SỬ DỤNG
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài ra để tiện việc theo dõi cụ thể, Công ty còn mở thêm chi tiết một số tài khoản:
TK 515: Doanh thu tài chính 5153: Chênh lệch tỷ giá 5155: Lãi tiền gởi TK 635: Chi phí tài chính
6351: Chi phí lãi vay
6352: Chi phí chênh lệch tỷ giá TK 641: Chi phí bán hàng
641711: Chi phí vận chuyển
641810: Chi phí đóng cont, xuất hàng 641811: Hoa hồng bán hàng
TK 642: Chi phí quản lí doanh nghiệp
642101: Chi lương nhân viên quản lý
642106: BHXH, BHYT, BHTN 642302: Chi phí phân bổ CCDC văn phòng
642401:Hao mòn TSCĐ hữu hình
28 642801: Chi phí tiếp khách 642802: Chi phí công tác 642803: Chi phí nước lọc 642805: Chi phí ngân hàng 642806: Chi phí gửi chứng từ 642808: Chi phí mua mực máy in, photo...
642814: Chi phí thuế môn bài 642899: Chi phí khác
3.6 TỔ CHỨC VẬN DỤNG VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 của năm kinh doanh đó.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam..
- Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: khấu hao đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức kế toán công ty áp dụng: nhật kí chung
- Phần mềm kế toán công ty đang sử dụng là phần mềm VTT của Công ty phần mềm Tri Thức Việt chuyên sâu vào các lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy hải sản, xây dựng, dược phẩm… phần mềm tính lương, kho lạnh và quản lý toàn diện các nguồn lực doanh nghiệp.
30
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Thiên Phú
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 418.137,8 432.001,1 555.959,1 13.863,3 3,3 123.958 28,7
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 565.855,1 943.091,9 - 377263,8 66,7 (943.091,9) (100)
3. Doanh thu thuần 417.571,9 431.057,9 555.959,1 13.486 3,2 124.901,2 28,9
4. Giá vốn hàng bán 385.941 398.518,7 506.350 12.577,7 3,2 107832,3 27
5. Lợi nhuận gộp 31.630,8 32.539,2 49.609 908,4 2,9 17.069,8 52,5
6. Doanh thu hoạt động tài chính 105,9 384,7 1.341 278,8 263,3 956,3 248,6
7. Chi phí tài chính 5.980,4 8.122,2 9.586,3 2141,8 35,8 1464,1 18
8. Chi phí bán hàng 6.581,9 5.686,5 9.059,7 (895,4) (13,6) 3823,2 67,2
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.152,9 4.639,7 4.980,8 486,8 11,7 341,1 7,4
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 15.021,4 14.475,5 27.323,1 12847,6 (545,9) 12.847,6 88,8
11. Thu nhập khác 121,5 581,5 1.010,1 460 378,6 428,6 73,7
12. Chi phí khác - 274,5 - 274,5 100 (274,5) (100)
13. Lơi nhuận khác 121,5 306,9 1.010,1 185,4 152,6 703,2 229,1
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.142,9 14.782,4 28.333,3 (360,5) (2,4) 13.550,9 91,7
31
Qua bảng 3.1 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ta nhận thấy tổng doanh thu bán hàng của công ty qua ba năm 2011, 2012, 2013 có tăng nhưng tăng không đồng đều.
Tổng doanh thu từ 418.137,8 triệu đồng năm 2011 tăng lên 432.001,1 triệu đồng năm 2010, tức tăng 13.863,3 triệu đồng, tương đương 3,3%. Sang năm 2012 doanh thu đạt đến 555.959,1 triệu đồng tăng so với 2011 là 123.958 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 28,7%. Tuy nhiên, dù doanh thu năm 2012 cao hơn năm trước đó là 2011, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn nguyên nhân chủ yếu là do các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính. Năm 2012, các khoản giảm trừ doanh thu tăng 377263,8 triệu đồng, tương đương 66,7% so với 2011. Và chi phí tài chính năm 2012 cũng tăng 2141,8 triệu đồng, tương đương 35,8% so với 2011. Sang năm 2013, các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0, đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Giá vốn hàng bán của công tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 385.941 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 398.518,7 triệu đồng, tức tăng 12.577,7 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3,2% .Đến 2013 giá vốn tiếp tục tăng so với 2012 là 107832,3 triệu đồng với tỷ lệ là 27%. Nguyên nhân của sự thay đổi về giá vốn như thế chủ yếu lpà do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính qua ba năm ta thấy tăng liên tục năm 2011 đạt 105,9 triệu đồng đến 2012 tăng lên 384,7 triệu đồng tương ứng tăng 278,8 triệu đồng tỷ lệ tăng 263,3%. Đến năm 2013 lại tiếp tục tăng thêm 956,3 triệu đồng tương ứng 248,6%. Sự gia tăng doanh thu tài chính chủ yếu là từ việc chenh lệch tỷ giá đối với các khoản ngoại tệ của công ty tại ngân hàng. Đồng thời việc gia tăng tiền gửi ngân hàng cũng dem lại doanh thu tài chính cho công ty từ lãi tiền gửi.
Các khoản chi phí gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính nhìn chung đều tăng đều tăng. Cụ thể, chi phí tài chính năm 2012 là 8.122,2 triệu đồng tương ứng 35,8%, năm 2013 chi phí này tăng thêm 1464,1 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18%. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng không nhiều, năm 2012 tăng 486,8 triệu đồng, tức 11,7% so với 2011.Năm 2013 tăng 341,1 triệu đồng, tức 7,4 % so với năm 2012. Nguyên nhân là do tiền lương nhân viên quản lí ngày càng tăng, đồng thời công ty ngày càng trang bị thêm nhiều dụng cụ, văn phòng phẩm, máy móc, mặt khác trang thiết bị của công ty đã cũ, hư hỏng nên phải tốn chi phí sửa chữa, bảo trì.
Năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là 27.323,1 triệu đồng qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy lợi nhuận từ hoạt
32
động kinh doanh của công ty tăng mạnh so với hai năm 2011 và năm 2012. Cụ thể là năm 2011 là 15.021,4 triệu đồng và 2012 là 14.475,5 triệu đồng. Việc tăng lợi nhuận này chủ yếu là do năm 2013, công ty liên tục xuất khẩu sang các thị trường mới nên doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh.
Lợi nhuận khác của công ty chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu lợi nhuận tuy nhiên nó vẫn tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng 185,4triệu đồng so với 2011, tức tăng 152,6% và năm 2013 tiếp tục tăng thêm 703,2 triệu đồng, tương đương 229,1%. Việc tăng lợi nhuận khác là do tăng doanh thu từ việc xuất bán vỏ đầu tôm phế phẩm.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 2012, 2013 như vậy là rất khả quan. Ban Giám đốc công ty và tập thể cán bộ công nhân viên có mối đoàn kết tốt, biết phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện sự năng động sáng tạo, cải tiến quy trình công nghệ, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nổ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch hàng năm.
3.8 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG 3.8.1 Thuận lợi
- Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước: Dù chưa hoàn toàn hoàn chỉnh về chính sách, nhưng chính phủ và các cơ quan chức năng luôn dành các ưu tiên về vốn, hỗ trợ cho ngành thủy sản. Hiện Chính phủ đã có quyết định cụ thể cho mục tiêu phát triển dài hạn của ngành thông qua quyết định số 322/QĐ-TTg. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức theo theo sát, hỗ trợ cho hoạt động của ngành.
- Uy tín đã được thừa nhận ở nhiều nước và thương hiệu cảu ngành thủy sản Việt Nam đã dần định hình ở nhiều thị trường. Tôm xuất khẩu của Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn như Thái Lan, Ấn Độ, Mehico….
- Là một công ty năng động, thích nghi tốt và có kinh nghiệm. Đồng thời, công ty chỉ tập trung vào phát triển lĩnh vực kinh doanh chính, không đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực khác.
-Tạo sự đoàn kết và hợp tác tốt từ Ban điều hành đến tập thể cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-Công ty với đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, công nhân có tay nghề cao, vận hành thiết bị của công ty rất tốt có thể nói đã làm chủ được thiết bị sản xuất.
-Bộ máy tổ chức được sắp xếp lại tinh gọn, phù hợp theo yêu cầu, hoạt động có hiệu quả hơn, từng bước ổn định và phát triển.
33
3.8.2 Khó khăn
Khả năng tiếp cận vốn khó khăn: Công ty cần nguồn vốn đầu tư ban đầu và nguồn vốn lưu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, với điều kiện kinh doanh khó khăn của ngành tủy sản thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều e dè hỗ trợ vốn cho người nuôi và cả doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng.Điều này gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp, khiến họ không kịp xoay sở vốn, thậm chí nhiều hộ dân phải treo ao và doanh nghiệp thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: Do không được quản lí và quy định chặt chẽ, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được thành lập trong các năm qua mà không có sự kiểm soát về chất lượng, hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ với tư duy ngăn hạn, manh mún, thường không đảm bảo về chất lượng sản phẩm, lại thường xuyên bán phá giá, dẫn đến tình trạng khách hàng thường xuyên lợi dụng ép giá doanh nghiệp. Đồng thời do đặc thù vị trí địa lí thuận lợi phát triền ngành thủy sản, nên công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, không thiếu những đối thủ có kinh nghiệm kinh doanh và tiềm lực lớn.
Nguyên liệu: dịch bệnh trên các loài thủy sản luôn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tôm, chúng rất dễ nhiễm bệnh dịch khi môi trường xung quanh không đảm bảo. Loài tôm sú có đặc tính khó nuôi hơn tôm chân trắng nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Hơn nữa, hầu hết các hộ nông dân nuôi tôm hầu như không được đào tạo một cách có hệ thống nên không có khả năng phòng ngừa và xử lí dịch bệnh. Điều này khiến các đợt dịch bệnh trên tôm gây thiệt hại rất nhiều, thậm chí nhiều hộ dân phá sản , không còn khả năng thanh toán tiền vay cho ngân hàng, cũng tạo ra thiếu hụt nguyên liệu cho việc chế biến của công ty.
3.8.3 Phƣơng hƣớng phát triển
-Mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh những thị trường đã có, công ty luôn tích cực tìm kiếm thị trường mới song song với việc giữa vững những khách hàng cũ.
-Phát triển theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo chất lượng, đảm bào vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
-Đào tạo một đội ngũ nhân viên có trình độ, tay nghề cao và một lực lượng chuyên viên kỹ thuật giỏi.
34
CHƢƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ 4.1 KẾ TOÁN DOANH THU
4.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
-Phương thức tiêu thụ: tiêu thục nội địa hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
-Phương thức thanh toán: áp dụng phương thức trả tiền ngay hoặc thanh toán sau.
4.1.1.1 Chứng từ và thủ tục lưu chuyển chứng từ
-Chứng từ: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế…
-Thủ tục luân chuyển chứng từ: căn cứ vào đơn đặt hàng, phòng kế toán lập hóa đơn bán hàng (GTGT), phản ánh số lượng sản phẩm xuất bán, đơn giá bán và tổng thành tiền. Hóa đơn chia thành 3 liên:
Liên 1: Lưu quyển
Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Kế toán giữ
Mô tả quy trình bán hàng của công ty:
Khi phòng kế toán nhận được thông báo có khách đặt hàng (vì công ty chủ yếu xuất khẩu nên đa phần nhận đặt hàng qua điện thoại) hay kí kết hợp đồng mới từ phòng kinh doanh, họ sẽ kiểm tra dư nợ của khách hàng nếu đây là khách hàng cũ, và kiểm tra thông tin đồng thời lập hồ sơ khách hàng nếu là khách hàng mới. Khi xác định bán hàng phòng kế toán sẽ lập lệnh bán hàng chuyển qua bộ phận kho, đồng thời lưu trx hợp đồng bán hàng đã kí kết.
Tại kho, thủ kho căn cứ vào lệnh bán hàng để lập phiếu xuất kho gửi phòng kế tóa, đóng cont, kiểm tra hàng hóa và chờ xuất hàng
Phòng kế toán sau khi nhận được phiếu xuất kho, sẽ đối chiếu so sánh với lệnh bán hàng trước đó, sau đó lập hóa đơn bán hàng. Hóa đơn sẽ được lập thành 3 liên để lưu quyển, giao cho khách hàng, lien còn lại kế toán giữ.
Sau đó, kế toán phản ánh vào phần mềm nghiệp vụ vừa phát sinh, đồng thời cập nhật lại dư nợ cho khách hàng.
35
BP kinh doanh BP kho BP kế toán
Hình 4.1 Lưu đồ luận chuyển chứng từ kế toán doanh thu
4.1.1.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ngày 5/1/2014, xuất bán tôm thẻ thịt IQF loại 800gr*10/Ctn, Size 21/25 là 132.999đ/kg, số lượng xuất 594,74kg, Size 26/30 là 117.820đ/kg, số lượng xuất 3.454,94kg, size 51/60 là 98.939đ/kg, số lượng xuất là 2.324,48kg, size 61/70 là 72.639đ/kg, số lượng xuất là 8.712,26 kg, doanh thu hàng bán là 98.157,98 USD, khách hàng chưa thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn số HĐ000040, kế toán ghi vào nhật kí chung:
Nợ TK 1312: 2.064.851.267
Bắt đầu KH
Hợp đồng bán hàng, đặt hàng qua điện thọai
Kiềm tra dư nợ KH ,lập lệnh bán hàng Hợp đồng bán hàng Lệnh bán hàng Lệnh bán hàng Lệnh bán hàng Lệnh bán hàng Lệnh bán hàng Đóng cont, kiểm tra và xuất hàng, lập phiếu xuất kho
Lệnh bán hàng Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho (đã kí) KH N Kiểm tra, đối chiếu, lập hóa đơn Hóa đơn bán Hóa đơn bán Lệnh bán hàng Phiếu xuất kho Nhập liệu vào phần mềm Cập nhật số liệu, số chứng từ Tập tin phải thu Tập tin KH Phiếu xuất kho (đã kí) Lệnh bán hàng Hóa đơn bán hàng KH N Hóa đơn bán hàng
BP kinh doanh BP kho BP kế toán
A
A
36
Có TK 51122: 2.064.851.267
-Ngày 6/1/2014, xuất tôm sú vỏ, thẻ vỏ đông block loại 1.0kg*10/ Ctn, size 8/10 đơn giá 249.433đ/kg, size 10/12 đơn giá 222.646đ/kg, size 13/15 đơn giá 220.854đ/kg, size 16/20 đơn giá 215.660đ/kg, size 21/25 đơn giá 211.805đ/kg cho công ty Guang Dong Xinhui Lizhong Seafood. Tổng giá vốn hàng bán là 10.662.229.193đ, doanh thu 1.184.220 CNY, tỷ giá ngày phát sinh là 3.475VNĐ/USD, khách hàng chứ thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng HĐ0000408, kế toán ghi vào nhật kí chung:
Nợ TK 1312: 4.115.590.819 Có TK 5112: 4.115.590.819
-Ngày 12/1/2014, xuất bán tôm sú nguyên con, sú thịt IQF loại 500gr*10/Ctn, size 8/10 đơn giá 251.282đ/kg, size 10/12 đơn giá 139.169đ/kg cho công ty Holmbrook International Pty LTD (Hồng Kông), tổng doanh thu là 111315.5 USD, tỷ giá 21.036đ, chưa thu tiền. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng HĐ0000411, kế toán ghi vào nhật kí chung :
Nợ TK 1312: 2.341.632.858 Có TK 5112: 2.341.632.858
-Ngày18/1/1014, xuất bán tôm thẻ thịt loại 750gr*10/Ctn, size 71/90 đơn giá 141.886đ/kg, size 91/120 đơn giá 132.933đ/kg, size 100/200 đơn giá 107.519đ/kg cho công ty BALLANDE NEW ZEALAND, khách hàng chưa thanh toán. Tổng doanh thu là 195256.32USD, tỷ giá 21.036VNĐ/USD. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số HĐ0000414, kế toán ghi vào nhật kí chung:
Nợ TK1312: 4.107.411.948 Có TK 5112: 4.107.411.948
-Ngày 30/1/2014, xuất tôm sú thịt IQF cho công ty BML Food Group