Xuất bán tôm thẻ thịt IQF theo INV 236/THP-BNZ/13/001 (98,157.98 USD) Xuất tôm sú vỏ, thẻ vỏ đông block theo INV 03-1/THP-GUA/13/003 (1,184,220.00 CNY) Xuất bán tôm sú nguyên con, sú thịt IQF theo INV 215/TPHHNK/12/005 (111,315.50 USD) Xuất bán tôm thẻ thịt theo INV 244/THPBNZ/13/008 (195,256.32 USD) Xuất tôm Sú thịt , thẻ thịt IQF ĐL theo INV 245/THP-BNZ/13/12 ( 104,301.01 USD ) Xuất tôm Sú thịt IQF ĐL theo INV 001/TPHBML/14/014 ( 223,085.61 USD ) ………………… KC 632->911 93 Số phát sinh Nợ 155 384 035 720 155 1 662 229 193 155 2 375 885 142 155 2 385 442 185 155 1 274 850 042 155 2 226 440 264 911 Có 37 785 186 080 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 641 – Chi phí bán hàng Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Ngày Số 01/01/2014 PC 01 TK đ/ư Diễn giải Thanh toán phí vận chuyển Hùng Công ty TNHH Phước Đạt 03/01/2014 PC 15 Thanh toán phí vận chuyển Hân DNTN Thủy Chung 06/01/2014 UNC10N Chuyển tiền đóng cont, xuất NGR hàng cho Công ty TNHH TM Sao biển 07/01/2014 UNC04S Chuyển tiền đóng cont, xuất hàng cho công ty TNHH CB Tốc Độ 17/01/2014 UNC 99 Chuyển tiền phí hoa hồng(ZIAD- EL AWAD) 20/01/2014 PC 85 Thanh toán phí đóng cont, xuất hàng 27/01/2014 UNC55N Chuyển tiền phí vận chuyển NGR cho DNTN Thủy Chung ………………. 31/01/2014 PKT Xác định kết quả kinh doanh KC 641711->911 KC 64810->911 KC 642811->911 94 1111 Số phát sinh Nợ Có 15 818 182 1111 10 000 000 112102 26 994 140 112109 46 639 980 112201 23 511 528 1111 13 900 000 112102 59 090 909 911 911 911 375.545.455 399.573.053 59.020.696 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 642 – Chi phí quản lí doanh nghiệp Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Diễn giải Ngày Số 01/01/2014 PKT5 Điều chỉnh do hạch toán nhầm chuyển 9 tiền BB Duy Nhật theo UNC64NNGR ngày 21/10/2013 02/01/2014 PC09 Thanh toán phí VTSC máy vi tính theo HĐ 0016661,0018646 ngày 12+30/12/2013 (Hoàng Ân) 04/01/2014 UNC1 Phí ngân hàng nước ngoài (J.SYKES) 55 (Ngân hàng Sacombank Cà Mau) 08/01/2014 Phí chuyển tiền phí nước thải quý 4 UNC1 năm 2013 (Sở Tài Nguyên & Môi 6NNG Trường) (Ngân hàng Nông Nghiệp & R PTNT Giá Rai) 28/01/2014 134 Thanh toán phí gởi chứng từ, công tác Giá Rai, Cà Mau ngày 05/12/2013 đến 27/01/2014 (Huỳnh Long) 31/01/2014 Phải trả lương Cán bộ quản lý tháng L1 01/2014 …………… 31/01/2014 KC 642101->911 31/01/2014 KC 642106->911 31/01/2014 KC 642302->911 31/01/2014 KC 642401->911 31/01/2014 KC 642702->911 31/01/2014 KC 642801->911 31/01/2014 KC 642802->911 31/01/2014 KC 642803->911 31/01/2014 KC 642805->911 31/01/2014 KC 642806->911 31/01/2014 KC 642808->911 31/01/2014 KC 642814->911 31/01/2014 KC 642899->911 31/01/2014 PKTT Bút toán PB CP thang 1 - 01- Hao S01 mòn TSCĐ hữu hình 31/01/2014 PKTT Bút toán PB CP thang 1 - Chi phí S01 phân bổ CCDC văn phòng 95 TK đ/ư 3311 1111 Số phát sinh Nợ Có 57 090 000 15 312 727 11220 7 11210 2 1 247 195 1111 1 200 000 3344 239 402 880 911 911 911 911 911 911 911 911 911 911 911 911 911 2141 2421 14 545 239 402 880 10 758 000 10 713 967 13 760 038 6 791 409 11 672 453 7 734 273 1 244 000 81 284 454 6 748 667 19 030 000 3 000 000 7 020 000 13 760 038 10 713 967 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 635 - Chi phí tài chính Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Diễn giải Ngày Số 02/01/2014 UNC64 Trả lãi vay (Ngân hàng á Châu Bạc Liêu) 07/01/2014 UNC92 But toan Chenh Lech Ty Gia Lo 08/01/2014 UNC74 Trả lãi vay (Ngân hàng á Châu Bạc Liêu) 10/01/2014 UNC169 Trả lãi vay (Ngân hàng Sacombank Cà Mau) 11/01/2014 UNC77 Trả lãi vay (Ngân hàng á Châu Bạc Liêu) 16/01/2014 UNC81 Trả lãi vay (Ngân hàng á Châu Bạc Liêu) 17/01/2014 UNC100 But toan Chenh Lech Ty Gia Lo 20/01/2014 UNC6 Trả lãi vay (Ngân hàng Liên Việt Cà Mau) 21/01/2014 UNC104 But toan Chenh Lech Ty Gia Lo 22/01/2014 UNC107 But toan Chenh Lech Ty Gia Lo 22/01/2014 UNC108 Trả lãi vay (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu) 27/01/2014 UNC128 Trả lãi vay (Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Bạc Liêu) ……………….. 31/01/2014 KC 6351->911 31/01/2014 KC 6352->911 96 TK đ/ư 112103 Số phát sinh Nợ Có 46 771 931 112201 30 134 000 112103 112207 4 844 027 112103 17 222 222 112103 27 555 556 112201 112114 4 460 000 14 638 889 112201 112201 112201 20 144 880 2 270 080 6 453 564 112201 5 637 475 911 911 580 663 219 279 184 115 Công Ty TNHH MTV CB Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 199 ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu SỔ CÁI Tài khoản: 911- Xác định kết quả kinh doanh Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014 Chứng từ Diễn giải Ngày Số 31/01/2014 PKT Xác định kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu 31/01/2014 PKT Doanh thu tài chính TK đ/ư Số phát sinh Nợ 511 Có 40.525.497.207 Lãi tiền gởi 5153 637 038 960 Lãi chênh lệch tỷ giá 5155 922 002 31/01/2014 PKT Giá vốn hàng bán 31/01/2014 Thu nhập khác 31/01/2014 PKT Chi phí bán hàng Chi phí vận chuyển Chi phí đóng cont, xuất hàng Chi phí hoa hồng 31/01/2014 PKT Chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí lương nhân viên quản lí BHXH,BHYT,BHTN Chi phí phân bổ CCDC văn phòng Hao mòn TSCĐ hữu hình Điện thoại, internet Chi phí tiếp khách Chi phí công tác Phí nước lọc Ngân hàng Phí gửi chứng từ Mực máy in, photo Thuế môn bài Chi phí khác 31/01/2014 PKT Chi phí tài chính Chi phí lãi vay Lỗ chênh lệch tỷ giá 31/01/2014 PKT Lãi 97 632 711 37.785.186.080 118.734.435 641711 641810 641811 375.545.455 399.573.053 59.020.696 641101 642106 642302 642401 642702 642801 642802 642803 642805 642806 642808 642814 642899 239.402.880 10 758 000 10 713 967 13 760 038 6 791 409 11 672 453 7 734 273 1 244 000 81 284 454 6 748 667 19 030 000 3 000 000 7 020 000 6351 6352 421 580.663.219 279.184.115 1.383.859.845 98 [...]... tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú (sau đây xin được gọi là Công ty Thiên Phú) , trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá công tác xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty - Phân. .. các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được và tổng chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. .. Công ty - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian - Công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú - Địa chỉ: Ấp Xóm Mới, Xã Xuân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu 1.3.2 Thời gian - Đối với số liệu kết quả kinh doanh, đề tài sử... VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Công Ty TNHH MTV CBTS XK Thiên Phú được thành lập ngày 25/04/2006 và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6004000018 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bạc Liêu cấp và hoạt động theo luật doanh nghiệp của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành - Tên Công ty :Công ty TNHH MTV CBTS XK Thiên Phú. .. lượng và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp là như vậy nên tôi xin chọn đề tài Kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú làm đề tài nghiên cứu 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá công. .. nhuận kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp Kế toán xác định kết quả kinh doanh là một công cụ rất quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp vì đó là căn cứ để các nhà quản lý có thể biết được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình có đạt hiệu quả hay không? Lời hay lỗ như thế nào? Từ đó định hướng phát triển trong tương lai Vì vậy công tác xác định kết quả kinh doanh. .. định Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) và lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí) - Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính - Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.4.2 Chứng từ và. .. 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đối với số liệu thực hiện kế toán, đề tài sử dụng số liệu kế toán của tháng 1/2014 - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2014 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh cảu Công ty Thiên Phú 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG... đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành - Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động - Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần 2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty 2.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động đo... độ, kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước + Ghi chép tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty + Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện công tác thống

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan